Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Chợ quê ngày hội - Cầu Ngói Thanh Toàn

Hoà trong không khí lễ hội Festival Huế 2004, sáng ngày 13-6, Lễ hội Chợ quê ngày hội dưới chân cầu ngói Thanh Toàn đă được khai trương. Đây là lần thứ hai, Lễ hội Chợ quê được tổ chức trong chương tŕnh Festival Huế.

Chợ quê ngày hội lần này có 4 dăy lều tranh (mỗi dăy dài 12 m) dùng để mua bán các mặt hàng lưu niệm, các món ăn đậm chất dân giă xứ Huế như bánh canh cá lóc Thuỷ Dương, cơm hến Vỹ Dạ… và 22 cḥi tranh dùng để du khách chơi bài cḥi.

Đặc biệt, trong những ngày diễn ra Festival Huế 2004, tại chợ quê lần này sẽ tŕnh diễn các thao tác sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; tŕnh diễn các nông lâm ngư cụ có mặt trong đời sống của người thôn quê; tŕnh diễn các hoạt động sản xuất như chằm nón, đan lát, giả gạo; tŕnh diễn các tṛ chơi dân gian như bịt mắt đập om, chọi gà, vượt cầu khỉ… Ngoài ra, vào các đêm diễn ra phiên chợ quê c̣n có các buổi giao lưu văn nghệ, thơ ca, ḥ vè đậm chất dân gian…T.V (tin trang Thuathienhue)

 

Lễ hội chợ quê đậm chất xưa

(VN Express)

Từ 12 đến 20/6, lễ hội chợ quê sẽ diễn ra tại làng Thủy Thanh, xă Thuỷ Phương, huyện Hương Thuỷ - nơi từng thu hút hơn 10 ngh́n lượt khách trong dịp Festival 2002. Chất xưa dân dă, mộc mạc của chợ quê sẽ một lần nữa được tái hiện, song mang tính chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn.

Điều cốt lơi nhất mà Ban tổ chức Festival muốn hướng đến là tái hiện chất xưa cần có của chợ, thể hiện nét truyền thống của các hoạt động mua bán vùng nông thôn. Không chỉ thu hẹp dưới chân cầu Ngói Thanh Toàn, không gian của chợ quê c̣n được mở rộng nối dài từ cầu Chùa đến trụ sở UBND xă Thủy Thanh, từ đầu làng đến cuối làng - nơi có cả một hệ thống nhà thờ họ tộc, phủ đệ, đ́nh làng.

Khu vực phía bắc và nam của cầu Ngói là trung tâm của chợ, nơi sẽ diễn ra các hoạt động chính như: hội thi chằm nón, gói bánh, nặn đất sét, các chương tŕnh văn nghệ quần chúng như: ḥ giă gạo, vè đối đáp. Rút kinh nghiệm từ Festival 2002, hoạt động buôn bán và trưng bày ngư cụ không chỉ bó hẹp ở đ́nh chợ mới mà được mở rộng hơn. Theo đó, những hộ buôn bán hàng tươi sống sẽ chuyển về phía sau để dành toàn bộ diện tích trong khu vực đ́nh làm nơi trưng bày sản phẩm nông, ngư cụ như: xe đạp nước, cày, bừa, liềm, chẹp. Sự thay đổi này sẽ góp phần tạo ra được nét động cho hoạt động mua bán, trưng bày chứ không tĩnh lặng như ở Festival lần trước.

 

Bên cạnh đ́nh chợ mới, ở đ́nh chợ cũ sẽ là nơi tái hiện đời sống sinh hoạt nông thôn như xay thóc, giă gạo, dần sàng, gói bánh...; những thao tác sản xuất như chằm nón lá, đan lát. Tại đây cũng sẽ diễn ra hội nhạc tế lễ, đ́nh đám vào ban đêm. Điểm nhấn trong phần hội nhạc là ḥ bài cḥi, được bố trí thành hai dăy với 22 cḥi tranh dàn dựng công phu.

Góp phần làm phong phú thêm cho chợ quê, ban tổ chức sẽ bố trí cḥi cất rớ, cḥi câu cá ở dọc 2 bờ sông Như Ư; xe đạp nước, tát gầu ṣng phía trên cầu Ngói Thanh Toàn. Du khách không chỉ được t́m hiểu về những đặc trưng của nông thôn Việt Nam mà c̣n có thể tham gia trực tiếp vào nhiều hoạt động sản xuất như: đạp nước trên đồng ruộng, cất vó, câu cá khi bóng chiều đang ngả xuống trên sông.

Ẩm thực là một món không thể thiếu của lễ hội chợ quê. Ngoài các loại chè bánh truyền thống như bánh tày, bánh ú, bánh gai, bánh phu thê, chè bắp, chè hạt sen, chè bắp, chè khoai tía, chè bông cau..., Festival năm nay sẽ có sự góp mặt của những món ăn mà chỉ Huế mới có như: cơm hến Vỹ Dạ, khoai luộc Thủy Thanh, bánh canh cá lóc Thủy Dương... Những món ăn ở trong chợ đều được bày bán trên chơng tre, khách ngồi trên các ghế tre dân dă để thưởng thức hương vị của làng quê mộc mạc.

Chất quê của ngày hội sẽ được thể hiện ngay cả trên trang phục của người tham gia lễ hội. Từ người bán hàng mặc áo bà ba trắng, đen, nâu ṣng, áo dài tay nối đến các o, các thím, các mệ đi chợ với nón lá, quần rộng sẽ đem đến cho ngày hội chợ quê không khí mang đậm hồn Việt.

Ông Trần Duy Thao, Chủ tịch UBND xă Thủy Thanh, Phó ban tổ chức Chợ quê ngày hội, khẳng định, chợ quê là hấp lực lớn cho du khách, v́ thế sẽ không chỉ diễn ra trong Festival mà được tiến hành định kỳ hằng tháng. Hiện ban tổ chức đẩy nhanh tiến độ tu bổ, chỉnh trang cầu Ngói Thanh Toàn, nạo vét ḍng sông Như Ư, san lấp mặt bằng cho khu vực chợ trung tâm thông thoáng. Nhân dân đang tích cực làm sạch đường làng, ngơ xóm để bức tranh vùng quê thêm yên b́nh, thoáng đăng.

Thế Nam

Phiên chợ quê xưa

Đối với người nông dân, có thể nói  phiên chợ quê đă trở thành một địa chỉ giao lưu văn hóa. Chợ thường chỉ họp từ sớm tinh mơ cho đến 9-10 giờ sáng, nhộn nhịp kẻ mua người bán. Phiên chợ họp giữa sân đ́nh, cạnh một cái quán, cái cầu hoặc trên mặt đê, bên gốc cây bàng, cây đa, cây đề cổ thụ… với vài cái mái tre, nứa, lá. Chợ quê có phiên chính, phiên phụ, vài ngày lại có một phiên. Các chợ phiên gần nhau thường được sắp xếp không trùng ngày để bà con thuận tiện giao lưu, buôn bán.

 

Chợ quê mang tính tự cung tự cấp. Dân thôn đem bán mớ tôm, mớ tép, mớ rau vườn nhà, con gà, con vịt mới nuôi, các loại hoa, quả, cũng có khi thêm ít hàng xén. Hàng hóa lúc ít lúc nhiều nhưng hàng quà th́ không bao giờ thiếu. Những bánh khúc, bánh gị, bánh cuốn, bún cuộn… vừa túi tiền mọi người, ai cũng thấy dễ mua làm quà, dễ sà xuống ngồi ăn. Mua chịu cũng có.

Chợ phiên chỉ chừng vài trăm người, kể cả kẻ mua, người bán mà sao thấy vui lạ. Đi từ đầu chợ đến cuối chợ toàn là người quen, tạo cho phiên chợ không khí ấm áp, hiền lành. Nhiều người coi đi chợ phiên là đi chơi, đi thưởng thức chợ. Người dân quê dường như ai cũng thích đi chợ. Không mua sắm th́ đi ngắm, đi chơi, đi b́nh phẩm. Đến chợ th́ biết đủ mọi chuyện trong họ ngoài làng. Vừa mua bán vừa thông tin cho nhau về cuộc sống riêng tư, cuộc sống đời thường. Phiên chợ quê tuy giản đơn nhưng không như chợ cóc nay đây, mai đó, chợ như ḥa với thiên nhiên, không thể thiếu trong đời  sống của mỗi người. Chợ c̣n là điểm sinh hoạt văn hóa, là chốn hẹn ḥ, không hiếm những đôi trai gái nên vợ, nên chồng cũng bắt đầu từ những phiên chợ. Chợ quê vùng đồng bằng Bắc Bộ có hát xẩm độc đáo và hấp dẫn chẳng khác ǵ với phiên chợ ở các tỉnh miền núi có biểu diễn nhạc cụ dân tộc. Chợ quê hàng năm có phiên áp Tết để mọi người có thể đi sắm hàng Tết, từ mớ lạt, ống giang, bó lá dong làm bánh chưng cho đến các loại thịt, cá, quần áo, tranh dân gian… Tất cả đều mang đậm sắc hương, mùi vị của hương đồng gió nội được kết tinh từ hồn quê, hồn đất và để rồi như cất lên lời mời thưởng thức…

Ai cũng có một miền quê sinh ra và do đó ai cũng có h́nh ảnh phiên chợ quê trong ḷng. Ai cũng có tuổi ấu thơ đă từng mong bà, mong mẹ, chị đi chợ về để có quà, dù đó chỉ là gói xôi, gói bánh cuốn, củ khoai, khúc sắn luộc, bắp ngô nướng… mà sao ta mong, ta nhớ, có khi c̣n hơn cả các món ăn đặc sản đắt tiền. Bây giờ chợ quê đă khác xưa nhiều. Những dăy nhà lợp ngói đỏ au, những khu chợ thênh thang đang dần thay thế cho những mái lá đơn sơ, cọc tre mộc mạc. Nhưng trong tôi, chợ quê vẫn măi là chợ quê của  một thời để nhớ.

HNM

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17