Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Phục hiện một điệu múa cổ gần 700 năm tuổi

Bài 1

Tương truyền điệu múa này có từ đời Trần nhưng trong chính sử th́ chưa thấy có sách nào ghi chép lại cụ thể.

Múa Bài Bông do bác sĩ người Pháp Charles-Edouard Hocquard chụp vào đầu thế kỷ XX.

Múa Bài Bông trong dân gian c̣n có một tên gọi khác là Bắt Bài Bông, là một điệu múa nằm trong hệ thống các bản múa của nghệ thuật Ca trù (Gồm múa Bỏ bộ, múa Tứ Linh, múa Bài Bông). Điệu múa này thường được sử dụng trong các dịp đại lễ của chốn giáo phường, trong không gian uy nghi ở nơi cửa đ́nh khi hát thờ một năm thường được sử dụng hai lần và ngày giỗ tổ Ca trù và tháng 3 và tháng 11 âm lịch. Bên cạnh đó trong không gian Cửa quyền tức là hát tại các dinh quan, đám khao vọng chúc thọ lớn, điệu múa này cũng được sử dụng, những nghệ nhân Ca trù vẫn coi điệu múa Bài Bông như một dùng để múa chầu, múa ngự.

Tư liệu c̣n để lại cho thấy vào dịp Tứ tuần đại khánh (Mừng thọ 40 tuổi) của vua Khải Định (năm 1924) th́ đoàn ca công ở Thanh Hóa đă đưa điệu múa này vào trong Huế để biểu diễn chúc thọ vua.

Tương truyền điệu múa này có từ đời Trần nhưng trong chính sử th́ chưa thấy có sách nào ghi chép lại cụ thể. Sách Việt Nam Ca trù biên khảo có ghi chép lại là điệu múa Bài Bông là do Trần Quang Khải dựng ra để ca múa trong ngày lễ Thái B́nh diên yến do vua Trần Nhân Tông tổ chức sau khi đánh thắng quân Nguyên – Mông lần thứ 3. Cũng trong cuốn sách này có viết: “Múa Bài Bông là nhă nhạc của đế vương thịnh điển nhất trong nhạc giới”.

Phuc hien mot dieu mua co gan 700 nam tuoi
Đoàn ca công Thanh Hóa trong dịp tứ tuần đại khánh của vua Khải Định.
Phuc hien mot dieu mua co gan 700 nam tuoi
Múa Bài Bông do bác sĩ người Pháp Charles-Edouard Hocquard chụp vào đầu thế kỷ XX.

Trong sách Tuyển tập thơ Ca trù, nhà thơ Ngô Linh Ngọc lại viết rằng: Múa Bài Bông do Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật dựng nên. Về lai lịch tác giả của điệu múa Bài Bông có thể chưa chắc chắn nhưng có nhiều dấu vết có thể coi đó là một điệu múa của thời nhà Trần:

Thứ nhất: Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông xâm lược lần thứ 2, nhà Trần có bắt được con hát Tuồng tên là Lư Nguyên Cát trong đám loạn quân của Toa Đô, sau đó Lư Nguyên Cát tự nguyện xin ở lại và dạy hát Tuồng, trong đó có vở Vương mẫu hiến đào được các con em vương hầu lúc bấy giờ tranh nhau học. Điệu múa Bài Bông c̣n lại cho đến ngày nay th́ về phần giai điệu ảnh hưởng khá nhiều chất nhạc của Tuồng trong đó, mang ư chúc thọ với các động tác thể hiện h́nh ảnh hiến đào, dâng tửu rất sang trọng và tao nhă.

Thứ hai: Điệu múa bài Bông có tất cả 9 màn; trong đó có một màn được gọi là hay nhất, động tác và ca từ hay nhất th́ lại trệch ra khỏi ư nghĩa chung của nội dung điệu múa. Đó chính là bài Thời Hồ (hay c̣n gọi là Đào viên kết nghĩa lấy tích trong Tam quốc khi Lưu Bị - Trương Phi – Quan Công kết nghĩa vườn đào khuông phù Hán thất).

Tại sao giữa một điệu múa tưởng chừng để chúc thọ cầu phúc cho muôn dân lại trệch ra một bài như vậy? C̣n nhớ câu nói tổng kết của thành công chiến thắng 3 lần chống quân Nguyên – Mông xâm lược Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn có nói do: “Vua tôi đồng ḷng, anh em ḥa thuận, nước nhà chung sức” nên mới có được chiến thắng vang dội tạo nên hào khí Đông – A của vương triều nhà Trần. Phải chăng lấy tích “Đào viên kết nghĩa” ở đây chính là minh họa cho chính câu “Vua tôi đồng ḷng, anh em ḥa thuận” mà Trần Quốc Tuấn đă nói.

Điệu múa Bài Bông được coi là báu vật của mỗi giáo phường. Thông thường chỉ có giáo phường nào lớn mạnh hay được đi hát thờ ở mỗi dịp tế lễ ở đ́nh, ở dinh quan, hay vào kinh Chúc Hỗ hát chầu ngự vua mới có được một đội múa Bài Bông, v́ chi phí để thành lập một đội như vậy rất tốn kém.

Đội múa ít nhất là 4 người theo mức độ quan trọng của không gian diễn xướng mà tăng số lượng người lên gấp đôi: hoặc 8 hoặc 16, những dịp đại lễ th́ phải 32 người múa.

Về trang phục các cô khi múa th́ mặc áo mă tiền thêu kim tuyến, chân áo đính chân chỉ hạt bột, trên mũ gắn một quả bông, hai vai bên vai đeo đèn h́nh hoa sen, tay cầm quạt tầu, lúc th́ xếp quạt, lúa x̣e quạt linh hoạt và trông rất vui mắt. Các cô đầu vừa múa và vừa hát, động tác múa ứng hợp với lời hát đă được cách điệu đi nhiều, động tác múa lạ không giống với bất cứ lối múa của các nghành nghệ thuật nào. Đi kèm với đội múa là một đội nhạc: có Quản giáp cầm trống cái giữ nhịp, một người đánh đàn đáy, một đàn nguyệt bốn dây (vẫn gọi là đàn tứ đoản); một đàn tam; một trống mảnh, chiêng và trống cơm, lúc tấu nhạc khoan thai, vui tươi gợi nên cảnh thái b́nh.

Múa Bài Bông gồm 9 màn nhưng trên thực tế chỉ diễn 6 màn theo thứ tự: Một bài hát Kéo ra (Tựa như màn giáo đầu) – Bài hát Xuân (Ca ngợi cảnh sắc tươi vui đất nước trong vào mùa Xuân, tương tự như vậy có các bài Hạ - Thu – Đông, khi diễn xướng mà linh hoạt tùy theo tiết mùa mà đổi bài hát) – Sau bài hát Xuân đến bài hát Khách – Tiếp vào bài Thời Hồ (Tức là Đào viên kết nghĩa) – Tiếp tục là một bài hát Khách và kết thúc là bài Kéo vào. Múa đủ 6 màn hết gần một tiếng. Từ trước đến nay hiếm có một điệu múa nào kéo dài được như thế.

Trong chốn giáo phường vẫn coi điệu Bài Bông là một điệu múa chúc thọ, nhưng trên thực tế khi t́m hiểu và phân tích ư nghĩa thông qua sự sắp xếp các màn múa, mức độ quan trọng, những dấu hiệu đặc biệt khi phân tích bài Thời Hồ th́ thấy có thể đây không phải đơn thuần là một bài múa mang tính chất chúc thọ mà chính là điệu múa xưng tụng cảnh đất nước thanh b́nh cũng như ư nghĩa thành công của việc 3 lần chiến thắng quân Nguyên – Mông xâm lược tạo nên hào khí Đông – A của vương triều nhà Trần. Tất nhiên phân tích cặn kẽ ư nghĩa điệu múa này đ̣i hỏi một cứ liệu khoa học chắc chắn, điều chúng tôi nói ra cũng chỉ là một tham khảo bước đầu đối với điệu múa đặc biệt này.

Hiện c̣n một số tư liệu liên quan đến điệu múa Bài Bông:

Đầu tiên phải kể đến bức ảnh của đ̣an ca công Thanh Hóa chụp tại Huế trong dịp Tứ tuần đại Khánh của vua Khải Định, trong bức ảnh thấy rơ một đội múa Bài Bông với quần áo đặc biệt và tay cầm quạt tầu.

Thứ hai là hai tấm ảnh của bác sĩ Charles-Edouard Hocquard, một vị bác sĩ quân y đă theo đoàn viễn chinh Pháp sang Việt Nam đầu thế kỷ 20, ba tấm ảnh trên được lấy tại trang web của ông về h́nh ảnh một đội múa Bài Bông đầu thế kỷ.

Năm 1945, giới nghệ sĩ Hà Nội đă tổ chức một buổi diễn tại nhà hát lớn nhằm quyên góp ủng hộ chính phủ trong tuần lễ vàng và lấy tiền cứu đói. Trong đó những nghệ sĩ như Quách Thị Hồ, Chu Thị Năm… diễn vở Lưu B́nh - Dương Lễ; cụ Quản ca giáo phường Khâm Thiên lúc bấy giờ là cụ Phó Đ́nh Ổn th́ dựng múa Bài Bông, họa sĩ dựng sân khấu bấy giờ là ông Lưu Văn Śn. Từ đó cho đến bây giờ th́ múa Bài Bông chưa được diễn lại một lần nào.

Năm 1980, đoàn làm phim Hát cửa đ́nh Lỗ Khê của Trung tâm nghe nh́n Hà Nội định dựng lại điệu múa Bài Bông, nhưng đáng tiếc do thiếu kinh phí nên không thể dựng được. Tuy vậy cũng có thu được một phần nhạc của điệu múa Bài Bông do nghệ sĩ Kim Đức dựng lại.

Nghệ sĩ Kim Đức là con gái của Quản ca Phó Đ́nh Ổn cho đến giờ là người duy nhất c̣n lại, giữ được điệu múa Bài Bông, bà chính là một trong những vũ công năm xưa tŕnh diễn tại nhà hát lớn điệu múa sang trọng vào bực nhất của Ca trù này. Hiện giờ bà đang cùng một nhóm nghệ sĩ dựng lại điệu múa Bài Bông để biểu diễn tại lễ hội Yên Tử rất có thể tại lễ hội Yên Tử năm 2008 này, một điệu múa cổ có được gần 700 năm tuổi lại xuất hiện tại khu danh thắng ghi những dấu ấn văn hóa, tâm linh quan trọng nhất của triều đại nhà Trần.

  • Trần Ngọc Linh

Bài 2

Lên Yên Tử xem múa Bài Bông, Lục cúng hoa đăng

 

Hai điệu múa Bài Bông và Lục cúng hoa đăng cơ bản được dàn dựng hoàn chỉnh và được tŕnh diễn đúng dịp Lễ giổ tổ diễn ra tại khu di tích Yên Tử vào ngày 9, 10/12/2007.

Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Lễ giỗ tổ bao giờ cũng được bắt đầu từ đêm hôm trước
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Múa Bài bông được tương truyền có từ đời Trần do hai vị tướng Trần Quang Khải và Trần Nhật Duật sáng tạo để múa mừng vua
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Trang phục trong điệu múa Bài Bông do nghệ sĩ Ca Trù Kim Đức cố vấn đến từng chi tiết
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Từng động tác đều được nghệ sĩ Kim Đức nắn sửa sao cho đúng với nguyên bản
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Sau sáu tháng nỗ lực tập luyện đội vũ sinh của nhà chùa Yên Tử đă không phụ công nhà chùa
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Dù tiết trời hơi lạnh nhưng các vũ sinh của nhà chùa đă biểu diễn thành công điệu múa Bài Bông.
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Điệu múa là món quà của nhà chùa cũng như thế hệ con cháu hôm nay dâng lên vị vua anh minh
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Điệu múa Bài Bông sẽ được công diễn tại Lễ khai hội Yên Tử năm 2008
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Lục cúng hoa đăng là điệu múa cung đ́nh có từ thời Nguyễn cũng được nhà chùa Yên Tử phục dựng cùng với múa Bài Bông
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Đội vũ sinh đă được nhà chùa Yên Tử cử vào tận Huế để xin lại điệu múa này
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Nhờ sự chỉ bảo tận t́nh của các nghệ sĩ thuộc Nhà hát ca kịch Huế và nghệ sĩ Ca Huế Thanh Tâm nên điệu múa này cũng được gần với nguyên bản nhất
Len Yen Tu xem mua Bai Bong Luc cung hoa dang
Nghệ sĩ Thanh Tâm Trước năm 1975 thuộc biên chế của đoàn Ba vũ cổ nhạc của Hoàng thái hậu Từ Cung, thân mẫu của vua Bảo Đại dựng nên nhằm bảo tồn và duy tŕ nhạc lễ và các vũ khúc cung đ́nh của triều Nguyễn.
Từng động tác múa đến chi tiết trong trang phục đều được tham khảo chỉnh sửa nhiều lần
  • Đức Long - Lê Anh Dũng

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17