Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
Nghiên Cứu Văn-Hóa Tiền Sử :
VIỆT-NAM, TRUNG-TÂM NÔNG-NGHIỆP LÚA NƯỚC
VÀ CÔNG-NGHIỆP ĐÁ, XƯA NHẤT THẾ-GIỚI
BS tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh
VietCatholic (Sunday 30/9/2001)
 
Lời xác-minh của tác giả:
Những ư kiến trong bài nghiên cứu sau đây hoàn toàn khách quan dựa trên những tài liệu lịch sử và khảo cổ Việt Nam, Trung-hoa, Pháp, Hoa-kv và Liên-xôø. Chúng tôi không hề đưa ra một sự kiện lịch sử chủ quan có thể làm hại đến văn hóa của một quốc gia nào khác. Chúng tôi chỉ v́ sự thât của lịch sử dân tộc và nhân loại, Nếu có điều ǵ bất như ư đối vi cá nhân hay quốc-gia nào, kính mong quư vị học giả các nước liên quan đến tài liệu trong bài nầy thông cảm cho, chúng tôi xin đa tạ.
 
Trong Việt Nam Sử-lược, sử gia Trần Trọng Kim đă viết: "Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao-Chỉ và Cửu-chân (2 quận lớn trong 9 quận của Việt Nam cổ), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng, v́ trước đó dân Giao Chỉ chỉ biết săn bắn và chài lưới...."  Sử gia Đào Duy Anh cũng viết "Nó (Trung Hoa) làm thầy khai hóa cho ta và các dân tộc Á-Đông khác."
 
Sách vở của các vị sử gia trên đă dạy dân học suốt bao thế kỷ. Người Việt Nam cứ cong lưng theo thế mà học về lịch sử nước nhà. Có lẻ hai ông sử gia trên đă dựa một cách tiêu cực vào sử Trung Hoa mà không cố t́nh suy luận và phán đoán về sử liệu nước nhà (một gương sáng mà chúng cần lưu ư: Triều-Tiên và Trung-Hoa phản kháng 35 điểm viết sai trong lịch sử giáo khoa Nhật-Bản hiện nay).
 
Mặc dầu rằng 2 ông sử gia nói trên đă có công viết nên lịch sử nước nhà để dạy dân. Nhưng không hiểu v́ sao 2 ông không hề quan tâm nghiên cứu tệ lắm là những ǵ quí báu ghi chép trong những bộ sử nước ta vào thế kỷ 13 là bộ Đại-Việt Sử-Kư do 2 sử gia Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn dưới thời nhà Trần; và bộ Sử-Kư Toàn-Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời nhà Lê, cùng nghiên cứu các sách vở khác của Trung-Hoa.
 
Từ đầu thiên niên kỷ thứ I, nhất là dưới thời Nhà Trưng Vương, chắc hẳn chúng ta đă có nhiều tài liệu lịch sử cũng như luật pháp và văn chương. Bằng chứng là Mă Viện đă tâu với vua Quang Vơ nhà Đông Hán là luật của Trưng Vương có 10 điều khác với luật Tàu cần hủy bỏ để trói buộc họ (xem h́nh chụp lời của Mă Viện sau). Sở dỉ ngày nay chúng ta không c̣n một dấu tích ǵ về các bộ luật cổ, sử điïa cổ, văn chương cổ mà điển h́nh là luật đời Trưng Vương v́ Tàu đă tiêu hủy hay cướp đem về Tàu tất cả. Xin mở ngoặc ở đây: một trường hợp điển h́nh GS Lê Hữu Mục vừa cho biết là Trung hoa đă cho xuất bản một quyễn sách mà tác giả là Lê Quư Đôn: đây là một trường hợp hi hữu đáng khen v́ tuy sách bị cướp nhưng tên tác giả c̣n đượcg giữ. Như vậy biết bao là tài liệu về lịch sử văn chương v.v... của tổ tiên chúng ta đă bị cướp phá và tiêu hủy. Xin đóng ngoặc.
 
Tưởng cũng hữu ích khi trở lại thời tiền sử Trung-Hoa và Việt Nam. Sử Trung-Hoa chép, khoảng 3000 năm trước TC, dân du mục Mông-Cổ vượt sông Hoàng-Hà đánh chiếm nước Bách Việt từ sông Hoàng Hà đến sông Dương-Tử của Đế-Lai. Đế-Lai nối nghiệp cha là Đế-Nghi, cháu nội Đế-Minh. Đế-Minh là cháu 3 đời của vua Đế-Viêm tức Thần-Nông, xưng là thiên tử, làm vua các thị tộc Bách-Việt phương Bắc nằm giữ 2 con sông lớn Hoàng-Hà đến Dương-Tử.
 
Trước đó Đế-Minh đi ngao du đến núi Ngũ Lĩnh (tỉnh Vân Nam ngày nay) gặp một tiên nữ (ngưởi tài giỏi và rất đẹp nên được người đời tặng biệt hiệu là tiên nữ), đẻ ra Lộc-Tục. Như vậy Lộc-Tục là em khác mẹ của Đế-Minh, chú Đế Lai. Đế-Minh cho Lộc-Tục làm vua phương Nam từ Dương-Tử-Giang đến tận Việt-Thường.
 
Lộc-Tục làm vua các thị tộc Bách-Việt phương nam đặt tên nước là Xích-Quỉ, xưng hiệu là Kinh-Dương-Vương lấy nàng Long-Nữ con Động-Đ́nh-Quân đẻ ra Sùng-Lăm tức Lạc-Long-Quân (như vậy là Lạc-Long-Quân là con Nữ-Rồng và cháu nội của Nữ-Tiên: do đó mà chúng ta được gọi là con Rồng cháu Tiên chăng).
 
Lạc-Long-Quân nối nghiệp Kinh-Dương-Vương làm vua phía Nam sông Dương-Tử. Đế-Lai đem con gái Âu-Cơ gả cho Lạc-Long-Quân. Sau đó Đế-Lai cùng Lạc-Long-Quân lập liên minh Xích-Quỉ đánh nhau với du mục Mông-Cổ tại Trác-Lộc trên sông Hoàng-Hà (3.000 tr. T-C). Mông cổ thắng trở thành Hán tộc. Người Hán rất ghét thủ lănh Liên Minh Xích Quỉ là Đế Lai nên gọi ngài là Xi-bưu (xấu xí láo lếu). Đế-Lai tử trận.
 
Theo truyền thuyết th́ sau khi Đế-Lai chết Lạc-Long-Quân đem tàn quân chạy ra biển tản mác khắp nơi trên Thái-B́nh-Dương. Mông Cổ chiếm b́nh nguyên Hoàng-Hà xưng là Hoàng-Đế lập nên Trung-Quốc và cũng bắt chước Đế-Lai xưng là Thiên tử. Một số thị tộc Bách-Việt mà Hán Mông cổ gọi là man di, ở lại sống chung răi rác khắp nơi với Mông-Cổ lập nên nước Trung-Hoa.
 
Vợ Lạc-Long-Quân là nàng Âu-Cơ, con gái Đế-Lai kéo quân qua sông Dương-Tử trở lại chốn rừng núi phía nam tức là nước Xích-Quỉ, chia các con cai trị, dần dà sinh ra 18 ḍng họ Hùng-Vương. Cho tới Bắc thuộc lần thứ I, biên giới nước ta kéo dài từ Dương-Tử-Giang xuống đến Việt-Thường (v́ thế trong Việt Nam Sử Lược, SG. Trần Trọng Kim đă nói về biên giới nước Xích-Quỉ tây giáp Tứ-Xuyên, và nhà Thục từ Tứ Xuyên đánh họ Hồng-Bàng lập nên Nhà Thục là rất hợp lư).
 
Nếu so sánh giữa hai sắc dân, Mông Cổ du mụcBách Việt nông nghiệp sống định cư th́ chúng ta dễ hiểu rằng nguồn gốc nông nghiệp của Tàu là do dân Miêu tộc hay man di (tên người Hán gọi Bách-Việt ở lại với Tàu). Dân Bách-Việt vốn đă có nghề nông từ lâu đời, và các vị Thần-Nông, Phục-Hi, Nữ-Oa, v.v... Tổ sử nghề nông là tổ tiên của Bách-Việt đă chết lâu đời trước trận Trác-Lộc tức trước khi Mông-Cổ đến lập nước Trung-Hoa.
 
Vậy nên Hán tộc gốc Mông-Cổ hoàn toàn không liên can ǵ đến sự nghiệp nhà nông của các Vị Thần-Nông Nữ-Oa nói trên. Và dân Bách-Việt cũng đă thạo thành về nông nghiệp lâu đời từ trước khi Mông-Cổ chiếm đất đai. Chúng ta thử chứng minh nhận xét hoàn toàn hợp lư trên đây.
 
Lịch sử Việt-Nam đă chứng minh rơ nét rằng Việt-Nam có nguồn gốc Bách-Việt và luôn tự xưng là Bách-Việt, mà là Bách-Việt thuộc thành phần chính thống, trung kiên, bất khuất, lănh đạo. Lúc bị dân du mục Mông-Cổ đánh bại tại Trác-Lộc, Lạc-Long-Quân vua nước Xích-Quỉ bị tử trận hay chạy ra biển nhưng nước Xích-Quỉ được bà Âu-Cơ giữ ǵn nguyên vẹn. Một số người Bách-Việt phương Bắc ra đi đến nước Xích Quỉ phải là tầng lớp lănh đạo Bách-Việt. Kẻ ở lại bị coi là dân man di nô lệ, chung sống với dân Mông-Cổ mà thành dân Trung-Hoa ngày nay.
 
Nói như thế chỉ để chứng minh rằng nền văn minh nông nghiệp của dân Bách Việt không phải do du mục Mông Cổ khai sáng. Đó là tàng tích Bách Việt hoàn toàn. Nếu phải nói một cách công bằng th́ văn minh nông nghiệp Bách Việt là tài sản chung của toàn thể Bách Việt mà Việt Nam là chủ yếu. Trung-Hoa có nông nghiệp từ thời tiền sử là nhờ vào dân Miêu tộc man di (tức Bách Việt ở lại chung sống).
 
Vậy cả hai dân tộc Trung-hoa gốc man di Bách-Việt và Việt Nam gốc Bách Việt chính thống đều là dân đă làm nên nền nông nghiệp từ rất nhiều thiên niên kỷ trước khi Mông Cổ đến xâm lăng đất đai.
 
Người Hán gốc Mông Cổ cai trị Trung-hoa lâu đời, và đô hộ Việt Nam non 1000 năm, nên ḷng người man di Trung-hoa gốc Bách Việt cũng như ḷng người Việt Nam dần lăng quên gốc gác của ḿnh mà tưởng rằng văn minh nông nghiệp là do Tàu Mông cổ (Hán) khai hóa?!
 
Đối với dân tộc Trung-quốc thời bấy giờ, người Hán có nguồn gốc Mông-Cổ là lớp quí tộc chủ nhân, lớp lănh đạo quyền uy giàu có. Miêu tộc tuy đông, làm nghề nông bị liệt vào hàng bần cùng, nô lệ, bị coi là man di.
 
Trở lại Việt sử, trong 2 bộ sử xưa của Việt Nam là bộ Đại Việt Sử Kư do 2 sử gia Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên biên soạn dưới thời nhà Trần, và bộ Sử Kư Toàn Thư do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời nhà Lê đă ghi: "Trước họ Hồng Bàng (Kinh Dương vương) c̣n nhiều đời vua nhưng không kể đến... (đó là các vua Phục-Hy, Đế-Viêm, Đế-Minh, Đế-Nghi, v.v...),"  và rằng... "từ họ Hồng-Bàng (2879 tr. TC) dân ta cầy cấy mà ăn, đào giếng mà uống..."  rằng "Vua Kinh-Dương-Vương nối nghiệp con cháu Thần-Nông, lấy con gái vua Động-Đ́nh-Quân, tỏ rỏ đạo vợ chồng, nắm ngay gốc văn hóa, lấy đức mà cảm hóa dân... đó chẳng phải là phong tục thái cổ từ Viêm-Đế ư?"  Có lẽ Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh cho là tưởng tượng huyễn hoặc, nên không tin vào đoạn sử nầy.
 
Trong lúc đó sử gia Trần Trọng Kim viết, họ Hồng-Bàng có vua Kinh-Dương-Vương (2879-258) là ḍng dơi Vua Thần-Nông có quốc hiệu là Xích Quỉ, có con là Lạc-Long-Quân nối ngôi (2.804 năm tr. TC). Đă gọi là con cháu vua Thần-Nông th́ tại sao không rành về nghề nông mà phải đi nhờ dân gốc Mông-Cổ dạy?!
 
Như thế, rơ ràng 2 sử gia Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh chỉ biết dựa trên sử của một quốc gia đă xâm lăng nước ta lâu đời và luôn có khuynh hướng chiếm, phá hoại hay xuyên tạc văn hóa tiền sử và lịch sử của dân tộc Bách-Việt. Tuy nhiên nhờ vào di vật của tổ tiên c̣n để lại trong ḷng đất, các học giả khảo cổ học ngoại quốc và Việt Nam đă chứng minh cho chúng ta và thế giới ngày càng thấy rơ sự thật, rằng chính dân Bách Việt nông nghiệp Bách Việt đă ảnh hưởng giáo dục lễ nghĩa, nông nghiệp và công nghiệp cho khắp lục địa Nam-Á trước khi Mông Cổ tới nhiều ngh́n năm (sẽ chứng minh rơ sự kiện nầy).
 
Với Việt Nam cổ Bách-Việt, th́ rằng khi dân du mục Mông Cổ đánh liên minh Xích-Quỉ của Đế-Lai và Lạc-Long-Quân mà chiếm b́nh nguyên sông Hoàng-Hà có thể coi đó là Bắc xâm lược lần thứ I (3000 năm tr. TC). Lúc Tần Thủy Hoàng chiếm nước Việt Âu-Lạc của Thục An-Dương-Vương là Bắc thuộc lần thứ II (246-206 tr. TC). Lúc nhà Hán dứt nước Nam-Việt của Nhà Triệu là Bắc thuộc lần thứ III. Nhà Đông Hán đánh chiếm nước Lĩnh-Nam của Trưng-Vương là Bắc thuộc lần thứ IV, v.v....
 
"Tích Quang và Nhâm Diên sang làm thái thú tại Giao-Chỉ và Cửu-Chân (2 quận lớn nhất được coi là kinh đô của Việt Nam cổ), dạy dân điều lễ nghĩa, cưới vợ hỏi chồng, dùng cày bừa mà cày cấy ruộng...."  Qua những tài liệu trên làm sao tin được sự kiện lịch sử nầy chứ? Chúng ta hăy nghe những câu nói của Đức Khổng-Tử sau đây.
 
Khi một môn đồ xuôi Nam đến đất Việt, xin Đức Khổng-Tử chỉ dạy, ngài nói "... người Bách-Việt miền nam (phía nam Dương-Tử-Giang) có lối sống, tiếng nói, luật lệ, phong tục, tập quán, thức ăn uống riêng..." ,... "... dân Bách-Việt chuyên làm ruộng lúa mà ăn, không như chúng ta trồng kê và lúa ḿ. Họ uống nước bằng thứ lá cây hái trong rừng gọi là trà."  Một lần khác Đức Khổng Tử xác nhận: "Những đạo lư (ngài) viết ra điều là những điều đă có sẵn trong dân gian (dân chúng gốc Bách-Việt)". Chính những đạo lư đó Mông-Cổ hoàn toàn không có v́ với Mông-Cổ chỉ có đạo lư của sức mạnh. V́ thế Đức Khổng-Tử mới lấy đạo lư từ dân gian, viết ra để dạy cho vua quan là gịng giỏi Hán tộc Mông-Cổ.
 
Đức Khổng-Tử c̣n nói rằng: "Dân Bách-Việt rất thích ca múa, vừa làm việc vừa ca vè, hát đối, nói vận (vè, thơ, ca dao), lấy lá cây mang vào người, trá h́nh múa hát...."  Và Đức Khổng-Tử cho rằng: "xướng ca vô loại, chẳng nên ca múa như dân nam Man". Nên trong thời gian đô hộ quan Tàu cấm dân ta múa hát trong những ngày lễ lạc. Nhưng hát-bội hay hát-bộ (vừa hát vừa làm bộ điệu) gốc Bách-Việt mà Tàu rất thích nên họ phát triển hát bộ (sau nầy lại truyền qua cho Việt-Nam phương thức hát bộ mới, được chế biến thêm. Miền Nam Việt-Nam lại cải biến thêm thành Cải Lương, Tàu lại chế biến thành cải lương Hồ-Quăng).
 
Sách Hậu Hán Thư quyển 14 viết lại "Dân Giao-Chỉ (thủ đô của Bách-Việt phương nam) biết nhiều thủ công nghiệp, luyện đúc đồng và sắt, v.v...."  Sách Cổ Kim Đồ Thư, Thảo Mộc Điếm của Trung-Hoa chép: "Mă viện tâu vua Tàu, Giao-Chỉ ép mía làm đường phèn: Giao-Chỉ có thứ cây mía ngọt, đem ép lấy nước rồi làm đường phèn."...  "Giao-Chỉ làm giấy mật hương: giấy mật hương làm bằng lá và vỏ cây mật hương trồng ở Giao-Chỉ, giấy mềm, giai và thơm, ngâm nước không bở không nát."
 
Vậy mà trong quyển ART DE LA CHINE của ông Jean Buhot Les Eu'ditions du Chène, Paris xuất bản tháng Tư năm 1951, tác giả đă viết "Le papier ayant inventé par la Chine dès la dynastie de Hán probablement, on peut croire quil connaissent depuis la même époque deux procédés: lestampage et limpression...""Giấy đă được Tàu phát minh ra từ thời nhà Hán, chắc như vậy, và người ta có thể tin rằng cũng vào thời ấy người Tàu đă biết 2 kỹ thuật: rập khuôn bằng tay và in ấn..."  Xem như vậy th́ thấy những sự hiểu biết của người Âu-Châu về Trung-Hoa và Việt-Nam vô cùng lệch lạc sai lầm.
 
Các sách cổ khác của Trung-quốc như Giao-Châu Kư, Tam Đô Phủ, Ngô Lục Địa Lư Chí, Nam Phương Thảo Mộc Trạng, v.v... đều chép đại lược rằng: "Dân Lạc-Việt trồng lúa mà ăn, dùng lá trà mà uống..." ;...  "... họ biết uống nước bằng lổ mũi..." ;... "... nuôi tằm mà dệt vải..." ;... "... dùng đất sét đào sâu trong đất, thái mỏng phơi khô làm thức ăn quí, dùng làm quà quí để đi hỏi vợ..." ;... "... dùng đá màu làm men gốm..." ; "... dùng mu rùa mà bói việc tương lai..." ;... "... họ dùng một khúc tre dài chừng 1 thước hơn, một dầu có trụ cao làm tay cầm, có giây buộc vào trụ nối lại đằng kia mà làm đàn gọi là độc huyền cầm...". "... họ đem tính t́nh các con vật mà so sánh với người, rồi họ truyền tụng rằng ngày thứ nhất trời sinh con chuột, ngày thứ hai sinh con trâu, ngày thứ ba trời sinh con cọp ... (chuyện thần thoại của người Dao: gốc tích của 12 con giáp của tử vi ngày nay). Họ biết t́m hiểu các thức ăn nóng mát (tức thuyết âm dương) để trị bệnh, dùng kim đâm vào da thịt lấy máu để trị bệnh (lễ giác bầu), lấy đá hơ nóng áp vào da thịt để trị bệnh..."; "... Họ rất quí các loài chim, biết tập chim biết nói... họ có nuôi nhiều chim trỉ sống trên núi rất đẹp (mà sau nầy Tàu gọi là phụng hoàng)."  Sử Tàu kể rằng vào thời nhà Châu bên Tàu dân Bách-Việt quận Việt-Thường đem tặng vua nhà Châu cặp chim trĩ, sau đó nhờ Tàu dùng xe chỉ nam của Mông-Cổ chỉ đường về.
 
Những ghi chép thường có tính cách kỳ thị là man di. Nhưng những chuyện huyền thoại cổ của man di như chuyện ông Bàn-Cổ gốc người Dao (xem Bàn-Cổ của Nguyễn Văn Diễn), chuyện bà Nữ-Oa biết đội đá vá trời tức có kinh nghiệm về thời tiết mưa gió, dạy dân theo thời tiết mà trồng trọt, Thần-Nông dạy dân làm ruộng, Viêm-Đế (vua xứ nóng Bách-Việt) th́ dân Mông-Cổ chiếm lấy làm của riêng. Thật ra lúc đầu người Hán không quan tâm đến những câu chuyện hoang đường của dân Bách-Việt. Nhưng khi họ hiểu ư nghĩa triết lư sâu xa của những câu chuyện hoang đường về các Vị, th́ họ chép ngay câu chuyện và nhận ngay các Vị có gốc Bách-Việt ấy làm tổ tiên của họ. Họ cũng có lư một phần, v́ dân Miêu tộc Trung-hoa có gốc Bách-Việt. Nhưng họ phải hiểu rằng dân Việt-Nam mới là con cháu đính thị của các Vị.
 
Tuy người Tàu vẫn biết tổ tiên của người Hán có nguồn gốc Mông-Cổ, có con vật tổ là cọp trắng, với nhà truyền thống cổ là nhà gốc du mục h́nh tṛn. (Xem Les premières civilisations LA CHINE ANCIENNE, trang 28-29, của ông William Watson xuất bản năm 1969 tại Grande Bretagne). (Xem h́nh 3 của Bs Thanh vẽ lại dựa theo h́nh nhà khảo cổ của ông William Watson). Trong lúc đó nhà cổ của Bách-Việt là nhà sàn h́nh chữ nhật làm bằng tranh và tre cong cho chắc chắn, dần dà sinh ra mái cong. (Xem h́nh 4 của Bs Nguyễn Thị Thanh vẽ, phỏng theo loại nhà minh khí {nhà chôn theo người chết} bằng đất nung thời Hùng-Vương t́m thấy trong văn hóa Đông-Sơn 2.000 ans tr T-C).
 
Ngày nay thế giới và cả người Việt-Nam cũng đều lầm tưởng rằng rồng (chỉ là hiện thân của con cá sấu) và chim phụng hoàng (chim trĩ) vật tổ của Trung-Hoa, và mái nhà cong là văn hóa cổ truyền của họ luôn. Ngày nay nhờ khảo cổ học mới có thế chứng minh được sự thật.
Dầu sao th́ cũng nhờ vào ảnh hưởng Bách-Việt mà Trung quốc phát triển về mọi mặt văn hóa sau này và cả Nhật-bản và Đại-Hàn cũng nhờ vào ảnh hưởng Bách-Việt qua Trung-Hoa. Trong lúc đó thế giới đặt biệt là người Pháp cứ cho là Việt-Nam bắt chước Tàu. Chẵng hạn việc bà Daisy Lion-Goldschmidt tác giả quyễn LES POTERIES ET PORCELAINES CHINOISES, đă cho rằng dân Annam bắt chước gốm Hoa-lam của Tàu (trang 4). Trong khi chính Việt Nam có gốm hoa lam trước Tàu và thợ gốm giỏi Việt bi Tàu bắt qua Tàu để làm gốm từ đầu thiên niên kỷ thứ I. Gốm hoa lam Việt từ rất sớm chỉ dùng màu xanh nội địa, có trước Tàu và hoàn toàn có những đặc tính độc đáo khác Tàu. Ngay cả dân Việt-Nam cũng lầm lẫn và lẩm cẩm cho rằng văn hóa Việt-Nam nhờ ảnh hưởng văn hóa Trung-Hoa.
 
Tệ lậu hơn nữa, hiện nay có nhiều nhà khoa bản Việt-Nam c̣n không biết văn hóa là ǵ, c̣n cho là dân ḿnh không có văn hóa nữa kia, hoặc có chăng chỉ là cái búi tó trên đầu (bài Bảo tồn Văn-hóa?! của nhà khoa bảng bác-sĩ giáo-sử Đại-học kiêm nhà văn Vũ Đ́nh Minh biệt hiệu là Mai-Kim-Ngọc đăng trên nhiều báo đặc biệt là báo Y-giới: bài viết có tính cách mĩa mai Việt Nam không có văn hóa ǵ để mà bảo tồn hết trơn hết trọi, hoặc giả có chăng chỉ có cái búi tó của ông nội nhà khoa bảng MKN).
 
Trở lại nông nghiệp của dân Bách-Việt. Làm ruộng cần công cụ. Nông nghiệp sinh công nghiệp. Công nghiệp đá sản xuất công cụ cho thợ đá (để làm cày cuốc), kỹ nghệ đá; cho thợ đồng, kỹ nghệ đồng và các thứ tiểu công nghiệp khác như nghề nuôi tằm dệt vải, làm đồ gốm của nước ta từ trước rất xa thời các vua Hùng cho đến thời Bắc thuộc năm 111 tr TC, đă phát triển xa hơn Tàu và không hề nhờ phương bắc giáo huấn.
 
Trái lại các thợ giỏi và kỷ thuật cao của nước ta bị sức mạnh cướp lấy để phát triển, dành lấy làm văn hóa của ḿnh. Trong những thời gian bị đô hộ, dân Việt cổ bị cấm tuyệt mọi sinh hoạt kỹ nghệ bản địa công khai. V́ vậy những nền văn hóa thời tiền và sơ sử Việt-Nam bị ngưng hẵn từ thời Bắc thuộc lần đầu. Thế giới cũng hiểu rằng Trung-quốc đă ngăn chặn những nền văn minh tiền sử Việt-Nam và đă xung phong vào để tiếp nối những nền văn minh tiền sử đó (có bằng chứng rơ về sau).
 
Từ trước đến nay chúng ta chưa khẳng định được những điều nói trên mà phải chờ di vật cổ tổ tiên để lại trong ḷng đất mới có đủ luận cứ thuyết phục cho chính chúng ta và thế giới. Khảo Cổ học đă nói lên cho chúng ta biết rất nhiều điều bí ẩn mà ngoại quốc đă hiểu lầm hoặc che dấu và xuyên tạc. Nhờ vậy ngày nay rất nhiều học giả Trung-Hoa đă công nhận sự thật về nguồn gốc Bách-Việt trong văn hóa Tàu.
 
Từ khi người Pháp qua cai trị nước ta, họ chiếm độc quyền về khoa khảo-cổ. Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khảo cổ học đă t́m ra ở trên đất nước chúng ta từ miền Bắc đến miền Trung là đất cổ Việt-Thường. Cho đến nay người ta đă t́m thấy rất nhiều nền văn minh tiền sử Việt Nam cổ liên tục nối đuôi nhau trên đất Bắc và Trung-Việt.
 
Thường khi t́m được di chỉ văn hóa ở đâu đầu tiên người ta lấy tên địa phương mà đặt cho nền văn hóa đó. Văn hóa Việt cổ xưa nhất c̣n gặp nhiều di vật cách đây từ 30.000 năm trở lại được t́m thấy ở núi Đọ, thôn Sơn-vi tỉnh Vĩnh Phú được đặt tên là văn hóa Sơn-vi hay Tiền Ḥa-B́nh. Nền văn hóa nầy được t́m thấy rải rác khắp miền Bắc và Trung-Việt. Tuy việc t́m kiếm là ngẩu nhiên, nhưng nhờ vào sự giàu thịnh nên người ta đă t́m thấy rất nhiều nền văn hóa có tính cách liên tục nối tiếp nhau từ văn hóa Sơn-Vi (30.000 năm tr, TC) qua Ḥa-B́nh (16.000 - 7.000 tr. TC) đến Bắc Sơn rực rỡ, Quỳnh Văn, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, G̣ Mun, Hoa lạc, v.v... dần dần đến văn hóa Đông Sơn huy hoàng có niên đại từ 800 năm đến 111 năm tr TC là thời gian bị Bắc thuộc lần đầu theo sử hiện đại.
 
Rồi từ 111 tr TC dưới ách đô hộ của Tàu, văn hóa nước ta ngưng ch́m lỉm hẳn, không tiến và hầu như biến hẳn, v́ sao? Hỏi tức nhiên là đă trả lời. Dư âm của các nền văn hóa trên c̣n âm thầm kéo dài thêm vài thế kỷ sau Bắc thuộc rồi bị Tàu thôn tính và ẳm đi luôn.
 
Trong những nền văn hóa tiền sử nước ta khi nói đến văn hóa Ḥa-B́nh (di chỉ t́m thấy ở tỉnh Ḥa-B́nh Bắc-Việt) th́ từ lâu giới khảo cổ học và trí thức thế giới đều biết rằng đó là một trung tâm nông nghiệp và công nghiệp đá xưa nhất thế giới.
 
Nhưng v́ sao dân tộc ta như các sử gia Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh cứ luôn cho ḿnh là dân man di, được Hán khai sáng, dạy cho cưới vợ hỏi chồng, dạy cho nông nghiệp.... Suốt 1000 năm cai trị, Hán lấy tài nguyên sản vật quí, và bắt thợ giỏi, gái đẹp cùng ngăn cấm dân truyền tụng văn hóa cổ, ngăn cấm dân ta phát triển kinh tế, và đập phá tất cả mọi công tŕnh công nghiệp điển h́nh là gốm, ḷ luyện kim, ḷ đúc đồng trống đồng, đúc sắt.
 
Dân Việt sợ, ai có đồ gốm và đồ đồng, trống đồng th́ đem chôn dấu. May thay khảo cổ học đă lấy lên từ ḷng đất những sự thật về văn hóa tiền sử và lịch sử nước nhà. Nghiên cứu tài liệu khảo cổ, đối chiếu với tài liệu sử học là việc làm có bằng chứng khoa-học vững vàng giúp chúng ta t́m hiểu nguồn gốc văn hóa dân tộc. Lịch sử văn hóa mỹ thuật dân tộc Việt-Nam cần được soi tỏ dưới ánh sáng khoa học một cách công-minh.
 
Khác với lịch sử, sử gia có thẩm quyền ghi chép nhiều ít theo ư ḿnh những sự việc xẩy ra, văn-hóa mỹ thuật lịch-sử cần những sự thật cụ thể được chứng-minh bằng khoa-học. Lịch-sử phụ thuộc sử gia, trong lúc văn-hóa mỹ thuật lịch-sử là công tŕnh của tiền nhân để lại một cách đích thực, hiển nhiên, không thể chối căi hay làm méo mó sự thật được.
 
Văn hóa mỹ thuật lịch sử giúp t́m hiểu tâm lư, hoàn cảnh sống, nghệ thuật, tŕnh độ tiến hóa, sinh hoạt gia đ́nh làng xă, quan niệm hôn nhân. Thế cho nên văn hóa mỹ thuật là một khoa học lịch sử tuy khó khăn nhưng vô cùng sống động, quí báu và lư thú. Những cổ vật là vô tri, nhưng qua đó chúng ta có thể t́m hiểu được cách sống, tư tưỡng, cá tính, tinh thần tập thể, t́nh cảm, hoài bảo và tư tưởng triết thuyết trong cuộc sống vật chất và tinh thần của tiền nhân. V́ vậy có thể nào chấp nhận lịch sử văn-hóa nước nhà qua hành động và lời lẻ khinh bạc, d́m dập, xuyên-tạc của thực-dân ngoại lai Tây và tay sai trong nước của họ.
 
Trở lại các thị tộc du mục Mông-Cổ, thủy tổ nhà Hán vượt sông Hoàng hà đến chiếm dần dà trung nguyên bao la rộng lớn mà lập nên nước Tàu vĩ đại. Nghề nông là do dân Bách-Việt làm từ lâu đời trước khi Mông-Cổ đến chiếm, họ tiếp tục làm. Vị tù trưởng Mông-Cổ lên ngôi đầu tiên xưng là Hoàng đế và biến dân Bách-Việt thành nô lệ chỉ được quyền làm nghề nông hay làm lính.
 
Như vậy khi đến chiếm lục địa trung nguyên dân Mông-Cổ được thừa hưởng tài sản nông nghiệp của bao nhiêu đời Bách-Việt truyền lại. Tuy vậy xưa kia Hán tộc Mông-Cổ rất kỳ thị, khinh miệt và đối xử tàn ác với Miêu tộc Trung-Hoa, do đó mới sinh ra chế độ nô lệ man di. Dân nô lệ Bách-Việt thường chỉ được sống với nghề bản xứ, trồng trọt, đánh cá hay đánh giặc. Dân Hán là dân nắm chính quyền vẩn c̣n nhớ, yêu thích nghề du mục xưa, nên rất ưu thích săn bắn, làm thành một thú tiêu khiển cho hàng vương giả.
 
Sau trận Trác-Lộc, lớp Bách-Việt thuộc hàng lănh đạo bỏ chạy qua sông Dương-Tử giữ nước Xích-Quỉ. Rồi cũng lại bị nhà Hán đến đô hộ, và sự đô hộ kéo dài ngót 1.000 năm. Nhà Hán vừa chiếm Việt cổ họ thi hành ngay chính sách thực dân, thâu nạp không những của cải vật chất, mà họ c̣n rất chú trọng đến tài nguyên trí tuệ. Nhà Hán đă chiếm văn hóa tiền và sơ sử của Bách Việt trên lục địa Trung-Hoa từ trước. Nay lại chiếm luôn cả văn hóa sơ sử Việt-Nam của nước Lĩnh-Nam của Trưng Trắc từ Động-Đ́nh-Hồ trở xuống miền Bắc và miền Trung Việt-Nam cổ.
 
Họ có thâm ư làm cho người Trung-hoa gốc Bách-Việt và người Việt cổ quên hẳn quá khứ của giống ṇi hầu dễ dàng buộc họ đồng hóa và chấp nhận rằng chính nhà Hán Mông-Cổ khai hóa ra Bách-Việt. Sự thật người Trung-quốc gốc Mông-Cổ bị đồng hóa với Bách-Việt. Và nhà Nguyên Mông-cổ và nhà Thanh Măn-Châu sau nầy cũng lại bị Trung-Hoa đồng hóa luôn. Như vậy Mông-Cổ và Măn Thanh đă bị man di Miêu tộc Bách-Việt đồng hóa thành Trung-Hoa.
 
Như đă nói trên, người Tàu Mông-Cổ vốn có vật tổ là cọp trắng, và nhà cổ là nhà h́nh tṛn gốc du mục nhưng khi họ thấy vật tổ Bách-Việt rồng phụng, và nhà cổ Bách-Việt mái cong, có vẻ đẹp tao nhă mỹ thuật, họ chiếm ngay văn hóa nhà cổ và rộng phụng Bách-Việt làm của họ và người ḿnh không hề dám hé môi hay trăn trối với con cháu.
 
Gần đây đào được trống đồng ở Vân-Nam, khảo cổ gia Tàu cũng tuyên bố ầm ỷ là trống đồng do Mă-Viện và Gia Cát Lượng sản xuất! Sao họ có thể quên Hậu Hán Thư quyển 14 ghi rơ: "Dân Giao-Chỉ có linh vật là trống đồng, nghe đánh lên họ rất hăng lúc lâm trận...."
 
Chính vua Quang Vơ nhà Đông-Hán đă ra lệnh cho Mă Viện phải phá hủy trống đồng Bách-Việt của Trưng Vương. V́ thế trên đất Hoa Nam hiện tại là đất Việt cổ t́m thấy trống đồng là việc đương nhiên. Hậu Hán Thư quyển 14 chép: "Mă Viện là người thích cưỡi ngựa giỏi, biết phân biệt ngựa tốt. Lúc ở Giao-chỉ Viện lấy được trống đồng đem đúc ngựa...."
 
(h́nh chụp Hậu Hán Thư)
 
Mă Viện cũng đă phá trống đồng để đúc cột đồng trụ để chiếm cho chắc ăn phần đất từ Động Đ́nh Hồ trở xuống Ải Nam Quan của nước Lĩnh-Nam. Và v́ sợ dân Giao-Chỉ lấy cột đồng đúc trống và phá hủy biên giới do Mă Viện đề ra, nên Mă Viện ghi "Đồng trụ chiết, Giao-Chỉ diệt" để dọa dân việt cổ. Nhưng rồi chắc là dân ta cũng đă lén lấy đồng trụ để đúc trống v́ thiếu đồng, nên đồng trụ biến mất. Ngoài ra, v́ cần đồng để đúc trống nên dân Việt thường đem vàng bạc ngọc ngà hạt trai, sản phẩm quí đồi lấy tiền đồng của người Hán. Trước đó chính bà Lữ Hậu vợ vua Thái Tổ nhà Hán là Lưu Bang đă ra lệnh cấm bán, đổi chác tiền đồng cho dân Giao-Chỉ.
 
Riêng Mă Viện, từ khi thắng Trưng Vương, biết dân Giao-Chỉ coi trống đồng như là một linh vật giữ nước. Mă-Viện, có kinh nghiệm về việc Trưng Vương ra trận dùng trống đồng thúc quân, thấy uy lực trống đồng của Bách Việt rất lớn, giúp họ đánh giặc rất hăng. Việc đúc ngựa, đúc đồng trụ chỉ là cái cớ để tiêu hủy linh vật của Bách Việt mà thôi. Vậy ai dám bảo trống đồng do Mă Viện và Gia Cát Lượng đúc th́ thật là xuyên tạc lịch sử mỹ thuật Việt Nam một cách trắng trợn.
 
Nhân đây xin kể một trường hợp xuyên tạc, b́nh gốm Hoa Lam cổ, trưng bày ở viện bảo tàng Istambul, cách đây trên 50 năm Tàu và Nhựt t́m xem có thể là của họ không. Nhưng đến khi thấy niên hiệu ghi trên b́nh là niên hiệu vua Việt "Thái-ḥa bát niên..., Bùi Thị Hi bút" (xem h́nh 6), người Hoa bèn bảo đó là ... của một ông thầy Tàu qua Việt Nam chơi, làm để lại....  Và họ cho Bùi Thị là một người nam, đọc là "Thái ḥa bát niên Bùi Thị hí bút". Vào Thời kỳ đó người ta hoàn toàn chưa biết Việt Nam đă có ḷ gốm hoa lam rất sớm từ thế kỷ 12, 13 với màu xanh bản địa chứ không nhập cảng màu xanh tươi của Ba-Tư như Trung-Hoa.
 
B́nh hoa lam chưng bày ở Istambul
Phải mất 30 năm sau, khi khảo cổ học Việt-Nam t́m thấy dấu tích nhiều ḷ nung gốm cổ hoa lam trên đất Bắc từ thế kỷ 12, 13 cùng những sản phẩm phế thải của ḷ và những gốm Việt-Nam cổ có hoa văn giống hoa văn trên độc b́nh ở Istambul, mới chứng minh đích thực b́nh cổ danh tiếng ở bảo tàng viện Istambul là của Việt-Nam do một phụ nữ là Bùi Thị Hi trang trí.
 
 
Trở với dân du mục Mông-Cổ, họ sống bằng săn-bắn và du mục. Do đó họ không thể nào là những người đă phát sinh ra nền văn-hóa nông nghiệp. Và như thế họ cũng chẳng bao giờ có họ hàng và cần thiết có họ hàng với các ông Thần-Nông (người tài giỏi về làm ruộng), bà Nữ-Oa đội đá vá trời (tức là người t́m hiểu và kinh nghiệm nhiều về thời tiết giúp nhà nông làm ruộng).
 
Dân du mục phải thường xuyên chống chọi với thú rừng, cũng như chống chọi với các đoàn du-mục khác, họ phải đấu tranh không ngừng. V́ thế họ là một chủng tộc mạnh, tài nghệ bắn cung, cưởi ngựa, đô vật, đâm chém của họ rất cao. Chính nhờ vào tài nghệ nầy mà họ đă thành công trong việc chiếm lục địa Trung-Hoa và chiếm Việt-Nam sau nầy. Gịng máu du mục buộc họ luôn sẵn sàng chiến đấu, từ đó nảy sinh gịng máu xâm lăng. Vả lại khí trời miền bắc lạnh, nên bản chất họ rất khỏe, họ rất sợ khí nóng ở miền nhiệt đới nông nghiệp mà họ coi là nơi âm phong chướng khí.
 
Cũng v́ lư do trên, người Trung-Hoa gốc Mông-Cổ không thể có các vị vua Thần-Nông "vua trồng-trọt xứ nóng" tức là vua Viêm-Đế, cần thiết của nhà nông. Dân Bách-Việt hiền lành ở miền Nam lo nghề nông, không quen đánh giặc bị họ chiếm hết đất đai và văn hóa.
 
Suốt trên hai ngh́n năm chúng ta hầu như chỉ học cho biết rằng Việt Cổ là một đất nước vô văn hóa, man di, được nhờ Tàu Mông-Cổ khai hóa. Dầu rằng Tàu gốc Mông-Cổ không chứng minh được nguồn gốc văn hóa của họ. Như thế đủ thấy ảnh hưởng của việc bị đô hộ Tàu, kể cả Tây sau nầy, là nguy hiểm như thế nào!.
 
Chính v́ vậy mà LM Triết-Gia Kim-Định đă gia-công nghiên-cứu một triết-lư An-Việt và nói đến "... một nền văn hóa Việt-Nam cổ mồ côi..." . Nhưng văn-hóa tiền-sử Việt-Nam đă bị che dấu và cướp đoạt v́ sức mạnh, chứ nhất thiết không hẳn là một văn hóa mồ côi. Văn-hóa Việt cổ có mẹ đẻ từ các nền văn hóa tiền sử Việt Nam, và đă sinh đứa con khổng lồ là nền văn-hóa siêu-việt Trung-Quốc. Chính văn-hóa Trung-Quốc lúc không nhận là con đẻ của văn-hóa Bách-Việt, là một văn-hóa mồ côi. Lúc Tưởng-Giới-Thạch ra lệnh nghiên cứu về văn hóa Trung-Hoa từ ngày nay trở về trước. Nhưng khi lên đến nhà Hán và thời Khổng-Tử, các nghiên cứu gia Trung-Hoa Dân-Quốc đành bỏ dở v́ vấp phải nguồn gốc văn hóa Bách-Việt!.
 
Với thực dân Pháp, trong ṿng 80 năm đô hộ Việt-Nam, chúng đă lấy biết bao tài sản của đất nước ta đem về cất giữ và xây dựng đất nước họ, làm giàu Viện Bảo Tàng của họ (ví dụ đàn đá báu vật hiếm quí, nào 4 quyển sách trước tác của cụ Nguyễn Du, v.v. và v.v... Pháp cướp về nước tất). Tương lai gần chúng ta nhất định phải đ̣i lại tài sản bị cướp, đ̣i bồi thường và đ̣i Pháp phải xin lỗi dân tộc Việt Nam.
 
Như đă nói trên trong thời gian bị thực dân Pháp đô-hộ, việc khảo-cổ trên đất nước ta chỉ dành độc quyền cho người Pháp. Chuyên gia và khảo cổ gia Việt-Nam có đóng góp công lao ư kiến cũng không được ghi lại. Người Pháp mà tiêu biểu là ông H. Mansuy đă có những phán đoán sai lạc, lập luận lầm lẫn về văn hóa mỹ thuật tiền sử và lịch sử Việt Nam. Trước những khám phá về văn hóa tiền sử và lịch sử Việt Nam, ông ta luôn có thành kiến rằng, bao nhiêu nền văn hóa xa xưa của Việt-Nam cổ từ thời tiền sử vốn chỉ là "... hàng nhập cảng...", "... hàng vay mượn... hàng thiên di, v.v... của phương Bắc hay phương Tây...." !
 
Từ trước, với phong cách thực dân khi Ông H. Mansuy khi nh́n thấy những viên gạch lót nền nhà cổ có hoa văn đẹp (xem h́nh gạch lót nhà có hoa văn), đào lên từ ḷng đất, đă nói rằng: Đây là gạch nhập cảng để làm bàn thờ chứ không thể lót nền nhà.
 
 
 
 
 
H́nh 7, 8, 9
 
Ngày nay chúng ta đă t́m thấy nhiều ḷ gạch cổ sản xuất gạch có khắc hoa văn ở Bắc Hà, và đă đào được nền nhà lót gạch có hoa văn thời nhà Trần, ví dụ nền nhà có lót gạch hoa văn của Hưng Đạo Vương tại Vạn Kiếp. Các nhà học giả về khảo cổ học khắp thế giới và Việt Nam đă chứng minh về tính chất bản địa của những nền văn hóa tiền sử xưa nhất và phát triển nhất trên đất nước Việt Nam mà đặc biệt là văn hóa Ḥa B́nh với sự ra đời sớm nhất thế giới của nông nghiệp lúa nước cũng như các nền văn hóa lịch sử sau nầy.
 
Có những người Việt Nam mà đại diện là ông Nguyễn Văn Tốt đă đọc sách tây thực dân, sao chép lại nguyên văn làm sách "Introduction à lart ancien du Viêt Nam, 1er trimestre 1969", mặc dầu vào lúc thế giới đă cải chính trước rất lâu. Ông Trần Văn Tốt đă theo đúng luận điệu thực dân của H. Mansuy mà viết sai lạc về văn hóa Ḥa B́nh và văn hóa Bắc Sơn rằng: "Người Ḥa-B́nh có mặt trên đất nước Việt-Nam vào khoảng từ 5000 đến 3000 trước TC... coi như chưa biết ǵ về nông nghiệp và chăn nuôi, không biết ǵ gốm ..." ... "Đá mài đă có vào thời Bắc-Sơn, nhưng ít được xử dụng." ; "... nghệ thuật đá mài có vai rất tiêu biểu cho văn-hóa tộc họ Auxtro asiatique, được dùng nhiều ở miền Trung Đông Dương. Người ta đă cho là những ŕu mài nầy đươc nhập cảng từ Tây-Tạng, Giang Nam bên Tàu, v́ chúng nó cũng có ở Hoa-Nam, Ấn-Độ, Nhật-Bổn, Đại-Hàn..." ; ... "và những dụng cụ đá mài h́nh dĩa là của văn-hóa Úc từ Tàu truyền xuống, v.v...."
 
Than ôi! Thật vô cùng đáng trách! Ông Tốt đă sao chép lại y-nguyên những lập luận lầm lạc và vội vàng và đầy dẩy thành kiến đầu tiên của ông Mansuy mà bỏ qua mọi chứng minh khoa học xác đáng và mới mẻ hơn của các ông C.O. Sauer và W.G. Solheim, không biết với mục đích ǵ? Như thế phải chăng ông Tốt đă vô t́nh hay cố ư làm tay sai cho thực dân lỗi thời mà thế giới đă lên án!?
 
Ông Tốt đă theo đuôi thực dân đưa ra một thứ suy luận hàm hồ, v́ hể cứ thấy nơi nào có, th́ tất là "...nhập cảng của nơi đó...", bất chấp cả thời gian nơi nào có trước, nơi nào có sau, và bất chấp cả nơi nào có tính cách sản xuất nghiệp vụ và nơi nào có tính cách tiêu thụ. Vậy th́ ông Tốt viết sách về văn-hóa tiền sử Việt-Nam, phải chăng để t́m cách d́m dập thóa mạ tổ tiên ḿnh hay là để nối giáo cho giặc?.
 
Nhà học giả Sauer Hoa-Kỳ đă viết trong quyển Đồng-Quê:
 
"Đúng là nông nghiệp đă tiến triển qua 2 giai đoạn, mà giai đoạn đầu là giai đoạn của văn-hóa Ḥa-B́nh (Bắc Việt), lúa nước đă được trồng cùng một lúc với củ môn nước (khoai sọ)."
 
Đến nay tất cả các nhà khảo cổ học, sử học Hoa-kỳ như các ông C. Sauwer, R. Somhein, Trương Quang Trực (Ông Trực là người Mỹ gốc Trung-hoa), ông Jorhman và học-giả Liên-Xô ông N. Vavilow đều công nhận:
 
"Đông-Nam-Á mà chủ đạo là Việt-Nam đă có một nền văn hóa tiền sử phát triển rất sớm sủa, tiên tiến và nhanh chóng, sáng tạo và sống động chưa từng thấy một nơi nào khác trên thế-giới."
 
Chúng ta hăy nghe mấy ḍng sôi nổi của ông C.O. Sauer viết trong quyển Agricultural Origins and Dispersals - Xuất bản ở New York:
 
"Tôi đă chứng minh Đông-Nam-Á là cái nôi của nền nông nghiệp xưa nhất. Và tôi cũng chứng minh rằng văn-hóa nông nghiệp có nguồn gốc gắn liền với đánh cá bằng lưới ở xứ này. Tôi cũng chứng minh rằng những động vật gia súc xưa nhất bắt nguồn từ Đông-Nam-Á,và đây là trung tâm quan trọng của thế-giới về kỷ thuật trồng trọt và cải biến cây cối bằng cách tái sinh sản thực vật."
 
Trước đây người ta vẫn ca tụng địa điểm văn-minh tân thạch khí ở vùng Tây-Á Tiểu-Á và cho rằng đây là một xứ nông-nghiệp xưa nhất thế-giới. V́ đă có những niên đại C14 lên đến thiên niên kỷ thứ VI, thứ VII. Việc phát hiện ra nền nông-nghiệp tại Ḥa-B́nh cách đây trên 10.000 năm đă làm cho thế giới rung chuyển, chao động.
 
Như vậy trung tâm nông-nghiệp xưa nhất không c̣n là vùng Lưỡng Hà mà là Đông-Nam-Á mà chủ đạo là Việt-nam. Việt-Nam đóng vai tṛ quan trọng nhất v́ nơi đây là điểm phát xuất chính.
 
Chúng ta hăy nghe lời b́nh luận xác đáng của ông W. G. SOLHEIM II đă viết từ năm 1967:
 
"Tôi cho rằng khi chúng ta nghiên-cứu lại nhiều cứ liệu ở lục-địa Đông-Nam-Á, chúng ta hoàn toàn có thể phát giác ra rằng việc thuần-thục-hóa cây trồng đầu tiên trên thế-giới đă được dân-cư Ḥa-B́nh (Việt Nam) hoàn thành vào khoảng 10.000 năm trước TC..."
"... Rằng văn-hóa Ḥa-B́nh là văn-hóa bản-địa không hề chịu ảnh-hưởng của bên ngoài, đưa tới văn-hóa Bắc-Sơn (Việt Nam)..."
"... Rằng miền Bắc và miền Trung lục địa Đông-Nam-Á có những văn-hóa tiến bộ mà trong đó đă có sự phát triển của dụng cụ đá mài láng đầu tiên của Châu-Á, nếu không nói là đầu tiên trên thế giới và đồ gốm đă được phát minh..."
"... Rằng không phải là sự thuần hóa thực vật đầu tiên như ông Sauer đă gợi ư và chứng minh mà thôi. Mà c̣n đi xa hơn, nơi đây đă cung cấp tư-tuởng về nông nghiệp cho phương Tây. Và sau nầy một số cây đă được truyền đến Ấn-Độ và Phi-Châu. Và Đông-Nam-Á c̣n tiếp tục là một khu-vực tiền-tiến ở Viển-Đông cho đến khi Trung-Quốc thay thế xung lực này vào nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 tr TC tức khoảng 1500 tr TC."
(Nữa đầu thiên niên kỷ thứ 2 tr. TC tức khoảng 1500 sau khi Mông-Cổ chiếm lục địa Trung-Hoa non 1500 năm.)
 
Như đă nói trên, Trung-quốc thừa hưởng văn hóa nông nghiệp phát triển nhờ dân Bách Việt c̣n lại trên hoa lục. Chính nhờ sự phát triển của những sắc dân Bách Việt nầy mà Trung quốc rộng lớn có đủ tư cách thay thế xung lực phát triển nông nghiệp Đông Nam Á vào khoảng năm 1500 tr TC. Như vậy chứng tỏ chính dân Bách Việt tức Việt cổ dạy Tàu nông nghiệp chứ không phải ngược lại như Trần Trọng Kim đă viết trong Việt Nam Sử Lược.
 
Chúng ta phải xúc động trước những lập luận rất vô tư, công bằng và rất khoa-học của Solheim II, cũng như rất xúc động trước nắm gạo bị cháy dở hóa thạch đă t́m thấy ở Đồng-Đậu Vỉnh-Phú có niên đại 5.500 năm trước TC tức cách đây 7.500 năm, nắm gạo nầy đă đươc thử nghiệm bằng carbone14 (xem h́nh nắm gạo cháy). Nắm gạo cháy dở của thời phát trịển trồng lúa nước nầy cũng chứng minh cho chúng ta rằng lúa nước đă được trồng từ rất lâu không ai biết được trước lúc nắm gạo bị cháy như ông Sauer đă cho rằng lúa nước đi đôi với nghề đánh cá.
 
 
H́nh 10 (nắm gạo bị cháy dở)(thiếu h́nh)
 
Những sự kiện trên đây đă được công bố lên thế-giới từ lâu. Với C.O. Sauer chẳng hạn, trong quyển Agricultural Orgins and Dispersals, New-York- 1952, với Wilhelm G. Solheim trong quyển Southeast Asia and the West. Science vol. 157, 1967, p.899. Ít nhất là 3 năm trước thời gian mà ông Trần Văn Tốt xuất bản quyển «Introduction à lart ancien du Việt-Nam» bằng tiếng Pháp năm 1969. Chúng tôi nói ngay mặt ông Trần Văn Tốt rằng một trong các văn-hóa tiền sử Việt Nam, văn hóa Ḥa-B́nh của Việt Nam không phải là đứa con nuôi, con vay mượn, con hoang, hay con mồ côi, nó chính là con đẻ của văn-hóa Sơn-vi kéo dài từ rất xa xưa có thể lên đến 500.000 năm đến 25.000 năm tr TC. Thường người ta lấy một niên đại tượng trưng gần nhầt là 30.000 năm làm mốc trung gian. Và để tiếp tục cuộc đời, văn hóa Ḥa B́nh đă dẩn đưa nhanh chóng đến một nền văn-hóa nổi danh thế giới của Việt Nam là văn-hóa Bắc-Sơn. Và từ văn-hóa Bắc-Sơn đến các nền văn hóa Quỳnh Văn, Bầu Tró, Hoa Lạc, Phùng Nguyên, G̣ Mun, Đồng Đậu và cuối cùng là Đông-Sơn.
 
Sự liên tục của các nền văn hóa luôn được duy tŕ bằng những chứng minh cụ thể. Thật vậy các nền văn-hóa Việt-Nam cổ ngày càng được t́m thấy là có những bước tiến mạnh mẽ, những nét phát triển huy-hoàng. Măi cho đến thời Bắc-thuộc lần thứ I th́, văn hóa Đông Sơn nước ta, bắt nguồn từ thời tiền sử, bị ngưng hẳn.
 
Chính giặc Mông-Cổ là những người đă xâm lăng các nền văn hóa tiền sử và sơ sử Việt cổ từ trên đất Trung Nguyên cho đến Việt Nam. Họ lấy hết cả, vừa đất đai, vừa công tŕnh, vừa công cụ, vừa con người, vừa những người thợ tài giỏi Việt cổ đem về Tàu để phát triển nên nền văn hóa siêu-việt của Trung-Hoa sau này.
 
Đồng thời cướp lấy, họ phá hoại, họ cấm cản mọi sự phát triển văn hóa địa phương của kẻ bị trị: trong suốt non 1000 năm đô hộ, họ đă cố tâm cướp đoạt, hủy hoại, cấm đoán, d́m dập và dấu diếm tất cả mọi vết tích, mọi h́nh thức phát triển của văn-hóa lịch-sử Việt-Nam. Ḷng đất đă được phơi bày mọi sự thât. Chính sách vở và các học giả Trung Hoa hiện-đại cũng đă nh́n nhận những sự thật trên.
 
Văn-hóa Việt-Nam bị tê liệt, bị biến mất do xâm lăng và cướp giựt của Trung-quốc. 1000 năm quá dài, con cháu không được truyền đạt, nên dần dà người Việt-nam tự cho là ḿnh đă được người Tàu khai hóa như các sử gia Trần Trọng Kim và Đào duy Anh nói trên, thật là hổ thẹn với tiền nhân thay!!.
 
Từ rất sớm, năm 1932, tại Đại Hội Nghị Quốc tế của các nhà khảo cổ tiền sử học Viễn đông, vấn đề văn-hóa Ḥa-B́nh nước ta đă được xác nhận một cách chính đáng. Vấn đề thực tiễn là nền văn hóa Ḥa-B́nh có mặt trên toàn thế giới. Nhưng điều quan trọng ở đây là nền văn-hóa nầy đă được t́m thấy ở Việt-Nam sớm hơn đâu cả, nghĩa là có trước những nơi khác trên thế giới và t́m thấy ở Ḥa-B́nh một làng nhỏ Việt Nam, ở vào một thời gian xa xưa nhất (cách đây trên 16.000) đối với các nơi khác trên thế-giới. Điều nầy có nghĩa là người Việt cổ tại Ḥa-B́nh Việt Nam đă làm nên nền văn-hóa Ḥa-B́nh trước nhất trong nhân loại. Nói một cách khác, người Ḥa-B́nh trên đất Việt-Nam đă có một thời văn minh xưa nhất thế-giới, đó là sự thật mà khoa khảo cổ học thế giới minh chứng và xác quyết. Thế nên khảo cổ học thế-giới đă lấy tên của một làng quê Ḥa-B́nh Bắc-Việt đặt tên cho nền văn-hóa nầy gọi là văn-hóa Ḥa-B́nh cho toàn thế giới (xem Encyclopédie d'Archéologie).
 
Thế là Ḥa B́nh tại Việt-nam đă được coi là trung tâm văn minh tiền sử đầu tiên của nhân loại về nông nghiệp lúa nước và về công nghiệp đá. Chẳng những nền văn minh tiền sử nầy ngang hàng với Trung Mỹ và miền Lưỡng Hà về phương diện kỷ thuật. Một điểm rất đáng hảnh diện là:
 
"Ḥa B́nh đă được thế giới xác nhận là trung tâm phát minh nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp cùng chăn nuôi gia súc đầu tiên trên thế giới."
 
Trung tâm nông nghiêp cùng chăn nuôi đầu tiên trên thế giới tại Ḥa-B́nh Việt-Nam đă có trước vùng Lưỡng Hà đến 3000 năm. Như vậy th́ c̣n điểm nào nghi ngờ rằng nơi nào nhập cảng nơi nào!.
 
Ḥa-B́nh, trung tâm văn-minh nông nghiệp đầu tiên của nhân loại trên thế-giới, để rồi từ đó nền văn-minh trên được lan tràn khắp vùng Đông-Nam-Á: Trung-Quốc, Nhựt-Bản, Mă-Lai, Thái-Lan, Ấn-Độ, v.v.... Mà ở Ḥa-B́nh là nơi sầm uất, giàu thinh hơn đâu hết và đă có vị vua Viêm Đế (vua nóng tượng trưng cho mùa trồng trọt) tức là Thần-nông, người đă nghiên cứu dạy nghề nông và được tôn sùng như một vị vua, và bà Nữ-Oa là người đă nghiên cứu thời tiết nắng mưa, cùng các ngày lễ, ngày Tết phù hợp với mùa màng và sự nghỉ ngơi của người nông dân sau khi mùa đă thâu hoạch. Bà Nữ-Oa đă nghiên cứu thời tiết lúc gieo, lúc cấy, lúc gặt, mà dạy dân làm ruộng không thất mùa. V́ thế dân gian coi bà Nữ-Oa như một vị thần-linh có khả năng "lấy đá vá trời".
 
Văn hóa tiền sử nước ta đă thu hút thế giới vào văn-hóa Ḥa-B́nh. Một trung tâm kinh tế sản xuất đầu tiên trên thế giới. Một trung tâm kỹ nghệ đá đầu tiên của nhân loại, trước rất xa văn hóa Lưỡng-Hà và Trung-Mỹ (Mexico hiện tại) đến cả 3 thiên niên kỷ. Bước tiến này nhảy vọt mạnh với văn-hóa Ḥa-B́nh, có lẻ một phần cũng nhờ ở biến cố thiên-nhiên là trận Đại-hồng-thủy thế giới đă xẩy ra thời văn-hóa Ḥa-B́nh (sẽ nói rơ sau). Nói chung đó chỉ là một suy luận, nhưng thật chất là đă có sự phát triển liên tục và rơ ràng từ văn hóa Sơn-vi đến Ḥa-B́nh.
 
Tiềm lực của văn-hóa Ḥa-B́nh là càng ngày càng đưa con người thích nghi nhu cầu sự sống với một cố gắng như là một cuộc cách mạng. Đó là cuộc cách-mạng sinh-sống bằng kỷ-nghệ sản xuất công-cụ để bán đi khắp nơi cho thợ đá. Và dụng-cụ nông nghiệp đá cho người dùng. Với nhu cầu sản xuất nông nghiệp mới nầy, tất nhiên kỷ-nghệ đồ đá phải phát triển. Văn-hóa Ḥa-B́nh là văn hóa đá giữa, nên nó có một ảnh hưởng sâu rộng về nghệ thuật đá mới. V́ chính nơi đây, Ḥa-B́nh, trên đất nước Việt cổ, là điểm phát xuất ra nhũng nền văn hóa thuộc nền cách mạng đá mới của các nước Trung-quốc, Nhật-Bản, Philippine, Indonêsia, Mă-đảo và cả miền Địa-Trung-Hải, v.v.... Chính v́ vậy, Việt-Nam chính là trung tâm cách mạng sản-xuất đá mới đă được thế giới khẳng định.
 
Có rất nhiều tầng văn hóa của các nước trên thế giới thuộc văn-hóa Ḥa-B́nh nhưng trẻ trung hơn, tức ra đời sau hơn nhiều, so với Ḥa-B́nh, đă được nghiên cứu đến và đều được qui về văn-hóa Ḥa-B́nh. Thế giới đă khẵng định rằng trong những nền văn hóa ấy không hề có thuật chế tạo đá sỏi như ở Việt-Nam. Đá sỏi hay đá cuội là lỏi đá rất cứng. Với đá nầy chế tác ghè đẻo rất khó. Nhưng không có công cụ bằng đá sỏi, thợ đá không làm nghề đục dẻo gọt dủa mài đá được. Vậy nên chỉ có thợ làm công cụ bằng đá sỏi mới làm nên dồ nghề bán cho thợ đá làm việc chế tác nên dụng cụ đá cho mọi người xử dụng. Thời gian, mưa gió và ánh nắng mặt trời đă làm tan vở rồi bào ṃn và tẩy sạch những tảng đá lớn. Hạt nhân đá c̣n lại có độ cứng rất cao gọi là đá sỏi hay đá cuội. Chế tạo những ḥn đá cứng nầy rất khó khăn. Nhưng người ta cần những ŕu đá, búa đá, dao đá bằng đá sỏi mới có thể sản xuất ra những ŕu, búa, dao, cày đá bằng đá tảng mềm hơn cho người nông dân.
 
Ghè đẻo trên đá sỏi cứng rất khó, nhưng rất cần thiết. V́ những công cụ bằng đá sỏi cứng dùng để chế ra các công cụ đá tảng dễ dành hơn. Chỉ ở Ḥa-B́nh mới có nghệ thuật chế tác đá sỏi cứng, với số lượng rất cao, dùng để bán đi khắp nơi cho thợ đá chế tạo những dụng cụ bằng đá. Thợ đá dùng công cụ đá sỏi cứng của Ḥa B́nh mà chế tác các dụng cụ nông nghiệp đá tảng mềm hơn đá sỏi. Khắp nơi trên địa cầu có rất nhiều học tṛ về chế tạo đá của các bậc thầy đá Ḥa-B́nh Việt-Nam. Điều nầy chứng minh rơ ràng là chỉ trong nền văn-hóa Ḥa-b́nh tại Việt-Nam mới có việc sản xuất công cụ đá cứng cho người thợ đá xử dụng như là dụng cụ chế tạo đá.
 
Vậy c̣n ai hoài nghi Ḥa-B́nh không phải là trung-tâm đẻ ra nghiệp vụ đá cho nhiều quốc-gia trên thế-giới. Văn-hóa Ḥa-B́nh là một nền Văn-hóa cách mạng ra đời trước văn-hóa Bắc-Sơn, và như trên đă nói, lẽ dĩ nhiên trước Đông-Sơn rất lâu, ít nhất đến cả từ 6.000 đến 8.000 năm.
 
Và chính Ḥa-B́nh là mẹ đẻ ra nền văn hóa nổi danh Bắc Sơn và sau nầy là văn hóa Đông-Sơn rực rỡ huy hoàng. Văn-hóa Đông-Sơn kéo dài cho tới khi Tàu qua chiếm nước ta lần đầu tiên th́ ngừng hẳn. Điều nầy chứng minh rơ ràng Tàu đă đến cướp mất, phá hoại, cấm chỉ sự phát triển văn hóa của nước Việt cổ. Rơ ràng cũng nhờ cướp bóc lỏi cốt văn hóa Bách-Việt cộng với sự giàu mạnh của cải và quân lực mà văn hóa Trung-Hoa tiến nhanh sau nầy.
 
Thật vậy, nhờ vào khảo cổ học mà mọi bí ẩn của tiền sử đă được làm sáng tỏ. Và thế giới đă công nhận Việt-Nam, tiêu biểu là văn hóa Ḥa-B́nh mà tên tuổi đă được thế-giới-hóa (Encyclopédie d'Archéologie), đă được thế giới xác nhận là nơi có một nền nông nghiệp lúa nước và công nghiệp đá xưa nhất thế giới.
 
Có thể v́ văn hóa Ḥa-B́nh nằm vào thời điểm của trận Đại-hồng-thủy cách đây từ 17.000 năm đến 6.000. Cuộc Đại-hồng-thủy nầy bao gồm cả thế giới, theo đó chắc nó ăn khớp và trùng hợp với cuộc Đại-hồng-thủy đă được diễn tả trong Cựu Kinh Ước của đạo Do Thái và Đạo Công Giáo. V́ vậy theo khoa học, rơ ràng trước và sau Đại-hồng-thủy loài người đă có mặt thậm lâu trên miền Đông-Nam-Á, mà quan trọng là tại Việt Nam.
 
Sau vụ đại hồng thủy nầy, nơi trên thế giới nguy hại nhiều nhất, chính là Lục Địa Đông-Nam-Á. V́ một phần đất lớn của miền nầy đă sụp xuống biển, mở rộng thêm Thái-b́nh-dương. Xét theo thềm lục địa Đông-Nam-Á, các nhà khảo cổ nhận thấy Đại-hồng-thủy lên và lui rất chậm chạp, v́ thế không xẩy ra tai nạn chết người tập thể.
 
Và như vậy số người đă sống trên b́nh nguyên Đông-Nam-Á cũ mà nay là biển đă di tản nguyên vẹn ra khắp các lục địa Đông-Nam-Á, và Úc-Châu c̣n lại. Có lẽ đó là lư do chính của sự hỗn hợp nhiều chủng tộc trên miền Đông-Nam-Á. Phần đất c̣n sót lại sau Đại-hồng-thủy trở nên quá ít đối với số dân sống bằng hái lượm trước kia. Do đó vấn đề cần thiết cho sự sinh sống của người Đông-Nam-Á mà trong đó người Bách-Việt cổ là căn bản là đi t́m thức ăn. Người Bách-Việt cổ đă di tản lên chốn cao nguyên tức là lục địa Bách-Việt cổ mà nay là miền Nam Trung-Hoa và đồng bằng Bắc-Việt và thẳng đến miền duyên hải Trung-Việt (vùng Quảng-Trị Quảng-Hóa tức là Thừa-Thiên).
 
Người Việt cổ bắt buộc phải nghỉ đến cách làm tăng số lượng thực phẩm cần thiết để sinh sống mà trước đây họ chỉ cần t́m thấy dễ dàng trong thiên-nhiên. Đây có lẽ là nguyên nhân phát triển nghề nông của các chủng người đă di tản đến Đông-Nam-Á mà chủ yếu là Việt-Nam cổ.
 
Trên đây tôi đă dẫn những cứ liệu lịch sử về văn hóa Ḥa-B́nh với mục đích xóa tan những luận điệu và nhận xét sai lạc của thực dân Tây và Tàu; đồng thời cũng để tŕnh bày một cách tương đối sơ lượt, một khía cạnh nào đó sự nghiệp lớn lao của tổ tiên chúng ta: hiện tại thế giới đă công nhận rằng nước Việt Nam chúng ta đă có một nền nông nghiệp lúa nước và một nền công nghiệp đá đă từng phát triển rực rỡ và xưa nhất thế giới.
 
Vậy mà bao nhiêu trăm năm nay đất nước chúng ta phải trải qua biết bao gian truân, đói khó, xâm lăng, huynh đệ tương tàn. Đến nổi con cháu mờ mịt cả mắt mũi không c̣n thấy ǵ về tiền nhân, không c̣n biết ǵ đến công lao sự nghiệp của tổ tiên. Đồng thời con cháu cũng đă để ngoại bang hiểu lầm về sự nghiệp của các Vị. Vậy mà hiện tại người dân Việt phải đói khổ, phải nghèo nàn, phải đau thương, phải chậm tiến một cách man rợ. Thật là một điều vô cùng tủi nhục cho thân phận con người Việt-Nam.
 
Thôi th́, tục ngữ ta vốn có câu "Mấy ai giàu ba họ, mấy ai khó ba đời". Ngày xưa Việt-Nam vượt hẳn các nước Đông-Nam-Á và nhiều nước khác trên thế giới, vinh thật là vinh. Ngày nay chúng ta trở lại thua kém tất cả th́ nổi nhục ấy quả nhiên là lớn lao. Chung quy cũng v́ tham ô nhũng nhiễu từ thời Việt-Nam Cộng-Ḥa cho đến ngày nay càng ngày càng quá quắt.
 
Vậy, chúng ta chỉ c̣n cầu mong hết nhục ắt sẽ có ngày vinh quang. Chúng ta hăy đầy ḷng tin tưởng cho ngày mai. Sau cơn sáng trời lại mưa, th́ ắc sau cơn mưa trời lại sáng. Chúng ta phải tin tưởng như vậy. Chúng ta sẽ không tự măn hả hê trước những thành tựu về học hành thi cử hay nghề nghiệp của con em trên đất khách. V́ đó chỉ là chuyện đương nhiên, mà trái lại chúng ta phải tự kiểm điểm những thiếu sót, những mất mát lớn lao cho thế hệ trẻ về phương diện văn hóa dân tộc.
 
Chúng ta phải có bổn phận vun trồng mầm móng văn hóa Bách-Việt nước nhà lên ḷng non dân tộc hải ngoại. Đó tất nhiên phải là điều khó khăn, chúng ta có thể bỏ công lao mồ hôi nước mắt, nghị lực thời gian làm việc hữu ích cho hậu duệ chúng ta; hơn là ngày đêm ganh tương tị hiềm, ḱnh địch, châm biến, chia rẽ, đua nhau bịa đặt bôi nhọ kẻ nào có ǵ hơn ḿnh chút đỉnh. Những hành động đó chẳng những đă biến dần dân lưu vong thành một sắc dân mất gốc vô văn hóa, vô cội nguồn. Hơn nữa nó c̣n biến một số người Việt đông đúc lưu vong kém cỏi về kiến thức văn hóa và nhân phẩm con người (tiền bạc, khoa bảng, bằng cấp không có nghĩa là có văn hóa) thành man di đúng như tên mà người Trung-Hoa đặt cho dân tộc ta trước đây vậy.
 
Các dân tộc khác như Trung-hoa, Nhật-bản, Do-Thái... Họ âm thần đoàn kết với nhau để bảo tồn và xây dựng lại nền văn hóa dân tộc, đi tiền phong khó khăn vất vả cho đến đạt mục đích thiết thực và họ đă thành công. Các dân tộc ấy là những tấm gương sáng giúp chúng ta trong nổ lực làm phát triển văn minh tinh thần tức văn hóa truyền thống của tổ tiên Việt.
 
Niềm tin sẽ trở nên hiện thực hay không trong một ngày mai hậu gần gũi cũng do ở những hành động sâu ẩn trong mối ưu tư văn hóa dân tộc của mổi một người trong chúng ta. Để cầu chúc cho bước tiến văn hóa ở tương lai gần của dân Việt, chúng tôi xin kính hiếu chút t́nh cảm lên trước bao công tŕnh của tổ tiên chúng ta suốt từ thời tiền sử đến nay. Chúng tôi xin mượn câu nói của nhà văn hào Jean Valery:
 
"Hỡi tâm hồn cao cả, đă đến lúc mà Người cần được mặc chiếc áo xinh đẹp xứng đáng với cơ thể của người."
 
Bác-sĩ Tiến-sĩ Nguyễn Thị Thanh
 
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17