Nổi bật nhất là trung tâm Trà Kiệu, Đông Dương, Mỹ
Sơn và Tháp Mẫn. Thời kỳ phát triển rực rở của điêu khắc Chămpa thế kỷ
VII đến thế kỷ VIII vớI những kiện tác như Đài thờ lể cưới công chúa
Sita - Trà Kiệu, đài thờ Mỹ Sơn, bàn thờ và đường tṛn Đông Dương, đài
thờ vũ nữ Trà Kiệu, chân dung nữ thần Đê-vi...
Khu vực Mỹ Sơn giới thiệu những hiện vật tượng trưng
cho những chủ đề huyền thoại tôn giáo đó là nhóm thất tú (bảy Linga),
các nữ thần Uma Laskami, Sarasvati, các chiến binh, thần mặt trời
(ngựa), thần Brahma (ngổng), nữ thần Skanda đứng trên chim thần... Loại
h́nh Mỹ Sơn Quảng Trị (Đa Nghi) có nhiều tượng vũ nữ Apsaras trong vũ
điện mềm maị, quyến rũ, những chim thần Garuda khỏe khoắn. Chỉ riêng
thánh địa Mỹ Sơn đă có một tổng thể kiến trúc, điêu khắc, đánh dấu tái
năng lổi lạc của nghệ nhân Chămpa. Vẻ đẹp của Mỹ Sơn có thể sánh với các
kỳ quan ở khu vực Đông Nam Á như Angko (Căm-pu-chia), Poropudua
(Indonesia), Pangau (Mianma). Cuối năm 1999, UNESCO đă xếp Mỹ Sơn vào
danh sách di sản thế giới.
Khu vực Trà Kiệu Quảng Ngăi thế kỷ VII-VIII phong
cách gần gũi với Mỹ Sơn với những đài thờ sư tử, voi, Garuda, macara, nữ
thần Lasmi, thầy Siva múa...
Khu vực Đông Dương là khu vực ổn định nhất về số
lượng hiện vật và trật tự niên đại với các tượng thầy tu, hộ pháp dữ
tợn, thần Siva ngồi trên bộ tượng có hoa văn trang trí mềm mại.
Quảng B́nh là khu vực đệm, giao thoả giữa hai vùng
văn hóa Bắc - Nam, các tác phẩm điêu khắc Chămpa phát hiện ở đây c̣n in
đậm dấu vết những hoa văn h́nh học trên đồ đồng Đông Sơn như trên tượng
Bồ tát Tara, hai viên gạch tượng trưng loại gạch t́m được ở cố đô Hoa Lư
(Ninh B́nh) thời Đinh - tiền Lê.
Khu vực Tháp Mẫm B́nh Định đaị diện cho giai đoạn
cuối, giai đoạn suy tàn của điêu khắc Chămpa. Đường trang trí chiếm khá
nhiều cùng với tượng vũ nữ, Garuda ở góc bộ tượng, Garuda nuốt rắn, sư
tử trụ thần gác cửa, Makara rồng, đường trang trí hổ phù, hạt ngọc, chim
thần Kinavi...
Ở góc phần Tây Nguyên (Kontum) có hai hiện vật là
tấm bia và tượng thần Siva chứng tỏ ảnh hưởng của nền điêu khắc các dân
tộc Tây Nguyên vào điêu khắc Chămpa thế kỷ XVI.
Ở vườn bảo tàng Chămpa rải rác hiện vật của các
thời kỳ là bộ bốn con voi thuộc phong cảnh Quảng Nam thế kỷ VII-VIII,
Makara nuốt Garuda thuộc phong cách Trà Kiệu thế kỷ VII-VIII, trụ cột hộ
pháp thuộc phong cách Phong Lệ Chương Mỹ Quảng Nam thế kỷ VII-VIII, hai
sư tử góc thuộc phong cách Tháp Mẫn thế kỷ XIII.
Điêu khắc Chămpa gắn liền với những công tŕnh kiến
trúc, đền đài, thành quách, tháp thờ nằm rải rác suốt dọc miền trung
Việt Nam. Bằng tài năng điêu khắc tuyệt vời, các nghệ nhân chămpa cổ đă
đánh thức dậy những tảng đá âm u, mịt mù thành hiện thực sinh động trong
nhận thức tôn giáo kỳ bí nhưng đă toát lên vẻ đẹp cường tráng, đầy sinh
lực dồi dào bất tận. Điêu khắc Chămpa tràn đầy vẻ đẹp con người được núp
dưới những chủ đề huyền thoại của thần linh và tôn giáo.
Điêu khắc Chămpa nói riêng, nghệ thuật Chămpa nói
chung đă h́nh thành, hưng thịnh và suy tàn trong ṿng mười thế kỷ từ thế
kỷ VII đế thế kỷ XVI. Tuy không phát triển được lâu nhưng những ǵ c̣n
giữ lại của điêu khắc Chămpa đặc sắc đă trở thành di sản vô gía của nước
ta. Trân trọng và giữ ǵn các di sản ấy cho muôn đời sau là nhiệm vụ
nặng nề của các thế hệ người Việt Nam trước kia, ngày nay và mai sau.
Nhà nghiên cứu Mỹ thuật Nguyễn
Văn Huyên
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam