Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
 
Đồ gốm cổ mới được phát hiện
 
 

Gốm Việt thời kỳ tiền sử
3:48, 07/09/2004
Hoàng Lâm - VTV2

Tại khu vực hang Hoà B́nh - một trong những di chỉ tiền sử tiêu biểu của Việt Nam - các nhà nghiên cứu đă t́m thấy rất nhiều hiện vật khảo cổ. Trong góc khuất của hang, bên cạnh những di vật đá và vỏ nhuyễn thể, các mảnh vụn gốm đơn giản cũng được t́m thấy khá nhiều. Và đó cũng chính là một trong những chứng nhân của lịch sử mà quá khứ đă ưu ái giành cho các nhà nghiên cứu.

Sự phân công lao động thời kỳ này chưa phát triển, số lượng vỏ nhuyễn thể cũng cho thấy nông nghiệp chưa có vai tṛ lớn trong đời sống các cư dân và sự xuất hiện của gốm lúc này cũng chưa thể xác định rơ ràng được mức độ tham gia vào đời sống của những cư dân tiền sử. Nhưng vào thời kỳ đồ đá mới th́ nông nghiệp trồng lúa đă xác định được chỗ đứng của ḿnh. Những phôi khảo cổ của hạt thóc cháy t́m thấy được ở đây đă nói lên điều này. Vậy sự ra đời và phát triển của nông nghiệp thời tiền sử có mối liên kết thế nào với việc chế tác đồ gốm? Chính mục đích sử dụng ban đầu của đồ gốm đă đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi này. Những tác phẩm gốm sơ khai đă chứng kiến cả một quá tŕnh tiến hoá của cư dân tiền sử nơi này, nhưng cũng có thể chúng chính là tác nhân quan trọng của quá tŕnh ấy. Căn cứ vào những mảnh gốm vụn được t́m thấy, có thể h́nh dung lại phần nào vai tṛ bước đầu của gốm, đó là do nhu cầu đồ đựng cho những sản phẩm nông nghiệp ngày càng phát triển mà chỉ có những sản phẩm đất nung mới có thể đáp ứng được. Đa Bút và Quỳnh Văn là hai trung tâm văn hoá ven biển ở thời kỳ tiền sử, song Cái Bèo được coi là di chỉ sớm hơn đó. Những dấu vết t́m thấy ở không gian Hoà B́nh, Bắc Sơn cho phép các chuyên gia kết luận về một không gian sản xuất gốm ngoài trời xưa kia. Những loại lương thực sản xuất ra ngày càng nhiều buộc phải có dụng cụ lưu giữ chống hư hỏng, và như vậy h́nh thức lưu giữ đơn giản như thời gian trước không c̣n phù hợp nữa, do đó đồ gốm trở thành những đồ dùng hữu dụng nhất. Căn cứ vào những mảnh gốm vụn, các chuyên gia có thể đánh giá được rơ ràng những dữ liệu liên quan tới chất lượng gốm thời kỳ này.

 

Do độ nung chưa cao nên những mảnh gốm rất dễ mềm và mủn khi bị ẩm hoặc chôn dưới đất, những hoa văn gốm lúc này cũng chỉ dừng lại ở tŕnh độ đơn giản nhất, chất lượng đất tạo nên xương gốm c̣n chưa chọn lọc và phương thức mới ở ngoài trời tại nơi cư trú. Lúc bấy giờ, theo phán đoán của các chuyên gia, những cư dân tiền sử ở Việt Nam sử dụng nguyên liệu có sẵn là đất ngay tại nơi cư trú để tạo ra khuôn đồ đựng của ḿnh rồi mới đưa vào các ḷ nung ở ngoài trời. Thao tác ban đầu của họ vẫn đơn giản chỉ là việc tạo ra một dụng cụ với một chức năng cụ thể là làm đồ đựng, cũng chính v́ vậy mà hầu hết các phôi khảo cổ t́m được ở vào giai đoạn này đều có h́nh thức giống nhau là khá đơn giản về chất lượng xương gốm và h́nh dáng mảnh vụn. Do việc tạo xương gốm đơn giản nên bề mặt của các sản phẩm gốm được chế tạo thời kỳ này không có được độ mịn như thời kỳ sau. Nhưng cùng với thời gian, nông nghiệp mà đặc biệt là kỹ năng trồng lúa của các cư dân tiền sử ngày càng có những bước tiến liên tục đă kéo theo sự tiến bộ trong việc sản xuất ra đồ gốm.

 

Một trong những công đoạn của kỹ thuật viên pḥng sưu tầm Bảo tàng lịch sử cần làm sau khi đă xác định được niên đại là phải t́m ra được chất liệu xương gốm và cách tạo vân trên sản phẩm. Sau khi gắn chặt lớp đất chuyên dụng vào bề mặt trong, ngoài hiện vật và chờ cho khô, người ta bắt đầu bóc lớp đất ấy ra. Những chi tiết của hoa văn sản phẩm gốm sẽ hiện lên trên khuôn đất một cách rơ ràng, và điều bất ngờ là những hoa văn đó được h́nh thành bởi các nan tre. Thuở ban đầu, hầu hết những đồ vật và các sản phẩm nông nghiệp thường được đựng trong các sản phẩm tre đan, sau đó, với những phát hiện đầy tính ưu việt của đồ gốm, việc chế tạo gốm cũng có những nguyên tắc nhất định. Người ta sử dụng chính những sản phẩm tre đan thường ngày ấy rồi bao bọc ra bên ngoài một lớp đất sét trước khi đem nung thành những đồ vật đất nung mà ta gọi là đồ gốm, tuy lúc bấy giờ c̣n sơ khai. Sự h́nh thành đồ gốm lúc này vô t́nh đóng một vai tṛ rất quan trọng trong đời sống của cư dân tiền sử. Việc xuất hiện của đồ gốm không chỉ giải quyết được nhu cầu về đồ đựng các loại hạt nông nghiệp, mà nó c̣n được họ lợi dụng vào nhiều công việc khác nữa. Sự tồn tại của các b́nh gốm cho phép các cư dân tiền sử đun nấu nhiều món ăn mà trước đây họ không thể thực hiện được bởi không có những dụng cụ đun nấu phù hợp. Đây có thể coi như một bước tiến lớn và rất quan trọng trong cơ cấu bữa ăn của chủ nhân khu vực này, họ đă có thể ăn chín những đồ ăn lỏng, điều mà trước đó không thể thực hiện được.

 

Trước đây, khi không có những dụng cụ đun nấu, các cư dân tiền sử chỉ có thể thực hiện việc nướng chín với các đồ ăn khô như thịt động vật hay các động vật nhuyễn thể khác. Vào thời gian sau, khi tiến bộ về nông nghiệp đă đưa những chủ nhân ấy đứng trước những thuận lợi th́ việc chế biến thức ăn chín ở dạng lỏng đă giúp nhiều cho sự tiến hoá của chính họ. Thức ăn chín ở dạng lỏng giúp cho loài người có được sự tiến hoá mạnh mẽ về chất. Các tập tục chôn người chết hay nhiều hoạt động khác đă h́nh thành, điều mà trước đây chưa bao giờ họ thực hiện. Có thể nói, sự xuất hiện của đồ gốm và công việc chế tác đồ gốm thời kỳ này đă có những tác động đáng kể tới quá tŕnh tiến hoá của những cư dân tiền sử ở Việt Nam. Những hiện vật gốm t́m thấy được ở vào giai đoạn này tuy c̣n rất thô sơ từ h́nh dáng cho tới chất lượng và cách tạo hoa văn, song việc chế tạo ra chúng chính là một bước nhảy lớn của những chủ nhân nơi này sau giai đoạn tạo ra các dụng cụ bằng đá. Cùng với nông nghiệp và các phương thức phân công lao động, sự có mặt của đồ gốm vào giai đoạn này đă tạo dấu ấn cho một giai đoạn phát triển mới của cư dân tiền sử Việt Nam, và chúng cũng chính là nhân chứng chứng kiến cả một thời kỳ phát triển và tiến hoá từ thời kỳ đồ đá mới của các cư dân nơi đây. Do nguyên nhân xuất hiện của đồ gốm là đáp ứng nhu cầu lưu trữ các loại h́nh lương thực nên cấu tạo của hầu hết các sản phẩm gốm thời kỳ tiền sử mang nặng tính chất thực dụng hơn so với thời kỳ sau. Cũng bởi tính chất cư trú lúc bấy giờ của họ là sinh sống cộng đồng trong một địa vực lớn như hang động, nên các đồ dùng trong sinh hoạt của họ cũng biểu hiện nặng nề tính cộng đồng, và điều đó đă làm nên một đặc tính quan trọng cho các sản phẩm gốm thời kỳ này. Lúc này đây, do sự phát triển đặc trưng của cư dân tiền sử là sinh sống tập trung trong những hang động, thêm vào đó là tŕnh độ phát triển của những dụng cụ lao động chưa đạt tới tŕnh độ cao nên hầu hết các sản phẩm gốm thời kỳ này đều chỉ được phát hiện ở trong phạm vi cư trú chứ chưa có quy mô lớn hơn như thời kỳ sau. Thời điểm xuất hiện gốm ở Việt Nam được nhận định là tương đối sớm, và có lẽ gốm không chỉ có mặt tại đây như một chứng nhân cho sự phát triển và tiến hoá của các cư dân tiền sử Việt Nam, mà chúng c̣n đóng vai tṛ là tác nhân quan trọng cho quá tŕnh đó.

 

Trở lại với không gian của thời kỳ tiền sử qua gian trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, người ta có thể dễ dàng nhận thấy sự xuất hiện song hành của gốm Việt Nam trong suốt cả quá tŕnh tiến hoá của dân tộc thời kỳ tiền sử. Thời gian đă chứng minh cho tất cả những hoạt động của con người trong cả một quá tŕnh lâu dài đều ít nhiều gắn bó với công việc sản xuất ra các sản phẩm nhất định, và gốm ở đây chính là loại sản phẩm ấy, song người ta biết rằng không chỉ trong giai đoạn tiền sử này, cả những thời kỳ tiếp theo, gốm Việt đều xác định chỗ đứng của ḿnh trong tiến tŕnh phát triển của dân tộc. Những mảnh gốm đơn giản cho thấy không chỉ một quá tŕnh phát triển của một ngành nghề để tạo ra sản phẩm phục vụ  cuộc sống, hơn thế nữa nó c̣n thể hiện được khả năng sáng tạo của một cộng đồng cư dân trong nỗ lực t́m đến sự hoàn thiện trong cuộc sống. Cũng từ đó, nền tảng của một khu vực văn hoá được sơ bộ h́nh thành để tạo nên sự khác biệt giữa những khu vực khác nhau trong một không gian sinh sống. Quá tŕnh tham gia vào lao động của nhân loại đi từ những bước khởi đầu sơ khai nhất cho tới đỉnh cao của nghệ thuật thời gian sau. Sự góp mặt của các sản phẩm gốm vào quá tŕnh ấy cũng không nằm ngoài quy luật đó. Từ những ư đồ phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày cho tới khi h́nh thành được cả một hệ thống tư duy dù c̣n sơ khai về vũ trụ, về đời sống, trong một giai đoạn không dài, gốm tiền sử đă để lại dấu ấn không dễ phủ nhận. Từ những hoạt động thường ngày để tạo ra của cải nuôi sống con người, cho tới khi những hoạt động ấy đưa con người tới một mức độ phát triển nhất định, gốm Việt cũng đi được cả một quăng đường dài. Sau thời kỳ tiền sử mà Cái Bèo là tiêu biểu th́ văn hoá Việt và gốm Việt chuẩn bị bước sang một giai đoạn mới với những gương mặt của Đa Bút và Quỳnh Văn.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17