|
Thành ngữ trong tiếng Việt
hồng huy
Tất cả các ngôn ngữ có vốn từ vựng phong phú đều có thành ngữ. Từ vựng
càng phong phú, thành ngữ càng nhiều. Nếu chỉ so về số lượng, th́ số thành
ngữ của tiếng Việt không nhiều bằng số thành ngữ của tiếng Anh, tiếng Pháp,
và tiếng Hán. Nhưng tính tỉ lệ giữa số thành ngữ và từ vựng, th́ tiếng
Việt có tỉ lệ cao hơn. Lư do là v́ người Việt chúng ta, trong khi nói,
trong khi viết, thích dùng những ư, những mẫu có sẵn. Những mẫu, những ư
ấy được những thế hệ trước tạo ra, những thế hệ sau ứng dụng quen, trở
thành thành ngữ. Nhưng hệ quả không dừng lại ở đó. Thế hệ ngày nay chắc
chắn cũng tạo ra được những ư, những mẫu mới, để những thế hệ sau này dùng.
Số thành ngữ hiện dụng sẽ có thêm một số mới, nhưng cũng có thể bớt đi một
số cũ mà người ta không thích dùng nữa. Đó là cái thế tất nhiên trên con
đường phát triển của một sinh ngữ.
Nhưng, thành ngữ là ǵ? Trước khi đi vào nội dung, thiết tưởng chúng ta
cần tạm đồng ư với nhau về một số từ ngữ chuyên môn, và về một vài đặc
điểm trong hiện t́nh tiếng Việt, để dễ hiểu nhau:
1- Chúng ta hăy dùng từ "ngữ pháp" để chỉ cách nói, cách viết đúng một
ngôn ngữ. Ngày xưa, học giới thường dùng từ "văn phạm" vào chỗ này. Nhưng
chữ "văn" (viết văn, làm văn) và chữ "phạm" (khuôn phép) đă thu hẹp phạm
vi và chuyên môn hoá môn học, khiến người thường (không phải là học sinh,
thầy giáo, nhà văn...) có thể nghĩ là môn học không liên quan ǵ đến họ.
Từ "ngữ pháp" (cách nói đúng) có phạm vi rộng, dễ phổ cập hơn.
Nhưng xét về mặt ngữ nghĩa lư thuyết cũng như mặt phạm vi ứng dụng, "ngữ
pháp" nói đây chính là "văn phạm", một thuật ngữ ngày trước chúng ta vẫn
quen dùng để dịch chữ "grammaire" của tiếng Pháp, và chữ "grammar" của
tiếng Anh.
2- Tiếng Việt của chúng ta cũng đă có một số sách ngữ pháp soạn thảo khá
công phu, nhưng cho đến nay, vẫn chưa có cuốn nào được mọi người hoàn toàn
chấp nhận. Thế cho nên, mọi vấn đề chúng ta nêu ra ở đây đều có tính cách
gợi ư, đề nghị, hoặc thử nghiệm.
3- Chúng ta hăy gọi những chữ như "ăn", "nhà", "ngon", "rộng", là từ; gọi
những chữ như "ăn uống", "nhà cửa", "ngon lành", "rộng răi", là từ ghép;
gọi những chữ đă quen đi với nhau thành một nhóm, như "nói cho đúng", "tối
như mực", "lỡ ông lỡ thằng" , là nhóm chữ , hoặc ngữ.
Đi vào phạm vi ứng dụng trong câu, tùy trường hợp chúng ta sẽ gọi những
nhóm chữ ấy là "quán ngữ", là "khởi ngữ", là "khí ngữ", là "trợ ngữ", là "trạng
ngữ", v.v...
Về mặt ư nghĩa, chúng ta cũng sẽ phân biệt "thành ngữ" và "tục ngữ"...
Đồng thời, vạch ranh giới cho các câu tục ngữ, với những câu ca dao, ngạn
ngữ, phương ngôn, danh ngôn ...
4- Trong những thành ngữ thông dụng hiện nay, có một số có "dị bản" tức là
khác nhau một đôi chữ, từ đó dẫn đến cách
hiểu khác nhau. Chúng ta cũng nên thảo luận để thống nhất ư kiến nên dùng
câu nào, nên hiểu câu ấy theo nghĩa nào.
■
Bây giờ, chúng ta đi vào chủ đề thành ngữ. Như trên đă nói, tiếng Việt có
nhiều thành ngữ. Nói cách khác, trong khi nói và viết, người Việt chúng ta
hay dùng thành ngữ. Thay v́ nói "đêm ấy, trời rất tối", chúng ta nói "đêm
ấy, trời tối đen như
mực"; thay v́ nói "ông ta suốt ngày làm việc khổ cực", chúng ta nói "ông
ta suốt ngày đầu tắt mặt tối".
Như vậy, chúng ta nhận ra một đặc điểm về công dụng của thành ngữ: Thành
ngữ không phải là một cách phát biểu duy nhất đúng, cũng không phải là
cách nói bắt buộc, mà là một cách nói thường được chọn lựa. Trong khi nói
hoặc viết (từ đây, tôi sẽ dùng một ḿnh chữ "nói", cho gọn), chúng ta dùng
thành ngữ là muốn lời phát biểu có chỗ dựa, mong người nghe hiểu tắt theo
lối ước lệ.
Chẳng hạn, khi nghe nói một ông nào đó "rán sành ra mỡ", không ai mất công
suy nghĩ xem sành có rán ra mỡ được không, hoặc ông kia có chịu khó rán
sành để lấy mỡ không, mà ai cũng hiểu ngay là ông ta rất hà tiện, rất chắt
mót. Khi nghe nói một người đàn bà nào đó có dung nhan "chim sa cá lặn",
không ai thắc mắc rằng trước nhan sắc của một người đàn bà đẹp, chim có sa
và cá có lặn thật không, mà ai cũng hiểu ngay là người phát biểu muốn cực
tả cái nhan sắc của người đàn bà kia.
Tóm lại, thành ngữ tạo ra sự mặc nhiên hiểu nhau giữa người nói và người
nghe, qua ngữ nghĩa có tính cách ước lệ, đă được thừa nhận theo truyền
thống.
Thành ngữ không phải luôn luôn gọn hơn, ít chữ hơn lời nói thường. Có lắm
khi thành ngữ dài hơn. Chẳng hạn, nói "rất tối" chỉ tốn hai chữ, nhưng nói
"tối như đêm ba mươi" phải mất năm chữ; nói "rất keo kiệt" chỉ mất ba chữ,
nhưng nói "vắt cổ chày ra nước" phải tốn năm chữ. Nhưng nhiều người vẫn
nghĩ là dùng thành ngữ th́ lời nói hàm súc hơn. V́ đâu? V́ thành ngữ luôn
luôn có tính cách tu từ, được coi là hay hơn , là ư nhị hơn lời nói thường.
Xin trở lại với những thành ngữ cực tả một đêm tối trời. Chúng ta có thể
nói: Đêm ấy trời rất tối, chúng tôi nh́n chẳng thấy ǵ cả. Nói như vậy
cũng rất rơ, nhưng chưa phải là cực tả, chưa có h́nh tượng ǵ. Cho nên có
khi chúng ta chọn cách nói khác: -Đêm ấy, trời tối đen như mực; ... tối
ngửa bàn tay không thấy; ... tối như hũ nút ; ... tối như đêm ba mươi. Cả
bốn câu đều có tính cách cực tả, hoặc dùng h́nh tượng. Câu đầu dùng sắc độ;
câu thứ nh́ nói đến tầm nh́n; câu thứ ba giả tưởng hoàn cảnh (ai chui vào
trong hũ mà biết trong ấy tối); câu cuối đề cập đến sự bất thường của cái
đêm đang nói (không phải là đêm cuối tháng, nhưng tối đen như một đêm
nguyệt tận).
Nhận ra tính cách ước lệ của các thành ngữ, tức là chúng ta hiểu những
nhóm chữ tu từ ấy có ư nghĩa tương đối hơn là chính xác, nặng về nghĩa
bóng hơn là nghĩa thực. Không ai hiểu thành ngữ "bị đè đầu cỡi cổ" theo
nghĩa đen là bị kẻ mạnh đè đầu xuống và ngồi lên cổ, mà chỉ hiểu theo
nghĩa bóng là bị áp bức; không ai nghĩ thành ngữ "khỏe như vâm" là thực sự
mạnh như voi, mà chỉ hiểu là mạnh hơn b́nh thường. Hiểu một cách đồng t́nh
châm chước như vậy, để mà dùng thành ngữ, để mà nghe thành ngữ, tức là
chúng ta cầu viện ở thành ngữ cái công dụng cực tả, đôi khi có phần thậm
xưng.
Về h́nh thức cấu tạo, thành ngữ là những nhóm từ cố định, quen đi với nhau
để truyền đạt một ư nghĩa theo ngôn ngữ truyền thống. Chữ "cố định" ở đây
cũng có nghĩa tương đối. Chúng ta nói "dày gió dạn sương", nhưng cũng có
thể nói "gió sương dày dạn "; chúng ta nói "dễ như trở bàn tay", nhưng
cũng có thể nói "dễ như lật bàn tay". Trật tự của các từ trong nhóm có thể
thay đổi, thậm chí từ cũng có thể thay thế, miễn là nói lên được nguyên ư.
Tôi nói "dữ như cọp", nhưng bạn có thể nói "dữ như beo", và không ai cân
nhắc câu nào đúng hơn câu nào.
Không biết từ đời nào, ông cha chúng ta ghép những từ ấy lại thành nhóm
với nhau để nói lên cái ư nghĩa kia, người đồng thời và người đời sau nghe
thuận tai, bắt chước nói theo. Ngày nay, chúng ta tiếp tục dùng, và gọi
tên những nhóm từ đó là "thành ngữ".
■
Cũng giống như trong những ngôn ngữ khác, trong tiếng Việt, ngoài những
thành ngữ, c̣n có những nhóm từ khác quen đi với nhau. Nếu chỉ căn cứ vào
yếu tố quen đi với nhau mà thành nhóm, th́ chúng ta cũng có thể gọi tất cả
những nhóm từ ấy là thành ngữ. Nhưng nếu c̣n dựa vào những yếu tố khác như
vị trí trong câu, chức năng ngữ pháp, hoặc ư nghĩa riêng, th́ chúng ta sẽ
nhận ra không phải tất cả đều là thành ngữ. Tiếng Việt ngày nay đă đạt đến
tŕnh độ tinh luyện, chúng ta cũng nên thử phân biệt thành ngữ với những
dạng thức tương tự.
Xin nêu thí dụ cụ thể để nhận định:
1- Để xác định phạm vi rộng hẹp của ư sắp tŕnh bày, chúng ta thường mở
đầu: - Nói chung th́ ... (nói một cách tổng quát; nh́n chung; đại thể; đại
cương mà nói...) - nói riêng th́... (đi vào chi tiết; nh́n riêng; để cho
được rơ ràng hơn; chuyên biệt mà nói...).
Để khẳng định tính chất của ư sắp tŕnh bày, chúng ta thường mở đầu: -
Thành thực mà nói; nói chí t́nh; nói cho đúng; nói thật với nhau; nói mà
không sợ quá lời; v.v...
Đây là những nhóm từ quen dùng, lịch sử có lẽ cũng không dài lắm. Một
người nào đó dùng trước, chúng ta dùng theo, và ai cũng hiểu theo một ư.
Vậy, chúng ta có thể gọi chúng là "thành ngữ" chăng? Có thể lắm. Nhưng các
nhà ngữ pháp đă đặt tên cho chúng là "quán ngữ" (những ngữ quen dùng). Về
mặt được dùng lâu ngày thành quen trong ngôn ngữ, th́ "quán ngữ" không
khác "thành ngữ". Nhưng để phân biệt, chúng ta hăy để ư điểm này: Thành
ngữ thường có nội dung so sánh, c̣n quán ngữ chỉ là một cách nói.
2- Xét về mặt niên kỷ, quán ngữ phần nhiều ít tuổi hơn thành ngữ. Trong
các tác phẩm cổ văn ra đời cách nay vài ba trăm năm, có thể có những thành
ngữ "đẹp như tiên", "đen như cột nhà cháy", nhưng chắc chưa có những quán
ngữ như "nói riêng với nhau mà nghe", "để bà con dễ thông cảm"...
3- Những quán ngữ được dùng để mở đầu một câu như trong các thí dụ nêu
trên, thường được gọi là "khởi ngữ" (ngữ
bắt đầu câu). Nhưng trong thông dụng, quán ngữ không phải luôn luôn là
khởi ngữ. Nói cách khác, quán ngữ không phải lúc nào cũng đứng đầu câu để
làm khởi ngữ. Quán ngữ có thể đứng giữa câu, cuối câu. Khi đó, quán ngữ sẽ
mang tên theo chức năng ngữ pháp.
Thí dụ: T́nh h́nh sách báo tiếng Việt ở hải ngoại, nói chung, cũng có điểm
đáng mừng.
Nằm ở giữa câu, ư nghĩa không khác khi nằm ở đầu câu, nhưng quán ngữ "nói
chung" không có chức năng mở đầu câu nên không được gọi là "khởi ngữ". Ở
đây, nó có phận sự đưa đẩy. Chúng ta hăy gọi nó là "chuyển ngữ".
Bây giờ, chúng ta thử đặt "nói chung" ở vị trí cuối câu: T́nh h́nh sách
báo tiếng Việt ở hải ngoại cũng có điểm đáng mừng, nói chung. Nghe hơi mới,
nhưng vẫn được. Về tên gọi, chúng ta có nên gọi quán ngữ này là "kết ngữ"
không? Thiết tưởng không nên. Gọi thế sẽ trở thành cầu kỳ tế toái, v́ tuy
rằng ở đây "nói chung" không nằm ở giữa câu, nhưng vẫn làm phận sự đưa đẩy
lời nói. Cũng như trường hợp chữ "thưa ông" trong hai câu này: - Thưa ông,
tôi đă làm xong. - Tôi đă làm xong, thưa ông. Vị trí khác, nhưng chức năng
không khác.
Vậy, khi quán ngữ đứng ở đầu câu, chúng ta gọi là khởi ngữ; nếu chúng đứng
ở vị trí khác, chúng ta gọi là chuyển ngữ. Nếu lười gọi tên riêng, chúng
ta gọi chung chúng là quán ngữ.
■
Đến đây, đă có ǵ làm ranh giới giữa "thành ngữ" và "quán ngữ" chưa? Thiết
tưởng đă có, nhưng chưa được minh bạch lắm. Xin nhắc lại và thêm:
- Thành ngữ và quán ngữ đều là những nhóm từ quen dùng đối với mọi người.
Có thể có người không thích dùng, nhưng nghe vẫn hiểu đúng ư.
- Thành ngữ luôn luôn hàm ư so sánh, nhận xét, nặng về nội dung. Quán ngữ
chỉ mở ư, chuyển ư, nặng về h́nh thức.
- Về số lượng, thành ngữ nhiều hơn quán ngữ thập bội. Nhưng tính số lần
được dùng, th́ quán ngữ được dùng nhiều hơn. Kiểm một cuốn sách khoảng 200
trang, không chắc đếm được đến 20 thành ngữ; nhưng có thể đếm được cả trăm
quán ngữ mở đầu câu như "thật ra", "nh́n chung", "nói cho dúng"...
- Dịch một quán ngữ tiếng ngoại quốc ra tiếng Việt rất dễ (một số quán ngữ
thông dụng trong tiếng Việt ngày nay có dạng gốc ở tiếng Anh, tiếng Pháp),
nhưng không dễ ǵ t́m được, những thành ngữ đồng nghĩa trong hai thứ tiếng.
Thường chỉ có thể dịch theo ư.
■
Bây giờ,chúng ta thử phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Việc này khó hơn việc
vừa rồi.
Cũng xin lấy thí dụ để phân biệt.
Xin nêu những câu có chữ "sống" và chữ "chết":
1- Sống lâu hơn giàu lăm (sức khỏe quí hơn của cải);
2- Sống chết có số (con người không làm chủ được sự sống chết của ḿnh,
vậy nên an nhiên mà sống cho phải đạo làm người);
3- Sống cái nhà, già cái mồ (già ở đây có nghĩa là chết. Khi sống, người
ta cần ngôi nhà cho rộng răi tiện nghi, khi chết đi, cần có ngôi mộ cho
tươm tất. Câu này có ư biện minh cho những việc cố công làm nhà cửa và xây
sinh phần trong phong tục của người Việt-Nam. Cũng có ư khuyên con cháu
nên lo cho cha mẹ, ông bà về nơi cư trú khi sống và nơi an nghỉ khi qua
đời);
4- Sống đồng tịch đồng sàng, chết đồng quan đồng quách (tịch sàng là chiếu
giường; quan quách là ḥm chôn người. Ca ngợi và khuyến khích t́nh nghĩa
keo sơn giữa vợ chồng);
5- Chết vinh hơn sống nhục = Sống đục sao bằng thác trong (mạng sống là
trọng, nhưng cũng có khi con người phải chọn cái chết để bảo toàn danh dự);
6- Chết bờ chết bụi = Chết đường chết chợ (cực tả cảnh khốn cùng không nhà
cửa, không người thân, lúc cuối đời của những người bất hạnh);
7- Thập tử nhất sinh (trong hoàn cảnh nguy hiểm, muời phần chết một phần
sống);
8- Chạy bán sống bán chết (chạy thoát thân trong hoàn cảnh vừa nguy hiểm
vừa khẩn cấp);
9- Chết đứng như Từ Hải (gặp chuyện bất ngờ khó xử, không biết phải nói
năng đối phó ra sao, chỉ đứng lặng thinh; cũng nói là "đứng chết trân");
10- Sống vất sống vưởng (cực tả cảnh sống khổ cực lê la của một người khốn
cùng).
C̣n nhiều câu nữa, nhưng bao nhiêu đó nghĩ cũng tạm đủ để biện biệt. Năm
câu đầu (1-5) có ư khuyên bảo; năm câu sau (6-10) chỉ mô tả. Những câu đầu
là "tục ngữ"; những câu sau là "thành ngữ".
Thật ra, ranh giới giữa tục ngữ và thành ngữ không luôn luôn rơ ràng như
đối với những câu vừa nêu. Chẳng hạn, những câu sau đây là tục ngữ hay chỉ
là thành ngữ?
- Chết lỗ chân trâu = Chết vũng trâu nằm = Đi năm sông bảy suối về chết lỗ
chân trâu: Câu này có ư phàn nàn cho một người có khả năng, có kinh nghiệm
sống, mà phải chịu thất bại, trong một hoàn cảnh không đáng. Tuy cũng có ư
khuyên phải thận trọng trong những lúc tưởng là dễ dàng, nhưng ư khuyên
không rơ ràng. Ư khuyên chỉ rơ ràng khi có ngữ cảnh hỗ trợ: - Tôi biết tài
anh, nhưng anh không nên quá coi thường kẻ địch, coi chừng chết lỗ chân
trâu đấy!
- Vào sinh ra tử: Khi chưa có ngữ cảnh, mấy chữ này chỉ diễn tả cảnh chiến
đấu cực kỳ nguy hiểm của một người dám đem mạng sống của ḿnh ra thử thách.
Nhưng nếu mục đích chiến đấu không cao cả, th́ không ai đem câu này mà gán
cho. Mới nghe, th́ ư nghĩa có vẻ trung tính (neutral, neutre), nhưng thật
ra cũng có ư tán dương. Trong thông dụng, người nói chỉ cầu viện đến những
chữ này khi cần khen chê: - Anh ấy đă biết bao lần vào sinh ra tử để cứu
bạn đồng đội; - Hai người đă từng vào sinh ra tử với nhau, mà bây giờ coi
nhau như kẻ thù.
Về mặt cú pháp, tục ngữ là nhóm chữ lồng trong câu, nhưng cũng có thể tự
ḿnh làm thành câu riêng. Nhiều tục ngữ có cấu trúc chủ ngữ (sujet) - vị
ngữ (prédicat). Sống lâu là chủ ngữ; hơn giàu lắm là vị ngữ. Thành ngữ
thường không có cấu trúc đó. Sống vất sống vưởng là nhóm từ không có chủ
ngữ.
■
Ở trên, chúng ta đă tách biệt tục ngữ từ thành ngữ nói chung. Chúng ta
cũng đă tách biệt từ thành ngữ ra quán ngữ, và từ quán ngữ ra khởi ngữ và
chuyển ngữ.
Dưới đây, chúng ta sẽ đề cập thêm đến những nhóm từ và những câu đồng dao
có thể lẫn với thành ngữ, và những câu thường được gọi là tục ngữ nhưng
đáng có tên gọi khác.
Trong tiếng Việt, có rất nhiều nhóm từ được h́nh thành theo phép tiệp âm,
gọi là "từ láy". Nếu chỉ gồm hai chữ, như "lem nhem", "bập bơm", "khật khù",
th́ không ai gọi là thành ngữ. Nhưng một khi chúng tự nhân đôi thành nhóm
bốn chữ, như "lem nhem luốc nhuốc", "bập bà bập bơm", "khật khù khật
khưỡng", th́ cũng có người gọi là thành ngữ. Theo ư tôi, chúng ta nên gọi
là tù láy.
Có những nhóm từ trong những bài hát trẻ con (đồng dao) được lấy dùng
trong chuyện người lớn, rồi lâu ngày có vẻ như thành ngữ. Chẳng hạn bốn
chữ "dung giăng dung giẻ". Mấy chữ này nguyên là của bài đồng dao: Giung
giăng giung giẻ, dắt trẻ đi chơi... Về sau, người ta dùng rộng, theo ư vui
đùa: Sáng hôm qua, tôi gặp cô cậu ấy giung giăng giung giẻ ngoài phố. "Giung
giăng giung giẻ" ở đây có nghĩa là vui vẻ nắm tay nhau đi chơi. Dù được
dùng nhiều đến đâu, nhóm chữ này cũng không phải là thành ngữ.
Có sách ngữ pháp xếp câu "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" vào loại tục
ngữ. Một cuốn ngữ pháp khác trích dẫn bốn chữ "cây quế giữa rừng" từ một
truyện ngắn có ư phàn nàn cho một cô gái xinh đẹp nết na mà lấy phải một
người chồng vũ phu, và gọi đó là thành ngữ. Tôi nghĩ đây chỉ là những
trường hợp lẻ tẻ, chưa nên gọi là thành ngữ. Nên trả chúng về cho những
bài ca dao nguyên thủy.
Và tiện đây, chúng ta cũng nên phân biệt tục ngữ với những câu gần giống:
Cách ngôn, ngạn ngữ, danh ngôn, phương ngôn.
Một điểm cần nói ngay: Trong phạm vi này, chữ "ngôn" và chữ "ngữ" là đồng
nghĩa, có thể thay cho nhau được. Chúng ta quen nói như trên, nhưng vẫn có
thể nói: Tục ngôn, cách ngữ, ngạn ngôn, danh ngữ, phương ngữ. "Ngôn" và "ngữ"
ở đây đều có nghĩa lời nói.
Tục ngữ : Trong thông dụng, "tục ngữ" c̣n được gọi là "lời tục". "Tục" đây
là "thế tục", không phải "thô tục". Thay v́ nói "tục ngữ có câu", có thể
nói "lời tục nói rằng".
Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng là "tục ngữ. Nhưng "đen như mực", "sáng
như đèn" là thành ngữ. Xin nhắc lại và nhấn mạnh: Tục ngữ có ư b́nh phẩm,
phê phán, khuyên bảo, hướng dẫn. Thành ngữ chỉ mô tả, đánh giá, thường là
qua so sánh.
Cách ngôn : Chắc các bạn cao tuổi c̣n nhớ những ngày c̣n học ở bậc sơ học?
Hằng ngày, trên bảng đen, ngoài nhóm chữ ghi số học sinh, số hiện diện, số
khiếm diện, và ngày tháng, thầy giáo c̣n ghi những câu, đại để như: - Tiên
học lễ, hậu học văn; - Đói cho sạch, rách cho thơm... Trong những cuốn
luân lư, tập đọc, cũng có ghi những cây ấy. Đây là những câu cách ngôn.
"Cách" có nghĩa là "cách thức". Cách ngôn là lời nói mẫu mực, đáng noi
theo.
Ngạn ngữ : Là lời của người xưa c̣n truyền lại. Tất nhiên phải là "lời hay
ư đẹp", chớ chỉ là xưa không thôi, th́ xưa mấy cũng không đủ. Chẳng hạn
câu "Chích khuyển phệ Nghiêu" (Chó của tên Chích sủa vua Nghiêu; ư nói ai
có chủ nấy; vua Nghiêu là bậc vua thánh, nhưng con chó kia chỉ coi một
ḿnh Đạo Chích là chủ, nên sủa vua Nghiêu). Câu này chỉ có nghĩa thực dụng,
không được coi là "ngạn ngữ". Nhưng những câu sau đây th́ được coi là ngạn
ngữ: - Điểu tận cung tàng, thố tử cẩu phanh (Hết chim th́ cung bị đem cất,
thỏ chết th́ chó săn bị làm thịt; ư nói thói đời bội bạc); - Phú nhuận ốc,
đức nhuận thân (Của cải làm cho nhà cửa thành đẹp đẽ; đức độ khiến con
người trở nên tươi tắn).
Không có qui luật nào qui định, nhưng thường được coi là ngạn ngữ những
câu ư nghĩa thật hàm súc. Cụ thể là những câu không dài lắm.
Danh ngôn: Là những lời nói hay và đúng đến mức sâu sắc, được truyền tụng,
được người đương thời và hậu thế nhắc lại. Danh ngôn là của danh nhân. Một
lời nói tuy hay, nhưng của một người không nổi tiếng, khó trở thành danh
ngôn. Cũng vậy, một người nổi tiếng, nhưng lúc ngẫu hứng nói một câu ǵ đó,
xảo diệu về mặt trí thuật th́ có, nhưng mẫu mực về đạo hạnh th́ không, th́
lời ấy cũng không được coi là danh ngôn. Người ta có trích dẫn th́ cũng là
để cười chơi mà thôi.
Một đặc điểm của danh ngôn, có thể dùng để phân biệt với cách ngôn, ngạn
ngữ, là biết người phát biểu. Trích dẫn danh ngôn, luôn luôn phải ghi tên
người nói, có khi c̣n phải ghi hoàn cảnh nói nữa. Tóm lại, tục ngữ, cách
ngôn, ngạn ngữ là khuyết danh, nhưng danh ngôn là của riêng một người.
Cũng như ca dao là của chung, nhưng những câu thơ dù có nhiều phong vị dân
gian mà biết được tác giả là ai, th́ vẫn không xếp vào ca dao được.
Phương ngôn: Ngày nay, có một số từ điển và sách ngữ pháp dùng từ này để
gọi tiếng riêng của một địa phương, giống như từ "phương ngữ". Sách của
người Trung-Quốc cũng dùng "phương ngôn" theo nghĩa này.
Nhưng ngày trước, chúng ta đă dùng từ "phương ngôn" theo nghĩa "danh ngôn".
Trường hợp này, nếu viết chữ Hán, chữ "phương" phải viết với bộ "thảo", có
nghĩa là "thơm". Phương ngôn là lời nói thơm tho, đậm vị đạo đức, đáng lưu
truyền.
■
Những câu tục ngữ, ngạn ngữ, cách ngôn... đều là thành phần cố cựu của
tiếng Việt. Nhưng cũng giống như tiên tổ cao đời đối với con cháu ngày
nay, biết là ḍng dơi, nhưng không biết kỹ. Có khi c̣n hiểu sai.
Xin dẫn một ít trường hợp phổ biến:
- Nghe bốn chữ "đầu tắt mặt tối", ai cũng hiểu là ư muốn nói "làm việc
quần quật suốt ngày", nhưng "mặt tối" th́ c̣n luận nghĩa được (là bận "tối
tăm mặt mũi" chăng?), c̣n "đầu tắt" là cái ǵ?
- Để chỉ một cách nói năng cộc lốc, nghe không thuận tai, người ta hay
dùng thành ngữ "dùi đục chấm mắm cáy". Nhưng ai lại lấy cái "dùi đục" mà
chấm vào mắm làm ǵ?
(Dùi đục là một dụng cụ thợ mộc và cũng là vật gia dụng, bằng gỗ thật cứng
[trắc chẳng hạn], to bằng bắp tay, dài hơn hai gang, dùng đánh lên cán đục
để lưỡi đục xắn vào gỗ. Tục ngữ có câu: Dùi đánh đục, đục đánh săng [săng
là gỗ]. Nghĩa bóng là cấp cao ép xuống cấp giữa, cấp giữa ép xuống cấp
dưới).
Có phải nguyên thủy câu này là "dùi đục giă mắm cáy", rồi lâu ngày chuyển
biến thành ra khó hiểu chăng?
Trong bếp của người Việt ngày xưa, dùng để giă tiêu, giă cua... người ta
có một cái cối nhỏ bằng sành hoặc bằng gỗ, và một cái chày gỗ, h́nh dáng
và kích thước cũng tương tự như cái dùi đục của thợ mộc. Trong lúc cần giă
thứ ǵ đó, mà chỉ có cái cối, th́ người ta cũng có thể lấy dùi đục làm
chày, cũng giống như tạm dùng cán dao vậy. Dùi đục đầu không tṛn như chày,
tất nhiên kết quả không tốt: Giă cáy th́ cáy không nhuyễn, lại khua lộp
cộp không êm. Chẳng khác mấy với những lời lẽ thô kệch, không lọt tai
thiên hạ.
- Để tả dáng đi lảo đảo, xiêu vẹo, chân nọ vấp vào chân kia của người say
rượu, người ta hay dùng thành ngữ "chân nam đá chân xiêu", hoặc "chân đăm
đá chân chiêu". "Đăm", "chiêu" đều là từ cổ, có nghĩa là "bên mặt", "bên
trái". "Chân đăm đá chân chiêu" có nghĩa chân mặt vấp vào chân trái. "Nam"
và "xiêu" trại ra từ "đăm" và "chiêu".
Nhưng ngày nay, chúng ta có từ ghép "đăm chiêu" để tả dáng vẻ của một
người đang lắng trí suy tư. Sự chuyển nghĩa thật là khó hiểu. Tại sao
nguyên nghĩa là "bên phải bên trái" mà lại có thể chuyển thành "suy nghĩ"?
Có phải suy nghĩ nhiều quá, đến nỗi quên cả ngoại cảnh, không để ư ǵ đến
bên trái bên mặt của ḿnh không? Xin thử đặt một câu "giả tưởng": - Kẻ
cuồng sĩ ngồi trầm ngâm bên án thư suốt mấy trống canh, không lư ǵ đến
hai phía đăm chiêu.
Qua nhiều đời, "suy nghĩ nhiều = không đăm chiêu" biến thành "đăm chiêu =
suy nghĩ". Có lư chăng?
Dù sao, từ cái dáng đi như muốn ngă mà trở thành trầm lắng suy tư, tức là
đă đổi từ vật chất sang tinh thần, từ anh say rượu thành nhà hiền triết,
rơ ràng là biến dở thành hay. Vậy, chúng ta cứ yên tâm dùng "đăm chiêu"
theo nghĩa ngày nay, không cần bận tâm tới cái xuất xứ của nó nữa.
- Ngày nay ai cũng hiểu thành ngữ "lang bạt kỳ hồ" (hoặc gọn hơn: lang bạt)
theo nghĩa "rày đây mai đó". Nhưng nghĩa nguyên thủy của mấy chữ này khác
hẳn, gần như ngược lại.
Đây là một thành ngữ của cổ văn Trung-Quốc. Kinh Thi có câu tả dáng một
con sói già như vầy: Lang bạt kỳ hồ, tái trí kỳ vĩ (sói bước tới th́ đạp
cái yếm cổ, bước lui th́ vướng cái đuôi). Cũng giống như mấy chữ "tấn thối
lưỡng nan". Du nhập vào tiếng Việt, nghĩa gốc mất hẳn. Chuyện của một con
sói già được chuyển giao cho một con người trẻ (Có ai già mà c̣n lang bạt
kỳ hồ nổi). Và nghe rất văn chương? Văn chương hơn cả câu "tang bồng hồ
thỉ"!
- Vắng chủ nhà gà mọc đuôi tôm: Gà con được chừng hơn tháng, ở đuôi có lú
(nhú) ra mấy cái lông cứng trông giống như đuôi con tôm, gọi là "gà lú
đuôi tôm". Qua giai đoạn này, gà mới trở thành "gà gị". Nhưng không hiểu
sao, gà gị chỉ được kể là thịt mềm ăn ngon, c̣n gà mà mọc đuôi tôm th́
được coi là sung sướng vui chơi thỏa thích. Hễ chủ nhà đi vắng, th́ gà
thừa dịp mọc đuôi tôm ra. Hễ người lớn đi vắng, th́ con nít tha hồ chơi
đùa nghịch phá; hễ chủ đi vắng th́ người làm ngồi chơi, bỏ bê công việc...
Nghĩa bóng dễ hiểu, nhưng nghĩa đen không dễ. Lông đuôi của gà đến độ th́
mọc, chớ đâu phải muốn mọc lúc nào cũng được?
Nghe hơi vô lư, nên đă có người chữa lại: Vắng chủ nhà gà vọc niêu tôm. Có
lư hơn một chút, nhưng cũng chưa phải là hoàn toàn. Niêu tôm ở đâu mà sẵn
để cho gà vọc như thế? Lại chữa lần nữa: Vắng chủ nhà gà bươi bếp. Nghe
rất có lư, nhưng hiền lành, v́ thường thấy quá.
- Theo quan niệm cũ, hai bên thông gia cân xứng với nhau về gia thế, th́
được gọi là "môn đăng hộ đối". Nhiều người nói như vậy. Nhưng như vậy là
trật đấy các bạn. Phải là "môn đương hộ đối" mới đúng chữ. Chữ "đương" này
có thể đọc là "đang", nhưng không thể đọc là "đăng".
"Môn" là cửa lớn, "hộ" là cửa nhỏ; "đương" và "đối" đều có nghĩa là địch
lại được. Bên nhà trai có "môn" th́ bên nhà gái phải có "môn" để đương
lại; bên nhà gái có "hộ" th́ bên nhà trai phải có "hộ" để đối lại. Nếu
không, th́ không đương đối. Như trong cuộc đấu phú với Vương Khải, Thạch
Sùng thiếu cái mẻ kho, không đương đối, thành phải thua vậy.
Tuy nhiên, "môn đăng hộ đối" nghe đă quen tai. Bạn nào không thích đổi,
th́ xin cứ nói như cũ. Cái sai cũng chẳng có ǵ nghiêm trọng.
■
Cuối cùng, chúng ta thảo luận một chút về vần điệu của những câu thành
ngữ, tục ngữ...
Tiếng Việt nhiều âm điệu, người Việt thích làm thơ, thích cách nói cân
xứng, nên những câu truyền thống của chúng ta nhiều câu có vần, có đối;
nếu không, th́ cũng phải nhịp nhàng, để nghe cho thuận tai.
Có đối: Dài lưng tốn vải; ngồi không ăn sẵn; văn hay chữ tốt; sáng tai họ
điếc tai cày; có công mài sắt có ngày nên kim.
Có vần: Dây cà ra dây muống; đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ; biết th́ thưa th́
thốt, không biết th́ dựa cột mà nghe; đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma
mặc áo giấy.
Có vần có đối: Năm cha ba mẹ; già đ̣n non lẽ; của chồng công vợ; sai một
li đi một dặm; ăn theo thuở ở theo thời.
Câu đặt có vần, có đối th́ đọc lên nghe êm tai. Nhưng trong thực tế, sự
chuộng thuận âm cũng có khi làm cho khó hiểu.
Nghe câu "cái nết đánh chết cái đẹp", ai cũng hiểu theo nghĩa đối với
người đàn bà, đức hạnh quan trọng hơn dung nhan. Nhưng sao không nói "cái
nết quí hơn cái đẹp" mà lại phải dùng chữ "đánh chết"? Nói như vậy, không
sợ có người hiểu lầm rằng đàn bà hễ có nết na th́ nhan sắc mất đi hay sao?
Chẳng qua người đặt muốn dùng chữ "chết" để cho có vần với chữ "nết" phía
trước.
Nghe câu "già kén kẹn hom", ai cũng nghĩ ngay đến trường hợp của một người
(thường là đàn bà) quá khó tính trong việc chọn lựa người bạn trăm năm,
cuối cùng phải sống cô độc, hoặc gặp phải một người phối ngẫu không ra ǵ.
Nghĩa bóng là như thế, xưa nay không ai thắc mắc. Nhưng câu này chắc chắn
có nghĩa đen. Về nghĩa đen, "già kén" có nghĩa là "để kén tằm quá lâu trên
hom, không gỡ đem ươm đúng ngày"; nhưng "kẹn hom" nghĩa là ǵ? Có phải là
"làm vướng hom, khiến hom không đủ chỗ cho lứa tằm chín tiếp theo lên làm
kén không"? "Kẹn" có thể là chữ cổ, có nghĩa là "chật", nhưng không lấy ǵ
làm chắc. Tóm lại câu "già kén kẹn hom" đă thông dụng theo nghĩa ước lệ,
nhưng truy nguyên, cũng không chắc hiểu đúng. Chẳng qua từ đời thuở nào,
người đặt muốn dùng chữ "kẹn" để có vần với chữ "kén", không lường được
chuyện con cháu đời sau không hiểu nổi chữ ấy.
Thử đối chiếu với một câu cấu trúc rất giống và nghĩa khá gần: - Già néo
đứt dây. Muốn gộp nhiều cây gỗ thành một bó chặt, hoặc kéo hai cây trụ lại
gần nhau, mà sức tay không không làm nổi, người ta buộc một ṿng dây thật
bền rồi dùng một đoạn cây ngắn mà xoắn, càng xoắn th́ càng chặt, nhưng nếu
xoắn quá mức th́ dây sẽ đứt. Làm như vậy, tiếng nhà nghề gọi là "néo";
"già néo" là néo quá căng. Rút kinh nghiệm từ một công việc cụ thể, ông bà
chúng ta khuyên con cháu không nên quá găng trong cách khu xử, để tránh đổ
vỡ, tránh hỏng việc.
Thử đặt một giả thuyết: Nếu như với câu này, người nói cũng chuộng h́nh
thức, muốn cho chữ "néo" có vần với một chữ đi sau, th́ câu có thể là "già
néo nẹo dây", và ngày nay, chúng ta cũng phải t́m hiểu xem chữ "nẹo" có
phải là chữ cổ và có nghĩa là đứt hay không.
Cũng may, trong số thành ngữ tục ngữ, những câu v́ có vần mà trở nên khó
hiểu cũng không bao nhiêu. Gặp những trường hợp ấy, chúng ta chỉ nên dùng
và hiểu theo nghĩa bóng đă được mọi người chấp nhận, không cần mất công
t́m về tận gốc.
Tuy nhiên, không phải tất cả những chữ nghe lạ tai đều khó hiểu đối với
mọi người. Có thể trong thông dụng không gặp, nhưng trong tự điển có. Có
thể người miền này không hiểu, nhưng người miền khác hiểu. Chẳng hạn, với
câu "khôn sống mống chết", các tự điển đă chú nghĩa "mống" là "dại; với
câu "khôn cho người dái dại cho người thương", các tự điển đă chú nghĩa
"dái" là "nể sợ". Người miền Nam nghe câu "ăn nên đọi, nói nên lời" có thể
lấn cấn với chữ "đọi", nhưng người Huế th́ hiểu ngay là "bát".
Ngoài ra, c̣n có những trường hợp trong câu chữ nào cũng thông dụng, nhưng
v́ chúng đổi chỗ cho nhau, hoặc nguyên là đi cặp bây giờ tách ra, nên trở
thành khó hiểu.
Chúng ta quen nói "lời ăn tiếng nói", rồi v́ quá quen, không thắc mắc "lời
ăn" là ǵ. Điểm lạ tai này do việc tách chữ: "Ắn" và "nói" nguyên đi cặp
với nhau thành "ăn nói", và chữ "ăn" mất nghĩa đi, chỉ c̣n chữ "nói" giữ
nghĩa; "ăn nói" tức là "nói". Nếu đặt theo kiểu không tách chữ, th́ câu sẽ
là "lời tiếng ăn nói". Nhưng nói như vầy, nghe sao thuận tai?
Chúng ta quen nói "vạch mặt chỉ tên", nhưng có thể nguyên thủy câu này là
"chỉ mặt vạch tên"; cũng như câu "ăn không ngồi rồi" (rồi = rổi), có thể
nguyên thủy là "ngồi rồi ăn không". Dùng quen, người đời sau đảo lại cho
thuận miệng.
Đặc tính của cách nói thuận miệng có cả hay lẫn không hay. Hay là nghe
nhịp nhàng linh động. Không hay là mở cửa cho cách nói buông tuồng. Chẳng
hạn như từ câu "bán trời không văn tự", người thích kiểu nói thuận miệng
liền đổi ra câu "bán trời không mời thiên lôi"; từ câu hai vế "khôn cho
người dái, dại cho người thương", có người đă kéo thêm vế thứ ba "đừng dở
dở ương ương chúng ghét".
Hồng Huy |