Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

3 vị vua Hùng

Bách Việt trùng cửu –  nguồn http://báchviệt18.vn/

Khu di tích đền Hùng ở núi Nghĩa Lĩnh (xă Hy Cương, Việt Tŕ, Phú Thọ) là nơi thờ các vị vua Hùng, quốc tổ của người Việt. Ở cả 3 đền Hạ, đền Trung và đền Thượng trong khu di tích này đều đặt bài vị thờ 3 vị thánh là: -    Đột ngột Cao Sơn cổ Việt Hùng thị thập bát thế truyền thánh vương -    Ất Sơn thánh vương -    Viễn Sơn thánh vương. 3 vị thánh vương này c̣n gặp ở nhiều nơi khác trong các đ́nh, đền, miếu vùng Phú Thọ. Không nơi nào đặt bài vị đích danh là Hùng Vương cả. Vậy người được thờ làm quốc tổ ở đây là ai? Tại sao không thấy tên của họ trong các truyền thuyết về Hùng vương? Theo Truyện họ Hồng Bàng th́ Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh bọc trăm trứng, nở ra trăm trai, Âu Cơ dẫn 50 người con về đất Phong Châu, lập người con cả lên làm vua, đặt tên nước là Văn Lang, xưng là Hùng Vương. Một số người do đó cho rằng 3 vị thờ ở đền Hùng là những người con, cháu của Lạc Long Quân – Âu Cơ, đă xưng là Hùng Vương. Tuy nhiên thời đại Hùng Vương không phải bắt đầu chỉ từ Âu Cơ. Lạc Long Quân cũng là một Hùng Vương. Kinh Dương Vương (cha của Lạc Long Quân) cũng là Hùng Vương… Thời Hùng Vương bắt đầu phải tính từ Đế Minh, là người đă mở đầu sử Việt (Truyện họ Hồng Bàng): Đế Minh, cháu ba đời họ Viêm Đế Thần Nông sinh ra Đế Nghi, sau nhân đi tuần về phía Nam đến núi Ngũ Lĩnh lấy được con gái bà Vụ Tiên rồi trở về, sinh ra Lộc Tục. C̣n Thiên Nam ngữ lục chép: Tự vua Viêm Đế sinh ra Thánh nhân ngưu thủ họ là Thần Nông Trời cho thay họ Hữu Hùng Con cháu nối nghiệp cha ông thủ thành. Câu thơ trên cho biết họ Hữu Hùng (Hùng Vương) bắt đầu từ Đế Minh, cháu ba đời Viêm Đế Thần Nông. Vị thánh vương được thờ đầu tiên là Đột Ngột Cao Sơn, thường được thờ với nhiều mỹ tự tôn vinh khá dài. Ví dụ bài vị ở đền Thượng ghi: Đột Ngột Cao Sơn hiển Hùng ngao thống thủy điện an hoàng tế chiêu liệt ứng thuận phả hộ thần minh thọ quyết ứng quảng huệ y diễn vệ hàm công thánh vương vị. Những mỹ tự này cùng với cụm từ “Đột Ngột Cao Sơn” cho thấy vị trí tối cao của người được thờ, là quốc tổ ngàn đời của người Việt. Chữ “Hiển Hùng” tương ứng với tên Hùng Hiển Vương hay Hiên Viên của Đế Minh. Hiển là sáng tỏ, gọi khác là Minh. Trong mục Thần tích xă Tiên Cương, phủ Lâm Thao có bản Ngọc phả mang tên: Ngọc phả cổ truyền về mười tám đời Cao Sơn Thánh Vương họ Hùng nước Việt cổ, trong đó kể lại sự tích về “Hùng Vương Thánh tổ Tiền Thái tổ Cao Sơn Minh Vương hoàng đế”. Như vậy Đột Ngột Cao Sơn c̣n được gọi là Cao Sơn Minh Vương. Vậy Đột Ngột Cao Sơn chính là Đế Minh, vị vua Hùng đầu tiên của người Việt. Đế Minh được gọi là Cao Sơn (Đột Ngột Cao Sơn) là do chuyện Đế Minh lấy con gái bà Vụ Tiên là Lăng Thị Tiêu ở núi Tam Đảo (Tây Thiên). Bộ tộc Lang Tiên Thị c̣n có tên là Cao Sơn nên cái tên này được dùng để chỉ cả Đế Minh. Khi xác định được vị quốc tổ thứ nhất Đột Ngột Cao Sơn là Đế Minh trong Truyện họ Hồng Bàng th́ 2 vị tiếp theo cũng phải có liên quan, là 2 vị vua đă nối tiếp sự nghiệp của Đế Minh. Do vậy Ất Sơn là Đế Nghi, c̣n Viễn Sơn là Lộc Tục. Ất là thứ 2 (trong các số đếm Giáp, Ất, Bính, Đinh…). Nghi cũng là Nh́, là thứ 2. Đế Nghi cũng là Đế Nghiêu trong Hoa sử. image001

Miếu thờ vua Hùng ở Hùng Lô

Một số nơi, như ở đ́nh Hùng Lô (Việt Tŕ, Phú Thọ) thờ 2 vị Hùng Vương là Hùng Hoa Vương và Hùng Hy Vương. Những người này đă có công dạy bảo nhân dân vỡ đất xây dựng quê hương, tạo nên nền cương thường, đạo lư của người Việt cổ. Câu đối ở đ́nh Hùng Lô 雄之西瀘之東浹洽醇風安百堵 国始君民始祖焜煌祀典老千秋 Hùng chi Tây Lô chi Đông, tiếp hiệp thuần phong an bách đổ Quốc thủy quân dân thủy tổ, hỗn hoàng tự điển lăo thiên thu. Dịch: Hùng bên Tây, Lô bên Đông, gió thuần ḥa hợp yên trăm họ Nước có vua, dân có tổ, phép thờ rực rỡ măi ngàn thu. Có thể Hùng Hoa Vương ở đ́nh Hùng Lô là Đế Nghi hay Đế Nghiêu của Hoa sử. C̣n Hùng Hy Vương là Hy Thị – Đế Thuấn, người được Đế Nghiêu cử đi khai mở Nam Giao. Bài thơ vua Minh Mạng làm ở điện Thái Ḥa (Huế) có câu: Hồng Bàng khai tịch hậu Nam phục nhất Đường Ngu. Dịch: Hồng Bàng triều đại mở Phục Nam Nghiêu Thuấn đầu. V́ công lao khai mở Nam Giao của Đường Nghiêu Ngu Thuấn hay Đế Nghi, Lộc Tục mà 2 vị này đă được cùng thờ trong tín ngưỡng Hùng Vương dưới tên Ất Sơn và Viễn Sơn. image002                                                                           Đ́nh Hùng Lô ở Việt Tŕ

Câu đối khác ở Hùng Vương miếu tại Hùng Lô: 鷲嶺鍾靈百粤輿圖開厥始 義峯毓秀壹胞苗裔徇無疆 Thữu Lĩnh chung linh, Bách Việt dư đồ khai quyết thủy Nghĩa Phong dục tú, nhất bào miêu duệ tuẫn vô cương. Dịch: Núi Thứu đúc khí linh, cơ đồ Bách Việt xưa khai mở Đỉnh Nghĩa nuôi vẻ đẹp, ḍng dơi đồng bào chẳng kể biên. Ba vị vua Hùng đầu tiên được thờ tại đền Hùng và các di tích khác ở Phong Châu như vậy là Đế Minh, Đế Nghi, Lộc Tục hay Hoàng Đế, Đế Nghiêu và Đế Thuấn được Kinh thư xưa chép trong phần Ngu thư. Thời đại Hùng Vương bắt đầu từ nước Hữu Hùng của Đế Minh, chứ không phải từ nước Văn Lang của Âu Cơ.

 

Post ngày: 10/19/17 

 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17