Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Chợ Vùng Cao Ở Lào Cai

Trích từ: http://www.vanhoalaocai.com/LAOCAI_ChoVungCao.htm

CHỢ VIỆT - Đặc điểm chung

 

Một nhà khoa học nữ, Việt kiều ở Mỹ trong bức thư gửi về cho người bạn gái đă nói lên nỗi mong ước duy nhất của ḿnh khi trở về Việt Nam là để được đi chợ. Cũng dễ hiểu thôi, chị đă ngán ngẩm sự máy móc hoá của các siêu thị trong nền thương mại hiện đại. Người ta cứ việc đi nhặt hàng, đến cửa sẽ có người đưa biên lai tính tiền, hay cứ nhét tấm séc vào máy sẽ có robot đưa hàng, hàng chế biến sẵn không có tiếng trả lời, tất cả diễn ra trong khô khan, lặng im, vô cảm.

C̣n khi đi chợ ở Việt Nam, tất nhiên sẽ khác nhiều, Đến chợ bạn sẽ đắm ḿnh trong cảnh chen chúc, đông đúc và có thêm một chút ǵ đó lộn xộn, ồn ào, thiếu sạch sẽ nhưng vui và ấm áp. Tay nắm tay, vai chạm vai, mắt nh́n nhau được hỏi han, mời chào như người nhà... được nghe những mùi vị thơm thảo của xứ sở quê hương lan toả khắp không gian. Tai nghe đầy ắp tiếng Việt, thứ tiếng nói cứ trầm bổng như hát. Mắt nh́n no nê trước những sắc màu tươi tắn của cây trái, sản vật, hàng hoá...

C̣n mỏi chân v́ ḷng ṿng dạo chợ ư? Có thể nghỉ ngơi với ly nước giải khát trên tay. Hay đói một chút, chiếc ghế bằng gỗ mộc mạc sẽ chờ bạn sẵn đấy với vài món ăn nóng hổi, tuỳ thích như dự một party tốc hành.

Thật khó có thể biết được chính xác ở Việt Nam có bao nhiêu cái chợ, và có bao nhiêu loại chợ búa khác nhau. ở thành phố chợ đông đến tận khuya. ở đồng bằng, chợ miền quê, chợ duyên hải có khi là một buổi mua bán ngắn ngủi vào b́nh minh hay chiều tối thường gọi là "chợ mai" hay "chợ chiều". Rồi chợ "phiên" miền núi lâu lâu mới họp một lần. Người địa phương chờ được đi chợ như đi lễ hội. ở đó, kiểu thương mại bằng cách trao đổi hàng hoá như từ thời cổ đại vẫn c̣n sót lại như biểu tượng cho vẻ đẹp "mua bán" nguyên sơ của ngày thơ ấu nhân loại...

Khó có thể nói hết những cảm xúc tươi nguyên khi đi chợ Việt ở các vùng đất khác nhau. Tôi đă từng đi chợ miền biển, những con cá c̣n quẫy trong nhứng chiếc thùng bằng nan tre đan rất khéo léo. Con tôm, con cua ngọ nguậy, những con sứa óng ánh sắc cầu vồng vừa từ biệt biển khơi phập phồng trong rổ... Chợ miền quê là những trái dừa c̣n "chỏm tóc"; là rau răm, riềng, sả, tỏi, hành và rau ngũ điếc, nồng cay mùi vị khó quên; là lúa gạo, sắn khoai lam lũ nhọc nhằn... Tôi cũng đă từng đặt chân lên chợ miền núi, trung du, nơi có những túi thổ cẩm, chéo dù, khăn voan rực rỡ, những chiếc sọt mây bóng bẩy tài hoa, những da gấu, nhung nai, da trăn, mật ong, xa nhân, những cây kim hạt muối quí báu từ miền xuôi mang lên, t́nh nghĩa... Rồi chợ miền Đông, miền Tây Nam bộ, tấp nập xuồng ghe, chợ trên sông bồng bềnh cánh vơng với cây trái, lúa gạo, tôm cá miệt vườn của một vùng kênh rạch phù xa miền Nam đầy sắc thái lạ lùng...

Vâng, đi chợ, có khi bạn sẽ được nghe cả tiếng đàn bầu, đàn nhị, được nghe những câu truyện lục bát của cụ Đồ Chiểu, Nguyễn Du... lẫn các nghệ sĩ dân gian... Rồi những cuộc biểu diễn vội vă như người Di-gan xứ Việt với những bài vơ, tṛ xiếc, tấu hài... Biết đâu ở đấy, một phương thuốc đặc hiệu cổ truyền sẽ giúp bạn khỏi bệnh như các "nhà tiên chi" ấy đă nói...!

Mỗi vùng đất có một cái chợ riêng cho ḿnh và lưu giữ độc quyền một giá trị

Chợ Đồng Xuân ở Hà Nội và chợ Bến Thành ở Sài G̣n, chợ Hàn ở Đà Nẵng, chợ Buôn Mê Thuột ở Tây Nguyên; chợ Sa Pa ở Tây Bắc; chợ Đầm ở Nha Trang; chợ Đông Ba ở Huế...cứ như thế "kẻ tám lạng người nửa cân", không đi, không đến, không bao giờ hiểu được.

Một người nước ngoài làm công tác văn hoá nhiều lần đến Việt Nam đă nói rất hay về "chợ Việt": Đó là thương trường bán lộ thiên kỳ diệu, như sự bùng nổ của sắc màu, âm thanh, hương vị của thiên nhiên, con người và xứ sở. Quả thật đi chợ Việt, cũng là lúc con người ta ch́m đắm trong một biểu cảm của một sắc thái Việt, một thứ văn hoá sống động chứa chất đầy một tính duy cảm.

CHỢ VÙNG CAO - Những h́nh ảnh

 

Chợ Phiên: Vùng cao thường là nơi sinh sống của những dân tộc ít người. Phiên chợ ở đây ngoài mục đích mua bán hàng hoá, c̣n là một ngày hội văn hoá rất đặc sắc.Nét đặc sắc nhất của tỉnh là những phiên chợ vùng cao. Lào Cai có 14 chợ. Chợ không những là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà c̣n là nơi giao lưu văn hóa, hát múa, thổi sáo, thổi khèn... chợ c̣n là nơi trai gái ḥ hẹn, gặp gỡ, kết bạn tâm giao, t́m hiểu bạn đời. Thường th́ mỗi huyện có một chợ họp vào các ngày nhất định trong tháng. Chẳng hạn, chợ này họp phiên mồng 5, 15, 25 th́ chợ kia họp phiên mồng 6, 16, 26... V́ vậy tuần nào cũng có vài phiên chợ. Khách du lịch thường gặp ở Sapa cảnh sáng thứ Bảy người đàn ông H'mông dắt vợ cưỡi ngựa mang cái ǵ đó để bán, đến chiều chủ nhật th́ h́nh ảnh ngược lại.Người vợ dắt con ngựa trên đó ông chồng say rượu. Với người H'mông đi chợ là phải say rượu, nếu chưa say th́ chưa vui. Nếu như có ai đó múa khèn lập tức được mọi người kéo đến cùng tham gia.Người đi chợ mặc những bộ quần áo đẹp nhất, leo dốc, lội suối cả ngày, có khi mấy ngày. Họ đến chợ từ chiều hôm trước để thổi khèn, thổi sáo, hát múa, vui chơi tới tối có khi thâu đêm. Người lớn gặp gỡ bạn xưa, trai gái th́ t́m hiểu và kết bạn...Nếu tới Sa Pa đúng vào các dịp chợ phiên, bạn như lạc vào rừng hoa sắc màu trang phục của các cô gái dân tộc. Họ tới đây không phải chỉ để mua bán mà c̣n để vui chơi và kết bạn tâm t́nh. Sa Pa cách thị xă Lào Cai 38km về hướng đông bắc, là khu du lịch được người Pháp xây dựng đầu tiên vào năm 1922.

Du lịch chợ Cốc Ly, Bắc Hà, Cắn Cáu

Du lịch ba chợ thuộc vùng núi đông bắc thị xă Lào Cai vốn nổi tiếng là chợ đậm chất dân tộc chưa bị đô thị hóa đă làm say mê bao lữ khách quốc tế. Đó là chợ Cốc Ly, chợ Bắc Hà, chợ Cắn Cáu.

Chợ Bắc Hà họp vào ngày chủ nhật, chợ Cắn Cáu họp vào ngày thứ hai, chợ Cốc Ly họp vào ngày thứ ba. Đi ba chợ tour du lịch này, bạn có cái thú được ḥa ḿnh trong cộng đồng người dân tộc Mông, nhạt nḥa sương khói ở ḍng sông Ly trên thuyền độc mộc.

Sông Ly có vách núi dựng đứng, đây đó thác đổ xuống như bức mành trắng xóa nước. Sông Ly bắt nguồn từ đỉnh Hoàng Liên Sơn nước dội theo núi đá chảy xiết tạo nên ḍng sông Ly trong vắt. Đi từ thị xă Lào Cai xuống 60km, bạn sẽ đi chợ Bắc Hà, chợ đông người dân tộc khác nhau, có nhiều hàng hóa phân phối cho cả vùng thị xă và vùng miền núi. Chợ Cắn Cáu cách chợ Bắc Hà 20km. Chợ Cắn Cáu có nhiều loại hàng hóa bằng thảo mộc, rau xanh và gạo đặc sản lúa nương. Chợ này cũng có nhiều sản phẩm phân loại giống chợ Bắc Hà, đó là thời trang thổ cẩm, rượu và món ăn "thắng cố". Ở đây bạn sẽ được ăn gà núi và thịt nướng, cá nướng ở sông Ly, chỉ cần 10.000đ là bạn đă có mâm cơm đầy ắp món nướng.

Đi thuyền trên sông Ly bên quốc lộ 3, qua cầu Bảo Nhai là đến chợ Cốc Ly, chợ dân tộc Mông duy nhất ở Lào Cai, thiên nhiên vùng chợ này đẹp như tranh thuỷ mạc. Chợ Cốc Ly chuyên bán chó, mèo, lợn, gà và ngựa, là chợ duy nhất có thể trao đổi bằng hàng hóa, có khi không cần dùng đến tiền, có khi là lợn gà đổi lấy ngựa, có khi là thóc gạo đổi lấy chó mèo. Người dân tộc Mông nói như hát. H́nh như đồng tiền ở chợ Cốc Ly không quan trọng lắm. Ở đây, ngoài việc bán các con giống như ngựa con, chó con, lợn con hiền như đá núi, họ trao đổi và t́m bạn.

Chợ Cốc Ly c̣n hơn cả chợ t́nh, đó là chợ họp t́m bạn đổi lấy giống lúa nương, lấy con trâu cái, lấy con ngựa thồ để phục vụ đời sống gia đ́nh, để cái có và không có của người Mông được bù đắp cho nhau.

Cái thú của du lịch chợ là khách du lịch có thể mua hàng thổ cẩm, mua các sản phẩm địa phương và đổi mua lấy các ṿng nhẫn, lắc bạc xinh xắn của các cô gái người Mông hoặc nghe họ hát mà không phải trả tiền.

Chợ t́nh: Chợ t́nh nhiều người biết đến nhất là chợ t́nh Sapa - một điểm du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch cả trong và ngoài nước. Thị trấn Sapa nằm ở phía Bắc, cách thị xă Lào Cai 36km. Cái thị trấn nhỏ bé này nằm lọt trong một vùng tiểu khí hậu ôn đới, mát mẻ quanh năm. Có những năm mùa đông tuyết rơi nên thật lăng mạn, hấp dẫn du khách. Mỗi tuần, chợ họp một lần vào tối thứ Bảy. Đây là chợ của người Dao. Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ đă thấy rất nhiều phụ nữ đầu quấn khăn đỏ tươi và mặc trang phục thêu hoa văn lộng lẫy cùng với những ṿng bạc, khuy bạc, những đồng tiền nhỏ đính trên vai áo. Hấp dẫn hơn nữa là có những tiếng reo theo mỗi bước chân, từ những chùm lục lạc đồng xinh xắn đính trên những chiếc khăn choàng đầu. Đối tượng của họ là những chàng trai người Dao trong trang phục áo Chàm, khăn cũng cùng màu, tay đeo đồng hồ và vai khoác chiếc đài cassette. Ở một góc nọ, dăm bảy chàng trai xúm quanh một cô gái, họ đưa những chiếc máy catssette của họ vào gần cô gái để ghi âm những khúc hát tỏ t́nh bằng tiếng dân tộc. Thấy có người lạ, cô gái xấu hổ cúi đầu hoặc lấy tay che mặt, nhưng vẫn hát với giai điệu run run....Chợ t́nh c̣n là nơi gặp gỡ của những người bạn cũ, những người bạn mới. Họ say sưa hát, múa và t́m đến nhau tâm sự. Họ ăn uống say sưa, những người đàn ông thỉnh thoảng say rượu và nằm dài ngoài chợ

chovungcao02.gif (22092 bytes)          

   Làm hàng tại chợ         Bán tại cửa hàng     Trên đường đi chợ   Chợ ngựa người Mông   Người H'Mông hoa đi chợ   

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17