Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thập can và thời lập quốc họ HÙNG.

 

Dịch học là ánh sáng của người họ HÙNG nên không có gì nằm ngoài nó,lịch sử cũng vậy, người họ  Hùng đã kiến taọ lịch sử của mình trên cơ sở  HÀ THƯ và NGŨ HÀNH, ta nhìn lại Hà thư và những vận dụng của ngũ hành


ein Bild

 

 

     A- Thời tiền lập quốc.

Tóm lược những thông tin rút ra được từ sách   Lã thị xuân thu của Lã bất vi:

    -Phương số 3- 8 Hà thư là :Thái cao –Bào hy vua của phương đông ứng với màu xanh hành mộc

   - Phương số 2-7 Hà thư là : Viêm đế- thần nông vua của phương viêm nhiệt ứng với màu đỏ hành hoả.

   - Phương số 4-9 Hà thư là :  Thái hạo vua của phương tây ứng với màu trắng hành thổ.

   - Phương  số 1-6 Hà thư là :xuyên húc vua của phương u huyền ứng với màu đen hành thủy.

    Ta thấy ngay cổ nhân Trung hoa đã kiến lập lịch sử buổi ban đầu của dân tộc mình theo HÀ THƯ.

    Ở đây 2 phương đông và tây đã rõ ràng chỉ cần minh định 2 phương bắc và nam; theo Lã thị xuân thu phương viêm nhiệt là phương nam  là sai ; viêm nhiệt là nóng bức, bức =bắc qúa rõ, liên quan tới nóng và lửa ta còn nhiều từ khác như : hỏa viêm thượng nghĩa là lửa thì bốc lên ; ta lưu ý từ viêm và bốc, nhẹ như bấc; số 2 trong hà thư đọc là nhị chính là biến âm của nhẹ từ Việt như vậy ta thấy từ bắc nằm trong cụm từ bắc-bức- bấc-bốc là những biến âm dùng diễn tả những gì liên quan tới ngọn lửa.

Vùng trời này được gọi là Viêm thiên trong cửu thiên và trên thực địa thì không thể có sự chỉ định nào khác ngoài vùng nhiệt đới hay cận xích đới, ngược với viêm thiên là huyền thiên hay phương nam,phương màu đen tiếng Việt còn gọi là Mun, người Tàu ký âm thành Man và chính người Tàu củng đã xác định đấy là phương nam qua từ kép NAM  MAN tức nam mun.

   Một chứng lý nữa : trong  vương  chế Trung hoa vua luôn luôn quay mặt về hướng nam nếu là buổi thiết triều thì để nghe lời của hiền thần còn noí chung là để lắng nghe  nguyện vọng của dân chúng; như vậy khi vua nhìn về hướng nam thì bản thân vua phải ở hướng bắc, quần thần và dân chúng chầu về hướng bắc, ở Trung hoa xưa vua được xem như mặt trời vậy, nên chầu vua tức  chầu mặt trời tức là quay mặt về hướng xích đạo tóm lại hướng mặt trời là hướng Bắc.

    Tới đây đã đủ bằng chứng để kết luận : phương bắc và nam  đã bị lật ngược đây là việc làm có chủ đích , có hệ thống vì không phải chỉ có phương nam bắc  mà toàn bộ những thông tin cơ bản của dịch lý đều bị đảo lộn như âm dương, vạch đứt -vạch liền, các phương vị của Hà Lạc và bát quái, ngũ hành cũng cùng chung số phận; nói chung CÀN KHÔN đã bị người Hán phá nát, những điều này dần dần khi đi sâu tìm hiểu địch học họ HÙNG chúng ta sẽ nhận ra.

     Các cặp số của Hà thư cho ta 4 phương và trung tâm hay trung nguyên.

     4 phương tượng trưng cho 4 thị tộc hay bộ lạc thời tiền lập quốc và trung nguyên là nơi hoà hợp –thống nhất các thị tộc thành dân tộc, thời gian này là thời lưỡng tính, khởi đầu là liên minh thị tộc và kết thúc là hình thành quốc gia. Quốc hiệu đầu tiên của dòng giống HÙNG là Quốc gia họ HÙNG hay HỮU HÙNG QUỐC, chữ hữu ở đây là ký âm chữ họ , quốc hiệu này  biểu thị rất rõ thời lưỡng tính trên vì mang trong bản thân cả hữu lẫn quốc .

       - căp số  ( 3-8 )

      Trong hà thư chỉ phương đông phương mặt trời mọc hay mùa xuân; ý chỉ buổi bình minh của dân tộc. Truyền thuyết lập quốc người Việt gọi vị tổ phụ phương đông là  ĐỘNG ĐÌNH QUÂN vua vùng Động đình hồ. Mới đây các nhà nghiên cứu  Việt nam đã sưu tập được trong truyền thuyết dân gian tên 4 vì vua đầu  của họ HÙNG là : VUA CẢ- THÁI CAO, THÁI VIÊM ( ĐẾ VIÊM) , THÁI KHANG VÀ THÁI TIẾT;THÁI CAO chỉ là tên chữ nho của VUA CẢ mà thôi, ta thấy đế hiệu này trùng khớp với THÁI CAO- BÀO HY của cổ sử Trung hoa, theo 1 trật tự hợp lý thì THÁI CAO chỉ là tên khác của ĐỘNG ĐÌNH QUÂN cả 2 đều mang tính biểu thị cho phương đông; chính xác phải gọi là phương động là tính chất của can BÍNH- BẤN tượng số (8) trong thập can, còn Thái cao hay Vua cả  chỉ sự khởi đầu của các vua hay  buổi bình minh của  dân tộc.phương đông củng là phương của màu xanh và tình  thương.sách Lã thị xuân thu chép vua  dựa vào mộc đức mà cai trị, số ứng là số 8 là số chỉ phương đông trong Hà thư, động vật tiêu biểu là loài có vảy tức loài rồng –rắn , kỷ cuả ngài gọi là mạnh xuân kỷ.

     Động đình hồ ở đâu ? phần lớn những nhà nghiên cứu sử đều bị mê hoặc bởi đầm Vân mộng ở Hồ nam và xác định đấy là Động đình hồ của cổ thư, trong sách cổ  của Trung hoa nói nhiều đến Chấn trạch hay Lôi trạch cả 2 đều có nghĩa là cái hồ ở phương đông ta thấy đầm Vân mộng không đủ các yếu tố theo chỉ định của ngôn ngữ vì nó nằm ở khoảng giữa đất Trung hoa..Đình hồ nghĩa là cái hồ lớn có thể hiểu là biển nên động đình hồ phải dịch sang Việt ngữ là Biển đông mới đúng, Động đình quân là vua vùng biển đông, căn cứ vào năng lực con người vào thời đại ấy  thì biển đông chỉ có thể gom vào vùng vịnh bắc bộ ngày nay là hợp lý, truyền thuyết Việt nam nói Linh lang một vì vua được thờ rất nhiều  đã hoá tức chết ở hồ Tây và hồn suôi về Động đình hồ ,điều này kiện chứng thêm cho sự ấn định trên.

   - cặp số  ( 2-7 )

   Số( 2-7) chỉ phương nóng bức hay hướng xích đạo là nơi cai quản của THÁI VIÊM ;tổ phụ phương lửa hay quẻ LY.sách Lã thị xuân thu và các tư liệu lịch sử Việt nam đều  gọi là VIÊM ĐẾ  đây là sự khập khễnh đáng tiếc , khi đã xác định là 1 tổ phụ thời tiền lập quốc phải gọi là THÁI VIÊM  mới chuẩn xác và nhất quán;truyền thuyết lich sử Việt coi  Thái viêm Thần nông là tổ cao nhất của mình; Đế MINH chắu 3 đời của Viêm đế Thần nông....dã sử Việt đả mở đầu như thế..., còn theo Lã thị xuân thu: Viêm đế cai trị bằng hoả đức, thần bảo hộ là hỏa thần Chúc dung, số tương ứng trong Hà thưlà số 7  hướng xích đạo cũng là màu đỏ, động vật tiêu biểu là loài lông vũ tức loài chim và  nhiều sách cổ của Trung Hoa  chỉ định rõ là chim khổng tước tức chim công. Thực tế ta hiểu thị tộc của Viêm đế có địa bàn sinh sống là vùng nóng nhất trong 4 thị tộc thời tiền lập quốc tức gần xích đạo nhất.Trung hoa xưa vẫn gọi miền trung Việt nam là miền bắc hộ ý nói vì đã vượt qúa xích đạo nên cửa mở về hướng bắc để đ̣ón ańh mặt trời.

-         cặp số (4-9)

  Phương tây trước đây không được nói tới trong truyền thuyết lập quốc nhưng nay đã được bổ sung là THÁI  KHANG hay tổ phụ phương tây, từ khang  thực ra là khăng hay khăng khăng nghĩa là không thay đổi, khăng =cang=cương=cứng là tính chất của phương tây theo dịch học: số 4 là cứng, số 9 là đinh hay tịnh, Lã thị xuân thu viết động vật tiêu biểu là loài lông mao ý nói loài sư tử , đây là cái sai rất điển hình của những người cố ý cạo sửa cổ thư vì sư tử là loài thú xa lạ với cả Đông nam á và Trung hoa, bạn có nghe nói đến sư tử á châu bao giờ chưa ?..Động vật tiêu biểu của phương tây phải là con voi vì can số 9 chỉ phương tây theo Hà thư là can: định, tịnh..;.bản thân chữ tịnh đã là con voi rồi vậy mà Có người cố ý nhập nhèm sửa đổi vì phía bắc sông Hòang hà  từ cổ chí kim làm gì có voi nên họ thay bằng con sư tử , cả sư và tử đều xuất phát từ âm tsi số 4 mà thôi, số 4 việt ngữ là bốn, biến âm thành bóng ,sáng bóng hay bóng láng dịch sang Hoa ngữ là HẠO hay CHIÊU nên phương tây còn gọi là phương Chiêu, tổ phụ phương này là THIẾU HẠO.  Ở trên ta đã biết khương hay cương có nghĩa là cứng rắn không thay đổi, đấy là đặc tính của phương tây cổ thư trung hoa cũng nói đến sông KHANG  hay KHƯƠNG  như cái nôi của người cổ, từ Khương ký âm thành Cương cho phép ta liên kết với sông MỄ CƯƠNG tức sông MÊCÔNG ngày nay.

 _  Cặp số ( 1-6)

   Việt ngữ gọi tháng 1 là tháng giêng, hoa ngữ ký âm thành giang đồng nghĩa với con sông thường được dịch thành xuyên, số 1 cũng là đơn biến âm của đen trùng khớp với huyền thiên trong cửu thiên cũng là mun màu đen tiếng Việt để tạo thành nam mun hay man, vị vua của phương này truyền thuyết dân gian Việt gọi là THÁI TIẾT, thực ra là TIẾP mới đúng, tiếp là tiếp giáp chỗ giao nhau của cũ và mới trước và sau là sự bắt đ̣ầu hay trước tiên theo nghĩa chữ giáp là đứng đầu là thứ nhất nên Thái tiết còn có tên là tiên đế, lĩnh nam trích quái gọi là bà VŨ TIÊN,ta thếy tất cả đều xoay quanh con số 1,Vũ tiên thực ra chỉ có nghĩa là vua vùng số 1 tức phương nam, vì vua của phương 1-6 này cổ sử Trung hoa gọi là XUYÊN HÚC, xuyên là con sông như ta đã biết ở trên còn Húc chỉ là ký âm sai của từ hắc nghĩa cũng là màu ̣đen.sông đen chuyển ngữ thành Xuyên húc hay Hắc

  Tóm lại : thời tiền lập quốc người xưa đã dựa trên Hà thư để hư cấu thành 4 vị tổ phụ của 4 phương trời, mượn danh các vua nhưng thực ra để chỉ 4 thị tộc mà sau này đã tham gia vào việc cấu thành dân tộc họ HÙNG.

      B- thời lập quốc.

  HIỀN VƯƠNG vua của thị tộc CẢ nghĩa là tộc đứng đầu; cổ sử Trung hoa chép thành HIÊN VIÊN của tộc CƠ, nơi Thị tộc CẢ sinh trú là vùng sông CẢ ở NGHỆ AN  VIỆT NAM  ngày nay , cổ sử chép : Hiên viên trở thành tổ họ CƠ;   sông CƠ tức sông CẢ nơi sinh trú được lấy  làm họ cho thị tộc, Vương đánh bại XUY VƯU vua của thị tộc CỬU LÊ ; đoạn sử này xuất phát từ cặp số  4-9 chỉ phương tây của Hà thư, xuy là âm số 4 còn cửu là số 9. Hiền vương thống nhất 2 tḥị tộc thành một dân tộc, dân tộc HÙNG, lập nước họ HÙNG  và lên ngôi HÙNG VŨ tức VUA HÙNG , vũ chỉ là ký âm hán tự chữ vua của việt ngữ, lãnh thổ của nước họ HÙNG là đất GIỮA chuyển âm Hán ngữ thành YUÊ còn được dịch thành GIAO CHỈ, chỉ là chỗ, nơi chốn ý nói nơi giao nhau của 2 đường nam –bắc, đông tây, chữ giữa ký âm  YUÊ  không hiểu sao  Việt nho đọc thành VIỆT.

    Vua Hùng dạo chơi phương nam  gặp và kết hôn với con gái bà Vũ tiên hay tiên đế sinh ra LỘC TỤC, Lộc là biến âm của lục là số 6 và công thức đả ấn định trong hà thư để sinh ra Lục tục : Hiên viên hay Hiền vương  tên tộc là NGU  chính xác là NGŨ số 5 ở trung tâm của Hà thư, lấy con bà Vũ tiên là số 1,  sinh ra Lộc tục được chỉ bởi số 6;ta có: 5+1=6, sau vua HÙNG truyền ngôi cho con cả lập nên triều đế NGHI ở phương Bắc và Lộc tục được phong là vương phương Nam lấy hiệu là KINH DƯƠNG VƯƠNG, Kinh biến âm của cóng  nghĩa là lạnh cũng là một tên khác của quẻ Khảm chỉ NƯỚC trong cặp đối Lửa-Nước hay phương Bắc và phương nam,nóng và lạnh còn dương chỉ là biến âm của Giêng tức số 1 của Hà thư.Giòng con cháu đế NGHI gọi là người LA  tượng trưng bởi qủe LY  là lửa , qủe của Viêm phương.

    Cổ sử Trung hoa không ‘thích’ con đường hôn nhân mà nhất định phải đánh , phải có chiến tranh và chiến thắng mới oai ...nên viết  HOÀNG ĐẾ tức HÙNG VŨ đánh bại HOAN ĐÂU con của vua XUYÊN HÚC ở ĐAN THỦY, đan là biến âm của đen, Đan thủy hay HẮC THỦY   cũng là con ‘sông đen’ mà thôi, HẮC THỦY là tên của sông ĐÀ xưa. HOAN ĐÂU là tổ của người MIÊU hay Hữu Miêu tức  họ Miêu, chữ Miêu chỉ là ký âm sai của chữ MUN mà thôi, người Mun nghĩa là người phương nam. Tất cả người tộc Miêu đều nhận mình là người MUN.

     Thực tế thì chẳng có hôn nhân cũng chẳng có đánh nhau đấy chỉ là một  lối  ám chỉ ,diễn tả việc phát triển dân tộc HÙNG về phương nam ,ở đấy cộng sinh và hoà huyết với1 tộc người mới là người MUN kết qủa là tạo thành giòng tộc HÙNG phương nam gọi là người KINH hay CÓNG tên khác của quẻ Khảm chỉ phương nước ngược với phương lửa.

     LA và KINH là anh em cùng cha khác mẹ , cả 2 là con HÙNG VŨ tức vua HÙNG và đất giữa hay YUÊ cũng có Yuê-bắc và Yuê- nam, ngày nay kim chỉ nam còn được gọi là LA-KINH tức cây kim 2 đầu, 1 đầu Bắc và1 đầu Nam nhưng chỉ là 1 cây kim mà thôi . Người KINH mọi người đều biết là người VIỆT  hiện nay còn người LA ?

 Câu ca dao sau sẽ dẫn dắt chúng ta ̣đến 1 bất ngờ to lớn:

              Ai ơi chớ lấy KẺ LA.

              Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.

 Gạt bỏ ý tứ trong lối chơi chữ ‘dưa khú- cà thâm’ đi ta có được 1 thông tin quan trọng và qúy giá đó là KẺ LA, kẻ nghĩa là người , kẻ La là người La tên người Việt gọi người CHĂM hay CHÀM; thì ra La và Kinh  là chỉ người Việt và người Chàm hiện nay..., người Chàm là dòng đế NGHI  con cả của vua HÙNG, thật là một bất ngờ to lớn khi biết La là quẻ Ly ;Kinh là quẻ Cóng hay khảm tức quẻ lửa và quẻ nước biểu thị sự phân cực của một thể thống nhất theo luật lưỡng nghi của dịch học.

    Người Chàm chỉ là một phần của người La , người La hiện nay có mặt ở nhiều nơi trong vùng đông nam á và trung quốc, Lào và Thái có người LÀO hay LÃO QUA, Trung quốc có  người DI LÃO hay CAĐAI và người LÊ, các từ Ly-la- lê-lão-lô..v.v chỉ là những biến âm của 1 từ gốc là LỬA, chữ Di là tàn tích của chữ NHÌ  là thứ hai .

       DI_LÃO có 1 từ kép Đối xứng là KINH_LẠC, qủe Cóng đối với qủe Ly hay Kinh đối với Lão; Lạc biến âm của lục số 6 đối với Di biến âm của nhị số 2, 6 và 2 là 2 số đối phân cực Bắc –Nam của Hà thư.

     Người KINH- LẠC; ngoài người Kinh ở đất Việt hiện nay còn có dòng Bách-lộc và người Hẹ hay Hacka và người mang họ MẠC ở đất Trung quốc vì Chữ LẠC còn đọc là ḤẠC và MẠC-MẠCH, có điều lạ lùng là không hiểu sao người Tàu lại gọi người  Cao ly là Mạch, có 1 sự lẫn lộn nào đó của lịch sử hay không ?.

   Khi hình thành nên tộc Kinh-Lạc  dòng máu người họ HÙNG đã là sự hòa huyết của 3 thị tộc gốc: người dòng CẢ của phương bắc, người CỬU_LÊ của phương tây, người MUN hay MIÊU của phương nước hay nam xưa tức phương bắc ngày nay.

   Truyền thuyết Việt nói : KINH DƯƠNG VƯƠNG kết hôn cùng LONG _NỮ con ĐỘNG ĐÌNH QUÂN; thế là người họ Hùng đã đi hết đoạn đường mà tạo hóa sắp đặt để hòa thêm dòng máu thứ 4 vào huyết thống của mình dòng máu của LONG tộc ở phương ĐÔNG, diễn biến này được Truyền thuyết  lịch sử Trung hoa viết :Vua ĐẠI VŨ  lấy vợ là ĐỒ SƠN THỊ,  Đồ sơn thị là người con gái ở ĐỒ_SƠN ; phải chăng là bãi biển Đồ sơn ở Hải phòng bắc Việt hiện nay ? cổ thư trung hoa có nói đến việc họ KINH XUYÊN và ĐỘNG ĐÌNH đời đời là thông gia...

       Cổ sử cũng cho biết khởi thủy đất trung hoa chỉ có châu ĐÀO-ĐƯỜNG hay ĐÀO- DƯƠNG, thông qua các dịch tượng ta hiểu  Đào đường hay dương cũng chỉ có nghĩa là bắc - nam hay lửa và nước mà thôi, cổ sử Việt có nói đ̣ến đất Việt thường đấy chính là nói về đất Đường trên, Đường là phát âm  hán việt chữ thoòng hay thường mà thôi.Con dân vua HÙNG có người LA người KINH, đất có đất Đào đất Đường hay Việt thường, căn cứ vào thư tịch cổ ta còn thấy vua cũng có 2 dòng, đế KHAI-MINH và đế MINH-KHIẾT, ông KHIẾT là tổ của người Trung hoa vùng Trường giang ta có thể suy ra đế Minh Khiết  hay MINH + KHIẾT là vua gốc dòng KINH- LẠC  do sự hòa huyết của đế MINH và dòng VŨ TIÊN phương nam gọi tên khác là ông KHIẾT như truyền thuyết đã nói ở trên. Khi vua HÙNG truyền ngôi cho đế NGHI ở phương bắc tức đất Đào thì quốc hiệu là nước ‘ĐÀO’ dịch sang Hoa ngữ là HỒNG BANG ký âm sai thành HỒNG BÀNG, đấy là quốc hiệu đã được  mọi người VIÊT NAM mặc nhiên công nhận.

     Những dòng tóm lược về thời khai quốc trên đã cho thấy có sự trùng hợp hầu như hoàn toàn giữa 2 dòng sử VIỆT và HOA , sự việc này thực kỳ bí buộc ta phải đi sâu thêm để khám phá.

Nguyenquannhat

 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17