- Trong
cuốn “Thành ngữ tiếng Việt” (NXB KHXH, H.1978), Nguyễn Lực và Lương Văn
Đang đă thu thập cả hai dạng thành ngữ này và giải thích cùng một nghĩa là
“không phù hợp, thô bạo, thiếu tế nhị” (tr.57)
- Trong thực tế giao tiếp hằng ngày, người ta thường nói
“dùi đục chấm mắm cáy ” hơn là “bầu dục chấm mắm cáy”. Tuy vậy “bầu dục
chấm mắm cáy” lại là dạng ban đầu, dạng khởi thủy; c̣n “dùi đục chấm mắm
cáy” chỉ là biến thể do đọc chệch “bầu dục” ra “dùi đục” mà thành.
- Nghĩa của thành
ngữ “bầu dục chấm mắm cáy” h́nh thành trên cơ sở của sự chênh lệch hay tính
không tương hợp giữa thức ăn và gia vị. Bầu dục là món ăn ngon và hiếm.
Chẳng thế mà trong kho thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam c̣n có câu:
- Sáng ngày
bầu dục chấm chanh
Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày
Vậy mà cái món
ngon và hiếm ấy lại đem chấm với mắm cáy, một thứ mắm xoàng nhất, có thể nói
là mạt hạng trong các loại mắm ở vùng biển. Bầu dục nếu ăn đúng cách phải
chấm với chanh hay nước nước gừng. C̣n mắm cáy chỉ dùng để ăn với rau muống,
dua, cà...
Trong “Phú Việt
Nam” có bài “Đàm tục phú” -một bài phú khuyết danh từ thế kỷ trước-khi phê
phán những kẻ văn dốt, vơ nhát nhưng lại ham muốn học đ̣i những người có
khả năng kinh bang tế thế, cũng liên hệ đến sự chủng chẳng, không phù hợp
giữa bầu dục và mắm cáy:
Chủng chẳng
như bầu dục mắm cáy, muốn bậc kinh luân
Ch́nh chịch như khối đất nắm ao bèo, toan bề thao lược
Có thể là do
những nét tương tự về ngữ âm giữa bầu dục và dùi đục mà xuất hiện biến thể
“dùi đục chấm mắm cáy”. Vả lại, biến thể này cũng cho phép có một cách giải
thích khách của nó mà xem chừng cách giải thích ấy cũng có thể chấp nhận
được
(Theo
Kể chuyện thành ngữ tục ngữ)
|