Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 

Bàn Vê Một Số Câu Ca Dao

 

Bài này bàn về một số câu ca dao.  Trước hết, chúng ta hăy bàn tới câu:

 

Đất bụt mà ném chim giời

Chim giời bay hết, đất rơi vào chùa!

 

"Đất bụt" là thứ đất sét rất tốt, rất nhuyễn mà người ta dùng để đắp, nắn tượng Bụt (Phật), hay là ông táo (ngoài Bắc cũng gọi là ông bụt, ông ba bụt để thổi cơm). Bụt do chự Phạn Bouddha, có nghĩa là biết. Người Trung Hoa phiên dịch là Phật đà.

Phần nhiều, những câu phong dao có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng. Câu trên rất dễ hiểu về nghĩa đen, và phát xuất từ xứ Bắc, với những từ ngữ đặc biệt ngoài ấy là "bụt" là "giời" (tức Phật và trời trong Nam). Về nghịa bóng, câu này ngụ ư: đất bụt dù có tốt đến đâu cũng không làm tổn thương con chim trời được; quyền năng của Bụt không thể sánh được với Trời; Bụt là người, vẫn ở dưới Trời, chịu quyền uy của Thượng đế.

Nói về đất bụt mà ném chim giời, cũng nên ghi chú thêm bên cạnh là các dân tộc trong khối văn minh Á - Úc (Austroasiatique) đều dùng ống đồng, thổi những viên đạn tṛn bằng đất sét nung để săn chim.

Bây giờ chúng ta xét bàn câu:

 

Ăn sung nằm gốc cây sung,

Lấy nhau th́ lấy, nằm chung không nằm.

 

Câu này phát xuất từ xứ Huế, miền Trung. Câu sau có một chữ khác biệt: Lấy anh th́ lấy, nằm chung không nằm.

Sung (sycomore) là một loại cây có trái mọc từ thân, từ gốc tới ngọn. Người ta không cần đứng, không cần với, mà nằm ở gốc cây cũng có thể hái được trái sung. Không với tay mà hái, th́ chờ nó rụng cũng được, may ra cũng vào mồm luôn! Đó là thái độ của những người lười biếng, được diễn tả

trong câu:

 

Chờ cho sung rụng nằm dài gốc cây!

 

Đó cũng có thể là thái độ trùm chân, bất hợp tác, chủ trương thụ động đề kháng đối với một quyền lực. Câu này phát xuất từ ḷng căm hờn, ư chí đề kháng nền bảo hộ của Pháp đă ép buộc dân ta phải chịu đựng ba hiệp ước 5.6.1862, 15.5.1874 và 6.6.1884. V́ yếu thế, bất đắc dĩ, triều đ́nh phải kư với Pháp ba hiệp ước nói trên, ví như một cuộc hôn nhân cưỡng ép, không thương mà phải lấy, lấy trên giấy tờ, nhưng mà nhất định không chịu nằm chung!

Cây sung có nhiều liên hệ với cụ Phan Bội Châu (1867-1940) kể từ tháng 7.1925, cụ Phan bị thám tử Pháp bắt cóc tại ga Bắc Trạm, gần Thượng Hải, rồi giải về Hà Nội. Trong phiên ṭa 23.11.1925, cụ Phan lănh án tử h́nh. Nhưng cao trào của nhân dân đ̣i ân xá, toàn quyền Alexandre Vareme, thuộc đảng SFIO, phải nhượng bộ, cho đưa cụ về giam lỏng tại Huế. Từ đó, cụ Phan sống những ngày tàn trong một ngôi nhà nhỏ ở xóm Bến Ngự, cho đến 19.9 năm Canh Th́n 29.10.1940) th́ từ trần, thọ 74 tuổi. Trong thời gian 15 năm, cụ Phan Sào Nam đă sống nơi đây, chia th́ giờ giữa căn nhà nhỏ với con thuyền đậu bến nhà vua xưa, núp bóng cây sung già cỗi, cho nên có lẽ từ nơi này đă phát xuất câu phong dao nói trên. Nơi bến Ngự, bên kia sông là chùa Linh Quang, các nhà sư tụng kinh gơ mơ sớm chiều, đem lại sự lắng dịu trong ḷng chí sĩ, từ đó cho đến lúc ĺa đời:

 

Mạc sầu tiền lộ vô tri kỷ,

Thiên hạ hà nhân bất thức quân?

Bảy mươi tư tuổi, trót phong trần

Nay được bạn mới tinh thần hoạt hiện

Những ước anh em đầy bốn biển

Nào ngờ trăng gió nhốt ba gian!

(Sào Nam)

 

B́nh sinh cụ Phan Sào Nam ưa sống giản dị và đạm bạc, cơm rau qua ngày, vui với chén trà thần, câu thơ thánh, ưa hút điếu cày mà cụ đă diễn tả như sau:

 

Đầu tṛn thân cứng đủ tam tài

Ngoài kín trong đầy vạn sự hay!

 

Ngoài ra, cây sung cỗi và chiếc thuyền nan của ông già bến ngự trong mười mấy năm trời vẫn là h́nh ảnh cổ điển dính liền với sông núi thần kinh. Cây sung tượng trưng cho ấn sĩ là v́: hoa ẩn núp bên trong trái, cho nên gọi là giống ẩn hoa (crypto-flora), thấy trái mà chẳng thấy hoa, phải chẻ làm đôi mới thấy, cho nên người Trung Hoa gọi là vô hoa quả, ngược lại với các giống hoa khác, có hoa trước rồi mới thành quả sau, gọi là hiển hoa (phanéro-flora).

Chúng ta c̣n t́m thấy trên sung trong một thành ngữ nữa là: “Ăn quả vả, trả quả sung. Quả vả to bằng nắm tay, thịt dầy, quả sung nhỏ và tṛn. Tây phương gọi là figue dễ Roxburg, c̣n quả sung nhỏ và tṛn, Tây phương gọi là figue sycomore, cả hai thuộc họ Ficus, cũng như cây đa (banian), cây si, cây bồ đề mà đức Thích Ca ngày xưa ngồi tham thiền 49 ngày và giác ngộ. Cây này người Ấn gọi là pippal, khoa học thực vật gọi là Ficus religiosa. Câu Ăn quả vả, trả quả sung, ngụ ư rằng: ăn th́ nhiều mà trả th́ ít. Thành ngữ quả vả và quả sung cũng c̣n ngụ ư: vay trả không tương xứng, trong hai người, có một người khôn vặt, và một người dại khờ, nên lấy đó làm kinh nghiệm, chớ dại lần thứ hai, và cũng chẳng nên giở thói tiểu xảo, khôn vặt với nhau!

Bây giờ chúng ta xét tới câu thứ ba:

 

Bao giờ đường ngọt nước cay

Gánh dừa lon gạo thầy tăng ở tù.

 

Câu này phải sửa lại như sau mới đúng:

 

Bao giờ nước ngọt đường cay,

Gánh vừa lon gạo thằng tây ở tù.

 

Câu này có tích cách sấm kư như nhau:

 

Bao giờ sen mọc biển đông,

Cha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi.

 

Ám chỉ thời kỳ Nhật đảo chính Pháp ngày 9.3.1945, bắt nhốt quan, dân Tây (thầy tăng nói lái là thằng tây).

Chúng ta c̣n nhớ một câu nữa, cũng có tính cách sấm kư:

 

Bao giờ Trúc mọc trên ch́

Voi đi trên giấy, hết kỳ thầy tăng!

 

Cũng vào thời kỳ tiền chiến đó, nhà cầm quyền Pháp ở Đông Phương đúc bạc cắc in h́nh bó lúa, bạc giấy 500 đồng có h́nh con voi, đó là những hiện tượng báo hiệu sự sụp đổ của nền cai trị Pháp, chấm dứt thời kỳ thầy tăng là thằng tây! V́ không dám nói rơ, sợ Tây bắt, phải nói lái trớ đi.

Những loại sấm kư này phát xuất trong Nam, với sự xuất hiện của các giáo phái Ḥa Hảo và Cao Đài, Phật Thầy Tây An, những bài truyền giáo bí ẩn của Huỳnh Phú Sổ, những bài cầu cơ của đạo Cao Đài, được các chức sắc truyền bá trong dân gian như những sấm truyền qua các thời đại.

Chúng ta chưa giải bàn bốn chữ nước ngọt đường cay, và gánh vừa lon gạo, mà theo tôi th́ đó là thời kỳ xuất hiện chai nước ngọt xá xị, uống vào the the cái lưỡi, v́ có nhiều hơi ép x́ bọt, hơi cay cay v́ chất salsepareille (xá xị, tiểu phục linh, thuộc họ liliacées), có tính chất lọc máu (dépuratin. Thứ nước ngọt xá xị này cũng có thể đựng trong lon, giong như lon gạo và gánh đi bán rao (gánh vừa lon gạo). Đó là hiện tượng báo hiệu thằng tây ở tù, với cuộc đảo chánh Nhật 9.3.1945.

Câu:

 

Gió đưa cây cải về trời,

Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.

 

Ông Bút Ch́ ở ṭa soạn đă giải thích (Làng Văn 26, trang 94), tôi xin đi sâu vào chi tiết hơn nữa:

Sách Việt Nam Phong Sử của Nguyễn Văn Mại (tủ sách Cổ Văn, phủ Văn Hóa, Sài G̣n 1972, trang 126), do Tạ Quang Phát phiên dịch, ghi như sau:

 

Gió đưa cây cải về trời

Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.

 

"Thơ phong sử này thuộc tỷ. Cải rau cải có thể làm dưa, tháng mùa đông bắt đầu gieo hột mà trồng. Trời, thiên triều, triều nhà Thanh bên Tàu. Nước ta trải các đời đều chịu triều đ́nh Trung Quốc phong cho, cho nên gọi Trung Quốc là thiên triều. Răm, thứ rau có vị cay, mọc ở chỗ đất thấp. Theo Sử kư, Nguyễn Thị Kim, người ở làng Tỳ Bà, huyện Lương Tài, là cung phi của vua Lê Mẫn Đế.

Lúc ấy quân Tây Sơn chiếm cứ thành Thăng Long, vua Lê Chiêu Thống và Hoàng Thái Hậu với cung phi chạy lên Cao Bằng, nếm mọi nỗi đắng cay.

"Đến khi vua Chiêu Thống sai người sang cầu cứu với nhà Thanh th́ trước hết bí mật khiến người hộ tống Thái Hậu và Nguyên Tử (con trai trưởng của vua) đi sang Tàu.

"C̣n Cung Phi Nguyễn Thị Kim đi theo không kịp, phải buồn hận trở về, âm thầm ẩn tránh trong dân gian lo việc làm ruộng nuôi tằm, dệt vải để sống bằng sức lực của ḿnh.

"Ngày xưa sống với phấn sáp cung trang, ngày nay nàng trở thành người đàn bà quê với áo vải hoa gai, vua th́ chạy đi, nước th́ tan mất, nỗi đắng cay không xiết được, cho nên làm thơ phong dao để tự ví ḿnh.

 

Cải, là thứ rau có vị đắng, ví với Thái Hậu

Rau răm cũng có vị đắng, ví với Cung Phi

 

“Ư nói là Thái Hậu đi xa sang Thiên Triều chưa biết kham khổ ra sao. Một ḿnh Cung Phi ở lại trong đất giặc chiếm đóng phải chịu những nỗi cay đắng ấy. Đấy cũng là lời than thở.

“Về sau vua Chiêu Thống ở Yên Kinh bị bịnh mà chết.

Sau khi lấy được nước và định quốc đô, Triều Nguyễn ta xin nhà Thanh đưa linh cữu vua Lê Chiêu Thống về nước.

"Cung Phi Nguyễn Thị Kim đến trước linh cữu lạy khóc rồi uống thuốc độc mà chết. Thương thay! Trung thần liệt nữ từ xưa đều thế” (trích dẫn nguyên văn).

Nhà văn học Tạ Quang Phát giải thích cách khác: Cây cải ám chỉ hoàng tử Cải, con chúa Nguyễn Ánh. Rau răm ám chỉ Cung Phi Lê Thị Răm của chúa Nguyễn Ánh. Hoàng tử Cải không vui ḷng đi theo giám mục Bá Đa Lộc làm con tin để cầu viện, bị chúa Nguyễn ném xuống biển. Cung Phi Lê Thị Răm không vui ḷng cho đứa con trai duy nhất đi xa, cứ than khóc, bị chúa Nguyễn cho điệu lên bờ, bỏ lại Côn Đảo và sau cùng bị tên Biện làm nhục phải tự tử (Tập san Văn Hóa, số 1, 1976, trang 36).

Có người biên thư cho Phùng Lăo Hữu ở Anh Cát Lợi, hỏi ư nghĩa câu tục ngữ:

 

Thứ nhất phạm pḥng

Thứ nh́ ḷng lợn.

 

Cụ Phùng chuyển sang Paris để tôi đáp giải. Vậy tôi cũng cố gắng giăi bày như sau:

Từ xưa, có hai điều nguy hiểm và độc địa nhất là phạm pḥng và ḷng lợn.

Phạm pḥng là nhập pḥng làm t́nh, th́nh ĺnh bị đứng tim tắt thở. Tây y gọi là colapsus cardiaque (thượng mă phong). Muốn cứu chữa, phải kịp thời lấy kim chích nơi huyệt hội âm (hui-in). Theo BS Minh Tân, chuyên gia châm cứu ở Paris, huyệt hội âm ở giữa đường nối liền hậu môn và các gốc hai ḥn (scrotum) nơi vùng bàn đít (périnée). Huyệt này thuộc hệ thống nhâm mạch (ren-mai, vaiseau conception).

Gặp trường hợp nguy biến đó, người đàn bà phải nhanh trí, lấy kim chích gấp hội âm. Cho nên ngày xưa, người đàn bà nào cũng có sẵn một cái trâm ghim búi tóc để pḥng hờ làm cái việc giải nguy đó. Theo tục lệ xưa, các bà mẹ gói sẵn cho con gái đi lấy chồng một bao nhỏ đựng 3 cây kim, nhét vào lai áo, để dùng trong ba việc: may vá, chích lễ lúc đau đầu và châm vào hội âm chồng lúc

nguy cấp.

Cái nguy hại thứ hai là ḷng lợn. Ḷng lợn ăn ngon lắm, nhưng phải rửa và luộc thật lâu và thật chín, v́ lắm vi trùng đă nằm sẵn trong ấy, nhất là trong ruột non, ruột giữa và ruột già. Nếu ăn nhằm và ḷng xấu, đă hư hôi, sẽ bị nhiễm độc, sinh ra lắm chứng bệnh nguy hiểm, v́ sự công phá của vi trùng và chất độc ptomaine do thịt hư thối sinh ra. Hơn nữa, có nhiều thứ vi trùng bị nấu lên trên 100 độ C mà vẫn chưa chết, cho nên phải hết sức thận trọng trong khi ăn cháo ḷng, tiết canh, ḷng lợn...

Trong thư của Phùng Lăo Hữu, c̣n một câu hỏi nữa: "Măo, ta gọi là mèo: Tàu lại gọi là thỏ, là tại sao?"

Theo tôi, lịch Tàu, lịch ta ngày xưa đều công nhận con thỏ là biểu trưng cho năm Măo, nhưng đến một thời kỳ nào đó, có lẽ là từ thời Pháp thuộc, chữ Hán (đă mất dần ảnh hưởng, nhường chỗ cho chữ quốc ngữ. Người dân Việt hiểu biết chữ Hán rất ít, họ bèn Việt hóa chữ Măo thành Mẹo, thành Mèo, do âm hưởng (onomatpée), đinh ninh Măo là Mẹo, là Mèo. Hơn nữa, họ thấy có con chó biểu trưng cho năm Tuất, tại sao năm Măo lại không có con mèo? Vốn là giống gia súc cần thiết để bắt chuột, nhà nào mà chẳng nuôi chó, mèo, heo, gà? C̣n giống thỏ, người Việt rất ít nuôi, cho nên không cho là thiết yếu, và từ đó, họ đem con mèo vào

trong lịch ta, thay cho con thỏ. Nên thêm rằng trong Hán tự, miêu là mèo, măo không phải là mèo, con thố là con thỏ.

Ṭa soạn cũng chuyển cho tôi thư của BS Trần Tí Thư ở Forestville, tỉnh Québec, Gia Nă Đại, hỏi về các loài hoa với tên khoa học của mỗi loài: hoa nhài, hải đường, phù dung, ngọc lan, tầm xuân, thiên lư, dạ lư, hoa giấy, hoa quỳ, hoa quỳnh. Phần nhiều các loài hoa này đều có mùi thơm và màu sắc rực rỡ.

Lư là một loại cây có trái, trong trái có nhiều hột lớn, cho nên chữ lư viết theo lối hội ư: mộc và tử tên Pháp là jambosier. Tên khoa học là eugenia jambos lin hay euginia malaccenis lour, thuộc họ myrtacées.

Hoa Lài, (Nhài-): jasminum sambac Ait, họ Oléacées (camélia).

Hoa Phù Dung: Hibiscus mutabilis Lin., họ Malvacées (Cotton-rose, confederate-rose)

Hoa Ngọc Lan: Michelia champaca Lin., họ Illiciacées (Ylang).

Hoa Tầm Xuân: Rose chinesis Jacp., họ Rosacées (Egiantier).

Hoa Thiên Lư: Pergularia minor Andr., họ Asclépiadascées.

Hoa Dạ Lư: Cestrum nocturnum lin., họ Solanacées.

Hoa Giấy: Bougainvillea spectabilis willd, họ Nyctaginacées.

Hoa Qú: Hélianthus annuus Lin., họ Astéracées (Tournesol)

Hướng Dương (hélianthe Sun Flower Héliotrope).

Hoa Quỳnh: Zygocactus truncata Haw. Moran, họ Catacées (long cốt, xương rồng), rose dễ minuite.

Hoa Quỳnh mọc từ lá mà ra hoa, hoa to và thơng, dài 30-35 phân, phiến hoa nhiều, ṿi trắng. Hoa đẹp lộng lẫy, rất thơm, mọc ở xứ nóng và lạnh. Thường thường, hoa nở lúc nửa đêm. Người yêu hoa thức khuya uống trà, ngắm hoa Quỳnh nở.

Như thế hoa Qú và hoa Quỳnh hoàn toàn khác nhau. Trong Cây Cỏ Miền Nam, tập 1, trang 477, GS Phạm Hoàng Hộ ghi nhằm Quỳnh Thành Huỳnh (theo giọng đọc miền Nam)

Hoa Hải Đường không thơm, đỏ thắm, hữu sắc vô hương thuộc họ trà (Théacées).

Sau hết, là "mười hai bến nước". Bốn chữ này xuất hiện trong Lục Vân Tiên của Nguyễn Đ́nh Chiểu:

 

Linh đinh một chiếc thuyền t́nh,

Mười hai bến nước biết ḿnh về đâu.

(Câu 1583, 1584)

 

Mười hai bến nước, là những bến nào. Trên Làng Văn (số 25, trang 93), ông Bút Ch́ đă giải thích là mười hai hạng người trong xă hội: sĩ, nông, công, thương, ngư, tiều, canh, mục, công, hầu, bá, tử. Lời giải thích này căn cứ theo Thuyết Văn. Vào thời đó, chỉ có bốn tước quan là công, hầu, bá, tử (hay công, hầu, khanh, tướng) mà thôi. Bà Bố Định (nữ sĩ Kim Khuê) cũng hỏi tôi về nguyên ủy thành ngữ "mười hai bến nước". Nay tôi mạo muội bàn góp như sau: đây là nói tới số phận người con gái, lấy chồng như thuyền cập bến, bến trong th́ nhờ. Bến đục th́ chịu, không định trước được, mà cũng không lựa chọn được bến nào.

Đặt vào khung cảnh nước ta, mười hai bến nước cũng có thể là mười hai cửa biển, cửa sông, nếu căn cứ vào thơ Lê Quát đời Trần:

 

Hải môn thập nhị ngă hoàn sơn

(Một vùng mười hai cửa biển, ta về núi ẩn)

 

Hiểu rộng hơn nữa, chúng ta cũng có thể liên tưởng 12 tháng trong năm, hay 12 năm trong một Giáp (Thật ra phải nói là một Tí) v́ chữ giáp khởi đầu thập can; c̣n chữ Tí khởi ngộ thập nhị chi. Mỗi chi biểu trưng một con vật khác nhau.

Tại nước ta, có năm tước (tước hữu ngũ, sĩ cư kỳ liệt, Nguyễn Công Trứ) là: thượng đại phu, hạ đại phu, thượng sĩ, trung sĩ, hạ sĩ. Dân có bốn nghề (không phải là giai cấp): sĩ, nông, công, thương (Dân hữu tứ, sĩ chi vi tiên, Nguyễn Công Trứ).

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17