|
ĐÌNH CỔ Ở NGOẠI
THÀNH
Từ Đà Nẵng, theo đường 14B đi
khoảng 15km về hướng Tây Nam là đến xã Hòa Phong -
Chợ Túy Loan.
Theo dòng lịch sử, như khá nhiều
ngôi làng miền Trung, Hòa Phong được hình thành trên bước đường vào Nam mở
cõi dưới thời Hồng Đức Lê Thánh Tôn(1471). Những ghi chép từ hai ngôi đình
cổ ở Túy Loan vớI các tuyền hiền thuộc năm tộc: Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê
và đình Bồ Bản với các tộc Trần, Hồ, Trương, nguyễn đã minh chứng điều ấy.
Những tộc trên đã lưu dân đầu tiên từ Thanh - Nghệ phiêu bạt vào Quảng Nam
chọn đất, khai canh, lập làng từ năm 1471. Qua dòng thời gian, nhiều dòng họ
khác về hội tụ, trở thành hậu hiền của làng. Trong số này có họ nguyên là
người Minh Hương đến Hòa Phong qua ngõ HộI An( họ Tán nguyên gốc họ Cao,
Minh Hương). Hòa Phong còn là nơi qui tụ nhiều cộng đồng Chăm quan trọng,
tiêu biểu là các tộc Trà, Chế… (Ông, Ma, Trà, Chế).
Khi TP. Đà Nẵng tách khỏi tỉnh
Quảng Nam – Đà Nẵng và trực thuộc trung ương(6/11/1996), Hòa Phong là một xã
thuộc huyện Hòa Vang, ngoại thànhĐà Nẵng.
Tuy chỉ là một xã nhỏ ở ngoại
thành, về mặt kiến trúc, Hòa Phong vẫn còn lưu giữ một số kiến trúc cổ tiêu
biểu: đình Túy Loan và đình Bồ Bản. Đình Túy Loan nằm ở giao điểm trên bến
dưới thuyền nhìn ra sông Túy Loan. Đình được xây dưới thờI Tự Đức(1852),
cổng tam quan đưa vào đình nép mình bên gốc đa cổ thụ. Cạnh đình là nhà thờ
tiên hiền. Đình và nhà thờ kiến trúc theo kiểu ba gian hai chái vớI hệ thống
vì kèo theo lối”chồng rường giả thủ” được bảo quản gần như nguyên vẹn.
Từ chợ Túy Loan đi thẳng đường
14B khoảng 300m, rẽ trái sang con đường đất nhỏ chừng 1km là đến đình Bồ Bản.
Trước đình bây giờ đồng lúa chin vàng, tiếp giáp với làng Cẩm ToạI và song
Yên. Đình được xây vào thờiTự Đức(1952), trùng tu dưới thời Thành Thái(1960)
theo đúng nguyên trạng. Đình Bồ Bản là nơi thờ Thành Hoàng, Đại càng quốc
gia Nam Hải tứ vị thánh nương, Thiên Y Anan, Thái hậu Dương Vân Nga và 23 vị
tiền hiền của 23 phái,tộc trong xã. Nóc đình đắp hình lưỡng lonh lanh châu,
nóc tiền đường hình lưỡng phụng tranh châu với hai bên là hai dảI họa tiết
long, lân, qui, phụng ghép sành sứ. Bên trong đình, trên các vì kèo và xuyên
chính bằng gỗ mít và kiền kiền, trang trí hoa văn hình đầu rồng, tứ thời,
mai, điểu, tùng,lộc…do nghệ nhân Kim Bồng( HộI An) chạm trổ.
Đình Bồ Bản còn lưu giữ một long
đình ( kiệu) dung để thỉnh sắc phong của vua và một bệ đá tương truyền của
người Chăm từ Cẩm Mít đưa về.
Ngoài giá trị mỹ thuật và lịch
sử cách mạng(đình Bồ Bản là điểm xuất phát các phong trào đấu tranh cách
mạng địa phương), hai ngôi đình Túy Loan và Bồ Bản là những ngôi đình cổ ít
ỏi của thành phố Đà Nẵng còn tương đối nguyên vẹn, chưa bị tu sửa một cách
thực dụng, loè loẹt theo “ trào lưu’ gần đây.
Sát chợ Túy Loan, còn có một
kiến trúc nhỏ rất đơn sơ nằm trong cái hẻm sâu:miếu thờ Ông Ích Đường, cháu
Ông Ích Khiêm, ngườI lãnh tụ trẻ tuổi phong trào”chống xâu,chống xâu” ở Hòa
Phong bị Pháp bắt xử chém tại chợ Túy Loan (3/1908) . (Miếu thờ Ông Ích
Đường nhỏ và khiêm tốn, tương truyền do một ngườichỉ điểm ông với Pháp lập ở
Túy Loan để cầu mong sự “thanh thản” sau khi Ông Ích Đường mất).
Có dịp đến Hòa Phong không thể
không ghé thăm chợ Túy Loan, chợ đầu mối tập trung nông thổ sản quanh vùng:
lâm sản từ miền núi;cá mắm từ HộI An, Đà Nẵng lên; chiếu ,nón,nong,rổ từ Cẩm
Nê, Yến Nê đến…Vì thế dân gian có câu:
“Túy Loan trăm thứ trăm ngon
Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con
hết nhờ”
Đặc biệt, dịp lễ hội, tết, chợ
Túy Loan gợi nhớ bức tranh chợ quê trong thơ Đoàn Văn Cừ, cái hồn dân giã,
màu sắc mà ấm áp nghĩa tình.
RờI Hòa Phong –Túy Loan, dừng
chân bên dãy hàng quán góc cầu Giăng, thử tìm lạI hương vị tô mì Qủang Túy
Loan ngày nào. Bởi rất nhiều ngườI Quảng Nam, năm tháng có qua đi…mì quảng
còn lại. Thuở ấy, mì quảng lò bà Tình ngon mà dẻo, sợi mì từ lúa gạo vùng
đất cát không phèn Đại Hiệp (ĐạI Lộc). Đối với nhiều người từng có thời sống
với Hòa Phong -Túy Loan, nâng tô mì quảng bốc khói, kèm trái ớt xanh, chút
bánh tráng vàng rụm trong cảnh mưa dầm miền Trung đã là một “nghi lễ”.
Bay giờ mì quảng Túy Loan xênh
xang mắt xanh môi đỏ. Hóa ra, ngọn gió đô thị hóa đã len lỏi vào tận tô mì
quảng Túy Loan lúc nào không hay.
|