Chiếc Đàn
T’rưng Việt Nam
_nghệ sĩ Nguyễn Đ́nh Nghĩa
Nói đến đàn T’rưng, chúng ta liên
nghĩ ngay đến những cây như Xylophone, Vibraphone của châu Âu
hoặc cây đàn Thuyền của Thái Lan, Lào, Cambodia c̣n gọi là cây
Lanat. Chung chung đây là một bộ gơ (percussion) có cao độ (có
nghĩa là có định âm), nốt nhạc cao thấp được sắp xếp tùy theo hệ
âm thanh của mỗi nước, mỗi xứ, mỗi miền mà người làm nhạc cụ
thực hiện. Chẳng hạn người châu Âu họ xếp theo "dorian scale" (Dô
Rê Mi), châu á thường theo "pentatonic scale" Ngũ cung và Ngũ
cung c̣n tùy theo xứ, vùng, miền. Nói tóm lại đây cây đàn gồm
nhiều nốt nhạc được cấu tạo thành bởi mỗi thanh ("mảng") hoặc
ống là mỗi nốt của cây đàn. Thành thử khi tŕnh tấu, người nhạc
công có thể gơ một lúc nhiều que gơ để tạo nhiều âm thanh phát
âm cùng một lúc để có thể tạo ra “đa âm” như hợp âm (chord)
chẳng hạn, hoặc có thể là giai điệu vừa đệm phần bè phụ.
Trở lại cây đàn T’rưng Việt Nam, sở
dĩ tôi giới thiệu đến các bạn trẻ và giới mộ điệu chiếc đàn này
là v́ cái độc đáo của nó cũng như chỗ đứng trong tương lai, để
gốp phần tạo một vị thế tốt đẹp cho gia tài nhạc cụ Việt Nam và
thế giới.
Đàn T’rưng là tên gọi của đồng bào
Kinh Việt Nam chúng ta, chứ người Thượng (đồng bào Cao Nguyên
Trung phần, sắc tộc Bana hoặc Rađê họ gọi là Tokro hoặc Khinh
Khung. Chiếc đàn T’rưng nguyên thủy được cấu tạo thường là năm
ống trúc (hoặc lồ ô con, nứa, hóp v.v...). Được cột lại với nhau
bằng hai đầu dây. Mỗi đầu do một người vịn và một người gơ để
tạo âm thanh. Thường người Thượng họ dùng như một h́nh thức gơ
để báo giờ nghỉ ngơi, cơm nước, tập họp trên nương rẫy, hoặc lễ
hội buông làng. Người Bana sử dụng nhạc cụ này thường xuyên và
rộng răi, riêng người Rađê họ rất kỵ dùng trong nhà!
Cái thú vị của giới trẻ ngày hôm
nay là cây đàn T’rưng sau khi được cải tiến mở rộng “âm vực”,
chẳng những tạo giai điệu trên chiếc đàn mà c̣n tạo được bè và
hợp âm để nâng tŕnh độ "thẩm âm", không khác ǵ khi nghe một
tấu khúc trên cây đàn dương cầm (piano). Tôi xin tŕnh bày điểm
đặc biệt của đàn T’rưng nếu đem so sánh với các cây như
Xylophone và Vibraphone nổi tiếng của thế giới th́ quả là ta có
cái độc đáo mà họ không có được.
Khi so sánh với cây Xylophone và
cây Vibraphone bên châu Âu: gơ vào thanh nhạc, có nghĩa là một
thanh gỗ hoặc kim loại. Lúc thanh đó phát âm họ phải dùng thêm
một ống rỗng (air column) có bầu cộng hưởng, cùng chung một tần
số giao động với âm thanh mảng đó để mà khuyết đại âm thanh và
làm tăng độ rền đến tai người nghe. Riêng người anh em lân cận
chúng ta là Thailand, Cambodia, Lào có một nền âm nhạc lâu đời
và được thế giới biết đến nhiều; cũng có chiếc đàn họ hàng với
đàn T’rưng, đó là cây đàn Thuyền và c̣n gọi là cây Lanat (có lẻ
là tên gọi của người Lào) có h́nh dáng như chiếc thuyền gồm
nhiều thanh tre "mạnh tông" được cắt gọt thành từng "thanh" (tức
là mỗi thanh là một nốt nhạc có h́nh dáng h́nh chữ nhật và được
cột nối lại với nhau như một chiếc vơng. "Bầu cộng hưởng" (thùng
đàn) h́nh dáng giống như một chiếc thuyền. Khi nhạc công tấu (gơ),
âm thanh của thanh tre "mạnh tông” (nốt nhạc) sẽ tiệp với tần số
giao động của bầu cộng hưởng và "thùng cộng hưởng" với nhau mà
khuyết đại độ vang cũng như độ rền đến tai người nghe.
Tôi sơ lược để các bạn nhận thức
được, có khái niệm tổng quát là khi muốn tạo nhạc cụ trên người
làm nhạc cụ gồm có hai bộ phần phải thực hiện là:
1. âm thanh (nốt nhạc) từ thanh tre c̣n gọi là mảng hoặc ống,
phát ra một cao độ nào đó.
2. bầu cộng hưởng tức là ống hơi có độ giao động cùng chung
một tần số với độ rung của mảng th́ khi khởi động nốt nhạc, âm
thanh đó mới phát âm thực sự là âm thanh của âm nhạc bằng không
th́ âm thanh sẽ thành một loại ồn ào, tiếng động hổn tạp hoặc là
âm thanh câm.
Riêng âm thanh phát âm nốt nhạc của
chiếc đàn T’rưng là cái độc đáo mà nhạc cụ thế giới không có ở
chỗ cấu tạo của đàn T’rưng, là sự kết hợp chung cùng một thanh.
ống trúc cộng với bầu cộng hưởng cùng có chung một tầng số giao
động, cùng dính liền chung trên một mảng khi gỏ vào ống trúc. Ví
dụ ống đó cho ta tần số giao động là 420 hoặc 440 Hz, tức chiều
dài của ống được cùng cắt xén và phù hợp với cột hơi của ống (bầu
cộng hưởng), là cùng chung một tần số giao động của mảng. Cho
nên khi gơ vào ống đàn T’rưng, chúng ta sẽ có được một âm thanh
"âm nhạc thực sự" mà không cần phải dùng đến bầu cộng hưởng (thùng
đàn) phụ nào khác.
Lúc tôi giới thiệu trên Diễn Đàn
Sân Khấu Thế Giới, tôi tạm gọi cấu trúc này là "Resonance box
was built in" ở chỗ độc đáo là tự nó cấu tạo thành từ trong ống
lồ ô của nó. Chúng ta chỉ có, gọt cắt và định h́nh, cũng như
định âm nó qua phương pháp là vừa thổi vừa nghe cột hơi để mà
điều chỉnh cùng một lúc với chiều dài của ống. Đây là kỹ thuật
để cho hai tần số giao động giữa mảng ống và cột hơi của ống cho
có phù hợp chung một tần số giao động. Một khám phá độc đáo của
người xưa khi đo cột hơi mà không cần đến một thứ máy móc ǵ cả!
Nói đến đàn T’rưng thật là nhiều
nhiều khẽ. Từ độ dầy của ống, động nặng, đóng, mỡ mắt tre, h́nh
dáng phỏng đoán để làm ở nốt nào cho thích hợp với âm thanh đó.
Hiện nay chưa có một tài liệu nào chính xác xuất bản, chỉ có qua
kinh nghiệm từng cá nhân và góp nhặt chung chung để làm kiến
thức cơ bản. Phải thú thật qua kinh nghiệm cũng giống như ông
Stradivari khi xưa làm cây vĩ cầm (violin) qua kinh nghiệm mà
lúc ông dùng mảnh chai bể hoặc mảnh sành mà bào mặt thùng đàn
violin vừa gơ vừa nghe âm vang của độ dầy mỏng mà định h́nh để
tạo "resonance box" (thùng cộng hưởng) cho cây đàn. Như vậy lúc
tôi gọt cây đàn T’rưng chẳng khác nào như thế. Khi cầm lên một
ống trúc hoặc lồ ô con, tôi có cảm giác ngay là phải làm ở một
nốt nào và phải gọt ra sao để thích hợp với nốt đó. Xuyên qua
quá tŕnh gọt đẽo và tính về cộng hưởng (accoustic), tôi đă gọt
không những tính trên số lượng hàng trăm mà phải nói hàng ngàn
ống, thành thử kinh nghiệm tích lũy mà tôi sẽ ghi lại để các bạn
trẻ sau này không phải mất thời gian t́m ṭi như tôi ở trên (sẽ
chỉ dẫn ở một bài khác).
Khi đặt chân đến Mỹ, tôi đă chinh
phục được cảm t́nh khán thính giả ở đất nước này và để họ yêu
thích chiếc đàn T’rưng Việt Nam. Để hấp dẫn hơn cho người nghe,
tôi đă giới thiệu, tŕnh bày thêm một bước tiến nữa đó là cải
tiến âm thanh của ống T’rưng từ màu âm đẹp hơn (color of the
sound) đến độ vang to hơn cũng như độ ngân lâu hơn (duration)
nốt nhạc có thể vang rền lâu như một nốt nhạc của cây piano. Tôi
tạm gọi là "stimulate the cell of the bamboo for the duration",
có nghĩa là kích thích tế bào tre nứa để có độ rung, ngân rền
lâu dài ở những nốt có giao động tần số chậm và trung. Tôi đă
thành công ở những biên độ giao động này và nới rộng khoảng hai
"bát độ”. Trong tương lai nếu có điều kiện thuận lợi, tôi sẽ mở
rộng thêm hai bát độ nữa ở khóa Fa Trầm cho cây đàn T’rưng Bass.
C̣n ở biên độ giao động cao tôi đă thực hiện thành công khi tạo
ra những ống T’rưng thật ngắn nhỏ ở những nốt thật cao, có nghĩa
là đă tạo được nốt nhạc thật sự ở những mảng ống thật ngắn và
tạo được “cột hơi” bằng cách mở rỗng hai đầu ống (nếu quí vị nào
có nghiên cứu về tác động luồng không khí chuyển động trong ống
sáo - turbulance, th́ sẽ hiểu dụng ư khi tôi mở rộng hai đầu cột
hơi. Tôi sẽ có một bài viết tường tận về phần này khi tŕnh bày
về cây sáo cải tiến mười một (1 lỗ bấm của tôi.
Giai đoạn đang xúc tiến nghiên cứu
hiện nay là "cách sơn đă ngưu", tôi tạm đặt tên như thế v́ ở
những nốt thật cao tuy đă cải tiến mà âm thật sự là âm thanh của
âm nhạc nhưng phần ngân rền bị hạng chế. V́ thế tôi sẽ dùng vật
thể cũng là tre nứa và được cấu tạo cộng hưởng với âm thanh có
cùng chung biên độ giao động và tần số giao động này được hướng
dẫn, danh từ khoa học tạm gọi là "velocity waves frequency” để
khi gơ một ống T’rưng ở nốt thật cao, th́ âm thanh của nốt này
cách vật thể kia sẽ truyền qua không gian có hướng dẫn (velocity
waves) làm kích động đến nốt ở vật thể giao động kia và cho ta
một âm thanh có màu âm đẹp và độ ngân rền vừa phải, đáp ứng được
sự đ̣i hỏi và thỏa mảng lỗ tai người nghe. Thành thử âm thanh
nguyên thủy rất là cục mịch ngắn, đó là khuyết điểm của đàn
T’rưng cho nên không chinh phục được người nghe cũng như giới mộ
điệu để học chơi đàn này!
Với sự cải tiến của tôi, âm thanh
được hoàn chỉnh trở nên tuyệt hảo, có những "nốt quí" bạn nghe
vang như tiếng chuông đồng, không nghĩ rằng nó phát xuất từ một
ống tre. Quả là kỳ diệu cho chiếc đàn T’rưng cải tiến Việt Nam
chúng ta. Cộng thêm que gơ "dùi hai đầu" và độ cứng, mềm được bố
trí thành bốn góc ở vị trí khác nhau, càng làm phong phú thêm
cho màu âm khi tŕnh tấu. Đây là một loại nhạc cụ dùng luật cộng
hưởng thiên nhiên (acoustics), không phải điện tử, để góp mặt
trong gia tài nhạc cụ Việt Nam và tŕnh làng với thế giới cái
hay cái đẹp của nó. (Nếu bạn nào chưa nghe tiếng đàn T’rưng cải
tiến, có thể liên lạc với chúng tôi). Trong một ngày gần đây quí
bạn sẽ được nghe CD “Mozart in Bamboo” nhạc Mozart trong tre
nứa, cũng như CD “Christmas in Bamboo” nhạc Giáng Sinh trong tre
nứa do Nguyễn Đ́nh Nghĩa tŕnh tấu và thực hiện.
Tóm lại trong tương lai, đàn T’rưng
Việt Nam tôi tin sẽ có nhiều người chơi, chẳng những ở chỗ âm
thanh đẹp, hấp dẫn của nó mà c̣n giúp cho người ít hoạt động
chân tay khi tấu nhạc đàn T’rưng thường xuyên sẽ giúp cho họ như
một h́nh thức tập thể dục. Cách tấu nhạc trên đàn T’rưng phải
vận dụng đôi tay năng động và nhuần nhuyễn, rất có lợi cho sức
khỏe.
Để bố trí vá sắp xếp các ống (nốt
nhạc) đàn T’rưng thành một giàn hoặc hai giàn, tùy theo người sử
dụng. Tôi xin giới thiệu sơ lược như sau:
1. Giàn một: sắp theo Ngũ
cung Bana
Ở giàn một này, quí bạn có thể xếp
hai cung này thành hai giàn riêng rẽ khi tŕnh tấu dễ hơn khi ta
chạy "arbege" xem như h́nh thức chữ A trên cây đàn Tranh Việt
Nam. Tuy nhiên theo tôi th́ quí bạn nên xếp chung thành một giàn
sẽ có lợi hơn trong tương lai khi ta tấu những nhạc khúc theo
"dorian scale" có thăng giáng. Khi xếp 2 cung này với nhau tôi
gợi ư là như thế này:
Khi cột những ống này, dính liền
với nhau quí bạn có thể mở rộng thêm hai, ba hoặc bốn âm vực tùy
ư.
2. Giàn hai:
Khi giàn hai này được xếp gần bên
giàn một, lúc tŕnh tấu chúng ta có đủ nốt thăng giáng cho một
âm giai “đồng chuyển” (chromatic scale) tức là chạy từ nửa cung
nối tiếp nhau. Riêng giàn hai nếu chuyển qua khóa giảm th́ chúng
ta sẽ đọc như sau:
Khi chạy Arbege những nốt này, tôi
gợi ư quí bạn nên chạy từ cao xuống thấp.
V́ đây là âm giai có sự trùng hợp
với âm giai của giai điệu Nhật Bản, họ gọi là "Insen" có nghĩa
là âm giai "mềm" hay c̣n tượng trưng như một loại "gamme mineur"
âm giai thứ của Nhật Bản (Ngũ cung). Nên biết trong âm giai
insen của Nhật Bản khi chạy từ nốt thấp lên nốt cao hoặc ngược
lại th́ có một nốt phải thay đổi chứ không dùng chung từng đó
nốt như quí bạn đă thấy ở các giai điệu khác trên thế giới. Ví
dụ: từ thấp lên cao sẽ là:
và từ cao xuống thấp sẽ là:
Như vậy quí bạn thấy khi chạy từ
trên cao xuống thấp, họ không dùng nốt Rê (D) nữa mà thay vào
nốt Đô (C) cũng v́ lẽ đó tôi đề nghị khi bạn chạy arpeggio đàn
T’rưng ở giàn hai nên chạy từ cao xuống thấp khi ta tấu giai
điệu Nhật Bản mới thích hợp. Ghi nhớ đàn T’rưng của chúng ta khi
xếp ống cho giàn hai khởi đầu từ nốt Fa, thành ra chúng ta có
giai điệu Ngũ cung Nhật như sau:
nốt thứ 5 là Mi giảm (Eb)
Trong giàn hai không có; nếu muốn
tấu nốt nhạc này chúng ta phải mượn ở giàn một nốt Rê thăng (D#)
tức là Mi giảm (Eb) và khi chạy từ trên cao xuống th́ chúng ta
có đủ nốt ở giàn hai.
không dùng nốt (Eb) nữa mà thay thế
bằng nốt Rê giảm (Db)
Để làm phong phú và hấp dẫn hơn khi
tŕnh diễn trên sân khấu ở đoạn “cadenza” tức đoạn “trổ ngón”,
là đoạn cao điểm của người tấu nhạc cụ phô bài cái hay và độc
đáo của ngón đàn. Tôi có sáng chế ra cây sáo chỉ sử dụng có “một
tay”, tôi tạm đặt tên là "Insen Flute". ở đoạn này người biểu
diễn một tay sử dụng sáo trúc và tay khác th́ tấu đàn T’rưng
cùng một lúc, có nghĩa là một tay sử dụng nhạc cụ bộ hơi và tay
kia sử dụng bộ gơ, xem như một tay vẽ h́nh tṛn và tay kia vẽ
h́nh vuông cùng một lúc. Với trổ ngón này gây được sự ngạc nhiên
cho khán giả và hiệu quả rất thành công. Cây sáo này chỉ dùng âm
điệu Nhật Bản trong bài "Sakura". Đây là cây sáo Insen độc đáo
mà cả nước Nhật tôi nghĩ là cũng chưa có ngoài tôi ra!
Để gợi ư quí bạn đă từng làm đàn
T’rưng, tôi tạm ghi lại một số quá tŕnh cải tiến ống đàn T’rưng
mà tôi đă thực hiện thành công và có cầu chứng (patent and
trademark) tại Mỹ. Quí vị có thể áp dụng phương pháp này mà thực
hiện cho ḿnh một chiếc đàn theo ư muốn. Chỉ có điều kỹ thuật
cải tiến này nếu được dùng để sản xuất thương mại th́ xin các
bạn chịu khó thương lượng trước để tránh phiền toái về sau theo
luật Tác Quyền.Đàn T’rưng cải tiến ở giai đoạn 3 là một công
tŕnh cải tiến của Nguyễn Đ́nh Nghĩa từ năm 1981, c̣n gọi là
"kích thích tế bào tre nứa" có độ ngân dài hơn ống T’rưng b́nh
thường và khi qua Mỹ tôi có thêm một vài sửa đổi nhỏ làm tăng
khả năng phong phú hơn.
Khái niệm tổng quát và cải tiến về
cấu trúc một thanh đàn T’rưng.
1. Ống T’rưng nguyên thủy:
2. Cải tiến đợt I:
Cho những ống có nốt trầm chiều dài
khoảng 0.5m đến 1m hoặc dài hơn.Tạo ống T’rưng có hai cột hơi
cộng hưởng áp dụng cho những ống nốt trầm có giao động sóng âm
chậm (âm vực trầm). Tiếng đàn T’rưng sẽ có độ rền và vang to hơn
ống khoét theo nguyên thủy.
3. Cải tiến đợt II:
Ống T’rưng cải tiến đợt hai cho
những ống có nốt cao chiều dài khoảng một gang tay hoặc lớn nhỏ
một chút, tạo cho màu âm của những nốt cao đẹp hơn và thực sự là
âm nhạc. Cải tiến này áp dụng luật cộng hưởng giao động của cột
hơi trong ống để tạo được những ống có âm vực cao.
4. Cải tiến đợt III:
Tạo cho tiếng đàn T’rưng kéo dài -
kích thích tế bào tre.Trên thực tế khi ta dùng dùi gơ vào mặt
ống đàn T’rưng ở điểm A (A = antinode) tức là điểm có giao động
chính và rộng của sóng âm th́ toàn bộ thân ống sẽ bị chấn động
tạo âm thanh; cộng thêm nhờ vào biên độ giao động của cột hơi có
cùng chung một tần số với độ rung của măng ống làm cho âm thanh
lớn và tải đến tai người nghe. Tuy nhiên tế bào tre thuộc về
thảo mộc, độ rung, đàn hồi bị giới hạn nên tiếng ngân rất ngắn,
không đáp ứng được nhu cầu cần thiết tối thiểu cho câu nhạc. Để
cải thiện phần này, chúng ta cần có độ ngân dài hơn.
Để đáp ứng cho nhu cầu này, trước
tiên áp dụng cải tiến bước I để có âm thanh to lớn và chúng ta
có toàn thân ống không bị gọt mất ở điểm N. (ống đàn T’rưng
nguyên thủy người Bana miền thượng du Việt Nam, v́ để tạo phần
"Lam" của ống T’rưng nên đă gọt mất phần dưới thân làm mất đi
điểm tựa).
A: điểm bụng
E: dây đàn kim loại
N: điểm nút
D: cầu giao động
B: điểm mắc dây
F: khoảng điều chỉnh
C: điểm lên dây
Để biết thế nào là kích thích tế
bào tre làm cho tiếng đàn T’rưng ngân dài. Trên nguyên tắc khi
ta dùng dùi gơ vào ống đàn T’rưng ở điểm (A) của mặt ống, làm
cho ống giao động ở một tần số nào đó và có cùng chung tần số
của 2 cột hơi bên trong ống làm cho âm thanh được khuyếch đại và
đưa đến tai người nghe. Tuy nhiên âm thanh rất ngắn v́ độ rung
của tre nứa bị giới hạn. Để cải tiến, ta gắn thêm 2 cầu (B) và
(C) điểm mắc dây và lên dây; dây đàn kim loại - 2 dây đàn ta gọi
là vị trí điểm (E). Giữa dây đàn và ống T’rưng ta đặt một khúc
tre ngắn nhỏ tạm gọi là "cầu giao thông" (D). Khi ống đàn T’rưng
chuyển động tạo âm thanh th́ cầu giao động (D) cũng rung chuyển
(v́ được đặt ở vị trí giao động tạo của sóng âm trên thân ống)
v́ là dây kim loại nên độ rung kéo dài lâu hơn tre nứa. Khi ống
T’rưng không c̣n khả năng rung nữa, nhưng nhờ dây đàn c̣n hoạt
động nên chuyền qua cầu giao động trợ lực cho ống T’rưng tiếp
tục rung nữa. Hiệu quả tạo cho tiếng đàn T’rưng kéo ngân dài hơn
b́nh thường. Chẳng những âm thanh được kéo dài mà màu âm của ống
T’rưng tựa hồ như phát ra từ tiếng chuông đồng.
Để kết thúc bài này, tôi hy vọng
các bạn thực hiện cho ḿnh một chiếc đàn như muốn. Có điểm nào
thắc mắc, xin vui ḷng liên lạc với chúng tôi, hoặc xem đây như
tập tài liệu cho căn bản hiểu biết về cây đàn T’rưng Việt Nam.
Tôi sẽ có bài đặc biệt kế tiếp cho sáo trúc Việt Nam với đợt cải
tiến mười một (1 lỗ bấm, có khả năng tấu nhạc cổ điển Tây
phương và những bài sáo lớn được soạn đặc biệt cho sáo trúc Việt
Nam và Đông Nam Á mà tôi đă ba lần đoạt giải trong những năm
1994, 1998, 2000. Giải được gọi là “The Individual Artist Award”
do thống đốc tiểu bang Maryland trao phát. Đây là giải dành cho
cá nhân nhạc sĩ được tấu nhạc xuất sắc nhất cũng là một loại
giải văn học nghệ thuật của tiểu bang Maryland. Hẹn gặp lại quí
bạn trong số báo tới.
|