Từ Thanh Hóa, Ninh B́nh, Hà Nội, Hải Pḥng, người ta nô
nức keo nhau về Nam Định để đi chợ Viềng khiến cho tất cả các khách sạn
trong dịp này không c̣n một chỗ trống, và cả một khu chợ Viềng chật cứng đến
nỗi không đặt nổi bàn chân!
Tờ Thanh Niên cho hay, trong những tư liệu dân gian, Viềng không phải là một
địa danh cụ thể, ở Nam Định, danh từ Viềng chỉ một khái niệm mang nghĩa định
tính. Bởi vậy, chợ Viềng phiêu bạt trên đất huyện Nam Trực
theo những quyết định qui hoạch và từ khoảng gần 10 năm nay chợ Viềng họp
tại xă Trung Thành, huyện Vụ Bản, tuy nhiên do nằm kề Phủ Giầy thờ bà chúa
Liễu Hạnh, nên chợ Viềng họp lan cả sang khu vực này và kéo dài tới cả thị
trấn Gôi của huyện Nam Trực cách đó gần mười cây số!
Theo truyền thuyết th́ người bán kẻ mua ở chợ Viền chỉ để lấy may là chính.
Dân gian, và những chiếc... loa treo ngoài cổng chợ nói rằng, không đi chợ
Viềng trong ḷng day dứt, đi mà không mua không bán ǵ th́ cũng buồn bực
không yên.
Vật phẩm đến chợ gồm mấy mặt hàng chính: Thịt ḅ, cây giống, đồ đồng và đồ
mây tre. Với những “thuộc tính” kể trên, có thể thấy Viềng là một phiên chợ
đầy màu sắc văn hóa, thậm chí thêm cả một chút tín ngưỡng.
Tuy nhiên, đến với chợ Viềng, người ta có thể mua rất nhiều thứ ngoài bốn
mặt hàng truyền thống kể trên đồng thời không bao giờ quên... nói
thách và mặc cả!
Theo nhận xét của nhiều người, các bậc tiền bối sáng lập phiên chợ dân gian
này phải là những người rất “siêu” về kinh tế, đặc biệt là kinh nghiệm tiếp
thị và nghiên cứu tâm lư khách hàng. Có thể dẫn chứng như sau:
Chợ mở vào dịp đầu năm, khi những ngày Tết vừa qua, nhưng không khí Tết vẫn
c̣n, tâm lư ăn chơi, tiêu xài (Tháng Giêng là tháng ăn chơi - ca dao) và
người ta không ngại tiêu tiền, cho dù là việc tiêu tiền cho những món hàng
tương đối không quan trọng trong đời sống. Chính v́ thế, ngoài bốn “đặc sản”
kể trên người ta mới bán được những món hàng mang tính chất “chổi cùn rế
rách” vốn cũng là một đặc điểm rất lâu đời của chợ Viềng.
Chân lư: Đi chợ mua lấy may, bán lấy may, là một sáng kiến tiếp thị tuyệt
vời. Nó làm cho người mua hết phân vân, c̣n người bán có cơ hội thuyết phục.
Tạo được tâm lư này, người ta đă tạo được ra một nhu cầu vốn không có thực
để bán bàng. Việc bán mua diễn ra lúc nửa đêm cũng thật thú vị, nó tạo cho
người mua cảm giác “không mua th́ hết đến nơi” hoặc “có lẽ hàng này tốt, đêm
cũng có người mua” và xếp ṿng trong ṿng ngoài chờ đến lượt, chiêu bán hàng
này nay được cánh lái buôn hàng giảm giá, hàng kém chất lượng bán đầy các
vỉa hè Hà Nội, Sài G̣n khi đêm về.
Lưu ư là tại chợ Viềng, theo quan sát th́ chủ yếu là hàng kém chất lượng,
cho dù đó chỉ là thịt ḅ, cây giống hay mấy thứ đồ đồng giả cổ. Lấy món hàng
được nhiều người mua nhất và chiếm doanh số cao nhất là thịt ḅ, th́ trong
một đêm đi từ thành phố Nam Định tới chợ đă thấy ở bên đường, người ta thịt
đến hàng trăm con... trâu để bán với giá thịt ḅ, ai cũng biết vậy, nhưng ai
cũng mua! Và như trên đă nói, đến chợ Viềng mua bán lấy may, nhưng tất cả
đều nói thách và trả giá, và hể hả nếu mua bán được hời? Cuối cùng, dù là
phiên chợ cầu may, nhưng nhiều năm nay, người ta liên tục tổ chức xổ số
trong chợ và thu được ối tiền.
Tóm lại, trước khi trở thành một phiên chợ mang đậm nét
văn hóa th́ Viềng chắc chắn phải là một phiên chợ sinh ra để bán mua! Và
phương pháp bán hàng của phiên chợ đặc biệt này đáng được tham khảo như
những ví dụ kinh điển về công tác tiếp thị trong cơ chế thị trường.
(TNO) Chợ Viềng thuộc xă Trung Thành, H.Vụ Bản, tỉnh Nam Định họp duy nhất
một phiên trong năm vào ngày mùng 8 tháng giêng (năm nay nhằm ngày 17.2),
bấy lâu nổi tiếng với những gian hàng bày bán nông cụ và đồ cổ có chất lượng.
Nhưng giờ đây, khách du xuân t́m tới chợ Viềng để mua một món đồ cổ nào đó
có chất lượng quả là khó khăn.
Theo
đó, ngoài những sạp hàng thịt
bê thui vẫn giữ được bản sắc,
hầu hết các gian hàng ở chợ Viềng năm nay đều bày bán những dụng cụ, đồ chơi
có xuất xứ từ Trung Quốc. Những gian hàng c̣n lại bày bán đồ trong nước,
nhưng mọi thứ đều mới nguyên.
Qua
khảo sát, lễ hội chợ Viềng Vụ Bản năm nay duy chỉ có đúng hai gian hàng bày
bán đồ cổ. Tuy nhiên, theo dân chơi có một chút kiến thức về đồ
cổ, đồ bày bán tại hai gian hàng này “vàng thau lẫn lộn”, nếu không tinh
ư sẽ mất tiền oan.
Cũng
trong phiên chợ Viềng, hiện tượng c̣ mồi chèo kéo du khách vẫn diễn ra rất
phổ biến. C̣n ngay tại khu vực chính của chợ, nhiều du khách c̣n bị cuốn
theo các tṛ đỏ đen như tôm, cua cá...
Để lại
ấn tượng không đẹp hơn cả đó là nạn "chặt
chém" và t́nh trạng tắc đường. Uống ba lon nước “ḅ húc” ở ngă tư Đồng
Đội (cách chợ Viềng đúng 1,5 km), du khách phải trả 200.000 đồng. “Tức tưởi”
hơn, một du khách ở Hà Nội phải trả 50.000 đồng khi ăn một quả trứng vịt lộn.
Trong
khi đó, anh Lê Tiến Dũng (36 tuổi, nhà ở thị trấn Diễn, H.Từ Liêm, TP.Hà
Nội), một khách du xuân chợ Viềng, cho hay: “Chưa ở lễ hội nào mà tôi lại
thấy t́nh trạng tắc đường lại khủng khiếp như ở chợ Viềng. Ai đời có đúng
1,5 km từ cổng chợ ra tới chỗ ngă tư Đồng Đội mà tôi đi mất những 3 tiếng
đồng hồ”.
Theo
khảo sát của Thanh Niên
Online, do nhiều tuyến đường nhánh cũng như đường chính dẫn tới xung
quanh chợ Viềng cũng như Viềng phủ không tổ chức cấm xe ô tô, nên bắt đầu từ
22 giờ tối qua (16.2), du khách từ khắp nơi đổ về đă gây nên t́nh trạng ùn
tắc. Nhiều đoạn đường, ô tô, xe máy nối đuôi nhau xếp hàng dài hơn 2 km.
Từng đoàn khách nối nhau dạo chợ Viềng
đầu xuân - Ảnh: Hà An
Những nông cụ cùng vật dụng gia đ́nh được bày bán phổ biến nhất - Ảnh: Hà An
Cây cảnh được bán ở chợ Viềng - Ảnh: Hà An
Một trong hai gian hàng bày bán đồ cổ ở chợ Viềng Vụ Bản - Ảnh: Hà An
Trong đó có nhiều món là đồ giả cổ - Ảnh: Hà An
Tràn ngập những gian hàng bán đồ Trung Quốc - Ảnh: Hà An
C̣n đây, du khách bị lôi cuốn vào những tṛ đỏ đen - Ảnh: Hà An
Du khách thập phương hớn hở mua được cây lộc khi ra về - Ảnh: Hà An
Ùn tắc kéo dài khiến nhiều du khách tới 5 giờ sáng mới về tới nhà - Ảnh: Hà
An
Hà An