Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (6):

Lạc Việt và Việt Nam

Nguyên Nguyên

 

Những độc giả đă theo dơi loạt bài này đều có thể để ư đến một vài điểm rất ḱ lạ trên vấn đề nguồn gốc dân tộc Việt Nam, thường ghi chép rất nghiêm túc trong sử sách:

  • Thời điểm nguyên thủy tạo dựng nên xứ và dân Việt hoàn toàn mơ hồ: Theo truyền thuyết, trong khoảng thế kỷ 27-28 trước Công Nguyên (TCN), khi Đế Minh cháu 3 đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam. Nhưng đến lúc một nhân vật mang tên Kinh Dương Vương xuất hiện, như chúng ta đă thấy qua những bài trước, tất các nhân danh và địa danh đều được bao hàm trong nước Sở của thời Xuân Thu Chiến Quốc bên Tàu (770-221 TCN). Kinh Dương Vương, theo giải mă, rất có khả năng mang nghĩa những người ở châu Kinh và Dương, hai châu chính của nước Sở. Tiêu biểu, theo tuần tự, chủng Âu (Thái cổ) và chủng Lạc (Việt cổ).
  • Câu chuyện truyền thuyết tiếp nối với con của Kinh Dương Vương là Lạc Long Quân phải ḷng bà Âu Cơ, con của Động Đ́nh Quân (‘tiểu vương’ của một xứ ở khu Động Đ́nh Hồ, phía Nam nước Sở). Bà Âu với ông Lạc, ăn ở với nhau sinh được 100 người con. Nhưng sau đó chính ông Lạc xác nhận đó là một hôn nhân dị chủng, và hai người đi đến quyết định li hôn. Bà Âu, bảo thủ hơn, dẫn 50 người con về khu địa bàn cũ gồm nhiều núi rừng, và ông Lạc dẫn 50 người con kia xuôi về miền đồng bằng gần sông gần biển. Đám con theo ông Lạc mới tôn người con trưởng lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương. C̣n bà Âu Cơ và đám con kia đi về núi nào, khu rừng nào, không cần biết đến. Thỉnh thoảng ông Lạc có lên núi thăm vợ cũ và 'phân nửa' đàn con dại hay không, Hùng Vương có vẻ không cần biết tới. Sử sách cũng tùy tiện bắt chước Hùng Vương luôn. Hoặc giả ông Lạc có lập gia đ́nh thêm một vài lần nữa không, và có cơ hội ông gặp ư trung nhân cùng tông cùng chủng với ông hay không. Không ai thèm biết hết. Truyện tích theo bản người Mường [1] lại chỉ chú tâm đến bà Ngu (Âu) Cơ mà thôi. Họ cũng không mảy may chú ư đến đám con đi theo Papa Lạc, nhưng có cho biết, đám con đó về sau ai cũng trở thành xếp bộ lạc hết. Đặc biệt, qua nhiều truyện cổ tích của người Mường [1], chúng ta có thể thấy: (a) Họ không hề xem Hùng Vương là vua của họ; (b) Hùng Vương chỉ là một trong nhiều tên gọi khác nhau để chỉ những tù trưởng của các bộ tộc chủng Yịt (Việt), phe mặc áo màu yàng (vàng), sinh sống gần những bộ lạc Mường, tức Thái cổ; và (c) Chỉ có bà Âu Cơ (Ngu Kơ) mới là tổ mẫu của chủng họ mà thôi, và họ không hề quan tâm đến cụ Lạc và phân nửa đám con theo ông.
  • Những điểm ḱ lạ kế tiếp mà sử sách, đa số dựa vào hai bộ 'Việt điện u linh tập' và 'Lĩnh Nam chích quái', vẫn thường lướt qua gồm có:
    • Truyền thuyết hoàn toàn không xác nhận, những thần dân ở tại cái xứ mà Hùng Vương trị v́ là những ai và thuộc chủng nào. Nếu dân xứ đó thuộc chủng của Hùng Vương, rất có thể họ đă di tản đến đó cùng một lúc với Hùng Vương. Bằng không và nếu họ đă cư ngụ tại xứ đó từ lâu, th́ gia đ́nh Âu-Lạc phải là một đại gia đ́nh đă dă tâm xâm chiếm đất đai của những chủng khác, hoặc đến đó xin tá túc hay thường trú vĩnh viễn. Rất khó mà họ có thể đương nhiên lên làm vua, hay cho dù làm tù trưởng một bộ lạc thật lớn ở xứ đó đi chăng nữa. Từ điểm mơ hồ này, rất nhiều, có thể nói đa số, người Việt đều vẫn đinh ninh trong trí rằng, trước và sau thời đại Hùng Vương, xứ Việt hoàn toàn gồm một chủng người, và chỉ một chủng mà thôi, đoàn kết với nhau. Chủng Việt này có một thứ tiếng và không có dính dáng hoặc liên hệ huyết thống ǵ đến một hoặc vài chủng nào đặc biệt trong khối Bách Việt ở bên Tàu. Hoặc chung chung, họ là một tổng hợp các chủng thuộc khối Bách Việt, ngay từ thời Thần Nông xa xưa. Hoàn toàn không cần biết những chủng đặc biệt nào chính là nguồn gốc dân Việt [4][5].
    • Truyền thuyết, theo lối giải thích thêu dệt từ các chuyện thần thoại từ trước đến giờ, thường tránh né việc liên kết hoặc đề cập đến các cuộc chiến tranh binh lửa rầm rầm kéo dài gần 1000 năm của thời Xuân Thu Chiến quốc ở bên Tàu, cũng như những cuộc di tản rầm rộ gây ra bởi tàn phá và khủng bố của chiến tranh. Có lẽ với mục đích tránh chuyện bà con xa gần với người Hoa, bởi thiếu thốn hiểu biết về sử cổ của Tàu, và cũng sợ người Tàu thừa thế thắng xông xuống. Tức những lối giải thích truyền thuyết từ xưa đến nay, bởi nhầm lẫn ở thời điểm xảy ra câu chuyện, không bao giờ liên tưởng đến việc Kinh Dương Vương và gia đ́nh gồm các con cháu và dâu, như Lạc Long Quân, Âu Cơ và 100 người con, chỉ là những đợt người di tản chạy về phía Nam đúng vào thời cao điểm chiến tranh của Đông Chu Liệt quốc. Và thật sự Lạc Long Quân, Âu Cơ cho đến Hùng Vương, nếu là những người thật bằng xương bằng thịt, đều chỉ có mặt tại vùng Bắc Bộ (ngày nay) trong ṿng 800 năm trước Công Nguyên mà thôi. Toàn thể đại gia đ́nh Âu Lạc này hoàn toàn không có một giọt máu Tàu nào hết. Sai lầm quan trọng nhất chính là quan điểm cho rằng người Việt cổ ở khu vực Bắc Bộ, trước thời Hán thuộc, vẫn yên b́nh ngày ngày cấy lúa, chèo thuyền ngao du, thỉnh thoảng đánh vài tiếng trống đồng, không bị ảnh hưởng ǵ hết từ những cuộc chiến đẫm máu xảy ra ở phía Bắc, trong suốt 1000 năm trước Công Nguyên. Sai lầm khác nằm ở chỗ: Không có cuộc di tản hằng khối nào từ vùng Hoa Bắc lẫn Hoa Nam đến xứ đó hết, trong hằng trăm năm khói lửa của thời Đông Chu Liệt Quốc.
    • Những sơ sót này, ban đầu bắt nguồn từ chỗ thiếu thốn hiểu biết về cổ sử Tàu, đă luôn luôn được hỗ trợ bởi những sư phụ Trung Hoa, do ở chính họ lúc nào cũng có vấn đề. Bởi nước Tàu là một xứ quá lớn, hợp chủng đến cả ngàn chủng tộc lớn nhỏ khác nhau, và có một quá tŕnh tranh chấp nội chiến cũng khá dài lâu. Từ đó chúng ta thấy rơ rệt nhất sử sách Việt từ xưa đến nay không hề dám đào sâu đến tận cội nguồn, liên hệ huyết thống, mặc dù đă quá xa xưa, giữa người Việt với các chủng riêng biệt thuộc khối Bách Việt và Bách Bộc ở cả hai miền Hoa Nam và Hoa Bắc. Ngay đến truyền thuyết Âu Cơ, một số sai lầm to tát cũng đă khiến rất nhiều người không c̣n hứng khởi để bắt tay vào việc nghiên cứu. Điển h́nh là lối phân chia (sai lầm) ông này bà nọ, như Đế Minh, Âu Cơ, v.v, lai Tàu, hay Tàu thuần chủng (thí dụ, xem [4]). Sự thật theo hiểu biết ngày nay, một phần cũng nhờ ở internet, và đă tŕnh bày trong các bài trước, không có một nhân vật nào trong cả truyền thuyết Âu-Lạc, mang một giọt máu Tàu nào hết. Tất cả đều thuộc chủng Yueh, hoặc Thái-cổ hoặc Việt-cổ mà thôi, và truyền thuyết đă do chính những người thuộc chủng Yueh, đặc biệt Thái-cổ, sáng tác.
    • Từ ở chỗ thiếu nghiên cứu tận gốc, theo tinh thần khoa học Tây Phương, khuynh hướng hiện nay của giới viết sử hoặc khảo cổ tại Việt Nam có vẻ tạm tránh né hoặc bỏ rơi truyền tích Âu-Lạc, và thích dùng một thuyết khác về việc dựng nước của một người giỏi về ảo thuật ở khu vực Gia Ninh, qui phục được các bộ lạc, tự xưng Hùng Vương. Thuyết này được ghi ngắn gọn vài ḍng trong bộ Đại Việt Sử Lược [2], một bộ sách khuyết danh, ra đời trước Đại Việt Sử Kư Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên [3], nhưng thất lạc bên Tàu đến cả vài trăm năm, được người Hoa, người Măn hiệu đính rất kỹ trước khi trao tặng lại cho nước Nam. Giới nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay có vẻ thích thuyết này hơn thuyết Âu Cơ bởi nó qui thời gian dựng nước vào thời Châu Trang Vương (696-682 TCN), tức tránh được lấn cấn về Đế Minh với mấy ngàn năm mù mờ với chỉ 18 đời vua Hùng, và cũng tránh né được cái gốc Tàu (hiểu lầm) của Hùng Vương. Nhưng vô h́nh chung, việc dựa vào thuyết nhà ảo thuật Hùng Vương lại đưa sự hiểu biết về nguồn gốc dân Việt đến một ngơ cụt khác. Đó là nó không nói lên được nhà ảo thuật ấy đă nói thứ tiếng ǵ và thuộc chủng nào. Ngoài ra, trên danh xưng thuyết đó vô t́nh lại mặc cho nhà ảo thuật đó một chiếc áo hoàn toàn Tàu. và quê quán ông ta được mang địa danh chữ Hán.

T́nh h́nh cổ sử bên Tàu cho đến khoảng đầu thập kỷ 1980's, thật ra cũng không khá hơn phía bên Việt bao nhiêu. Người Hoa bị vướng phải nhiều hội chứng khác.

  • Trước hết, họ bị ám ảnh bởi những tiền đề hay những điều cẩm bằng cứng nhắc. Đặc biệt cũng về nguồn gốc dân tộc và nhất là về chữ viết. Thí dụ: Từ ngàn xưa họ cho chữ Tàu do chính người Tàu sáng tác. Những chủng khác toàn là rợ không thể nào đủ khả năng trên cơ chủng Hoa, mà sáng tác ra chữ Tàu. Họ cũng biết rất lờ mờ, hoặc không cần biết ǵ về đám Cửu Lê, hay những thứ rợ từ đủ mọi phương hướng, mà sử sách của họ đă vùi lấp từ lâu. Thế nhưng đi theo với tiến bộ nhân loại, nhất là việc nghiên cứu và thông tin internet, gần đây có nhiều lư thuyết và bằng chứng cho biết người Tàu cổ đă bắt chước chữ viết của người Hmong tức Miêu tộc. Lănh tụ của người Hmong trong thời huyền sử chính là Xy Yâu (Vưu) đă từng choảng với Hiên Viên (Hoàng Đế) của Hoa chủng, nhưng sau bị đại bại và bị chặt đầu. Chủng Hmong cũng như các chủng Yueh (Việt) trong đó có đám Đông Zi ở khu Sơn Đông, thật ra chính là những chủ nhân đầu tiên của toàn cơi lục địa Trung Hoa, có lẽ trước khi Hoa chủng ra đời [4][8]. Chủng Hmong có đến cả chục chi chủng khác nhau, tất cả 81, thuộc 9 nhóm Lê (Li), tức Cửu Lê (Jiu Li) [17]. C̣n chủng Yueh, có đến hằng trăm thứ chi chủng khác nhau, nhưng đại khái được phân thành hai chủng lớn chính yếu: Thái và Việt. Chúng tôi xin được phép nhấn mạnh, sai lầm hai phía Hoa và Việt từ trước đến giờ vẫn là 'khối Bách Việt (Bai Yue) ngày xưa chỉ tập trung ở miền Hoa Nam. Thật sự khối Bách Việt, đặc biệt các chi chủng thuần Yueh-cổ (phân biệt với chủng Thái-cổ), và những người thuộc các chủng Hmong đă có mặt tại miền Hoa Bắc, từ thời xa xưa, có lẽ trước cả Hoa chủng ban đầu [4][8]. Đặc biệt, theo [8] khối Bai Yue (Bách Việt) từ lưu vực sông Vị ở Thiểm Tây bắt đầu di tản xuống Hoa Nam và hội nhập với những đồng chủng tại đó vào khoảng đầu thời Đông Chu, tức thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên.
  • Cũng không hơn ǵ phía Nam, người Tàu lúc nào cũng bị ám ảnh bởi hội chứng kị phân ly, bởi họ có quá nhiều chủng tộc khác nhau. Từ đó những cuộc nghiên cứu chuyên biệt về một thứ chủng nào đó hoàn toàn bị cấm chỉ, cho đến vài thập kỉ gần đây. Nhất là về các phương ngữ lớn ở nước Tàu. Ở chuyện này chúng ta có thể để ư: (a) Tại Trung Quốc cho đến thập niên 1950, mỗi khu vực vẫn xài phương ngữ riêng của họ như xưa; (b) Từ khoảng năm 1952 đến nay tất cả mọi nơi đều phải xử dụng tiếng Phổ thông (tức quan thoại). Không thể hoặc rất khó t́m mua tại Trung quốc một quyển sách giáo khoa hay từ điển riêng một phương ngữ, như tiếng Thượng Hải hoặc Phúc Kiến chẳng hạn; (c) Cả một thế hệ mới người Hoa, đều biết tiếng Phổ thông, tuy vẫn có thể nói tiếng địa phương, nhưng hoàn toàn không rành hoặc rất mù mờ về cú pháp của phương ngữ, nhất là phiên âm theo lối pinyin hoặc quốc tế riêng cho phương ngữ của họ; (d) Thế hệ hiện đại người Hoa thường nói tiếng địa phương với cha mẹ ở nhà, nhưng khi ra ngoài th́ nói tiếng phổ thông, nên phát âm phổ thông của họ bị ảnh hưởng phương ngữ, c̣n tiếng địa phương mẹ đẻ của họ lại bị nhuốm giọng phổ thông; (e) Nhiều nỗ lực nghiên cứu riêng về các chủng lớn nhỏ ở Tàu trong những thập kỉ gần đây thường được người Âu Mỹ thực hiện, nhất là những học giả Âu Mỹ gốc Hoa; (f) Sau cùng, thời đại internet đă làm sống dậy những ước muốn t́m hiểu cội nguồn của từng chủng một đă từng sinh sống trên nước Tàu và khắp miền Đông Nam Á, vào thời xa xưa. Ở kỉ nguyên internet ngày nay, sắc tộc nào cũng muốn t́m hiểu thật rơ về cội nguồn của chủng ḿnh, trong một tinh thần đoàn kết mới dựa trên nền tảng đa văn hoá, sự hiểu biết, và một ước nguyện chung, chứ không phải do ở sự ép buộc, lệnh truyền như vào những thời nước mới được nhất thống, độc lập xa xưa.
  • Liên hệ đến loạt bài này chính là chủng Yueh tại Trung Hoa. Ngày nay tất cả người Hoa đều cho chủng Yueh cũng là chủng Hán. Tức đă được (hay bị) đồng hoá thành chủng Hán rất kỹ. Đọc bất cứ quyển sách Tàu nào, kể cả Lộc Đỉnh Kư của Kim Dung, chúng ta thấy người Tàu thường liệt kê 5 chủng tộc chính trong nước của họ: Hán, Mông, Tạng, Măn, Hồi (hoặc Choang) - không có danh sách nào có chủng Yueh (Việt) trong đó hết. Hỏi bất cứ người Tàu nào, dù Thượng Hải hay Hải Nam, họ cũng nói họ thuộc chủng Hán. Chữ Yueh (Việt) chỉ c̣n được dùng để gọi tắt tên một tỉnh hồi xưa chứa chủng Yueh chi Thái ở phía cực Nam. Đó là tỉnh Quảng Đông. Yueh (Việt) là tên tắt của tỉnh Quảng Đông, cũng y như Tương (Xiang) là tên tắt của tỉnh Hồ Nam, có con sông mang tên 'sông Tương' (Xiang jiang). Hay Mân (Min) là tên gọi tắt tỉnh Phúc Kiến, với cội nguồn xứ Mân Việt thời xa xưa. Hoặc Tề-Lỗ (Qi-Lu) là tên tắt của tỉnh Sơn Đông, địa bàn xưa của đám Đông Zi. Bởi Việt đă được dành cho Quảng Đông nên một tỉnh khác hay phương ngữ khác cũng đáng lẽ mang tên Việt chỉ được gọi 'Ngô' (Wu). Đó là phương ngữ Chiết Giang - Giang Tô, địa bàn ngày xưa của hai nước Việt (Câu Tiễn) và Ngô (Phù Sai). Từ điểm này, rất nhiều tài liệu khoa học, nhất là trên mạng internet, vẫn nhầm lẫn rằng chủng Yueh ngày trước chỉ gồm chủng Thái-cổ mà thôi. Họ thường bỏ sót ba-bốn chủng Việt-cổ ở miền duyên hải phía Đông nước Tàu, bao gồm: Ngô (Giang Tô), U Việt (Chiết Giang), Mân Việt (Phúc Kiến), Đông Việt (Giang Tây) [7], và đám du mục Bộc Việt tức rợ Đông Zi ngày xưa ở khu vực Sơn Đông.
  • T́nh h́nh nghiên cứu về khối Bách Việt cũng tương tự như vậy đối với Đài Loan. Theo nhiều tài liệu truy cập được từ internet, Taiwan cho đến gần đây cũng không muốn đá động ǵ đến nguồn gốc Bách Việt của dân bản địa. Tức trên toàn cơi Đông Á và Đông Nam Á, từ Trung Quốc sang Đài Loan, xuống Việt Nam, đến tận đảo Java của nước Inđônêxia, cách đây chừng 30 năm, ít ai muốn t́m hiểu các thành phần chủng tộc của khối Bách Việt ngày xưa, cũng như đóng góp của các chủng này vào nguồn dân tộc của từng quốc gia một trong cả khu vực Á Châu Thái B́nh Dương. Rất may, với phát triển internet, và với việc tăng gia phát triển kinh tế trên toàn thể Châu Á trong ṿng vài mươi năm qua, việc nghiên cứu về cổ sử Á Châu đang được hồi sinh mănh liệt. Một trong những động cơ chính đă thúc đẩy sự hồi sinh của ngành nghiên cứu này chính là nguyên tắc đầu tiên của việc kinh tế đầu tư, bởi người Âu Mỹ thật sự đang muốn biết rơ hơn những cá tính đặc thù nguyên thủy của người Á Châu, khối người hiện nay, dù muốn dù không, vẫn là đối tác chính trong công chuyện hợp tác 'làm ăn' và mậu dịch với nhau.

Qua những bài trước của loạt bài này, chúng ta đă nhận diện có hai chủng chính đă tạo dựng nên 'nước' Việt Nam vào thời buổi ban đầu. Đó là chủng Thái-cổ (c̣n gọi Âu) và chủng Việt-cổ, tức Lạc. Trước khi hai chi chủng này ào ạt di cư, để chạy giặc 'Đông Châu', đến vùng b́nh nguyên sông Hồng sông Mă, nơi đó đă có sẳn rất nhiều chi chủng khác nhau. Điển h́nh là các chi chủng thuộc khối Yueh cổ, như Môn Khờ-me, các thứ dân Lạc Việt, Lạc Lê, chủng Âu tức Thái cổ, người Mê-la-nê, người Nê-gri-tô, v.v. Trong những đợt di cư suốt thời Xuân Thu Chiến Quốc (770-221 TCN), của hai chủng Thái và Việt cổ, chủng Thái giữ phần chủ lực. Nguyên thủ đầu tiên có chất lượng và có thể là người thật bằng xương bằng thịt chính là Thục Phán, một người có gốc từ xứ Thục (Tứ Xuyên ngày nay), mang chủng Thái-cổ. Sau đó đến Triệu Đà, tức Nam Việt Vương, một người từ phía Bắc, ban đầu làm quan cho nhà Tần. Khi thấy triều đ́nh Tần suy yếu và bị khủng hoảng, Triệu Đà mới nắm cơ hội, nhảy ra giành độc lập cho phần đất bao gồm rất nhiều bộ lạc tại Lưỡng Quảng và Bắc bộ ngày nay, đặt tên nước Nam Việt. Triệu Đà được quần chúng hai miền ủng hộ nhiệt liệt, bởi có lẽ ông là người đầu tiên, và cũng cuối cùng, đă dám đại diện cho khối Bách Việt, đặc biệt chủng Thái-cổ đa số, đương đầu với triều đ́nh nhà Hán ở phương Bắc.

Qua những bài kế tiếp theo ở đây, chúng ta sẽ quan sát những chủng Việt thuần túy nào, từ miền zuyên hải Trung Hoa đă đến Việt Nam theo với chủng Thái-cổ ban đầu, để rồi hợp chủng với dân bản địa, bao gồm phần lớn dân Môn-Khờme, Mê-la-nê, và Nê-gri-tô, v.v. tạo dựng nên chủng Việt Nam ngày nay.

Nhưng trước hết chúng ta thử xem lại những chủng nào, người Tàu ngày trước thường gọi là chủng Lạc, và họ đă phân biệt các thứ Việt khác nhau ra sao.

1. Lạc Việt

Người Việt từ thời Lê Lợi - Nguyễn Trăi đă tạo nên thói quen bắt chước các sư phụ Tàu gọi chủng ḿnh là Lạc Việt (Luo Yue). Thật ra người Tàu hiểu Luo Yue, tức 'Lạc Việt' khác với lối hiểu biết của người Việt. Đối với Tàu, Lạc Việt thường được dùng để chỉ chung các thứ chủng Yueh thuộc khối Bai Yue (Bách Việt), không phải là chủng Âu Việt, tức Thái-cổ. C̣n chủng Thái-cổ họ thường gọi là Yue (Việt). Đặc biệt tỉnh Quảng Đông ngày nay vẫn c̣n mang tên tắt: tỉnh Yue (Việt). Đối với Việt, chúng ta thường hiểu mơ hồ rằng Lạc Việt chính là chủng Việt-Nam, bởi mang họ của nội tổ Lạc Long Quân. Hiểu biết của người Việt về nguồn gốc lư lịch của chính dân ḿnh, từ trước đến giờ luôn luôn quên truy về cội nguồn, hay bỏ sót đi chủng Thái-cổ. Bởi hoàn toàn không biết ǵ đến chủng thật của Âu Cơ và các chi chủng đă dùng Âu Cơ như biểu tượng, mà loạt bài này đă giải mă, cũng như chi tiết các chủng - đa số thuộc Thái-cổ - sống ngay bên kia biên giới Việt-Hoa.

Nói rằng người Tàu gọi những nhóm Yueh nào, không phải Thái-cổ, là Lạc Việt, cũng có vẻ hơi tổng quát hoá vấn đề. Thật ra họ có một số kiến thức rất sâu sắc về các thứ chủng Yueh ở cả Hoa Nam lẫn Hoa Bắc. Trước hết ta có thể để ư người Hoa có vài lối gọi những đám rợ và các chủng Bai Yue (Bách Việt) vào thời xa xưa. Thông thường phối hợp với lối phân chia theo phương hướng Đông Tây Nam Bắc. Đông th́ Đông Yi, Tây gọi Tây Nhung - đôi khi Khuyển Nhung, hay tắt thành rợ 'Nhung', Nam là Nam Man, và Bắc - Bắc Địch. Yi, Nhung, Man, Địch cũng đều mang nghĩa 'rợ' hết. Lối phân biệt này ra đời vào khoảng thời gian nhà Chu nhảy ra thay thế nhà Thương, tức thế kỷ 11 trước Công Nguyên. Lúc chủng Hoa bắt đầu xử dụng chữ viết khá nhuần nhuyễn và chế độ phong kiến đă được phát triển mănh liệt. Phân biệt 'ta và rợ' có lẽ cũng là một thứ nhận thức nhị nguyên, bởi những hành vi và lối sống của những đám rợ hoàn toàn khác hay tương phản với chủng Hoa. Những đặc tính nổi bật của đám 'rợ' Yueh gồm có: tóc ngắn, nhuộm răng, xâm ḿnh (có thứ xâm trán nữa), nếu có mặc áo th́ áo cài bên trái, rất nhiều nhóm theo ‘tông giáo’ đồng bóng.

Sau khi phân loại các rợ theo phương hướng và địa bàn, cũng như lối gọi Yue (Việt) dành cho những khối người ở phía Nam sông Dương Tử (miền Hoa Nam), người Hoa dần dà phát hiện được khá nhiều lủng củng, và thiếu thốn chính xác trong lối gọi các chủng khác với họ. Bởi hai lư do chính. Thứ nhất, theo với thời gian, họ thường gặp đám rợ đáng lẽ thuộc phương hướng A tại địa bàn của phương hướng B, và lộn xộn lung tung. Rợ Đông Zi, tức Lạc bộ Trăi, ban đầu họ gặp ở miệt Sơn Đông, nhưng sau lại 'tái ngộ' hoặc gặp một đám rợ khác rất giống rợ Zi ở phía Tây miệt Tứ Xuyên và phía Nam. Họ vẫn gọi rợ Yi phía Nam bằng Yi, nhưng đổi cách viết. Rợ Khương cũng vậy. Đầu tiên họ sắp xếp vào đám Tây Nhung, nhưng sau gặp lại ở phía Nam, và cũng thấy đám Khương này có nhiều đặc tính giông giống đám rợ Lai Yi, tức Đông Yi. Trong đám Đông Zi, có một số nhóm Việt ở đó lâu đời, được họ gọi những nhóm Bách Bộc hay Bộc Việt. Bộc xuất phát từ 'sông Bộc' [Pu 濮 ] ở gần nước Lỗ của Khổng Tử ngày xưa. Việt, viết nguyên thủy mang nghĩa cái ŕu có tay cầm (xem H́nh 2, và phần sau). Đến thời Xuân Thu, họ bắt đầu khám phá ra nhiều nhóm rợ khác ở phía Nam sông Dương Tử, có nhiều đặc tính giống đám Đông Zi - như nhuộm răng, xâm ḿnh, cắt tóc ngắn,... - nên họ gọi chung đám đó Nam Man hay Bách Việt.

Có đến hằng ngàn thứ rợ khác nhau sống trên toàn cơi lănh thổ nước Tàu. Do đó người Hoa đặt ra các thứ tên gọi khác nhau, và nếu tên có cùng âm, họ sẽ tạo lối chữ viết hơi khác với nhau. Bởi trong đầu óc họ, những thứ chủng khác với họ thường là rợ, nên khi viết nên danh tự để mô tả chi chủng họ ưa kèm theo tên một con vật. Thí dụ: rợ Khuyển Nhung mang chữ 'Khuyển' có nghĩa con chó. Chính đám rợ này đă cướp phá và làm cỏ kinh đô nhà Tây Chu vào khoảng năm 770 TCN, giết Chu U Vương, khiến nhà Chu thiên đô về phía Đông, bắt đầu thời Đông Chu.

Những chủng Lạc thuộc khối Bách Việt cũng không tránh khỏi tệ nạn này của chủng Hoa. Những ai đọc quyển sách về cổ sử Việt của Taylor [6] đều có thể để ư ở một trang phụ chú đối chiếu tên Việt và Hán phía sau, tác giả có ghi đến 3 chữ Lạc tiếng Hán viết khác nhau. Đó là các chữ Lạc viết theo cách hợp phần chính của chữ Lạc dùng để chỉ sông Lạc [ 洛 ] ở tỉnh Hà Nam và Thiểm Tây, với một chữ khác chỉ con thú:

- Bộ Trăi 貉 (Lạc bộ Trăi)

- Bộ Chuy 雒 (Lạc bộ Chuy)

- Bộ Mă 骆 (Lạc bộ Mă)

Nhưng tác giả không ghi chú thích tại sao cùng một chữ 'Lạc' lại có 3 thứ chữ viết khác nhau. Thật ra trong thư tịch cổ của Tàu, c̣n có thêm một thứ 'Lạc' nữa. Đó là Lạc bộ Khương [4], ngày nay thường viết tắt 'Khương': 羌 . Ngoài ra cũng c̣n có đám Lê (Li 黎 ) cũng thường được gọi Lạc Lê, thổ dân đảo Hải Nam [10].

Chúng ta sẽ điểm qua từng thứ Lạc một, đặc biệt để ư đến Lạc bộ Trăi ở phần sau.

Lạc bộ Chuy theo [4] được dùng để chỉ đám rợ Lạc ở phía Tây nước Tàu, tiền thân của người Môn, và người Myanmar ngày nay. Xuất xứ từ khu vực b́nh nguyên Trung Á. Lạc viết với bộ Chuy [ 雒 ] mang nghĩa con ngựa ô (đen) có bờm trắng, tức cḥm lông trắng ở cổ. Bộ 'Thủy Kinh Chú' của Lệ Đạo Nguyên, một thứ sử Tàu, cũng như một bộ sách đă thất truyền 'Giao Châu Ngoại Vực Kư', xuất hiện ít lắm 400 năm sau thời Thục Phán, đă chép các tên gọi Lạc Hầu, Lạc Tướng, với chữ Lạc viết theo bộ Chuy (xem [3]&[4]), chứ không phải Lạc viết theo bộ Trăi [ 貉 ] dùng cho Lạc Long Quân. Cho thấy, các tác giả Tàu hoặc đă quan sát có rất nhiều dân chủng Môn sống ở xứ Lạc, hoặc họ chưa gặp nhiều dân chủng Lạc bộ Trăi, hoặc họ mới c̣n chân ướt chân ráo, chưa trở thành chuyên viên về các thứ Lạc khác nhau, đă có mặt tại miền Giao Chỉ vào cổ thời.

Lạc bộ Khương thường được gộp chung với Lạc bộ Chuy, tiêu biểu cho đám rợ Tây Nhung, hay Khuyển Nhung, hoặc ngắn gọn hơn: rợ Nhung (Rong: 戎 ). Lạc bộ Khương, ngày nay thường viết tắt 'Khương' (Qiang) để chỉ dân thuộc tộc Khương, tức Qiang: 羌 . Lạc bộ Chuy rất khó truy cập ở mạng, nhưng Lạc bộ Khương, viết tắt 'Khương' (Qiang 羌 ), có thể truy cập khá dễ dàng. Khương, tức Qiang 羌 được viết gộp hai từ Yang (dương 羊 ) mang nghĩa 'con cừu', và Ren (nhân 人 ), nghĩa 'người'. 'Qiang' có thể mang nghĩa 'người chăn cừu'. Theo [4], rợ Khương chính là tiền thân của người Khờ-Me ngày nay. Trong một trang web, ghi chú về tộc Qiang cho biết có một bộ tộc c̣n sót của nhóm này mang tên 'Gao Mian'. /Gao/ là âm pinyin của Cao, và /Mian/, âm Việt chính là Miên, mang nghĩa 'tơ sợi'. Như vậy, một bộ tộc ngày nay ở bên Tàu, vùng Miên Dương (Mian Yang), có tiền thân rợ Khương, mang tên Gao Mian, tức Cao Miên. Nhiều trang web lại cho biết các tư liệu khác nhau về gốc gác chủng Khương (Qiang). Tuy vậy tất cả có vẻ như đồng thuận ở chỗ họ có ngôn ngữ xưa thuộc nhóm Tạng-Miến, bao gồm Tây Tạng và Miến Điện, và xuất thân từ vùng b́nh nguyên chân núi Himalaya.

Các nhà khoa học Tây phương cũng thường gộp hai chủng Chuy và Khương với nhau, khi mô tả hai tộc dân sống ở miền Đông Nam Á, có lẽ lâu đời nhất, từ khoảng Myanmar cho đến Việt Nam, sang qua đến In-Đônêxia và Mă Lai Á, và gọi đó là nhóm Môn-Khmer.

Lac bộ Mă 骆 với chữ Lạc thường dùng để chỉ con Lạc-đà, 骆 驼 . Nhưng từ điển sẽ cho biết chữ 'Lạc' (bộ Mă) nếu đứng một ḿnh sẽ mang nghĩa 'bạch mă' (ngựa trắng) có bờm đen ở cổ. Lạc bộ Mă được dùng để chỉ chủng Yueh cư ngụ tại những khu vực chung quanh Phúc Kiến. Tức người Mân Việt (Min Yue) ngày xưa. Tiền nhân nước Việt cũng khá rơ về nguồn gốc các chủng Yueh (Việt) và Âu có mặt tại nước Việt vào thời dựng 'nước'. Trong khoảng những năm 0-800 TCN. Cùng một tên gọi chủng Lạc nhưng họ bắt chước người Hoa viết thành 3 lối khác nhau, có lẽ với một ngụ ư hết sức sâu sắc, cho hậu thế biết đầy đủ các thành phần chủng Việt-cổ, đă hợp chủng với các chủng Âu (tức Thái-cổ), tạo zựng ra người Việt Nam.

- Âu-Lạc: chữ Lạc được viết theo bộ Mă 骆 , ám chỉ dân Mân Việt [4].

- Lạc Hầu, Lạc Tướng: Lạc được viết theo bộ Chuy: 雒 chỉ dân Môn KhờMe

- Lạc Long Quân, ông tổ dân Việt (Nam): Lạc viết theo bộ Trăi 貉 . Lạc bộ Trăi có lẽ quan trọng hơn hết. Và người Tàu ưa dùng Lạc bộ Trăi để chỉ dân Việt Nam. Lạc bộ Trăi chính là đám rợ Đông Di, thường gọi Bộc Việt mà chúng tôi có nhiều bằng chứng cho biết chính là tiền thân người Hẹ ngày nay, với địa bàn miền cực Bắc nước Tàu (khu Sơn Đông, Hà Bắc, Sơn Tây), cộng với đám dân nước Việt (Câu Tiễn) và Ngô (Phù Sai), sau khi các nước này, cộng với nước Lỗ (Khổng Tử) bị Sở dứt điểm. Tất cả thường được viết bằng Lạc bộ Trăi.

Lạc bộ Trăi 貉 , có lẽ là chữ Lạc đầu tiên người Hoa đă ghi ra để mô tả chủng Lạc Việt. Chủng Hoa, trái với rất nhiều huyền sử thêu dệt, có lẽ thật sự chỉ biết đến rợ Yueh lần đầu tiên vào thời Chu Thành Vương (khoảng thế kỷ 11 TCN) khi một đám thị tộc tên Yiệt Thường đem dâng con chim 'bạch trĩ' để cống lễ cho vua nhà Chu [2]. 'Trĩ' (chim) 雉 trong tiếng Hoa đọc y hệt như 'Trăi' 豸 . 'Trăi' mang hai nghĩa: (a) Nghĩa 1: loại sâu không có chân, tiếng Tàu gọi 'Trăi'. Sâu có chân, họ gọi: Trùng; (b) Nghĩa 2: con thú, trong trí tưởng tượng, giống như con chồn, đầu có sừng. Theo giải lư của chúng tôi, bởi 'Trĩ' có âm tiếng Tàu /zhi/ giống như 'Trăi', nên khi người Tàu sáng tác ra chữ Lạc để chỉ đám rợ có chủng giống như Việt Thường Thị [9], họ nhớ đến kỷ niệm 'gặp gỡ' với con chim Trĩ hồi xưa, và viết bằng Lạc mang bộ Trăi 貉 . Lạc bộ Trăi, theo [4] đầu tiên sáng tác để chỉ đám rợ Đông Zi, ở miền Sơn Tây, Hà Bắc, Hà Nam, và đặc biệt Sơn Đông. Kiểm chứng các trang web của người Triều Tiên (Korean) ngày nay, ta có thể thấy họ hănh diện nói rằng người Đông Zi (c̣n gọi Lai Di, hay rợ Tam Hàn) chính là tiền thân của người Koreans. Do ở chỗ người Đông Yi, có chữ viết trước người Hoa. Theo thiển ư, đây có thể một điểm sai lầm tiêu biểu của rất nhiều trang web dàn dựng ở internet. Bởi rất có thể rợ Đông Zi đă bao gồm luôn đám Tam Miêu, tức người Hmong, giống người có thể đă phát minh chữ viết đầu tiên tại khu Á Châu, và chính người Hoa đă nhanh tay 'cóp' lấy và phát triển mạnh mẽ về sau. Người Triều Tiên cũng giống như người Việt Nam, và ngay cả người Hoa, thường rất dễ bị lộn xộn và 'tẩu hỏa nhập ma' mỗi khi cần dùng đến cổ sử để t́m hiểu thêm về lí lịch căn cước của ḿnh.

Xin phép tóm tắt một số điểm quan trọng:

  • Người Tàu đặt ra chữ Lạc để chỉ nhiều chủng Yueh (Việt) nằm ngoài và khác với chủng Yueh mà họ biết rơ là chủng Âu, tức Thái-cổ.
  • Có rất nhiều cách viết chữ Lạc dùng để chỉ các thứ chi chủng khác nhau, tất cả đều đă có mặt lâu đời tại xứ Cổ Việt:
    • Lạc bộ Chuy dùng để chỉ dân Môn hoặc dân Miến (cổ). Ở bên Tàu, Lạc Chuy chính là một thành phần của rợ Khuyển Nhung hay Tây Nhung. Lạc Vương, Lạc Hầu, Lạc Tướng, xuất hiện trong 'Thủy Kinh Chú' đều có 'Lạc' viết theo bộ Chuy.
    • Lạc bộ Khương, miêu tả dân Khờ-Me (cổ), thường xuất hiện chung với đám Lạc bộ Chuy. Hai khối Chuy & Khương thường được gọi Môn-Khmer.
    • Lạc bộ Mă chỉ người Mân Việt, tức Triều Châu - Phúc Kiến ngày nay. Chữ Lạc trong 'Âu Lạc' hoặc 'Lạc Việt' thường viết theo bộ Mă.
    • Lạc Lê, phần lớn tiền thân của người Hải Nam và Đài Loan.


 


 

H́nh 1: Bản đồ ghi lại hành tŕnh chạy giặc, và di tản của hai chủng Âu (dân miền núi rừng), và Lạc (dân miền duyên hải), vào thời cổ đại. Hành tŕnh vượt Hoàng Hà của đám Bách Bộc du mục xuống hội nhập với các đám Yueh khác tại nước Sở, để rồi cùng chạy giặc với chủng Âu, không có ghi trong bản đồ.

    • Lạc bộ Trăi: chính là thứ Lạc 'thuần túy' nhất. Đă hiện diện từ thời xa xưa, phía Bắc sông Hoàng Hà, vùng Hà Bắc-Sơn Đông, đầu tiên được biết đến bằng tên gọi: rợ Đông Yi, hay Lạc Yi, hoặc rợ Tam Hàn. Có một nhóm di dân về bán đảo Triều Tiên gần đó, hợp chủng với các sắc tộc Bắc Địch và địa phương tạo nên dân Triều Tiên, tức người Hàn. Một số đám khác vượt sông Hoàng Hà tiến về phía Nam, mang cuộc sống dân du mục, nay đây mai đó [13]. Thành lập nhiều bộ tộc du mục chung quanh nước Sở, rồi về sau theo đám người Âu (Thái-cổ) ở nước Sở di dân xuống Hoa Nam, rồi Cổ Việt. Thường được người Tàu gọi Bách Bộc, bởi có nhiều đám Bộc khác nhau. Hoặc Bộc Việt, bởi họ có rất nhiều đặc tính của chủng Yueh, như tóc ngắn, nhuộm răng và xâm ḿnh. Chính ở chỗ 'vượt sông Hoàng Hà' này, nên đám này mang thêm một tên mới 'Vượt', đọc theo tiếng người nước Nam là: Việt. Hy vọng có zịp trở lại chuyện dân Bộc Việt và dân Hẹ trong một bài khác.

2. Việt Nam

Như đă đề cập nhiều lần trong loạt bài này, B́nh Nguyên Lộc [4] có lẽ là người đầu tiên đă nghiên cứu rất kỹ về các lối gọi chủng Việt khác nhau của người Hoa. Mặc dù, theo thiển ư, có một vài điểm chưa được chính xác, ở vào thời phương tiện nghiên cứu hăy c̣n chật hẹp và thiếu thốn, nhiều điểm phát hiện của 'quyển Mă lai' đă được dựa trên một số lư luận khá vững, và đi trước các phát hiện của các nhà nghiên cứu người Hoa và Tây Phương cũng cả vài chục năm.

H́nh 2: Chữ 'Yiệt' bên trái mang nghĩa 'cái ŕu' là chữ Tàu đầu tiên dùng để chỉ chủng Yueh. Về sau người Hoa chồng chữ 'Mễ', mang nghĩa 'thóc gạo', lên trên để đặc biệt chỉ chủng Yueh, chi tộc Thái-cổ, (chữ bên phải). Chữ 'Yiệt' này hiện vẫn c̣n được dùng để chỉ tỉnh và dân Quảng Đông.

 

Một trong những phát hiện rất đáng kể của quyển Mă Lai [4] chính là cái từ 'Yiệt' đầu tiên để chỉ chủng Yueh (Việt), bao gồm chủng Âu và Lạc, tŕnh bày trong H́nh 2(a), mang nghĩa cái ŕu h́nh lưỡi liềm có tay cầm. Người Mường vẫn c̣n nhớ cách phát âm của từ này vào thời xa xưa, và hăy c̣n gọi đó là Yịt, qua lối gọi: byua Yịt Yàng [11]. Chữ Yiệt nguyên thủy này xuất hiện vào khoảng đời nhà Thương bên Tàu, giữa thiên niên kỷ thứ 2 trước Công Nguyên.

Từ 'Yiệt' mang nghĩa 'cái ŕu' gần đây được Barlow [12] xác nhận chính là ư nghĩa nguyên thủy của Yueh (Việt). Nhưng tác giả [12] cũng cho biết loại ŕu có vai được t́m thấy ở vùng duyên hải nhiều hơn vùng nội địa, như khu vực Quảng Tây chẳng hạn.

Đến đây chúng tôi xin phép mở một dấu ngoặc để bàn về phát âm Yiệt và Việt. Theo tài liệu tŕnh bày trong loạt bài 'Từ chữ Nôm đến quốc ngữ', gần như hầu hết các dân chung quanh và ngay tại Việt Nam đều phát âm 'Việt' theo âm /Y/ (tức phiên âm quốc tế /J/): 'Yiệt'. Thí dụ:

- Nam Bộ: Byiệt Nam

- Nhật Bản: Betonamu

- Mường (xưa): Yịt-Nam

- Quan Thoại: Yue Nan

- Quảng Đông: Yueh Lam, hoặc Yueh Nam

- Hẹ: Yue Nam

- Sơn Đông: Yue Nam

- Thượng Hải: Yue Ne

Chỉ trừ có một số tiểu thổ âm của khối người Mân Việt (xưa) tức Triều Châu - Phúc Kiến ngày nay, có phát âm như 'Wiật Nam'. Tương tự như biến chuyển qua lại giữa các âm như 'Hạng Yũ' thành Hạng Wũ, và 'Mă Yuen' thành Mă Wiện, trong phương ngữ Phúc Kiến. Điều này cho thấy chữ Nôm ngày xưa, trong lúc kư âm sang quốc ngữ dùng A-B-C, các âm chữ /W/ và /Y/ đă hoàn toàn được gạt ra khỏi bộ chữ cái của quốc ngữ, và biến chuyển từ Nôm sang quốc ngữ:

- Hoặc: chịu ảnh hưởng mỗi một nhóm tộc một số cách phát âm cho một số từ. Thí dụ: 'Duyên phận' mang ảnh hưởng quan thoại, đọc: Yuan fen; hoặc ảnh hưởng Hẹ hay Hải Nam, phát âm: Zuan fen. Nhưng 'Mă Yuen / Yiệt Nam' lại chịu ảnh hưởng Triều Châu (Mân): 'Mă Wien/ Wiat Nam', đưa đến quốc ngữ: Mă Viện / Việt Nam.

- Hoặc: được cài vào một số âm chữ /V/ bởi trong khu vực cư ngụ của một số tác giả cốt cán 'chủ lực' nào đó của chữ quốc ngữ, có rất nhiều người di cư từ khu vực Phúc Kiến - Triều Châu chạy giặc Măn Thanh. ‘Yuet Nam’ biến thành ‘Việt Nam’.

- Hoặc: đă được âm thầm biến đổi lúc chữ quốc ngữ nhảy vào thay thế chữ Nôm. Trong chuỗi tŕnh đó, các Tôn sư sáng chế ra chữ quốc ngữ đă cố ư vin ngay vào phương âm Triều Châu (cũng một thứ tộc Việt ngày xưa) để tách Việt Nam ra khỏi quỹ đạo của Hoa tộc, rồi đưa vào quỹ đạo người Pháp, và tránh nhầm lẫn với nhiều nhóm Yueh đă được (hay bị) Hán hoá từ lâu. Nhất là khối người chủng Thái-xưa ở Lưỡng Quảng, vẫn c̣n xưng là người Yueh.

Để tránh lộn xộn, từ đây, chúng tôi sẽ cố gắng dùng chữ Yueh để chỉ chủng Việt (bao gồm Âu) khi c̣n ở pên Tàu, và Việt khi đă định cư lâu năm tại Việt Nam. Xin đóng lại dấu ngoặc.

Trở lại với các thứ từ Việt kế tiếp.

Theo quyển Mă Lai [4], chữ 'Yiệt' dùng để chỉ cái ŕu (giống như kiểu ŕu Quốc Oai) sau đó được thay thế bằng chữ 'Phủ', viết khác: 斧 . C̣n chữ Yiệt để chỉ chủng Yiệt, thường thường chi Âu tức Thái-cổ, được viết lại theo một dạng tự khác, ở vào thời Xuân Thu Chiến Quốc. Đó là chữ Yiệt viết bằng cách nhập chữ 'Mễ' (mi 米 ) chỉ 'thóc gạo', với chữ 'yiệt' ban đầu chỉ cái ŕu đặt ở phía dưới hạt thóc, 粵 , như H́nh 2(b). Chữ Yiệt bộ Mễ này mang nghĩa tượng h́nh rất sâu sắc. Nó dùng để chỉ giống dân biết dùng ŕu và trồng lúa (nước). Chữ Yiệt [ 粵 ] này chính là Yiệt, hồi trước thế kỷ 20 thường phân biệt thành Tây Việt chỉ Quảng Tây, và Đông Việt cho Quảng Đông. Hiện nay, 'Yiệt' vẫn c̣n dùng như tên tắt tỉnh Quảng Đông, để chỉ thức ăn Quảng Đông (Yue tsai, Việt thái), tiếng Quảng Đông (Yue yu, Việt ngữ), và kịch nghệ Quảng Đông (Yue ju, Việt kịch). Tức dùng riêng cho chủng Yueh chi Âu, tức Thái-cổ.

Cả hai chữ Việt này đều được ghi trong bộ 'Xuân Thu' do Khổng Tử biên soạn, được đăng tải đầy đủ vào các mạng internet thời đó. Cũng trong pho Xuân Thu, đến đoạn miêu tả sự việc xảy ra khoảng năm 672 TCN, chuyện Sở Thành Vương được lệnh thiên tử nhà Chu phải tận sức tiêu diệt bọn rợ Yueh (Việt) đang cư ngụ chung quanh nước Sở, Khổng Tử lại dùng Phông Unicode viết một chữ Yueh mới để mô tả bọn rợ Việt này: 走戌 . Mang nghĩa, và phát âm Tàu y hệt như: 'yượt (vượt)', viết bằng cách gộp chữ Tẩu 走 , mang nghĩa 'chạy', với chữ Tuất 戌 , một trong 12 con giáp. Theo lư giải chúng tôi, hơi khác với [4], Khổng Tử, người nước Lỗ tại chính địa bàn của đám rợ Lạc bộ Trăi, tức Đông Zi, hay đám Bộc Việt, chắc hẳn đă biết rơ đám rợ Việt này đă 'vượt' sông Hoàng Hà (phía cực Bắc), xuống định cư tại các khu vực chung quanh và trong nước Sở. Nhất là miền Nam và Đông Nam nước Sở, tức Hồ Nam và An Huy ngày nay. Đám này khác với nhiều đám rợ cũng gọi Việt, nhưng thuộc chi Âu, tức Thái-cổ, đang cư ngụ tại đất Kinh Việt, tức khu vực tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Có lẽ ông tổ của Nho giáo là người đầu tiên đă đặt cho dân Việt một cái tên mới, với lối viết mới, mang nghĩa 'vượt' 走戌 . Đó là tự dạng thứ 3 của 'Việt'. Nhưng đó vẫn chưa phải tự dạng cuối cùng.

Tự dạng thứ 4 của 'Việt' mới chính là tự dạng cuối cùng, vẫn c̣n dùng để chỉ Việt Nam theo sách vở và báo chí Tàu ngày nay. Tự dạng đó vẫn phân biệt với Việt Quảng Đông, và do chính Hoài Nam Vương Liu An, cháu Hán Cao Tổ Liu Bang, xử dụng trong bộ sách Hoài Nam Tử, viết về những trận giặc thôn tính các bộ lạc Việt lớn nhỏ đủ thứ ở vùng Lĩnh Nam của Tần Thủy Hoàng. Tác giả Liu An đă dùng một chữ Việt mới để chỉ nhiều đám Yueh khác nhau, từ Mân Việt, Đông Âu cho đến Tây Âu. Chữ Việt đó chính là 越 , viết y như Việt kiểu thứ 3, nhưng thay bộ Tuất bên phải bằng chữ 'Qua (gua)' mang nghĩa 'dáo mác', cộng với một cái 'móc' ở giữa. Chữ Việt này từ đó luôn được dùng để chỉ Nam Việt và Việt Nam. Ư nghĩa của chữ Việt thứ 4 này vẫn mang nghĩa 'Vượt' như chữ thứ 3, nhưng viết kèm 'người chạy giặc (tẩu)' với 'qua' (dáo mác) cộng với cái 'móc', tóm tắt như chữ 'thích', mang nghĩa cái ŕu.

Tóm tắt:

    • Chữ Việt kiểu dáng 1: Yiệt như H́nh 2(a) phía trên, xưa nhất, nghĩa 'cái ŕu' (có vai)
    • Chữ Việt kiểu dáng 2: Mễ (gạo) + Yiệt (ŕu): 粵 , xuất hiện thời Xuân Thu. Hiện chữ Việt này được dùng để chỉ tỉnh Quảng Đông (Việt thuộc chủng Thái-cổ).
    • Chữ Việt kiểu dáng 3: Tẩu (chạy) + Tuất: 走戌 , mang nghĩa 'Vượt'. Dùng để chỉ chủng Yueh thuộc đám Bách Bộc, Lạc bộ Trăi.
    • Chữ Việt kiểu dáng 4: Tẩu (chạy) + Qua (dáo mác): 越 . Dùng để chỉ đám U Việt, Lạc bộ Trăi ở miệt Sơn Đông. Mang nghĩa ‘vượt’, và chính là ‘Việt’ trong ‘Việt Nam’: 越 南 .

Bây giờ xin quan sát Nam Việt và Việt Nam.

Quốc hiệu Nam Việt có lẽ là quốc hiệu có thật đầu tiên của người nước Nam. Nhưng quốc hiệu này bao gồm cả miền Lưỡng Quảng, tức xứ Tây Âu xưa cộng với khu vực Nam Hải / Long Xuyên, khu cai trị đầu tiên của tướng Triệu Đà.

Thông thường quốc hiệu mang hàm ư của từ dùng để chỉ dân tộc sinh sống ở địa bàn xứ đó. Thí dụ: nước Pháp 'la France' là nước của người Pháp les 'Francais'. Nước Nhật ‘Nihon’ là nước của người Nhật ‘Nihonjin’. Như vậy, Nam Việt chính là nước của người Việt ở phía Nam, người Nam Việt. Thứ tự 'Nam Việt' xếp đặt theo cú pháp tiếng Hán: H́nh dung từ 'Nam' đặt trước danh từ 'Việt': người Việt ở phương Nam.

Nước Nam Việt của nhà Triệu tồn tại được khoảng 70 năm th́ bị nhà Hán dứt điểm vào năm 111 TCN, khởi đầu thời kỳ Bắc thuộc. Khoảng cùng một lúc với tất cả các tộc Yueh ở khắp nơi trên nước Trung Hoa. Sau đó, tên gọi người Việt hay tộc Việt ở nước Nam, trên phương diện 'quốc hiệu' hoàn toàn biến mất trên 1000 năm.

Cho đến năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên các sứ quân cát cứ, và nhất thống xứ sở, ông đem chữ 'Việt' ra xử dụng trở lại và đặt tên nước là Đại Cồ Việt (nước Việt cực lớn). Quốc hiệu Đại Cồ Việt duy tŕ suốt thời Đinh (968-979), Tiền Lê (980-1009) và đầu thời Lư (1010-1053).

Đến năm 1054, nhân một hiện tượng sao sáng trên trời, vua Lư Thái Tôn cho đổi tên nước là Đại Việt, và quốc hiệu này được giữ nguyên đến hết thời nhà Trần. Đến khi Hồ Quư Ly soán ngôi nhà Trần vào năm 1400, ông đổi quốc hiệu thành Đại Ngu, dựa vào nguồn quyền lực của vua Thuấn, thời huyền sử bên Tàu, có lẽ với mục đích dọa khỉ thế lực xâm lăng ở Bắc phương.

Sau 10 năm kháng chiến (1418-1427), cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của B́nh Định Vương Lê Lị (Lợi) toàn thắng. Năm 1428, Lê Thái Tổ đặt lại tên nước là Đại Việt. Quốc hiệu Đại Việt được giữ qua suốt thời Hậu Lê (1428-1787) và thời Tây Sơn (1788-1801).

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua và cho đổi tên nước là Việt Nam. Thật ra ban đầu triều Nguyễn xin lại tên Nam Việt cũ của Triệu Đà, nhưng Thanh triều có vẻ không bằng ḷng, với nhiều lí do, và chỉ chuẩn nhận với tên mới: 'Việt Nam'. Trong các lí do để bác bỏ tên Nam Việt cũ, có viện dẫn cho rằng 'Nam Việt' sẽ không được chính xác bởi đă có Tây Việt và Đông Việt, dùng để chỉ, theo tuần tự, Quảng Tây và Quảng Đông [15]. Theo thiển ư, ngoài việc dị ứng với cái tên Nam Việt, một mầm hy vọng tạo dựng đế quốc phía Nam của Triệu Đà, nhà Thanh có lẽ đă cảm thấy việc xử dụng tên cũ không c̣n hợp thời nữa bởi hai lẽ chính: Thứ nhất, Tây Việt và Đông Việt hăy c̣n đa số chủng Thái-cổ dù đă đồng hoá thành Hán, trong khi ở xứ Nam một khối dân tộc Việt đă bắt đầu bớt dần liên hệ huyết thống bà con với chủng Thái-cổ bên Tàu; và Thứ hai, tiếp tục gọi Nam Việt sẽ không hợp với tiếng Nôm, tiếng của người nước Nam. Việt Nam thật sự chính là lối gọi theo Nôm của... Nam Việt.

Việt Nam: xứ của người Việt ở phương Nam. Đó chỉ là 'Nam Việt' viết và đọc theo lối tiếng Nôm. Điển h́nh, ngay từ thế kỷ 14, hai chữ “Việt Nam” đă xuất hiện ở tiêu đề sách “Việt Nam thế chí” (ghi chép về các đời ở Việt Nam) của Trạng nguyên Hồ Tông Thốc (theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thế kỷ 19). Cuốn “Dư địa chí” của Nguyễn Trăi (soạn năm 1434) cũng đă nhiều lần nhắc đến hai chữ Việt Nam. 'Việt Nam' cũng đă được Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) xử dụng nhiều lần trong các tác phẩm của ông, như: “Tŕnh tiên sinh quốc ngữ văn” và 'Sơn hà hải động thường vịnh' (Vịnh về núi non sông biển).

Trên nhiều tấm bia, các nhà nghiên cứu đă t́m thấy hai chữ “Việt Nam”, như trên tấm bia khắc ở chùa Bảo Lâm (Chí Linh, Hải Dương) năm 1558, có câu “Việt Nam đại danh lam bất tri kỳ cơ”, bia chùa Cam Lộ (Phú Xuyên, Hà Tây), năm 1590, có câu “Chân Việt Nam chi đệ nhất”. Thời Lê Trung Hưng (1533-1787), cả Đàng Trong và Đàng Ngoài đều trở lại tên Đại Việt, song hai chữ “Việt Nam” xuất hiện khá nhiều trong văn bia có niên đại sớm như: Bia chùa Thiên Phúc (Bắc Ninh, soạn năm 1648), bia làng Phú Mẫn (Bắc Ninh, 1649), bia chùa Phúc Thánh (Bắc Ninh, 1664), bia chùa Am Linh (xă Liên Hà, Đông Anh, Hà Nội, năm 1670) [18].

Đến đời vua Minh Mạng, quốc hiệu được đổi thành Đại Nam (năm 1838). Trong khi dưới thời đô hộ hay bảo hộ của Pháp, người Tây phương nói chung vẫn c̣n quen gọi nước Nam bằng nước An-Nam. Tên nước Việt Nam, đầu tiên do triều Nguyễn lăng xê với sự phê chuẩn của Thanh triều, lại bị quên lăng gần một trăm năm. Đến đầu thế kỷ 20, nhiều nhà ái quốc Việt bắt đầu lôi hai chữ 'Việt Nam' trở ra để kích thích ḷng yêu nước của người nước Nam. Hăng hái nhất có lẽ là Sào Nam Phan Bội Châu [14], và nhà ái quốc họ Phan đă xử dụng hai chữ 'Việt Nam' rất nhiều lần trong những tác phẩm của ông, như: 'Việt Nam vong quốc sử' (1905), 'Việt Nam quốc sử khảo' (1908), v.v.

Từ đó đến nay, hai chữ 'Việt Nam' đă đi thật sâu vào tâm khảm của người Việt Nam.

TÓM TẮT

Trong phần tŕnh bày phía trên, chúng ta đă phân tích các chủng Lạc thuần túy vào thuở cổ thời đă hợp với chủng Âu tạo dựng nên chủng Việt-Nam. Có tất cả chừng 4 thứ chủng Lạc chính:

(i) Lạc bộ Trăi: xuất xứ từ miền cực Bắc nước Tàu, phía Đông. Khu vực phía Bắc sông Hoàng Hà chạy đến Sơn Đông. Có mặt tại 'Trung Hoa lục địa' cách đây ít lắm cũng 5000 năm. Ngày trước người Hoa gọi những đám này Bách Bộc, đa số có cuộc sống 'nay đây mai đó' của dân du mục [13]. Đám Bách Bộc c̣n được gọi Bộc Việt, theo Tả Truyện dẫn trong [4], đă từng lănh đạo một đám các thị tộc Yueh khác chống lại nước Sở vào thời Sở Trang Vương (thế kỷ 7 TCN). Rất nhiều nhóm Bách Bộc đă di tản vào định cư ở khu vực nước Sở, chung quanh sông Hán và sông Dương Tử (tức Trường Giang) sau khi bị các xứ chư hầu thân thiên triều chủng Hoa, như: Tề, Lỗ, Tấn,... đánh đuổi. Ngay tại nước Sở cũng có một khối đông đa số thuộc chủng Âu, tức Thái-cổ.

(ii) Lạc bộ Trăi định cư ở nước Sở trên dưới 100 năm lại được bổ sung bằng các thứ Lạc khác, cũng được người Tàu miêu tả bằng 'bộ Trăi', tức người chủng Việt-cổ. Đám Việt này xuất xứ từ các nước Ngô (của Phù Sai) và Việt (Câu Tiễn) đă bị Sở tiểu diệt vào thế kỷ thứ 4 TCN. Xứ sở cũ của họ bị sát nhập vào nước Sở.

(iii) Đến khi nhà Hán tiếp tay với nhà Tần tràn quân xuống thôn tính cả miền Hoa Nam, dân Lạc lại được bổ sung bằng đám Lạc bộ Mă, cư ngụ tại địa bàn Phúc Kiến - Triều Châu ngày nay. Đó là cư dân xứ Mân Việt. Trước đó, Mân Việt cũng có thể đă thu hút đám di tản chạy giặc Ngô-Việt và Việt-Sở, từ nước Việt của Câu Tiễn, tức Chiết Giang ngày nay.

(iv) Phía bên hướng Tây nước Tàu, sau thời Tây Chu, nước Tần thay mặt thiên triều nhà Chu không ngừng ra sức đàn áp và tận diệt các đám rợ Nhung. Đầu tiên các đám Lạc bộ Chuy (Môn), Lạc bộ Khương (Khờ-Me) buộc ḷng phải tẩu tán và di cư về phía Nam và Tây Nam.

(v) Sau đó nước Thục, chứa đa số những bộ lạc thuộc chủng Âu, bị giải thể. Di dân Âu phải chạy qua nước Sở, xin thẻ xanh để định cư tại hai miền Bắc và Nam sông Dương Tử. Một số người Âu tràn xa xuống phía Nam, hội nhập với cộng đồng Tây Âu có sẳn ở đó, tức khu Quảng Tây ngày nay.

(vi) Quân nhà Tần vẫn rượt bén gót đám chạy giặc thuộc chủng Âu. Trong những đợt chạy giặc sau cùng, trước khi một nước Tàu rộng lớn được h́nh thành, trên những con đường chạy giặc trên khắp miền Hoa Nam, người ta thấy các chi chủng Âu - Lạc, cộng với đám Miêu tộc (Hmong) cùng nắm tay nhau chạy tán loạn về phía Nam.

Trong các bài tới, chúng ta sẽ cố gắng phân tích ảnh hưởng và đóng góp của từng thứ chủng Lạc trên ngôn ngữ và cá tính của người Việt Nam.

Ghi Chú

[1] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mương – Géographie Humaine et Sociologie. Institut d’Ethnographie. Paris

[2] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nhà Xuất Bản Thành Phố HCM. Bộ Môn Châu Á Học Đại Học Tổng Hợp TP.HCM.

[3] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xă Hội Việt Nam được tŕnh bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite

[4] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (USA) tái bản.

[5] Một quyển sách đi sâu nhất vào vấn đề các chi chủng của khối Bách Việt chính là 'quyển Mă Lai' ghi phiá trên [4]. Nhưng rất tiếc, mục đích chính của thuyết Mă Lai lại qui tất cả các chủng Bách Việt trở lại thành chủng Mă Lai duy nhất, xuất phát từ khu Trung Á vùng b́nh nguyên Tây Tạng. Chia thành 2 đợt: Proto-Malay và Deutero-Malay, tức Mă Lai đợt I và đợt II, tuần tự, đi đến miền Đông Nam Á cách đây 5000 năm, và 2500 năm. Theo thuyết 'Mă Lai' dân Việt Nam bao gồm 2 đợt di cư của chủng Mă Lai. Phần ṇng cốt và đa số là Mă Lai đợt I, ở đó trước từ xưa. Đến khoảng năm 500 TCN, đám Mă Lai đợt II đến hội nhập. Thuyết Mă Lai hoàn toàn không nói rơ các chi chủng nào đă cư ngụ tại nước Việt thuộc Mă Lai I, và Mă Lai II từ đâu đến và gồm các chi chủng nào.

[6] Keith Weller Taylor 1983) The Birth of Vietnam. University of California Press

[7] Đông Việt cũng thường được gọi là Đông Âu, theo [4] có cư dân thuộc chi Âu, tức Thái cổ.

[8] Randy J. LaPolla (2000) The role of migration and language contact in the development of the Sino-Tibetan language family. IN: Areal Diffusion and Genetic Inheritance: Case Studies in Language Change. Ed. by R.M.W. Dixon & A.Y. Aikhenvald. Oxford University Press

[9] Sách vở Việt Nam vẫn thường lầm bộ tộc Việt Thường là nước Việt Thường nằm ở Bắc Bộ ngày nay. Thật ra lúc đó kinh đô nhà Châu chính là Cảo Kinh nằm ở phía Đông Thiểm Tây. Rất gần với địa bàn Đông Zi tại Sơn Tây kéo dài đến Sơn Đông gần biển. Và Việt Thường Thị chỉ có thể là đám rợ Đông Zi đó mà thôi. Nếu Việt Thường Thị ở Bắc Bộ, họ phải đi xuyên qua trên 1000 bộ lạc khác nhau mới đi đến được Cảo Kinh. Cực kỳ gian nan và nguy hiểm. Ngoài ra họ chỉ đi được bằng cách cuốc bộ hay cỡi trâu. Chỉ có thể đi thôi chứ không hẹn ngày trở lại.

[10] Có hai giả thuyết về gốc gác người Lê (Li 黎 ): Giả thuyết 1: Người Lê là 1 trong 81 bộ lạc nhỏ của 9 nhóm Lê (Cửu Lê), tức người Hmong (Miao), đệ tử của Chi-You (tên tiếng Hmong, mang nghĩa 'Cha-Ông', tức thủ lĩnh, mà tiếng Việt quốc-ngữ thường bắt chước Hán, ghi thành Xuy Vưu). Đám Li này xuất phát từ vùng Đông Bắc nước Tàu (khu Sơn Đông), zi tản đến Hải Nam và Đài Loan rất sớm, cách đây trên 3000 năm; Giả thuyết 2: Người Lê có chủng tộc và ngôn ngữ rất giống người Choang ở Quảng Tây, tức người Tây Âu khi xưa (chủng Thái-cổ), hoặc một số bộ tộc ở khu vực Vân Nam, Quí Châu, gồm nhiều người Hmong. Nhiều tính tương đồng đă được ghi lại giữa một số bộ tộc người Choang, người Hải Nam, và người Mường, người Chăm. Tộc Lê chính là một gạch nối, dù khá xưa cũ, của 4 thứ người Choang, Hải Nam (cổ), Mường, và Chăm. Hy vọng sẽ trở lại vấn đề này vào một zịp khác.

[11] Sách vở Việt thường ghi nhận người Mường gọi vua Việt là vua Yịt Yàng, nhưng không có sách nào đưa ra giải lư, bởi ít ai đọc qua truyền thuyết Âu-Cơ theo bản của người Mường, có chép lại trong [1]. Theo đó, vua Yịt Yàng chính là một trong những tù trưởng thuộc 50 người con đă theo Cha Lạc Long Quân đi về miền sông biển. Những người xếp bộ lạc này thuộc đám mặc áo màu vàng, tiếng Mường-xưa và tiếng Kha Lá Vàng gọi 'Yềng'. Đám theo Âu Cơ, thuộc ḍng vua chúa (tù trưởng) mặc áo màu đen. Để ư, khi người Mường gọi tù trưởng bộ tộc Việt bằng Yịt Yàng, họ mặc nhiên thừa nhận vua Việt không phải là vua của họ.

[12] Jeffrey G. Barlow (2000) The Zhuang: Ethnogenesis. Research Report. Department of History - PACIFIC UNIVERSITY, 2043 College Way - Forest Grove, Oregon, 97116. AT: http://mcel.pacificu.edu/as/resources/zhuang/zhuangintro.htm

[13] Đường Nhạn Sinh, Bạo Thúc Diễm & Chu Chính Thư (2002) Mưu Trí thời Xuân Thu. (Ông Văn Tùng & Vũ Ngọc Quỳnh dịch). Nxb Văn Nghệ, TP HCM

[14] Vĩnh Sính (2001) Việt Nam và Nhật Bản: Giao Lưu Văn Hoá. Nxb Văn Nghệ TP HCM.

[15] Cao Xuân Dục (1908) Quốc Triều Chánh Biên Toát Yếu. Dịch giả: Quốc Sử Quán triều Nguyễn. Nxb Nhóm Nghiên Cứu Sử Địa Việt Nam. Chuyển sang internet: Lê Bắc, Doăn Vượng, Công Đệ. Xem: perso.wanadoo.fr/charite

[16] Trần Trọng Kim ( 1971) Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục xuất bản. Đại Nam tái xuất bản tại Hoa Kỳ.

[17] Để ư: người Tàu vẫn thích dùng Cửu Lê, dùng số 9, rồi số 81 để chỉ 81 bộ tộc khác nhau của tộc Lê. Số 81 chính là 9 x 9. Trong hệ số đếm dùng số 9 làm cơ bản, số 81 tương đương với 100, người Tàu xưa gọi Bách: Bách Bộc, Bách Việt, Bách Lê. Như vậy chúng ta đă thấy một lần nữa, rất có khả năng hệ thống đếm ngày xưa của người Tàu chính là hệ dùng số 9. Giống y như hệ đếm người Mường xử dụng cho đến giữa thế kỷ 20. (Xin xem bài: 18 đời Hùng Vương).

[18] Theo tài liệu thông tin do Thông Tấn Xă Việt Nam trích dẫn (27/4/2004).

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17