|
Chợ nổi, nét duyên trên sông nước
miền Tây Lâu đời nhất ở khu vực miền Tây có lẽ là chợ nổi
bán rùa, rắn và các loại chim ở huyện Phụng Hiệp, Cần Thơ. Ngay cả dân
địa phương cũng không biết chợ đă có từ bao giờ. Ở chợ, người ta mang từ
những con rắn, trăn đến chim quốc, b́m bịp và cả những chú rùa… để bán.
Ở miền Tây, đặc thù của hầu hết các chợ nổi là người ta
mua bán các loại trái cây, nông lâm, thổ sản ngay trên sông. Vào mùa
trái cây, từ giữa đêm các chủ nhà vườn chèo ghe, bơi xuồng từ khắp các
ngả kinh, rạch mang sản vật, hoa trái về bán ở chợ nổi. Các thương lái
từ vùng miệt vườn An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau cũng đến chợ
mua bán từ rất sớm. Đèn măng-xông, đèn dầu sáng loá cả một khúc sông
rộng mấy cây số. Tiếng máy xuồng chạy vang dội sóng nước, chen lẫn với
tiếng chào mời mua bán râm ran. Phiên chợ trái cây nhóm họp từ giữa đêm
đến sáng th́ tan để nhường chỗ cho chợ nông sản.
Dưới đây là một số chợ nổi nổi tiếng của miền Tây Nam bộ:
Chợ nổi Phụng Hiệp
Ngả bảy Phụng Hiệp (Cần Thơ) với mặt sông mênh mông rẻ về 7 Ngả. Từ các
Ngả thuyền bè tấp nập kéo về đây. Chợ trên mặt đất có những thứ ǵ, th́
chợ nổi Ngả 7 Phụng Hiệp cũng đủ những mặt hàng mà người dân cần, từ cái
kim sợi chỉ cho đến quần áo, thức ăn, rượu thịt... C̣n các loại trái cây
th́ nhiều vô kể. Từ chợ nổi, bạn sẽ được cập bến để lên chợ rắn. Cái tên
chợ rắn Phụng Hiệp cũng đă rất quen thuộc với du khách quốc tế, Việt
kiều. Đến tham quan chợ rắn bạn sẽ được mời uống rượu rắn và xem những
màn biểu diễn múa rắn rất mạo hiểm. Chợ Phụng Hiệp quanh năm có rắn, rùa,
chim, sóc, kỳ đà... phục vụ du khách.
Chợ nổi Cái Răng
Chợ nổi Cái Răng thuộc quận Cái Răng, TP Cần Thơ, chuyên mua bán các
loại trái cây và nông thổ sản của vùng. Người Cần Thơ thường nói với du
khách: "Đến Cần Thơ mà chưa đi chợ nổi Cái Răng, th́ kể như chưa biết về
đất Tây Đô này".
Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ.
Chợ chuyên bán các loại trái cây và nông thổ sản của vùng này. Bán loại
ǵ, người ta cắm một cái sào trên mũi thuyền và treo sản phẩm ḿnh muốn
bán lên cái sào đó. Cái sào đó có tên là "cây bẹo", c̣n buộc sản phẩm
lên đó để giới thiệu gọi là "treo bẹo". Vậy là không cần phải rao hàng
như các chợ trên bộ!
Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây mà c̣n
có cả các loại dịch vụ ăn uống khác: phở, hủ tiếu, cà phê... thậm chí có
cả những "quán nhậu nổi" - cũng trên một chiếc xuồng lớn - để các ông
chồng "lai rai" trong lúc chờ vợ đi mua hoặc bán hàng. Các xuồng nước
ngọt hoặc bia... thường nhỏ hơn, bám theo và len lỏi rất tài t́nh để áp
mạn các xuồng có khách đi chợ, phục vụ tận t́nh và chu đáo, ngay cả khi
sóng rập ŕnh. Cái đặc sắc của chợ nổi đă khiến cho những đoàn khách
phương Tây chụp "không tiếc phim" và luôn kêu lên những tiếng reo thích
thú!
Chợ thường họp rất sớm, từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ th́ tan.
Chợ chuyên bán trái cây và có những ghe bầu (thuyền lớn) mua buôn theo
kiểu thu gom để chở đi các tỉnh, hoặc lên bờ chở bằng xe ôm đi khắp nước,
kể cả sang Campuchia và Trung Quốc. Lại cũng có những ghe bầu chở các
mặt hàng khác cung cấp cho bà con miệt vườn: xăng dầu, muối mắm, thuốc
tây, bánh kẹo...
Trên miền sông nước của 12 tỉnh miền Tây Nam Bộ, cái xuồng là phương
tiện đi lại chủ yếu của mỗi gia đ́nh, không khác ǵ chiếc xe máy của
người dân ở các thành phố. Phần lớn các xuồng đều gắn máy "đuôi tôm",
thỉnh thoảng mới gặp những xuồng trèo tay và thậm chí cả những xuồng
trèo bằng... chân một cách điệu nghệ của các chú bé!.
Chợ nổi Ngả Năm
Chợ nổi Ngả Năm nằm trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc thị trấn Ngả
Năm là nét sinh hoạt rất riêng của người nông dân vùng đồng bằng Nam Bộ.
Đi chợ nổi Ngả Năm, du khách sẽ thấy được cảnh buôn bán tấp nập trên ghe
thuyền, có dịp hiểu thêm về cuộc sống sông nước của người dân miền Tây.
Từ mờ sáng, hàng trăm ghe xuồng đă tụ về họp chợ. Người ta bán đủ thứ từ
trái cây, rau thịt, cá... cho đến hàng công nghệ, tiêu dùng. Những lời
mời chào mang đậm đà chất Nam Bộ, tiếng nói cười rộn ră làm náo nhiệt cả
một khúc sông. Thú vị nhất là khi được ngồi trên thuyền đong đưa theo
sống nước, thưởng thức các món ăn được bày bán trên sông: bún nước lèo,
ḿ, hủ tiếu, xôi... Khi mặt trời lên cao "qua khỏi ngọn dừa", cũng là
lúc mọi người chuẩn bị quay về cho công việc đồng áng của một ngày mới.
Chợ nổi Cái Bè
Chợ nổi Cái Bè xuất hiện trong sự h́nh thành một thị trấn nhỏ bên ḍng
sông Tiền lộng gió. Đến vàm Cái Bè, trên một khúc sông rộng, du khách sẽ
được tận mắt nh́n thấy cảnh buôn bán tấp nập. Hàng ngày, có khoảng 400
đến 500 thuyền đầy ắp các loại trái cây neo dọc hai bên sông chờ thương
lái đến cất hàng. Ghe xuồng như mắc cửi, tiếng nói cười rộn ră, huyên
náo - cái huyên náo không dễ lẫn mà chỉ riêng miền sông nước Cửu Long
mới có, mang một nét quyến rũ đặc biệt.
Nằm về phía hữu ngạn chợ nổi Cái Bè là cù lao Tân Phong, xưa là Cồn Cù,
thuộc châu Định Viễn, dinh Long Hồ, được hợp thành bởi 6 ḥn đảo xinh
xắn có tổng diện tích 2.430ha. Tân Phong như ḥn ngọc xanh giữa ḍng
sông Tiền trĩu nặng phù sa, nổi tiếng với những vườn chôm chôm quả to và
ngọt. Đây c̣n là h́nh ảnh thu nhỏ của miền Tây Nam bộ hấp dẫn du khách
đến với văn minh miệt vườn.
(Theo vietnamnet.vn) |