Đi chợ Viềng chùa hay chợ Viềng phủ?
Chợ Viềng họp một phiên duy nhất trong năm, bày bán cây cảnh và đồ cổ, nông cụ, trong đó đồ cổ, đồ giả cổ có lẽ là mặt hàng đặc biệt thu hút nhất trong phiên chợ năm nay.
Ở Nam Định có tới bốn chợ Viềng, thứ nhất là chợ Viềng ở xă Mỹ Trung (huyện Mỹ Lộc), song chợ này giờ chỉ c̣n tồn tại như một địa danh. Từ thành phố đi lên chợ Viềng Mỹ Trung chỉ vài cây số, b́nh thường nói “lên Viềng” hay “đến chợ Viềng” người ta hiểu là nơi ấy. C̣n khi nói “đi chợ Viềng” hay "đi chơi chợ Viềng” người ta thường hay nghĩ tới ba cái chợ c̣n lại, những nơi mà tên gọi “Viềng” chỉ thực sự có ư nghĩa một ngày trong một năm: chợ Viềng ở chợ Chùa (thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực) và chợ Viềng Phủ Dày (thôn Trung Thành, xă Kim Thái, huyện Vụ Bản), chợ Viềng ở Hải Lạng (huyện Nghĩa Hưng) th́ nay c̣n rất ít người biết tới.
Đồ cổ, giả cổ từ khắp nơi được bày bán với hàng trăm quầy tại chợ Viềng Chùa. Ảnh Lan Hương |
Ngoài cây cảnh th́ mặt hàng chủ đạo tại chợ Viềng Chùa là đồ cổ từ khắp nơi được bày bán với hàng trăm quầy. Bởi vậy, nếu gọi chợ Viềng Chùa là “chợ đồ cổ” th́ cũng không hẳn quá lời. Chợ đồ cổ th́ nhiều nơi có, nhưng một năm chỉ họp một lần như chợ Viềng Chùa th́ chắc hẳn không nhiều. Có lẽ chính sự “ít ỏi” ấy làm nên sự độc đáo, cũng là nét thu hút của phiên chợ này.
Đêm ngày mồng 7 Tết, có mặt tại chợ Viềng, trước mắt chúng tôi tràn ngập hàng trăm quầy hàng bán đồ cổ, đồ giả cổ. Người đến chợ đông nghẹt nhưng rất ít người bỏ tiền mua đồ, người bán cũng không v́ thế mà buồn v́ họ coi đây là nơi giao lưu của những người cùng đam mê cổ vật. Nhấc chiếc đèn tọa đăng của Pháp đế bằng đồng đă bị móp một chút ở thân, anh Nguyễn Văn Long ở Lê Chân, Hải Pḥng quay sang người bạn thâm giao hào hứng: “Ông cụ nhà tôi cũng có một chiếc của Pháp, làm từ năm 1920, giờ mua chiếc này về cho có đôi, thỉnh thoảng mang ra thắp cũng thấy rất thú”.
Ở quầy bên cạnh, một ông già mặc chiếc áo bộ đội bạc phếch bày bán những thứ đồ gia dụng cũ. Đó là chiếc quạt tai voi của Liên Xô, chiếc bàn là con gà dùng than, chiếc máy ảnh Canon dùng phim giờ đă hỏng cả ống kính… Ông tên Thuận, nhà ở Trực Ninh, Nam Định. Ông thừa nhận ḿnh không phải là một người chuyên nghiệp: “Tôi làm nghề sửa chữa cơ khí, đồ điện, thỉnh thoảng người ta mang quạt máy, bàn là, đài catsette đến sửa. Có người định bỏ đi mua cái mới th́ tôi mua lại. Thỉnh thoảng tôi lân la ở điểm thu mua đồng nát nhặt nhạnh những cái c̣n dùng được, gom lại, mỗi năm đến đây bầy ra bán, có khi chỉ lăi tư đỉnh nhưng rất vui v́ gặp toàn người ưa hoài niệm. Với chúng tôi, ngày xưa có được chiếc quạt máy, cái đài Sharp là cả một gia tài, có khi phải đổi cả nửa cây vàng”.
Đúng như ông Thuận nói, chợ Viềng Nam Giang đă trở thành nơi giao lưu của những người yêu đồ cũ, đồ cổ. Song đáng nói là vài năm trở lại đây, đồ cổ thực sự đang dần bị “cạnh tranh” bởi đồ giả cổ. Trước đây nổi tiếng là chợ đồ cổ nhưng nay đồ giả cổ được bày bán nhiều gấp cả chục lần so với các món đồ cổ thật. Với lợi thế là bề ngoài bắt mắt, giá thành rẻ chỉ bằng khoảng một phần tư đến một nửa đồ cổ thật, đồ giả cổ đang là mặt hàng bán khá chạy và được nhiều du khách chọn mua khi tới chợ Viềng Chùa.
Chính v́ đồ giả cổ và đồ cổ lẫn lộn, đồng thời người bán tại chợ Viềng “nói thách” cao nên rất nhiều người phân vân không dám trả giá cho những món hàng “lọt mắt” v́ sợ phải mua với giá cao hơn giá trị thật nhiều lần. Một người khách tại quầy bán đồ cổ gần cổng chợ đă lắc đầu tiếc nuối bỏ đi sau khi xem xét khá kĩ một chiếc thạp men rạn được người người bán quảng cáo “từ đời nhà Thanh”, mặc dù có vẻ ông khá ưng ư với món hàng. Hỏi ra mới biết, ông là người mê cổ vật nhưng mới chỉ là dân “nghiệp dư”, chưa tự thẩm định được giá trị thực sự của chiếc thạp được ra giá gần 20 triệu đồng nên đă quyết định không mua.
Tại một quầy bán đồ cổ khác, ông Trần Thanh Lâm – chủ hàng ra giá bán chiếc đĩa cổ đời Tống với giá 16 triệu đồng. Đứng ở quầy của ông Lâm trong 15 phút, chúng tôi chứng kiến có tới 7 người hỏi giá, nhưng khi thấy ông bảo 16 triệu đồng, ai cũng lè lưỡi bỏ đi, có một thanh niên sau khi lật lên lật xuống trả giá 4 triệu, ông Lâm cũng cười, khẽ khàng từ chối. Ông quay sang chúng tôi chia sẻ: “Cậu ấy là người cũng bắt đầu biết nghề nhưng chưa đủ độ chín để thấy được giá trị của nó. Người trong nghề chỉ cần gơ vào gốm, nh́n màu men là biết đồ ấy dành cho quan lại hay dân thường. Tôi thích bán hàng ở chợ Viềng v́ chợ có hàng vạn người đến đây, trong đó nếu gặp được 2-3 người đam mê, hiểu đồ th́ đă là may mắn rồi. Có những người sau khi gặp ở đây, về Hà Nội chúng tôi đă trao đổi, mua bán hàng chục món đồ trong 5 năm nay với giá trị lên tới cả tỉ đồng”.
Thịt ḅ là thực phẩm không thể thiếu tại mỗi
phiên chợ Viềng. Ảnh Lan Hương |
Cái hay ở chợ Viềng là thế, nó như một cái sàn giao dịch để những người cùng sở thích gặp nhau. Một điều thú vị nữa là chợ Viềng không có cảnh đốt vía, đuổi khách hay nói kháy, mỉa mai khách như ở các chợ khác… Cả trăm chủ hàng, không ai nặng lời với khách, dù khách có trả bằng 1/10 giá họ nêu ra, người bán hàng coi ngày đầu xuân đi chợ là để mua may bán rủi, họ đến đây t́m bạn tâm giao, t́m người cùng niềm đam mê là chính. “Văn hóa bán hàng” đặc biệt đó đă làm nên sức quyến rũ rất riêng của phiên chợ Viềng mỗi năm một lần duy nhất này.
Mỗi Giêng năm bảy lần Viềng em ơi”
Tháng Giêng từ lâu được coi là “tháng ăn chơi”, là mùa bắt đầu của những lễ hội dân gian độc đáo. Để rồi mỗi khi tới mồng 7, mồng 8 âm lịch, người ta lại nô nức rủ nhau đi Nam Định, t́m tới chợ Viềng – phiên chợ cầu may đặc biệt, nơi “mua may bán rủi” để thêm lộc về nhà mở đầu năm mới tốt lành. Người bán không cầu lỗ lăi, người mua không tham đắt rẻ. Đặc trưng rất riêng ấy đă trở thành một trong những điểm thú vị thu hút của phiên chợ bày bán cây cảnh và đồ cổ này.
TTXVN