Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
Đàn Tam thập lục
01:48' 26/02/2004 (GMT+7)
 
 

Ở Sài G̣n trước năm 1975, những người thích đi ăn nhà hàng Tàu trong Chợ Lớn đôi khi được nghe nhạc Trung Hoa từ những dàn nhạc nhỏ, qua đó họ gặp một nhạc cụ nhiều dây, tạo âm thanh do đôi que gơ vào dây. Sau năm 1975, trong một số dàn nhạc dân tộc cải biên, của Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh, người ta thấy cây đàn này xuất hiện, chiếm vị trí giữa dàn nhạc … Đàn có tên là “tam thập lục”, nó có thể tham gia trong các dàn nhạc dân tộc nhưng ít thấy độc tấu hay tŕnh diễn nhiều thể loại âm nhạc như những nhạc cụ khác.

Đàn tam thập lục chỉ gia nhập vào hệ nhạc khí của dân tộc ta từ những năm 60 thế kỷ XX. Cây đàn thuộc họ dây (cordiophone) và có những sợi dây mắc song song với mặt đàn nên thuộc “gia đ́nh cithare”. Hộp đàn h́nh thang, với rất nhiều dây được mắc song song theo chiều ngang của mặt đàn. Tuy gọi là tam thập lục, tức ba muơi sáu dây nhưng số dây thực sự nhiều hơn rất nhiều, đó là do mỗi một âm thanh, một bậc âm người ta gắn từ 2 đến 3 sợi dây đàn và nó được định âm do những con lăn (con nhạn) và sự căng dây.

Người chơi đàn có thể gơ lên những sợi dây bằng đôi que đàn bằng tre có đính phần nỉ ở đầu, mà người ta gọi là búa. Đôi khi người ta c̣n chơi bằng cách gẩy, búng, bốc bằng ngón tay, gẩy bằng đuôi que v.v… nhưng lối gơ bằng “búa” là thông dụng nhất. Do vậy, đàn tam thập lục thuộc họ dây – gơ.

I. Nguồn gốc đàn tam thập lục

Về nguồn gốc, đàn tam thập lục c̣n gọi là Dương cầm, theo phiên âm từ tiếng Trung hoa (yang - qin). Theo nghĩa từ nguyên Trung Hoa, “Dương” có nghĩa là từ ở ngoài, nước ngoài. Như vậy cho thấy, đàn tam thập lục từ nước ngoài đưa vào Trung Hoa.

Đến thế kỷ thứ 15 mới thấy có những tài liệu chính thức nghiên cứu, ghi chép về những cây đàn có dạng như vậy, h́nh ảnh được khắc trên ngà voi, được chế tác vào khoảng thế kỷ thứ XII và có gốc Ba Tư. Những cây đàn dạng này rất phổ biến ở khu vực các nước Trung Á và được sử dụng rộng răi trong dân gian. Ngoài ra nó c̣n được phổ biến ở các nước phương Tây thời Trung cổ.

Đến thế kỷ XVIII nó được truyền vào Triều Tiên và tiếp tục vào Trung Hoa, Nhật Bản. Ở mỗi nước các cây đàn này có tên gọi khác nhau : ví dụ như ở Ba Tư nó có tên là Santur, hoặc những tên khác như Santari, Santuri, Santir, Suntur. Ở Syrie, Arab nó có tên là “Qanun”. Ở Trung Quốc nó có tên là yang - qin, Mông cổ là Yoochir, Nhật là Yan kin, Triều Tiên là Yanggum, Thái Lan là Kim … các nước Trung Á gọi là Yenjing , các nước phương tây gọi là Cymbalom v.v…

I. Đàn tam thập lục ở Việt Nam

 
 
 

Có thể nói, dân ca là thể tài được các nhạc sĩ quan tâm trước nhất để chuyển soạn cho cây đàn tam thập lục diễn tấu ở Việt Nam. Đàn tam thập lục không có phím để bấm, cũng không thể dùng tay trái nhấn, rung, mổ luyến láy như những nhạc cụ dân tộc Việt nên nhiều nhạc sĩ khi chuyển soạn rất thận trọng chọn lựa tác phẩm dân ca.. Với những bài Lư (dân ca), cây đàn tam thập lục sẽ làm nổi bật hơn âm điệu trong sáng, vui tươi, nhất là dân ca Nam Bộ.

Dân ca ở các vùng khác như Quan họ Bắc Ninh, dân ca các dân tộc thiểu số … cũng được biên soạn với những kỹ thuật đơn giản, những nét luyến láy sẽ được thay bằng những nốt nhỏ đánh nhanh dẫn vào nốt chính để tạo cảm giác luyến. Ngoài việc dựa vào những kỹ thuật và những đặc điểm riêng của cây đàn, ví dụ như hệ thống dây đàn tam thập lục là theo thang âm b́nh quân (thang âm có 12 bán âm đều nhau), đàn tam thập lục có thể đi song thanh, song thanh lệch, tạo ra những câu nhạc chạy liền tiếng rất nhanh thay cho những nét nhấn nhá, luyến láy. Các nhạc sĩ cũng thích chuyển đổi hệ thống thang âm, viết lại với những giọng có dấu hóa để có thể luyến bằng những nốt nhỏ cao độ bán âm v.v… để có thể diễn tấu những nét đặc trưng của dân ca.

Ngoài dân ca, những bài bản âm nhạc cổ truyền cũng là mục tiêu chuyển soạn của các nhạc sĩ. Với mong muốn mở rộng khả năng diễn tấu của, các nhạc sĩ đă chuyển soạn các bài nhạc Chèo cho đàn tam thập lục. Những bài này chiếm vị trí quan trọng trong nhạc mục của cây đàn, đôi khi trở thành những bài độc tấu cho đàn tam thập lục. Tất nhiên, những đặc điểm âm nhạc của Chèo vẫn phải giữ và cũng bằng những kỹ thuật của cây đàn. Đó là nét nhạc chạy lướt mềm mại, những kiểu nhân đôi giai điệu của hai bè, giai điệu bị chia cắt, có nhiều nét đan xen với phần đệm v.v…

Diễn tấu đàn tam thập lục đối với những bài bản cổ truyền có nhiều điểm không thuận lợi, nên khi chuyển soạn các tác phẩm, bài bản âm nhạc cổ truyền, đặc biệt là bài bản nhạc Tài tử Nam Bộ, các nhạc sĩ đă chú ư chuyển soạn các bài bản thuộc điệu Bắc, hơi Bắc do ít luyến láy, hoặc những bài có hơi Quảng.

Ngoài bài bản thuộc hơi Bắc, hơi Quảng, các nhạc sĩ cũng chuyển soạn các bài bản thuộc các hơi, giọng khác như Oán, Xuân, Ai.

Ngoài ra các nhạc sĩ c̣n có những sáng tác theo kỹ thuật âm nhạc phương Tây: Variation cho đàn tranh, sáo và đàn tam thập lục (của NGƯT Nguyễn Văn Đời); ḥa tấu đàn tam thập lục và dàn nhạc dân tộc (của giảng viên Nguyễn Thị Bích Thủy) …

III. Kết luận

- Việc tham gia vào gia đ́nh nhạc khí Việt Nam của đàn tam thập lục đă làm hệ thống nhạc khí nước ta phong phú hơn, có thêm âm sắc nhạc cụ mới, làm cho số lượng bài bản phát triển.

- Để phát huy khả năng tŕnh diễn của cây đàn, làm cho nó trở thành thành viên của hệ nhạc khí Việt Nam, các nhạc sĩ đă nỗ lực sáng tác bài bản, sáng tạo nhiều kỹ thuật diễn tấu. Với hàng trăm sáng tác mới, tác phẩm chuyển soạn từ ca khúc cho đàn tam thập lục, tác phẩm nước ngoài v.v… nhưng trong chương tŕnh giảng dạy chính thức của 2 nhạc viện quốc gia tại Việt Nam,  phần chủ yếu vẫn là âm nhạc truyền thống: nhạc thính pḥng Huế, nhạc Tài tử, những làn điệu của tuồng, chèo, cải lương…

- Đưa đàn tam thập lục vào hệ nhạc khí Việt nam cũng nhằm tiếp thu và phát huy những di sản âm nhạc thế giới. Nhưng đó không phải là việc làm duy nhất trong sự nghiệp giữ ǵn và phát huy nền  âm nhạc dân tộc ngày nay. Chúng ta đă có bài học tốt trong việc tiếp thu những di sản văn hóa thế giới và phát huy truyền thống âm nhạc dân tộc như việc cải tiến cây đàn guitar Tây Ban Nha thành cây guitar phím lơm và đưa nó vào âm nhạc Tài tử – Cải lương, đây cũng là bài học quư để chúng ta rút kinh nghiệm khi tiếp thu cây đàn tam thập lục và đưa nó vào hệ nhạc khí dân tộc Việt Nam.

  • Thạc sĩ Nguyễn Thị Mỹ Liêm

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17