Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

Hát giải hạn
 
Ngày xưa, con người thường tin vào số mệnh. Khi gặp nhiều việc không may hoặc tin rằng vào những tuổi, những năm, tháng nào đấy con người sẽ bị những hạn lớn như mất tiền của, bệnh tật..., th́ con người đă t́m những cách giải hạn, hy vọng tai qua nạn khỏi. ở vùng Quan họ, nhiều người trước đây, sau khi làm các nghi thức cúng lễ, thường mời 4,5,6 nhóm Quan họ vừa nam, vừa nữ đến nhà ca một đêm Quan họ với niềm tin rằng có Quan họ nam nữ dập d́u đến nhà, ca xướng giao hoà đông vui, gắn bó th́ cái may sẽ đến, cái rủi sẽ qua, vững ḷng sống trong niềm tin, hy vọng có che chở. Hát giải hạn không bị g̣ bó nhiều vào lề lối mà có thể chỉ ca đối đáp một bài theo giọng La rằng, sau đó bên hát trước muốn hát bài nào th́ bên hát sau hát đối bài đấy. Không đối đúng cũng cho qua và cứ thế tiếp tục kéo dài canh hát gồm những bài đối đáp có nội dung vui vẻ, gắn bó, hẹn ước, thề nguyền...Kết thúc canh hát cũng hát đôi câu giă bạn rồi các Quan họ chúc gia chủ may mắn, b́nh yên, rủi không đến, phúc ùa về...trước lúc ra về. Gia chủ thường gửi biếu Quan họ "lộc thánh" tức là một ít vật phẩm đă dùng để cúng lễ
 
Hát hội
 
Trong vùng Quan họ, một trong những hoạt động văn nghệ chủ yếu của hội làng là ca hát Quan họ giữa nhiều bọn Quan họ nam nữ. Từ ngày 4 tháng giêng âm lịch cho đến ngày 28 tháng hai âm lịch, liên tiếp các hội làng diễn ra trong vùng Quan họ. Nam nữ Quan họ cũng tấp nập mời nhau đi các hội làng "...để vui xuân, vui hội, gặp bàu, gặp bạn, ca đôi câu, đôi canh cầu may, cầu phúc" Suốt tháng 8 âm lịch hàng năm, các làng lại có lệ vào đám, ở hội đ́nh, Quan họ lại có dịp mời nhau dự hội, ca hát ở Hội, có 2 h́nh thức ca hát.
 
Hát vui:
 
Hội nào cũng có nhiều nhóm Quan họ kéo đến . Hội Lim, có những năm đông vui, hàng trăm nhóm Quan họ của cả vùng kéo về dự hội và ca hát cùng nhau. Trong đó, có những nhóm đă từng đi ca ở hội nhiều năm, nhưng cũng có nhiều nhóm Quan họ trai, gái, lần đầu tiên được các anh nhớn, chị nhớn Quan họ dẫn đi ca ở hội vừa để thành thạo, mạnh dạn hơn về ca hát, vừa để đi t́m nhóm bạn khác giới, khác làng để kết bạn.
 
Cho nên h́nh thức "hát vui đôi câu để vui xuân, vui hội, vui bàu, vui bạn" là h́nh thức ca hát Quan họ chủ yếu ở hội. Có thể là đôi nhóm Quan họ nam nữ đă kết bạn hẹn nhau đến hội ca cùng nhau. Cũng có thể nhóm nam nữ đă kết bạn mời một nhóm nam nữ Quan họ khác cũng đă kết bạn, rồi nhóm nam của nhóm này hát với nhóm nữ của nhóm kia để "mở rộng đường đi lối lại, học đ̣i đôi lối, đôi câu".Cũng có thể nhóm anh nhớn, chị nhớn Quan họ dẫn nhóm em bé Quan họ của ḿnh đi hội lần đầu để t́m nhóm em bé Quan họ của nhóm khác cho "các em gần bến gần thuyền ...theo đ̣i cho kịp anh, kịp em..." tạo dịp và bắc cầu cho các em bé ca hát cùng nhau. Cũng có thể có nhóm Quan họ nào đấy có một cặp anh Hai, anh Ba, hoặc cặp chị tư, chị Sáu...nổi tiếng có giọng hát hay hoặc nổi tiếng có nhiều bài lạ, mới, th́, các nhóm Quan họ khác cũng "đánh đường" t́m đến, xin được ca hát đôi câu để "tai nghe giọng ca, mắt nh́n thấy mặt..." cho thoả nỗi ước mong.
 
Tất cả những cuộc hát như vậy toả ra ở khắp đó đây trong hội, làm nên niềm vui và vẻ đẹp đặc trưng của hội ở vùng Quan họ. Người Quan họ gọi những cuộc hát như vậy là hát vui, ca vui; không phải theo những lề luật như hát thi, hát canh; chỉ cần tuân theo một số điều của lề lối truyền thống: hát đôi, đối đáp nam nữ. Trong hát đối vui ở hội cũng không phải đối giọng đối lời mà thường là nặng về đối ư, đối lời để sao cho khi ca lên người ta thấy được cái t́nh, cái ư hai bên gắn bó, hô ứng, giao hoà cùng nhau. Cũng không phải bắt đầu từ những câu giọng cổ mà có thể bắt đầu vào ngay giọng vặt, vào ngay một bài nào mà bên hát trước cảm thấy nói ngay được điều muốn nói, hoặc phô diễn được ngay sự thành thạo, khéo léo trong nghệ thuật ca hát của ḿnh. V́ vậy, nghe hát ở hội thường dễ nhanh chóng nhận ra những bài hát hay, những giọng hát hay.
 
Khi trời đă xế chiều, Quan họ sắp phải ra về, có nhiều nhóm quyến luyến cùng nhau, họ tiễn đưa nhau những quăng đường dài và thỉnh thoảng lại dừng lại ca những câu giă bạn đậm đà t́nh cảm gắn bó, man mác nỗi buồn chia tay, tạo nên những chiều ră hội rất riêng của hội vùng Quan họ, gây ấn tượng rất sâu, bền vững trong tâm hồn mỗi người. Cũng có thể những nhóm Quan họ ở chính làng Quan họ có hội mời bạn của ḿnh về nhà "ca một canh suốt sáng cho vui dân, vui xóm, cầu phúc, cầu may", tiếp nối chiều sâu cho không khí hội vùng Quan họ.
 
Hát thi:
 
Không phải hội làng nào trong vùng Quan họ cũng có hát thi hoặc hát giải. Cũng không phải ở một làng nào đấy cứ giữ lệ hàng năm đến hội là đều có hát giải. Tuỳ từng năm, ví dụ được mùa, làng mở hội to, dài ngày, Quan họ trong làng náo nức xin dân mời Quan họ các nơi về hát giải..., th́ năm ấy, có thể có hát giải trong hội. Muốn mở hội hát giải ở một làng th́ làng ấy phải chọn được nhóm quan họ ra giữ giải, để Quan họ các nơi về phá giải hay cũng gọi là giật giải. Đôi khi cũng có làng gần vùng Quan họ, yêu mến Quan họ, nhưng trong làng không có Quan họ, mà, v́ hội làng đó thường mở to, đông người, trong đó có nhiều nhóm Quan họ, về dự hội, th́, làng đó cũng có thể tổ chức hát thi Quan họ và chọn mời trong số những nhóm Quan họ xin giữ giải, lấy ra một nhóm giữ giải để nhóm Quan họ khác vào giật giải.
 
Nhóm giữ giải cần phải:
 
- Hát được thành thạo những bài hát Quan họ đă được lưu hành một cách rộng răi trên vùng Quan họ cho đến thời điểm ấy. Con số bài bản này có thể tới trên 200 bài. Có như vậy mới mong người ta ca bài nào, ḿnh đối ngay được bài đó.
 
- Sáng tác và ca được một vài bài mới sáng tác, gọi là bài độc, bí mật luyện trong nhóm, đến khi vào thi mới ca lên bài đó, hy vọng bên kia không có bài đối, để giành phần thắng điểm.
 
- Có vốn âm nhạc và thơ ca vào bậc giỏi để hy vọng rằng nếu bên phía nhóm giật giải tung ra bài độc th́ có thể nhanh chóng, sau 4,5 phút đồng hồ (thời gian thông thường để hát xong một bài Quan họ), bắt được làn điệu mới ấy, ghép ngay vào một đoạn thơ nào đó đă thuộc, tạo nên bài ca đối lại và ca ngay được bài đó. Khả năng này thường hiếm, mỗi thế hệ Quan họ chỉ có được một vài đôi đạt tới.
 
Trước ngày thi, làng mở giải phải niêm yết (c̣n gọi là bố cáo) lời mời các Quan họ về hội hát giải và thể lệ của hát giải ở trước cửa đ́nh làng. Nhóm giữ giải và các nhóm sẽ đi giật giải cũng bắt đầu một đợt ôn luyện đều đặn, kiên nhẫn để hát thạo những bài hát khó, nhất là những bài hát mới được tung ra trong những hội làng trước đó để giữ chắc phần ít nhất là hoà. Từ khả năng ít nhất là hoà ấy, các Quan họ chỉ định người đặt câu (sáng tác lời thơ) và bẻ giọng (phổ nhạc cho thơ) để có được những bài độc để giành phần thắng.
 
Thể lệ một cuộc hát giải của các làng có thể có những ưu điểm khác nhau về chi tiết, nhưng có những nét chung của thể lệ thi hát Quan họ ở hội. Trước hết là tŕnh tự cuộc hát: mở đầu, mỗi bên hát một bài chúc theo giọng La rằng (cũng gọi là giọng sổng) để chúc dân làng. Sau đó, chuyển sang giọng lề lối (cũng gọi là giọng cổ) bắt buộc, để khảo xem người dự thi có đủ điều kiện ban đầu dự thi hay không. Khi khảo giọng lề lối bên giữ giải có thể hát trước để bên giật giải phải đối lại lần lượt đủ cả 5 bài bắt buộc: Hừ La, La rằng, Đương bạn, Cây gạo, Cái hời caí ả.Những bài này không tính điểm thi; nhưng nếu không đối được một bài, th́ không được tiếp tục thi. Tiếp theo, bên giữ giải có quyền hát trước 5 bài, bất kể bài ǵ. Cứ sau mỗi bài bên giữ giải hát trước th́ bên giật giải phải đối lại đúng cách: đối giọng, đối lời. Nếu đối đủ và đúng cách là xong và coi là hoà. Xong đủ mười lần hát như vậy, người Quan họ gọi là đủ năm trên năm dưới. Tiếp theo đó, người giật giải được quyền hát trước 5 bài và người giữ giải đến lượt phải lần lượt hát đối lại từng bài một. Nếu lại đối đủ và đúng th́ hoà, nếu bên nào không đối được bài nào th́ coi như là thua điểm. Cứ tiếp tục ṿng năm trên năm dưới như thế, tuỳ theo hội mở dài hay ngắn. Nhưng nh́n chung, nhiều hội chỉ thi ba lượt năm trên năm dưới là đi vào phân định, thắng, thua. Nếu cộng với 2 lượt hát chúc và 10 lượt hát 5 bài lề lối th́ một cuộc hát thi thường được 21 bài với 42 lượt hát trong khoảng thời gian trung b́nh 126 phút đến 168 phút đồng hồ, chưa kể thời gian ngừng hát v́ những lư do quanh việc hát: gặp bài hát khó hoặc hát mới, khó đối, hoặc tranh luận nghệ thuật về hơn thua v.v... Đôi khi cũng có những cuộc hát kéo dài cả 2,3 ngày hội, nhưng Quan họ đă thoả thuận cùng nhau: đối đáp những bài thường hát trong một vài ngày cho vui, sau đấy mới sang phần hát thi.
 
Để phân định hơn, thua, định giải thi hát Quan họ phải có một ban cầm chịch. Ban cầm chịch do làng chọn ra gồm những bô lăo am hiểu sau sắc về luật Quan họ, có đủ tŕnh độ và uy tín để phân định hơn, thua, sai đúng trước dân và đông đảo Quan họ trong vùng. Có thể từ 3 đến 5 cụ, đứng đầu là người do quan đám - chức vị do dân cử để lo liệu mọi việc ngày vào đám - chỉ định. Hát thi hoặc hát giải Quan họ trong ngày hội thực sự đă đưa hoạt động ca hát vào một cuộc thực hành nghệ thuật lớn hàng năm trên cả các mặt : sáng tạo, diễn xướng, thưởng thức, học tập, phẩm b́nh...nghệ thuật, tiếp tục nâng cao tŕnh độ lên một bước mới cuả tiến tŕnh tồn tại và phát triển Quan họ.
 
Hát mừng
 
Xưa khánh thành nhà mới, con cái đỗ đạt bằng cấp, đă đẻ nhiều con gái rồi đẻ được con trai...đều có thể ăn mừng. Lên thọ tuổi 50, 60, 70, 80..., đỗ bằng cấp cao, thăng quan tiến chức ...thường mở tiệc khao. Trong các dịp ăn mừng và khao, ngoài việc làm những nghi lễ, mời họ hàng, dân làng...đến ăn mừng, th́ trong vùng Quan họ bao giờ cũng có những canh hát Quan họ của nhiều nhóm Quan họ kéo dài có khi vài ngày đêm.
 
Trong những cuộc hát mừng này, Quan họ không phải tuân thủ lề lối nghiêm ngặt mà cốt sao có nam, có nữ, có đối đáp, hầu hết là ca những bài giọng Vặt có nội dung lời ca sâu nặng nghĩa t́nh, gắn bó keo sơn và không khí hát phải thật vui, nhiều tiếng cười, lời nói vui xen vào khi hát.
 
Chủ và khách chan hoà trong niềm vui và hy vọng chân t́nh. Hát ở các đám cưới cũng vậy. Chỉ cần tránh những bài có nội dung, lời ca ai oán, trách móc, than thân than phận.
 
  
 
Hát lễ thờ
 
Khi các Quan họ rủ nhau đến hội làng để hát vui hoặc hát giải, th́ mỗi nhóm Quan họ thường sắm sửa trầu, cau, hương, nến, hoa quả để vào đ́nh làm lễ thánh và cũng là lễ tŕnh dân. Các nhóm Quan họ thường rủ nhau có nam, có nữ cùng vào làm lễ. Khi các Quan họ xin vào đặt lễ thờ th́ thường được các vị "nóc dân đầu xă, bô lăo, bàn bạc..." Trong làng có hội tiếp đón một cách trang trọng, nồng hậu, dù dưới thời phong kiến rất ngặt nghèo với việc có đàn bà, con gái trước bàn thờ Thành hoàng làng vào những dịp lễ trọng.
 
Sau khi đặt lễ cúng thánh trong tiếng trống thờ uy nghiêm xong, các nhóm Quan họ thường ca một đôi bài theo giọng La rằng để chúc thánh, chúc dân người an, vật thịnh, phúc, lộc, thọ, khang ninh. Như vậy, Quan họ gọi là hát lễ thờ. Khi đă hát lễ thờ rồi các nhóm Quan họ dù hát vui ở hội, dù hát canh trong nhà, đều được dân làng quư trọng và bảo trợ.
  
Hát kết chạ
 
Các làng đă kết chạ anh chạ em cùng nhau, cũng có nơi gọi là kết ước, ăn giải thường coi nhau là người một nhà. Vào dịp có hội lễ, chạ anh chạ em thường mời nhau sang dự hội. Khi đi dự hội như vậy, ngoài các vị "nóc dân đầu xă" th́ Quan họ hai làng cũng mời nhau sang ca vui ở hội hoặc ca những canh hát thâu đêm trong nhà.
 
Nhưng trước mọi cuộc hát hội, trong cuộc tiếp chạ anh chạ em ở ngoài đ́nh, ngoài việc tiến hành mọi nghi lễ đón tiếp, tế lễ thường có cuộc hát Quan họ giữa nam nữ hai chạ, trong đ́nh, trước đông dân. Cuộc hát này thường gồm nhiều bài ca chúc tụng theo giọng La rằng, sau đó là đối đáp một số bài giọng Vặt mà Quan họ cho là hay, phải có giọng ca thật khéo mới "bắt" nổi. Một cuộc phô diễn khả năng, tŕnh độ nghệ thuật ca hát kín đáo diễn ra giữa Quan họ 2 làng, không có phân định hơn thua nhưng không kém phần sôi nổi, hào hứng. Xong cuộc hát Quan họ kết chạ này, các nhóm Quan họ mới mời nhau toả đi hát tự do trong hội.
 
Những điểm về lề lối ca hát Quan họ là những hiểu biết bắt buộc của người đi ca Quan họ. Người Quan họ xưa thường khen những người "biết đủ lối, ca đủ câu" hoặc nói: "xin được học đ̣i đủ lối, đủ câu" Cho nên, biết đủ lối, ca đủ câu, là thước đo tŕnh độ của các liền anh, liền chị Quan họ. Sự phong phú nhiều vẻ cả về lề lối, nội dung ca hát Quan họ trong những mục đích khác nhau, hoàn cảnh khác nhau gắn bó với sự phong phú của nội dung, mục đích và bản chất của ca hát Quan họ.
 
Phần 4 :Phong tục trong giao du Quan họ
 
Lề lối ca hát Quan họ thường mang tính thống nhất cao trong toàn vùng Quan họ. Nhưng, trong giao du gắn liền với ca hát Quan họ, tuy về đại thể th́ gần gũi nhau, nhưng giữa các làng cũng có những nét khác nhau. Sau đây là một số nét phong tục có nhiều làng tuân thủ.
 
Tục kết bạn
Tục rủ bọn
Trang phục đi hát Quan họ
Một số điểm giao tiếp trong Quan họ
 
Tục kết bạn
Tục kết bạn trong Quan họ có những chi tiết khác nhau giữa các làng, nhưng cũng có những nét chung. Có nơi như Thị Cầu, Làng Yên, Ngang Nội .. . ,trong cùng một thời gian, nhóm Quan họ này kết bạn 2,3 nhóm Quan họ khác và sự kết bạn ấy có khi chỉ kéo dài vài, ba năm rồi lại kết với nhóm khác.
 
Có nơi như Bồ Sơn - Y Na , hai nhóm nam nữ Quan họ đă kết bạn với nhau rồi th́ không kết bạn với nhóm thứ ba và có tục lệ không bao giờ lấy nhau, giữ đường đi lối lại trọn đời.
 
Có nơi như Diềm và Bịu, hai nhóm đă kết bạn th́ không kết bạn với nhóm thứ ba. Không những thế, cả bên nam, bên nữ, mỗi bên c̣n gây dựng một nhóm bé Quan họ để dẫn dắt họ lại kết bạn với nhau, cứ thế, hết thế hệ này đến thế hệ khác, hàng trăm năm, tạo nên một t́nh bạn truyền đời. Những nhóm Quan họ này thường có tục không lấy nhau thành vợ thành chồng.
 
Có nơi như Thị Cầu, Ngang Nội, Sen Hồ...chỉ có Quan họ nam , nên chỉ mới và kết bạn với Quan họ nữ ở nơi khác.
 
Có nơi có cả Quan họ nam và Quan họ nữ, khi đi t́m bạn để kết ở làng khác, thường rủ nhau một nhóm nam và một nhóm nữ làng này đến kết bạn với một nhóm nữ và một nhóm nam làng kia, tạo nên t́nh bạn tay tư hoặc c̣n gọi là bộ bốn.
 
Tuy có những điểm khác nhau trong tục kết bạn nhưng nh́n chung có những điểm giống nhau:
 
- Đă là Quan họ kết bạn th́ phải khác giới, khác làng, đều là anh, là chị, là em của nhau, rất ít khi Quan họ đă kết bạn lấy nhau thành vợ thành chồng. Dù giữ t́nh bạn kết trong một số năm, hoặc trọn đời, hoặc truyền đời th́ các Quan họ vẫn cư xử thân thiết, quư trọng, giữ đường đi lối lại thăm hỏi khi vui buồn đến trọn đời.
 
- Khi đi hội hè hoặc đi ca hát ở đâu, các Quan họ kết bạn thường hẹn rủ nhau cùng đi. Mỗi khi làng có hội lệ, hoặc những việc vui mừng Quan họ kết bạn cũng thường mời nhau đến nhà ca hát.
 
- Cũng có sự đùm bọc lẫn nhau về vật chất những khi một ai đó trong nhóm Quan họ kết bạn gặp hoạn nạn, khó khăn.
 
- Trong giao tiếp thường giữ ǵn phong độ lịch sự từ ngôn ngữ, cử chỉ, khi đứng, khi ngồi; từ chén nước, miếng trầu, mâm cơm thết bạn...đều biểu lộ sự tôn trọng, quư mến lẫn nhau. Không có sự suồng să, thô lỗ, trong giao tiếp Quan họ.
 
Tục rủ bạn
 
Muốn đi hát Quan họ phải có bọn: bọn nam hoặc nữ. Từ bọn xưa có lẽ không mang nhiều nghĩa xấu như hiện nay.
 
Có nơi do các anh nhớn Quan họ, chị nhớn Quan họ đứng ra rủ bạn cho các em bé Quan họ. Nhưng cũng có nhiều nơi do ḷng yêu thích ca hát Quan họ, c̣n gọi là chơi Quan họ, những chàng trai, cô gái, 15,16,17 tuổi tự rủ nhau thành bọn rồi t́m đến một vài anh nhớn, chị nhớn hoặc vài cụ Quan họ để học ca hát, rồi nhờ các bậc đi trước đưa đường, chỉ lối, bắc cầu cho t́m nơi kết bạn...
 
Mỗi bọn Quan họ thường có 4,4,6 người và được đặt tên từ chị Hai, chị Ba, chị Tư, chị Năm hoặc anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm, có đôi làng có đến anh Sáu, chị Sáu. Nếu số người đông đến 7,8 người th́ có thể đặt thêm: anh Ba (bé), chị Tư (bé)v.v..mà không đặt anh Bẩy, chị Tám v.v....Không có chị cả, anh cả trong bọn Quan họ.
 
Khi ra hội hoặc giao tiếp giữa các Quan họ, thường gọi nhau bằng tên anh Hai, chị Ba...hoặc liền anh Quan họ, liền chị Quan họ mà không gọi tên thật. Vùng Quan họ, xưa, trong khẩu ngữ, người ta không nói đàn ông, đàn bà để phân biệt nam, nữ mà nói: liền ông, liền bà.
 
Trong một bọn Quan họ, tuy chia ra anh Hai, Ba, Tư, Năm...nhưng họ sống b́nh đẳng, đùm bọc, thương yêu, gắn bó cùng nhau. Cả ngày lao động, nhưng đêm đến, họ thường rủ nhau ngủ bọn ở nhà một anh nhớn, chị nhớn nào đấy để học câu luyện giọng. Trước tiên là học đủ lối, đủ câu; luyện giọng sao cho mẫm, cho nền, cho vang, cho ngọt, cho nẩy, cho rền. Sau đó là tập nói năng, lề lối ứng xử, giao tiếp, rồi mới tiến đến chỗ đi hát hội, kết bạn, hát canh, hát thi. Cao hơn nữa là biết đặt câu (sáng tác lời thơ làm lời ca), bẻ giọng (phổ nhạc cho thơ) và ứng đối kịp thời.
 
Những bọn Quan họ này thường là bạn trọn đời cả trong ca hát và ở đời thường.
 
Họ phải ghép và luyện sao cho từng đôi một thật hợp giọng nhau, để đi ca hát. Thường mỗi đôi hát một số bài, lần lượt thay nhau cho trọn canh hát. Có những đôi nam, đôi nữ nổi tiếng đủ lối, đủ câu, giọng vang như chuông...trong giới Quan họ trong những thời điểm khác nhau, ở những thế hệ khác nhau.
 
 
Trang phục khi ca hát Quan họ
 
Hát Quan họ thường vào dịp hội hè hoặc những cuộc họp mặt mừng vui (khao, cưới...) lại cộng thêm những chuẩn mực văn hoá được h́nh thành dần trong quá tŕnh tồn tại, phát triển Quan họ, ở mọi mặt, thêm nữa, từ lâu đời, cư dân vùng Quan họ sớm tạo được cho ḿnh một mức sống kinh tế tương đối dễ chịu, cho nên đă đi ca hát Quan họ th́ dù đời riêng có giàu nghèo khác nhau, các bọn Quan họ thường đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau để sao cho trang phục khi đi ca hát, nam nữ đều cố gắng giữ cho được sự trang trọng, lịch sự theo nề nếp và truyền thống chung.
 
Trang phục nam Quan họ
 
Nam mặc áo dài 5 thân, cổ đứng, có lá sen, viền tà, gấu to, dài tới quá đầu gối. Thường mặc một hoặc hai áo cánh, sau đó đến hai áo dài. Chất liệu để may áo cánh và áo dài bên trong thường là các loại vải màu trắng như diềm bâu, vải cát bá, vải phin, vải trúc bâu. ở những vùng nuôi tằm, kéo tơ, các áo trong bằng sồi hoặc lụa...Riêng áo dài bên ngoài thường màu đen, chất liệu là lương, the, đôi khi có một vài người khá giả hơn th́ áo ngoài may bằng đoạn mầu đen, cũng có người áo dài phủ ngoài may 2 lần: một lần ngoài bằng lương hoặc the, đoạn, lần trong bằng lụa mỏng màu xanh cốm, xanh lá mạ non, màu vàng chanh...gọi là áo kép.
 
Quần dài trắng, ống rộng, may kiểu có chân què, dài tới mắt cá chân. Chất liệu may quần cũng bằng diềm bâu, phin, trúc bâu. Cũng có khi bằng lụa truội, màu mỡ gà. Có thắt lưng nhỏ để thắt chặt cạp quần.
 
Chân đi dép đen theo kiểu dép Gia định. Nhiều người đi guốc. Vào đầu giữa thế kỷ XX, người ta cũng đi giầy vải, giầy da, kiểu du nhập từ nước ngoài vào.
 
Đầu đội khăn bằng nhiễu hoặc khăn xếp được làm bán sẵn ở các cửa hàng. Hồi đầu thế kỷ XX, đàn ông c̣n nhiều người búi tó th́ khăn nhiễu hoặc khăn xếp đều có mảng nhiễu hoặc vải mỏng che búi tó. Sau này, đàn ông cắt tóc, rẽ đường ngôi, thường dùng các loại khăn xếp bán sẵn ở cửa hàng.
 
Để tránh nắng mưa, các nam Quan họ thường dùng nón chóp lá thường hoặc nón chóp dứa, có quai lụa màu mỡ gà. Cũng có khi dùng ô màu đen.
 
Mỗi người thường có một khăn tay bằng lụa hoặc bằng các loại vải trắng, rộng, dài hơn khăn mu-xoa, gấp nếp, gài gọn trong vành khăn, thắt lưng hoặc trong túi trong.
 
Trang phục của nữ Quan họ
 
Người ta thường nói Quan họ nữ mặc áo mớ ba mớ bẩy có nghĩa là Quan họ có thể mặc ba áo dài lồng vào nhau (mớ ba) hoặc bẩy áo dài lồng vào nhau (mớ bẩy). Nhưng trong thực tế, các Quan họ nữ thường mặc mớ ba (ba áo dài lồng vào nhau).
 
Kiểu áo dài nữ cũng là kiểu năm thân, có cài khuy, khác với kiểu tứ thân thắt hai vạt trước, xưa con gái thường mặc trong hội hè, cưới xin.. mà ngày nay có thể thấy các cô gái (nhân vật) trong nghệ thuật thường mặc.
 
Chất liệu để may áo đẹp nhất xưa là the, lụa. áo ngoài thường mang màu nền nă: màu nâu già, nâu non, màu đen, màu cánh dán...áo dài trong thường nhuộm màu khác nhau: màu cánh sen, màu hoa hiên, màu thiên thanh, màu hồ thuỷ, màu vàng chanh, màu vàng cốm, v.v....aó cánh mặc trong có thể thay bằng vải phin trắng, lụa mỡ gà...Yếm có thể may bằng vải màu, đẹp nhất là lụa truội nhuộm các màu hoa đào, cánh sen, màu mận chín đỏ thắm, cũng có thể chỉ để yếm màu trắng.
 
Cổ yếm của Quan họ nữ ở tuổi trung niên thường may yếm cổ xẻ, các cô gái trẻ thích mặc yếm cổ viền và nhuộm màu, có giải yếm to buông ngoài lưng áo và giải yếm thắt ṿng quanh eo rồi thắt múi phía trước cùng với bao và thắt lưng.
 
Bao của các cô gái Quan họ xưa thường bằng sồi se (dệt bằng thứ tơ đă se sợi), màu đen, có tua bện ở hai đầu bao, khổ rộng, có thể đựng túi tiền mỏng ở trong bao rồi thắt gọn ngang eo, luồn qua lưng áo dài, bó chặt lấy ba thân áo trước, thắt múi to để che phía trước bụng.
 
Thắt lưng là loại bao nhỏ bằng chừng 1/3 bao, dùng để thắt chặt cạp váy vào eo, thường là lụa nhuộm các màu tươi sáng như: màu hoa lựu, màu hoa đào, màu hoa hiên tươi, màu hồ thuỷ...Thắt lưng cũng buộc múi ra phía trước để cùng với múi bao, múi giải yếm tạo nên những múi hoa màu sắc phía trước người con gái.
 
Thắt bao và buộc múi các bao cũng là một nghệ thuật làm đỏm (làm đẹp) của các cô gái Quan họ, góp phần tạo nên vẻ đẹp của những cô gái thắt đáy lưng ong của một thời.
 
Váy của Quan họ là váy sồi, váy lụa, đôi khi có người mặc váy kép: váy trong bằng lụa, vải màu, váy ngoài bằng the, lụa. Váy màu đen. Người biết mặc váy khéo là không để váy hớt trước, không để váy quây tṛn lấy người như mặc quầy mà phải thu xếp sao cho phía trước rủ h́nh lưỡi chai xuống gần tới mu bàn chân, phía sau hơi hớt lên chớm tầm đôi con khoai phía gót chân.
 
Dép của Quan họ nữ là dép cong, làm bằng da trâu thuộc theo phương pháp thủ công; có một ṿng tṛn bằng da trên mặt dép để xỏ ngón chân thứ hai (bên cạnh ngón chân cái) khiến khi đi lại, không rơi được dép. Mũi dép uốn cong và người thợ làm dép phải biết nện, thuộc cho mũi dép cứng, như một lá chắn nhỏ, che dấu đầu các ngón chân.
 
Hiếm khi người Quan họ nữ đi bít tất.
 
Người Quan họ đội khăn đen bằng vải láng hoặc the thâm. Muốn đội khăn, trước tiên phải biết quấn tóc trong một khăn vấn tóc, xong, ṿng khăn vấn tṛn lại và đặt tṛn trên đầu, hơi xệ và h́nh bầu dục về phía gáy, ghim lại. Đặt khăn vuông đă gấp chéo thành h́nh tam giác lên ṿng khăn tóc đă vấn, bẻ h́nh mỏ quạ chính giữa đường rẽ ngôi của tóc, bắt hai góc khăn về 2 phía tai, rồi thắt múi lại đằng sau gáy. Sau khi đội khăn xong, khuôn mặt người con gái trắng hồng sẽ nổi lên giữa màu đen của khuôn khăn mỏ quạ và hai mớ tóc mai đôi bên bờ má, tạo nên h́nh búp sen hồng.
 
Để mỏ quạ cụp xuống thấp quá trước trán sẽ làm khuôn mặt tối tăm đần độn...Cho nên, đội khăn là một ttrong những nghệ thuật làm đẹp rất quan trọng của cô gái Quan họ và phụ nữ Việt Nam một thời. Nón ba tầm là nón chũng của phụ nữ Việt một thời nhưng lại gắn liền và được làm đẹp, làm duyên hơn lên khi gắn bó với cô gái Quan họ. Nón làm bằng lá cọ có độ tuổi vừa phải. Lá cọ già màu vàng sẫm để làm chóp lá già, nón của mọi người, cả đàn ông, đàn bà dùng che mưa nắng khi lao động. Lá chọn để làm nón ba tầm đẹp nhất là khi khô kiệt không màu vàng sẫm, cũng không màu vàng trắng (như nón bài thơ xứ Huế) mà mang một màu vàng sáng, hơi đanh mặt, khiến khi kết thành nón, h́nh tṛn và các đường nét của lá kết nón toả ra từ tâm điểm của h́nh tṛn kia chạy đến bờ nón như sự toả sáng, làm người ta liên tưởng đến mặt trời và sự toả sáng như một số khách nước ngoài đă liên tưởng về "những cô gái xứ mặt trời, mang vành nón mặt trời", hát những bài ca mặt trời...
 
Mặt phía trong của nón, càng về sau này người ta càng hay trang trí h́nh hoa, h́nh bướm, h́nh chim loan, chim phượng mỏ cắp phong thư...bằng giấy trang kim màu vàng hoặc bạc.
 
Quai nón được se bện bằng tơ tằm, cũng có khi bằng tơ dứa màu vàng, trắng; đôi đầu quai, mỗi bên có 2 hoặc 3 thao tua được kết, bện một cách nghệ thuật. V́ vậy quai nón ba tầm c̣n được gọi là quai thao.
 
Gắn liền với trang phục ngày hội, các cô gái Quan họ xưa cũng yêu đồ trang sức khuyên bạc, khuyên vàng, hoa vàng đeo tai; nhẫn bạc, nhân vàng đeo ngón tay; dây xà tích có ống vôi h́nh quả đào bằng bạc và túi dựng trầu (giầu) bằng lụa đeo ở thắt lưng; khăn tay lụa gài ở vành bao v.v...
 
Toàn bộ trang phục đă kể trên là sự ghi nhận được ở đầu thế kỷ XX. Trang phục Quan họ không phải chỉ riêng cho người Quan họ mà là trang phục của nam nữ người Việt một thời trong hội hè đ́nh đám, ngày vui.
 
Nhưng người Quan họ may mặc trau chuốt hơn, đồng đều hơn, lại gắn liền với nhiều người đẹp, nhiều cử chỉ đẹp, ngôn ngữ đẹp, ca hát hay...nên người Quan họ cùng những trang phục cứ trội lên như một vẻ đẹp đặc trưng, đạt chuẩn mực cao của một vùng văn hiến.
 
Trang phục Quan họ ở Đoàn dân ca Quan họ Hà Bắc.
 
Cũng như mọi hiện tượng văn hoá, trang phục của người cũng luôn luôn biến chuyển theo một quá tŕnh đào thải và sáng tạo mới cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hoá, xă hội...
 
Trang phục Quan họ của Đoàn DCQH kể từ 1969 khi thành lập Đoàn cho đến nay (1993) cũng có những nét biến chuyển.
 
Về kiểu dáng, đường nét của trang phục Quan họ nam cũng như Quan họ nữ, Đoàn DCQH, xuất phát từ một quá tŕnh có nghiên cứu học hỏi nên những trang phục đó giữ được gần như nguyên vẹn kiểu dáng, đường nét xưa.
 
Nhưng do yêu cầu phải ca hát trên sân khấu, chịu sự chi phối của mĩ thuật sân khấu, sự chi phối của yêu cầu thẩm mĩ ngày càng cao đối với sân khấu, đồng thời chất liệu để may ngày cũng có nhiều mặt hàng tốt, đẹp... nên, trang phục Quan họ của Đoàn DCQH có thay đổi rơ ở một số mặt:
 
Về màu sắc, có biến đổi rất nhiều, tạo nên sự rực rỡ, tươi sáng; trang phục có tính sân khấu khá rơ.
 
Về chất liệu, hầu hết là những mặt hàng sang trọng, đắt tiền; xưa, thời Quan họ truyền thống, chưa thể có.
 
Cách mặc trang phục, và hoá trang thể hiện rơ những yêu cầu mới của trang phục, hoá trang cho những người biểu diễn sân khấu mang tính chuyên nghiệp.
 
Tuy có những biến đổi trên, nhưng do nhận thức được những nét tinh hoa của vẻ đẹp trang phục Quan họ cổ truyền, nên nhiều diễn viên Đoàn DCQH vẫn giữ được, giới thiệu được vẻ đẹp độc đáo của trang phục Quan họ, hoà hợp vẻ đẹp này với phong cách và âm thanh ca hát Quan họ...tạo nên những biểu tượng về sự tài hoa, thanh lịch, nền nă, duyên dáng của người Quan họ xưa trên sân khấu Quan họ đương đại.
 
Dù vậy, vẫn cần sự am hiểu sâu sắc, sự trân trọng chân thành di sản văn hoá cổ truyền mới có thể có những thành tựu trong sự cách tân trang phục Quan họ.
 
Một số điểm trong giao tiếp Quan họ
 
Nề nếp Quan họ đ̣i hỏi mọi người khi đă đến với quan họ đều phải lịch sự, trang nhă từ trang phục, cử chỉ, ngôn ngữ, khi ăn, nói, lúc đứng ngồi... cho đến miếng trầu, chén nước.
 
Cho nên giao tiếp trong ca quan họ là một mảng giá trị đẹp trong văn hoá lối sống, văn hoá giao tiếp của một thời.
 
Mời và tiếp khách Quan họ
 
Một nhóm Quan họ này muốn mời một nhóm Quan họ đến nhà ḿnh ca hát một canh th́ cũng phải biết mời theo lề lối.
 
Sau khi đă hẹn trước ngày sẽ sang mời, nhóm đi mời thường đi ít nhất là hai người mang theo một cơi trầu đến làng Quan họ của bạn. Khi đến nơi, bên chủ thường đă tụ họp đủ cả nhóm Quan họ ở nhà hẹn nào đấy để đón. Trước nhóm Quan họ và có cả thày, mẹ của anh Hai, hoặc chị Ba (căn nhà đă hẹn), những người mời phải đặt cơi trầu lên bàn rồi trang trọng nói: ... "Năm, năm mới, tháng, tháng xuân, trước là thăm thày, thăm mẹ, chúc thày, chúc mẹ sống lâu, giàu bền, sau là thăm anh Hai, anh Ba, anh Tư, anh Năm, đương (đông). Quan họ liền anh, chúc đương Quan họ liền anh năm mới thêm tài, thêm lộc, sau nữa là ngỏ lời xin phép thày mẹ, mời anh Hai, anh Ba, anh Tư.... đương Quan họ liền anh, đến ngày X tháng Y, đến vui hội cùng làng em, cùng chúng em ca vui một canh cho vui dân, vui hội, cho chị em chúng em học đ̣i đối lối, đôi câu...". Thường là Quan họ bạn nhận lời, làm cơm thết bạn và thế nào tối hốm đó cũng "ca dăm câu" để mừng cuộc hội ngộ, sau đó, bên được mời ân cần tiễn đưa bên đi mời một đoạn đường dài khỏi làng ḿnh mới trở lại.
 
Sau khi biết bạn nhận lời, bên đi mời về tấp nập sửa soạn: Luyện tập ca hát, lo xếp đặt, trang hoàng căn nhà sẽ là nơi gặp gỡ ca hát, lo đóng góp tiền nong mua sắm thức ăn, thức uống, lo người nấu nướng khéo léo v.v...
 
Đúng hẹn khách đến, bên chủ phải ra tận đầu làng đón khách đưa về điểm sẽ hát. Với nét mặt hồ hởi, hân hoan thái độ ân cần niềm nở, chủ lấy thau, khăn mặt, mời khách đi rửa mặt, chân tay rồi
đón khách vào nhà.
 
Trong nhà đón khách đă kê, xếp bàn, ghế, giường phản sạch sẽ, gọn gàng với đông đảo các bậc cha mẹ, bạn bè cùng mừng vui đón khách.
 
Mời khách uống nước, xơi trầu, chuyện tṛ thăm hỏi thân t́nh thắm thiết.
 
Nước uống mời Quan họ, nhiều nơi pha trà ướp hương sen, hoặc hương sói, hương ngâu, hương nhài, hương bưởi.
 
Miếng trầu cũng phải bổ miếng cau, lạng miếng vỏ sao cho mịn đường dao. Cau chọn loại vừa đến hạt - Lá trầu t́m cho được là trầu ngon vừa cay vừa thơm. Vỏ ngon nhất vẫn là loại vỏ sen, mềm, mịn, dày cùi, vị chát ngọt. Nếu trời lạnh, trong miếng trầu têm cánh phượng có cài thêm chút quế hoạch chút hồi cho thêm thơm, thêm nồng, thêm đượm. Có nơi nhuộm vôi trắng thành vôi hồng.
 
Sau khi mời trầu, nước, Quan họ bắt đầu vào canh hát.
 
Đến chừng nửa đêm, Quan họ chủ thường mời Quan họ khách ăn tiệc mặn, hoặc tiệc ngọt hoặc cả hai.
 
Tiệc mặn Quan Họ
 
Tuỳ theo từng làng, cũng có những nét riêng. Nhưng nh́n chung, cỗ mời Quan họ ăn thường là cỗ to, bày ba dàn trên mâm khi mới bưng lên. Những món ăn thường là những món trong cỗ ngày hội, ngày khao: các loại gị (gị nạc, gị mỡ, gị thủ, gị hoa...), măng, miến, mọc, bóng... cỗ to nhưng quan trọng nhất vẫn là Lời chào cao hơn mâm cỗ. Các Quan họ chủ chia nhau ân cần mời mọc Quan họ khách: "Năm, năm mới, tháng, tháng xuân, mỗi năm có một lần vui hội...Thôi th́, bây giờ canh đă quá khuya, anh em chúng em xin mời chị Hai, chị Ba, chị Tư, chị Năm... Quan họ uống chén rượu mừng xuân, mừng hội, vui bàu, vui bạn... rồi sau đây lại ca xướng cho tan canh măn vơ, cho tàn đêm ngày ... đấy ạ".
 
Những làng có tục mời Quan họ rượu th́ thường mỗi người bưng một chén rượu nhỏ mời từng người, vừa mời, vừa hát bài:
 
Đôi tay nâng chén rượu đào
Đổ đi th́ tiếc, uống vào th́ say
.... Tay nâng đĩa muối, đĩa gừng
Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau...
 
Nhưng có nơi không mời Quan họ uống rượu th́ dù bữa ăn có sửa soạn to đến đâu, Quan họ cũng gọi là cơm Quan họ mà không gọi là Cỗ Quan họ. Xưa, tục không mời uống rượu khi mời quan họ ăn khi hát được các Quan họ ở Diềm và Bịu giữ thành lệ.
 
Tiệc ngọt Quan họ bao gồm các món bánh ngọt và chè thường làm vào các ngày hội lệ của làng. Có khi có cả cam, bưởi, mía.
 
Tuỳ theo từng nơi có các loại bánh: Bánh trưng, bánh gị, bánh gai, bánh mật, bánh xu xê, bánh chè lam ngũ vị, bánh bỏng v.v...
 
Các loại chè: chè đường bột lọc, chè đỗ đăi, chè con ong v.v...
 
?n xong, Quan họ lại tiếp tục ca hát, và ngay khi các Quan họ khách ăn uống, Quan họ chủ chỉ cử người tiếp, c̣n các nhóm Quan họ khác trong làng vẫn có thể ca hát cùng nhau.
 
Quan họ giă bạn (Chia tay) vào khoảng canh tư (gần sáng) . Không phải chỉ cư xử như vậy vào những dịp mời Quan họ đúng dịp hội làng mà mỗi khi mời Quan họ vào những dịp vui mừng nào đó để ca hát cũng đều cư xử, mời đón, thết đăi như vậy. Khi, trong những nhóm quan họ đă kết bạn hoặc có t́nh ư thân, có người đau yếu, hoạn nạn, họ cũng thường rủ nhau đi thăm hỏi, quà cáp, có khi góp nhau là để giúp đ ỡ cả về tiền.
 
Trong sinh hoạt văn hoá Quan họ thật sự tồn tại một t́nh người thắm thiết thuỷ chung.
 
Cùng với sự b́nh đẳng, tương thân, tương ái, người Quan họ rất coi trọng những người đi trước, các lớp Quan họ trước, biết ứng xử có trước, có sau, có trên, có dưới. Những việc làm, những lời răn bảo, khuyên can, chỉ dẫn... của người đi trước thường được tôn trọng. Sự có mặt của các Quan họ lớp trước trong mọi cuộc sum họp ca xướng Quan họ thường là niềm tự hào, niềm vui của Quan họ lớp trẻ. Bao giờ các bậc đi trước cũng được đối sử một cách quí trọng chân thành. Mối quan hệ này liên quan chặt chẽ đến sự bảo tồn và phát triển các thành tựu văn hoá, nghệ thuật Quan họ nói chung, màu sắc, phong cách đa dạng của mỗi làng nói riêng.
 
Ngôn ngữ, cử chỉ trong giao tiếp Quan họ
 
Ngày xưa, người các vùng không có Quan họ đến với vùng Quan họ thường có nhận xét: "Người quan họ nói như có văn có sách".
 
Ngôn ngữ của người Quan họ là một ngôn ngữ giàu chất thi ca của ca dao, tục ngữ, chuyện nôm, nhất là truyện Kiều.
 
Ví dụ nói: "Bây giờ gặp mặt nhau đây mà cứ ngỡ như là chuyện chiêm bao... "Câu nói này khiến ta liên tưởng đến những chữ đă dùng trong 2 câu thơ truyện Kiều:
 
Bây giờ gặp mặt đôi ta
Biết đâu rồi nữa chẳng là chiêm bao
 
Ví dụ nói để khen bạn: "Thưa anh Hai, anh Ba... thật là thơm cây, thơm rễ, người giồng (trồng) cũng thơm, đấy ạ!". Câu nói này khiến ta nghĩ ngay đến câu ca dao:
 
Người như hoa quế thơm lừng
Thơm cây, thơm rễ, người giồng (Trồng) cũng thơm.
 
Ngôn ngữ giao tiếp của người Quan họ tuy mềm mại, khéo léo, tinh thế, nhiều khi bóng bẩy, lững lờ... nhưng không gợn lên những ẩn ư dối trá, lừa lọc mà đậm đà t́nh người, sự tôn trọng giữa người và người luôn hướng tới sự giàu đẹp, của ngôn ngữ. V́ vậy, người Quan họ không thích, không chấp nhận sự thô kệch, vụng về trong ngôn ngữ.
 
Cho nên, khi các em bé được các anh nhớn, chi nhớn quan họ rủ bọn để luyện ca hát th́ cũng hướng dẫn các em "học ăn, học nói, học gói, học mở" để sau này giao tiếp trong Quan họ.
 
Người Quan họ cũng rất coi trọng sự lịch thiệp, thanh nhă trong mọi việc cử chỉ giao tiếp.
 
Từ việc đỡ ô, đỡ nón khi đón bạn, nâng cơi giầu (trầu) mời bạn, nâng chén nước, chén rượu, đến dáng đi, dáng đứng, thế ngồi, cái miệng, đôi mắt, tư thế khi chuyện tṛ cùng bạn.v.v.... gần như đều có chuẩn mực thế này là phải, là duyên, thế kia là không phải, vô duyên.
 
Có những người, những nhóm hát hay, thuộc nhiều bài, nhưng cử chỉ giao tiếp kém cũng không có nhiều bạn muốn hát cùng, muốn kết bạn, thậm chí kết bạn rồi cũng lại nhạt dần rồi thôi.
 
Một chùm hoa bưởi đặt trong cơi trầu, một nhành hoa sói cài trên mái tóc nép kín vào vành khăn hoặc dấu trong khăn tay... vốn là sự tinh tế của người Quan họ.
 
Phong tục, lề lối trong hát Quan họ là một hệ thống qui ước không thành văn, không do một ai ban bố, nhưng, từ đời này qua đời khác, những quy ước ấy lần lượt ra đời và được mọi người tuân thủ, tuy có những chi tiết khác nhau nhưng mang tính thống nhất cao trong toàn vùng Quan họ.
 
Hệ thống qui ước ấy được h́nh thành do những yêu cầu tồn tại, duy tŕ, phát triển hoạt động ca hát Quan họ, nhưng cũng chịu sự chi phối trực tiếp của toàn bộ phong tục tập quán của cộng đồng dân cư vùng Quan họ, trở nên một bộ phận gắn bó khăng khít với toàn bộ phong tục tập quán của một vùng văn hoá.
 
Một số ư kiến về tên gọi nguồn gốc Quan họ
Nguồn gốc và thời điểm ra đời, phát triển
 
Hai chữ Quan họ
 
Nghĩa của tên gọi Quan họ có nhiều cách giải thích khác nhau; có thể chia thành hai luồng chính: người dân vùng Quan họ truyền miệng về những cách giải thích của làng ḿnh và những người nghiên cứu giải thích theo sự khảo cứu của từng người.
 
Trước hết, điểm qua những cách giải thích của người vùng Quan họ. Người vùng Quan họ thường giải thích bằng trí nhớ truyền miệng những thuyết tồn tại lâu đời ở làng ḿnh.
 
Người vùng Bịu (Hoài Thị, Bịu Sim huyện Tiên Du cũ) và vùng Diềm (Viêm Xá, huyện Yên Phong), vốn là hai nơi kết bạn Quan họ bền vững, lâu dài nhất cho rằng gọi là hát Quan họ v́ tiếng hát ấy là tiếng hát giữa hai họ nhà quan kết bạn với nhau. Truyền thuyết gắn tiếng hát với một người có thật trong lịch sử là Trạng Bịu, tức Nguyễn Đăng Đạo, đỗ trạng nguyên khoa 1684, người Hoài Thượng, huyện Tiên Du, cho rằng ông có công đặt ra cách ca hát Quan họ.
 
Người vùng Châm Khê (Bùi Xá, huyện Yên Phong) truyền rằng: lối hát Quan họ là lối hát giữa quan viên họ nhà trai và quan viên họ nhà gái. Vậy, tiếng hát của quan viên hai họ được gọi tắt là hát Quan họ.
 
Người vùng Chè, Quả Cam, Thị Cầu... lại gắn tiếng hát Quan họ với những truyền thuyết . Chuyện rằng: Chúa Trịnh Sâm đi du xuân, thấy một người con gái đang cắt cỏ trên núi Chè (có nơi kể là núi Long Khám, có nơi kể là núi Qủa Cảm... ) vừa cắt cỏ vừa hát:
 
Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Bao nhiêu cây cỏ lai hàng tay ta
 
Tiếng hát hay khiến quan quân phải họ lại (dừng lại) để nghe. Thấy người đẹp, hát hay, bài hát lại chứa đựng khẩu khí "trị, b́nh", chúa vời về cung, trở nên bà chúa. Dân gian cho là tiếng hát kia tạo nên sự may mắn, hạnh phúc nên đua nhau hát, nên tiếng hát lan rộng, ngày càng bầy đặt ra nhiều, trở thành lối hát gọi là hát Quan họ.
 
Cũng gần giống truyền thuyết trên nhưng lại gắn với cuộc du xuân cầu duyên, cầu tự của Lư Thánh Tông qua vùng Cầu Lự, Siêu Loại (Thuận Thành) và cô gái hát ấy là ỷ Lan, sau thành nguyên phi, rồi hoàng hậu, rồi hoàng thái hậu nhà Lư. Người vùng Hồi Quan (nay thuộc huyện Tiên Sơn) lại kể rằng: Lư Công Uẩn chạy giặc, dân muốn cản quân quan giặc nên ùa ra đường hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại, để Lư Công Uẩn chạy thoát... Tuy chi tết khác nhau, nhưng các truyền thuyết trên đều giải thích Quan họ là tiếng hát làm quan quân phải họ lại, dừng lại.
 
Như vậy, qua truyền thuyết dân gian, ít nhất, tên gọi Quan họ được giải thích bằng 4 nghĩa:
 
Tiếng hát họ nhà quan
Tiếng hát quan viên hai họ trong đám cưới.
Tiếng hát hay, làm quan quân họ lại, dừng lại.
Tiếng hát giữa hai làng kết chạ, kết họ, do một vị quan nào đấy tác thành kiến của một số nhà nghiên cứu về tên gọi Quan họ có mặt khác. Trong cuốn Dân ca Quan họ Bắc Ninh, nhiều tác giả, cho rằng: "...Quan họ là một danh từ kép. Trong ngôn ngữ, dưới chế độ phong kiến chữ họ với chữ phường là hai danh từ gần đồng nghĩa với nhau, chỉ một tập thể người nhất định".
 
Nhưng:
 
"...Chữ phường thường dùng với ư nghĩa khinh miệt, chỉ những người cùng làm một nghề...không được coi trọng..."
"Chữ họ thường dùng với ư nghĩa coi trọng, chỉ những nhóm người thuộc lớp trên của xă hội: Sĩ, nông, cùng sinh hoạt kết bạn với nhau, ví dụ: họ tư văn, họ vơ phả, họ lợn, họ gạo, họ chọi gà .vv.v... Các người trong họ tư văn, họ vơ phả gọi là quan viên họ tư văn, quan viên họ vơ phả, gọi tắt là Quan họ tư văn, Quan họ vơ phả. Các quan cụ, quan trùm, quan đám, quan trong, quan anh, chính là các quan viên, lớp người có quyền ăn nói...Chữ quan trước kia dùng để chỉ các quan viên thực sự, nhưng đến sau này, bất cứ nam hay nữ hễ ai được tôn trọng đều được gọi là quan cả. Do đó, danh từ quan anh, quan chị, quan bác bắt đầu xuất hiện..."
Các tác giả dẫn chứng lời ca Quan họ:
 
Đôi tay nâng lấy cơi giầu
Trước là hầu bạn sau hầu quan viên.
 
Như vậy, các tác giả cuốn sách Dân ca Quan họ Bắc Ninh cho Quan họ là danh từ kép chỉ nhóm người ca hát với ư nghĩa coi trọng. Và lối hát, tiếng hát gắn liền với tập thể gọi là Quan họ nên cũng gọi là hát Quan họ.
 
Trong một tham luận đọc tại hội nghị khoa học về sưu tầm, nghiên cứu Quan họ lần thứ 4, năm 1971, Mấy ư kiến về vấn đề t́m hiểu nguồn gốc dân ca Quan họ, Lê Thị Nhâm Tuyết, Viện Dân tộc học, đă giành một phần tham luận để "t́m hiểu nguồn gốc của cái tên Quan họ...". Tác giả không đồng ư với cách giải thích Quan họ là họ nhà quan, hoặc Quan họ là dừng lại, hoặc là quan viên họ, tức là hội của lớp người nông dân có quyền ăn nói và coi cách giải thích ấy là "duy danh", "thông tục".Tác giả cho rằng từ quan không phải là một từ Hán - Việt vay mượn mà đă có từ thời Hùng Vương trong từ kép quan lang là một từ Việt cổ trước khi nhập vào từ quan Hán Việt, và có nghĩa là người đàn ông. C̣n từ họ... chỉ một cộng đồng gắn theo máu mủ, huyết thống, và đă có nhiều thời kỳ cộng đồng này mang ư nghĩa vai tṛ của những đơn vị xă hội (những công xă thị tộc), sau này thành những làng.
 
Do những lư do lịch sử những công xă thị tộc ấy có thể tách ra làm hai (hoặc nhiều hơn), những người đàn ông trong họ (Quan họ) mới tách ra, dẫn dân ḿnh (họ ḿnh) về làng gốc chơi và hát theo tục lệ, nên lối chơi và hát ấy cũng được gọi tên là hát Quan họ như trường hợp hát quan làng hát đám cưới - Tày, Nùng. Tác giả đă giả định như vậy sau khi so sánh thấy hát quan làng, gọi tên như vậy để chỉ một loại dân ca đám cưới, chỉ v́ một điều giản dị: "Quan làng là người đại diện cao nhất của họ nhà trai có thẩm quyền bàn bạc về tất cả mọi việc liên quan tới nghi lễ và tổ chức cưới hỏi với nhà gái. Quan làng phải thuộc nhiều bài hát đám cưới để đối lại với họ nhà gái...""
 
Nhà nghiên cứu văn học dân gian nổi tiếng Vũ Ngọc Phan, trong bài viết Mấy ư kiến sơ bộ về dân ca Quan họ, sau khi bác bỏ giả thuyết Quan họ là quan họ lại, dừng lại, tác giả gợi ư các nhà nghiên cứu lưu tâm tới những truyền thuyết về Quan họ ở châu Cổ Pháp (Đ́nh Bảng) quê hương của Lư Công Uẩn với những người trong họ nhà Lư tụ họp hát mừng mỗi khi các vua Lư về thăm quê hương. Tác giả viết: "Cứ mỗi khi vua về thăm quê (châu Cổ Pháp) th́ những người trong họ Lư, mà người đương thời gọi là "quan viên họ Lư", đều đến ly cung và hát những câu dân ca mà nhân dân trong vùng thường hát để mừng nhà vua. Từ đó, nhân dân gọi những câu dân ca ấy là hát Quan họ".
 
Như vậy, theo tác giả, Quan họ là tiếng hát của quan viên họ Lư hát để mừng vua khi vua về thăm quê hương..
 
Nh́n chung lại, sự giải thích về tên gọi Quan họ th́ có nhiều, nhưng chưa có cách giải thích nào có thể coi là hoàn toàn thoả đáng. Vấn đề c̣n phải tiếp tục nghiên cứu. Có lẽ hiện nay nhiều người nghiêng về cách giải thích: Quan họ là quan viên họ nhà trai và quan viên họ nhà gái trong đám cưới; tiếng hát này, chặng đường đầu gắn liền với hát đám cưới, giữa quan viên hai họ, nên được gọi tắt là tiếng hát Quan họ sau này, trở thành tiếng hát hội, tiếng hát họp bạn, v.v...của trai gái, tiếng hát phong tục của cả cộng đồng một vùng, tiếng hát ấy vẫn được gọi là hát Quan họ.
 
Bài bản Quan họ - hiện tượng dị bản
 
Cho đến nay không thể biết thật chính xác con số về làn điệu, cũng như lời ca Quan họ. Số lượng này luôn luôn biến đổi, khi tăng, khi giảm, bởi v́ nhân dân không ngừng sáng tạo thêm những làn điệu và lời ca mới để ứng dụng trong những canh hát kéo dài thâu đêm suốt sáng (song song với quá tŕnh gọt giũa, trau chuốt chúng về chất lượng nghệ thuật); mặt khác một số bài Quan họ kém chất lượng tất sẽ bị lu mờ dần qua thời gian thử thách, thậm chí có bài bị đào thải ngay sau khi vừa ra đời, v́ ngay từ phút đầu nó đă không hề được sự hưởng ứng, sự công nhận của những "liền anh, liền chị" Quan họ.
 
Số lượng âm điệu cơ bản (có nghĩa là không kể đến những dị bản) của dân ca Quan họ mà ngày nay chúng ta c̣n có thể khai thác (phụ thuộc phần lớn vào trí nhớ của nghệ nhân) là khoảng 174.
 
Là nghệ thuận dân gian, dân ca Quan họ có đầy đủ tính truyền miệng và tính tập thể, tính truyền thống và tính sáng tạo, với sự tham gia chỉnh lư, cải biên của nhiều người, ở nhiều nơi, qua nhiều thế hệ trước sau, do đó mà nó có nhiều dị bản.
 
Những dị bản trong dân ca Quan họ không phải chỉ có sự khác nhau về lời ca, về giai điệu âm nhạc, chúng c̣n có sự khác nhau về thang âm, về tiết tấu, về bố cục, về những thủ pháp sáng tạo.
 
Những dị bản của dân ca Quan họ biểu hiện rất đa dạng:
 
Một là, những vùng hoặc những làng Quan họ khác nhau có những cách ca hát Quan họ khác nhau. T́nh trạng ấy bắt nguồn trước hết từ một thực tế là mỗi vùng Quan họ chịu một ảnh hưởng riêng trong quá tŕnh giao lưu văn hoá văn nghệ khác với truyền thống của những vùng khác. Nhân dân mỗi vùng Quan họ thường không chỉ sinh hoạt văn hoá Quan họ. Ngoài dân ca Quan họ, họ thường c̣n sinh hoạt một đôi thể loại nghệ thuật âm nhạc khác như hát Ví, hát Tuồng, hát Chèo... Chẳng hạn nhân dân Thị Cầu, ngoài Quan họ, xưa kia c̣n hát Ví, hát Tuồng, nhân dân Ngang Nội, ngoài Quan họ, xưa kia c̣n hát Chèo. Trong điều kiện ấy, âm hưởng của Ví, của Tuồng không tránh khỏi ảnh hưởng tới tiếng hát Quan họ ở vùng Thị Cầu, âm hưởng của Chèo không thể không ảnh hưởng tới tiếng hát Quan họ ở vùng Ngang Nội.
 
Thêm nữa, mỗi vùng Quan họ thường có một vài nghệ nhân Quan họ có tài năng sáng tạo và diễn xướng, giữ vai tṛ như những "con chim đầu đàn". Tài năng của những nghệ nhân đầu đàn này đă có ảnh hưởng không ít đến những nghệ nhân khác trong vùng, tạo nên một kiểu sáng tác và diễn xướng khá riêng biệt cho mỗi vùng Quan họ.
 
Hai là, những cặp Quan họ khác nhau có những cách ca hát Quan họ khác nhau. Cách hát của mỗi nghệ nhân (hoặc mỗi cặp nghệ nhân) gắn liền với tài năng, thị hiếu riêng và vốn nghệ thuật của nghệ nhân ấy. Người này ưa hát luyến láy, đệm lót theo kiểu này, người khác lại thích hát ngắt câu, nhả chữ theo kiểu khác, phù hợp với ư muốn của ḿnh, phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ mà ḿnh tự đặt ra và nhằm đạt tới.
 
Vốn nghệ thuật của những nghệ nhân Quan họ không phải là đồng điều. Nghệ nhân này th́ vừa chơi Quan họ, vừa hát Ví nghệ nhân khác th́ vừa chơi Quan họ lại vừa hát Tuồng. Điều đó đă góp phần tạo nên cho mỗi nghệ nhân Quan họ một cách hát Quan họ riêng.
 
Ba là, những thế hệ Quan họ khác nhau có những cách ca hát Quan họ khác nhau. Thông thường, so với thế hệ già th́ thế hệ trẻ hát Quan họ với tốc độ nhanh hơn, âm vực được mở rộng hơn, những tiếng phụ và tiếng đưa hơi được lược bớt...
 
Bốn là, với một người Quan họ cũng có những cách hát khác nhau trong những thời kỳ khác nhau. Khi một nghệ nhân Quan họ hát nhiều lần một bài Quan họ nhất định, th́ không có những lần hát hoàn toàn giống nhau. Những cách hát khác nhau qua những thời kỳ khác nhau của một nghệ nhân đối với một bài Quan họ nhất định, phụ thuộc từ những t́nh cảm và hứng thú đột biến, từ sức khoẻ thay đổi từng ngày liên quan đến khả năng lấy hơi và phát âm của nghệ nhân. Nhiều khi, đó là những trường hợp nằm ngoài ư thức sáng tạo của nghệ nhân Quan họ. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp lần hát trước khác với lần hát sau là do tính sáng tạo có ư thức của nghệ nhân,
 
Lề lối hát đối đáp theo tŕnh tự (mà chúng ta đă biết) trong dân ca Quan họ h́nh thành ra sao, điều đó hẳn chưa ai biết rơ. Nhưng chắc chắn rằng sự ra đời của một tác phẩm dân ca Quan họ kỳ thuỷ phải do một "liền anh" hoặc một "liền chị" có tài năng sáng tác và biểu diễn. Nều bài ca được tập thể ưa thích, lập tức sẽ có người t́m học nó, để đến mùa hát sau, nó sẽ lại xuất hiện ở cửa miệng những người khác, và lần này nó ở dạng "biến tấu", không giống in hệt lần xuất hiện đầu tiên.
 
Nói một cách khác, khi những bài dân ca Quan họ được cha mẹ truyền lại cho con cái, anh chị truyền lại cho các em, và bạn bè truyền lại cho nhau, th́ sự tiếp thu của người học hát khó ḷng được trọn vẹn. Hơn nữa, người học hát thường khi c̣n tự cho ḿnh cái quyền thêm bớt, sửa đổi ít nhiều lời ca cũng như nhạc điệu của bài hát cho phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ của ḿnh, phù hợp với tâm tư, hoàn cảnh của ḿnh. Thêm vào đó, trong mọi dịp ca hát, và đặc biệt là khi hát thi lấy giải, các "liền anh, liền chị" luôn luôn cố gắng nhập tâm kịp thời những lời ca điệu hát của bạn, của "đối phương". V́ ḷng danh dự không ai lại chịu đến xin học "đối phương" của ḿnh. Sự nhập tâm vội vă, "chớp nhoáng" (do đó không đúng và không đủ như của "đối phương") đối khi đă làm một số ít câu, một số ít từ trở nên vô nghĩa và thông thường đă buộc những "liền anh, liền chị" phải sáng tạo thêm khi đoạn đầu, khi đoạn cuối bài hát (cả về âm nhạc lẫn lời ca) cho đủ câu, đủ đận. Có như vậy, ngoài việc sáng tạo thêm những bài Quan họ mới, người Quan họ mới nhanh chóng trang bị được cho ḿnh một số vốn bài bản Quan họ cần thiết để tham gia thi hát trong những mùa hội sau. Tất cả t́nh h́nh này làm cho số di bản Quan họ ngày càng phong phú.
 
Cũng như mọi tác phẩm nghệ thuận dân gian, quá tŕnh sáng tạo một bài dân ca Quan họ là một quá tŕnh vô tận. Điều này không phải chỉ v́ ư nghĩa nó không giới hạn số lượng người tham gia vào công việc sáng tạo, ư nghĩa này có biểu hiện ở chỗ mỗi tác phẩm dân gian thực tế tồn tại không phải chỉ qua một "bản gốc" có mang tên tác giả hẳn hoi, mà ở số lượng không hạn chế những dị bản. Bất kỳ lần biểu diễn nào cũng không thể coi là kết quả cuối cùng trong quá tŕnh sáng tạo một bài dân ca Quan họ.
 
Không nhất thiết rằng tác giả của mọi bài dân ca Quan họ đều là vô danh. Đối với một số bài dân ca Quan họ được sáng tác vào giai đoạn cuối (giáp năm 1945), người ta c̣n biết đến tên tác giả rơ ràng. Chẳng hạn, đó là nghệ nhân Tư La cùng nghệ nhân Cả Vịnh ở Thị Cầu đă sáng tác một loạt bài Quan họ như Con chim Thước, Chè mạn hảo, Ca đàn, Chia rẽ đôi nơi... Nhưng khồng v́ những bài ca này có mang tên tác giả mà chúng mất đi tính chất sáng tác tập thể. Nó vẫn là sáng tác dân gian, bởi v́ sau cụ Tư La và cụ Cả Vịnh th́ những bác Tư, bác Bảo, bác Soạn, bác Hiển ... đă góp phần sáng tạo, cải biên của từng cá nhân ḿnh khi diễn xướng những bài ca ấy trong nhiều đám hội hay nhiều canh hát Quan họ. Vấn đề quyết định không phải người sáng tác đầu tiên một bài hát Quan họ là ai, tên tuổi được xă hội biết đến hay không biết đến, mà là phương thức sáng tạo tập thể hay cá nhân, truyền miệng hay không truyền miệng, và trường hợp sử dụng bài ca ấy trong sinh hoạt của nhân dân hàng ngày. Vả chăng, nếu giờ đây không có những nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian kịp thời t́m hiểu và ghi chép lại xuất xứ cuả một số bài Quan họ ra đời muộn như những bài Quan họ vừa kể, th́ chắc chắn những người ở những thế hệ sau cũng sẽ không thể nào biết được tên những tác giả và hoàn cảnh ra đời của nững bài Quan họ đó. Những bài Quan họ đó sẽ cùng chung một số phận với những bài Quan họ khuyết danh ra đời trước chúng.
 
Những dị bản trong dân ca Quan họ bắt nguồn từ tài năng và thị hiếu riêng của nghệ nhân, từ quá tŕnh tham gia hoạt động nhiều loại nghệ thuật của nghệ nhân, từ những truyền thống nghệ thuận hằng tồn tại ở địa phương mà nghệ nhân Quan họ làm ăn sinh sống.
 
 
Tuy nhiên, sức sáng tạo nghệ thuật của mỗi cá nhân đóng góp vào tác phẩm có mănh liệt đến đây đi nữa, th́ sự sáng tạo ấy bao giờ cũng vẫn bị vai tṛ của truyền thống chi phối, nghệ nhân không thể sáng tạo vượt quá một giới hạn nhất định. Đây chính là sự sáng tạo trên cơ sở của truyền thống.
 
Truyền thống trong dân ca Quan họ chính là những h́nh tượng nghệ thuật thuộc phạm trù nội dung, những thủ pháp sáng tạo nghệ thuật tiêu biểu phù hợp với những tiêu chuẩn mỹ học dân gian được lặp đi lặp lại trải qua thời gian lâu dài, không tách rời những lề lối và thể thức sinh hoạt của nó. Truyền thống trong dân ca và trong sinh hoạt dân ca hết sức vững bền. Nhưng dù vai tṛ của truyền thống trong dân ca có to lớn đến đâu th́ (cũng như vai tṛ của sức sáng tạo trước truyền thống) chúng cũng phải chịu những sự biến đổi không cưỡng nổi, chịu sự chi phối của những sáng tạo cá nhân (nằm trong tập thể dân gian). Ngược lại, sự sáng tạo của những cá nhân trong nghệ thuật dân gian, một mặt bị sức mạnh cố hữu của truyền thống chi phối, mặt khác chính nó lại tạo nên những nhân tố mới có thể tác động tích cực tới sự phát triển của truyền thống, làm biến đổi truyền thống. Những nhân tố mới này, nếu phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của tập thể, được tập thể tiếp thu, nó sẽ có khả năng lại trở thành truyền thống, lại có tác dụng như là một kiểu mẫu nghệ thuận có sức mạnh cố hữu chi phối sự sáng tạo của cá nhân. Trong quá tŕnh phát triển của dân ca Quan họ từ cổ đến kim, sự biến đổi là tất yếu, có những mặt này của tác phẩm bị mất mát, có những mặt khác lại nảy sinh.
 
Nhiều người nghiên cứu văn nghệ dân gian đă nhấn mạnh đến h́nh thức ứng tác dân ca. ứng tác là h́nh thức sáng tạo "tức khắc", không được chuẩn bị trước về nội dung đề tài, về thủ pháp nghệ thuật. Nó đ̣i hỏi cá nhân sáng tạo nghệ thuật phải có vốn sống dồi dào và nắm vững kỹ thuật sáng tạo.
 
Quả là trong nghệ thuật dân gian nói chúng, "ứng tác" là h́nh thức phổ biến, thậm chí là h́nh thức chủ yếu, nếu chúng ta hiểu rộng sự ứng tác ở đây bao hàm cả những h́nh thức sáng tạo nhằm tạo nên tính cách sinh động cho diễn xướng, đối với những tác phẩm đă có sẵn trong kho tàng nghệ thuật dân gian, trong vốn hiểu biết của nghệ nhân. Song riêng đối với dân ca Quan họ, t́nh h́nh lại không hẳn như vậy. Nếu không kể đến những bài Quan họ đă được sáng tác từ trước đă có sẵn, th́ những "liền anh, liền chị" giàu tài năng có thể đă sáng tác "ngay tại chỗ" lời một bài Quan họ nào đó (theo thể lục - bát chẳng hạn) để ứng với một nhạc điệu Quan họ có sẵn, khi t́nh thế đ̣i hỏi phải đối phó với "đối phương" một cách kịp thời trong cuộc thi hát. Nhưng hầu như rất hiếm có ai (trong Quan họ cũng như toàn bộ cuộc sống nghệ thuật âm nhạc) lại có thể sáng tác được "ngay tại chỗ" một bài ca hoàn toàn mới cả về lời lẫn về nhạc, trừ khi đó là tác phẩm non kém về chất lượng nghệ thuật, yếu ớt về giá trị nội dung.
 
Nói chung, những yếu tố của một bài dân ca Quan họ hầu như không bao giờ được tập thể dân gian phân công cho nhiều người phụ trách sáng tác, chẳng hạn người thứ nhất soạn lời, người thứ hai soạn nhạc, người thứ ba phối hợp mọi yếu tố nghệ thuật của tác phẩm. Trong sáng tác dân gian, mấy quá tŕnh đều diễn ra đồng thời, qua sự sáng tạo của một cá nhân.
 
Song cần phải nói rơ rằng: ở thời kỳ ngay trước tháng 8 năm 1945 th́ quy tŕnh sáng tác dân ca Quan họ đă bắt đầu có mầm mống của tính chất chuyên nghiệp. ở một đôi nơi, người Quan họ đă bắt đầu có sự phân công sáng tác: người này phụ trách sáng tác phần nhạc, người kia góp ư về phần lời, người thứ ba học hát và ứng dụng tác phẩm ấy trong những cuộc hát thi. Chúng ta hăy nhớ lại trường hợp xuất xứ của những bài Con chim Thước, Chè mạn hảo, Ca đàn, Chia rẽ đôi nơi, Đêm qua nhớ bạn... ở đây cụ Tư La, cụ Cả Vịnh, cụ Sáu Tương không chỉ sáng tác theo bản năng mà sáng tác với ư thức sáng tạo, t́m ṭi cái mới trong nghệ thuật. Người ta kể rằng khi thấy tất cả mọi bài Quan họ thuộc hệ thống Giă bạn đều chỉ nói đến nỗi ḷng mong nhớ của ḿnh đối với bạn Quan họ, cụ Tư La bèn sáng tác bài Chia rẽ đôi nơi, trong đó người Quan họ không hề nói đến nỗi ḷng mong nhớ của ḿnh, ngược lại tác giả đặt câu hỏi với bạn: "Chúng em giở ra về, liệu Quan họ có nhớ đến chúng em chăng?". Do phương thức sáng tác Quan họ đă bắt đầu có sự phân công, bắt đầu có mầm mống của tính chất chuyên nghiệp, cho nên tác phẩm Quan họ cũng đă có nhiều bóng dáng của nghệ thuật chuyên nghiệp.
 
Và cũng như mọi nghệ thuật dân gian, nói chung, dân ca Quan họ là nghệ thuật tự biên tự diễn. Nó tồn tại không phải chỉ v́ người nghe và người xem, mà nó tồn tại trước hết v́ chính người sáng tác và biểu diễn. Một "liền anh" hay một "liền chị" Quan họ có thể rời bỏ rồi lại gia nhập cuộc hát vào bất cứ lúc nào nếu như có việc riêng cần thiết. ở đây, người sáng tác, người biểu diễn, người thưởng thức và người phê b́nh nghệ thuật là đồng nhất. Sự thống nhất giữa khách thể với chủ thể của hoạt động nghệ thuật, của cảm xúc thẩm mỹ là một trong những đặc tính nổi bật của dân ca Quan họ, của nghệ thuật dân gian.
 
Một số bài hát quan họ
 
 
Khách đến chơi nhà
Ca sĩ: Thuư Cải - ba Trọng
 
 
Nguyệt gác mái đ́nh
Ca sĩ: Thuư Cải
 
Con nhện giăng mùng
Ca sĩ: Thuư Cải - Ba Trọng
 
Ai xuôi về
Ca sĩ: Thuư Cải
 
Hoa thơm bướm lượn
Ca sĩ: Ba Trọng
 
Mười nhớ
Ca sĩ: Thuư Cải
 
C̣ lả
Ca sĩ: Thuư Cải - Ba Trọng
 
Vào chùa
Ca sĩ: Thuư Cải
 
Thoả nỗi nhớ mong
Ca sĩ: Thuư Cải - Ba Trọng
 
Gọi đ̣
Ca sĩ: Thuư Cải
 
T́nh quê hương
(Đọc tấu nhị) Thế Dân
 
Ai ở trong rừng
Ca sĩ: Ba Trọng
 
 
Ngồi tựa mạn thuyền
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Ba V́
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Cây trúc xinh
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Lấy chi làm thú giải phiền
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Giữa tối đêm rằm
Ca sĩ: Thuư Hường
 
C̣n duyên
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Vào chùa
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Chim khôn đơ ngọn thầu dầu
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Dọn quán bán hàng
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Tuấn Khanh
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Thân lươn bao quản lấm ḿnh
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Gọi đ̣
Ca sĩ: Thuư Hường
 
Người ơi người đừng về,

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17