Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
Chợ Cán Cấu

Chọn Hàng

Chợ Cán Cấu cách Bắc Hà chừng 18km. Hỏi Cán Cấu là ǵ th́ không ai biết. Bác tài lại pha tṛ : "Vừa cắn vừa cấu". Trời tờ mờ sáng, người dân tộc từ các buôn làng đă lũ lượt kéo nhau về chợ. Đi bộ hoặc thồ bằng ngựa, họ mang theo các đặc sản, phần lớn là các hàng dệt, may mặc, nông sản, gia súc. Tám giờ sáng chúng tôi đến th́ chợ đă đông. Chợ họp trên một ngọn đồi thoai thoải cạnh đường xe. Lán trại sơ sài mang tính hoang dă núi rừng. Chợ Cán Cấu trước kia gần trong thị trấn Bắc Hà, nhưng cứ mỗi lần nhà nước  xây cất chợ thành khang trang th́ bà con lại chuyển đi nơi khác. Họ muốn họp chợ ngoài trời, giữa thiên nhiên núi rừng hơn là trong các đ́nh chợ được xây cất theo kiểu miền xuôi. Cũng dễ hiểu, do tập tục từ bao đời nay, họ sống cuộc đời du mục tự do, chợ phiên là nơi họ có thể mang bán hay mua đủ các thứ mà không cần phải xếp loại hay theo khuôn mẫu nào. Những mặt hàng kềnh càng như ngựa lưà heo gà mà đưa  vào một vị trí cố định nào đó th́ quả là bất tiện. Người đi chợ muốn tùy nghi bày biện hàng hoá của ḿnh.

  ------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

  

Họp Chợ

       Chợ Cán Cấu mỗi tuần họp vào ngày thứ bảy. Một băi chợ hoàn toàn của người dân tộc, Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Hoa, Giao, Tầy... Chợ không phân chia khu vực, tuy nhiên hàng hóa cũng tập trung theo từng khoảnh riêng. Hàng ăn xếp theo một dăy, vải vóc một khu. Lừa ngựa heo gà bán ngay trên đường, hoặc rải rác đó đây ở những khoảnh đất trống trăi. Nh́n xuống băi chợ, khói bếp  tỏa lên giữa những lều tranh lụp xụp, chợ lúc nhúc người, áo màu xanh đỏ, bên kia xa là núi đồi phủ sương lam, lác đác vài ba nhà sàn. Cảnh thật thanh b́nh  hoang sơ.

      Du khách từ Hà Nội lên, Sapa xuống hay Điện Biên qua, đều nghỉ lại Bắc Hà một đêm,  hôm sau dự phiên chợ.

      Đi chợ, đa số người H'Mong. Các họ tộc H'Mong phân biệt bằng màu sắc khăn quấn đầu. Người Kinh hay đùa bảo rằng H'Mong là  "hơ mông", v́ mông bị ướt. Từ đó có một số H'Mong chỉ muốn gọi ḿnh là Mông chứ không "hơ mông".

  --------------------------------------------------------------------------------------------------------

      Người H'Mong, một số ít lớn tuổi nói tiếng Việt không được rơ, đám trẻ nói rành hơn nhưng vẫn giữ tiếng mẹ đẻ. Đôi lúc hỏi người già một vài điều, phải nhờ mấy thanh niên thông dịch. Tôi lần xuống khu vực chợ để t́m đôi nét đặc biệt. H́nh ảnh lạ mắt vẫn là lối cùi con sau lưng, hoặc những chân dung có khăn quấn đầu.  Một anh Tây râu quai nón cứ rà rà theo tôi. Qua góc đồi bên kia có khoảng trống, nhờ một chị H'Mong có con nhỏ, ngồi xuống một tảng đá, tôi đang sửa soạn máy th́ đă nghe anh Tây bấm lách tách sau lưng. Nhờ mỗi người mẫu chụp xong tôi trả tiền,  anh râu quai nón th́ hoàn toàn miễn phí. Cho đến lúc tôi trở lại xe, anh ta cũng lên một xe thồ đi luôn. Người Âu Mỹ nói chung là Tây, họ đi du lịch rất gọn nhẹ. V́ lên vùng cao, phải len lỏi vào bản làng, thôn xóm nên họ dùng xe thồ cá nhân hoặc đôi ba người đi một xe Jeep. Đất nước họ ngập tràn ánh sáng văn minh, cái ǵ cũng máy móc, đời sống tổ chức theo những khuôn mẫu cứng ngắc, nay đến một nơi mọi thứ đều hoang sơ dung dị đầy màu sắc thiên nhiên lạ lùng, họ tỏ ra thích thú vô cùng.

       Rời chợ Cán Cấu chúng tôi quay lại ngă ba Yên Bái để đi Lào Cai. Về đến Lào Cai vừa đúng bữa trưa. Trời nắng to nhưng không gắt, khí hậu miền sơn cước bao giờ cũng dễ chịu.

Trích Từ: http://www.ltcn.net/qhnt/chocancau.htm

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17