Home Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

  CHỌI CHIM
Minh Toán
Báo Tuổi Trẻ - (11-9-2002)


Trong một cuộc thi chim, những chú chích chòe, họa mi … sẽ phải thi thố với nhau về giọng hót cùng vũ điệu. Sau một lúc, chú chim nào cảm thấy thua kém đối thủ sẽ “nổi máu côn đồ” bằng cách xù lông đòi ăn thua đủ. Vì cái tính háu đá đó mà phát sinh chuyện chủ chim cũng đòi ăn thua với nhau. Những độ chọi chim diễn ra công khai, tiền cược lên đến hàng chục triệu đồng. Nhức nhối hơn, thú vui tao nhã này đã biến nhiều người thành “bác thằng bần”.
Thú chơi tao nhã

Sáng sang, những nghệ nhân nuôi chim kiểng mang chim đi dượt ở quán nước quen thuộc. Khi chủ uống cà phê trò chuyện, bàn luận về cái hay của “đệ tử” thì những chú chim chích chòe, hoạ mi … lại được dịp phô trương giọng hót ngọt ngào và trình diễn những vũ điệu sở trường, đẹp mắt nhất. Nghệ nhân tên Kiệt ở đường Ký Con, Phú Nhuận cho biết: “Nếu nuôi chim mà chỉ cho chúng ở nhà thì chim sẽ không hót hay và lanh lợi. Do đó phải cho những chú chim thường xuyên tiếp xúc với nhau, chúng sẽ nhanh chóng học hỏi được nhiều cái hay từ đối thủ và giọng hót sẽ ngày một điêu luyện hơn”. Vì cưng chiều những chú chim của mình nên nhiều nghệ nhân phải bỏ công o bế và mang chúng đi dượt mỗi sang.

Muốn có được những chú chim hót hay và múa may điêu luyện, nhiều nghệ nhân phải cất công đi mua và tuyển lựa chim bổi chưa thuần dưỡng ở những vùng quê cách xa thành phố. Thường để nhận biết một chú chim tốt họ phải dựa vào những tiêu chí như: đầu xà, mắt sắc, móng mèo vừa nhỏ lại ngắn, chân dài, thân to, long mướt, mỏ thanh mỏng nếu là chim hót và tướng thô kệch nếu là chim đá … Có trường hợp một chú chim con chưa đủ “lửa” (chưa biết hót) đã có giá vài trăm ngàn đồng. Sau một thời gian thuần dưỡng, giá của chúng tăng lên gấp nhiều lần. Giới nghệ nhân nuôi chim vẫn kháo nhau về một chú chim họa mi dung để đá ở khu vực công viên Hoàng Văn Thụ, Tân Bình được gạ đổi với một chiếc xe Super Dream mà chủ của nó vẫn chê ít.

Cá độ

Vài năm trở lại đây, các khu du lịch như Đầm Sen, Suối Tiên … thường xuyên tổ chức những cuộc thi chim với quy mô lớn thu hút nhiều nghệ nhân tham dự và trở thành một nét văn hóa đẹp của thành phố. Nhưng cũng từ những sân chơi lành mạnh ấy, nhiều người đã biến thú chơi chim thành một trò đỏ đen.

Từ địa điểm dượt chim lành mạnh, một số nơi đã trở thành “trường chim” đấu đá, mỗi buổi sáng thu hút gần 50 tay đá chim tham gia. Số tiền cho một kèo đá chim ở đây thường ở mức trên dưới một triệu đồng, thậm chí hàng chục triệu đồng nếu là những con chim có tiếng đá hay đụng độ với nhau. Sáng Chủ nhật 25/8/2002 tại một “trường chim” này, trong khoảng thời gian từ 6g – 9g30 đã có hơn chục trận “thượng đài” với tổng số tiền cá cược nhẩm tính lên đến gần 50 triệu đồng.

Hầu như ngày nào ở Hoa Viên Phú Thọ cũng có đá chim. Dù nội quy vào sinh hoạt dượt chim tại đây ghi rõ “… không được tổ chức đá chim mang tính chất ăn thua cá độ”, vậy mà nhiều người sẵng sàng mang chim đến đặt cạnh lồng chim đối thủ, khích tướng đòi đá nhau. Năm hoặc sáu lồng chim đặt cạnh nhau,xem con nào chịu màu thì đá. Tiếng cò kè cá độ, văng tục giữa hang chục tay đá độ ồn ào khắp nơi. Sau khi thành kèo, hai lồng chim được đặt cạnh nhau và kéo cửa. Một trong hai con sẽ bay qua lồng bên kia để phân cao thấp. Những con chim lúc nãy vừa “giao lưu” với nhau qua giọng hót ngọt ngào, giờ đây, vì cái máu đỏ đen của con người, đã thẳng thừng dung móng vuốt bấu víu, cào cấu nhau, dung cặp mỏ nhọn hoắt mổ thẳng vào những chỗ hiểm như đầu, mắt … Cuộc đá chim chỉ kết thúc khi một trong hai con kêu “chòe” rồi tung bay loạn xạ. Có nhiều cặp chim đá với nhau hàng giờ đồng hồ vẫn chưa thể phân thắng bại, lại có cặp chỉ cần vài phút. Những “miếng võ chim” đôi khi có nhiều đòn rất hiểm. Như đòn lấy móng hoặc nếu chẳng may con nào bị đối thủ dung cặp móng vuốt bấu vào hai cánh, khóa chặt lại thì coi như … hết đời! Vì kẻ thắng thế sẽ mổ thẳng từ trên đầu xuống dẫn đến tróc da đầu, thậm chí mất mạng. Ham hố theo những trận đá chim, có người lúc ban sáng còn vui vẻ với một ngày mới đầy tiếng chim hót véo von, nhưng chỉ đến nửa buổi sang đã phải ra về với bộ mặt bí xị vì thua xiểng liểng vài triệu đồng.

Tán gia bại sản

Một “nghệ nhân” tham gia đá chim lâu năm biết nhiều chuyện nói: “Thua độ chim phải bán nhà, cầm cố tài sản là chuyện thấy hoài trong giới đá chim, nhưng đâu ai dám rêu rao khắp nơi. Họ giấu nhẹm, âm thầm cầm cố tài sản tìm cách gỡ gạc”. Có người khi tài sản đã cầm cố hết lại chuyển qua đi vay mượn, nợ nần chồng chất cũng vì … chim. Thậm chí ở Phường 6 Quận 8 có người vợ đã phải tự tử vì người chồng lao vào những cuộc đỏ đen chim, đem bán tất cả những gì vợ chồng tích cóp, gầy dựng được trong bao nhiêu năm trời …

Ở một vài “trường chim” có không ít những thanh niên mặt còn non choẹt nhưng cá độ ăn thua không hề kém bất cứ bậc lão làng nào. Thường tại một “trường chim” sẽ diễn ra hia hoặc ba trận đá chim cùng một lúc, họ đều tham gia hết, bắt con này chấp con kia nhằm ăn thua “bù qua sớt lại”. Trong số đó có không ít người mang tiếng là đi dượt chim nhưng chỉ đến để cá độ, ăn thua với nhau.

Qua một vài nghệ nhân nuôi chim, chúng tôi biết được hầu như ở quận nào của SG cũng có “trường chim” như: Công viên Tao Đàn (Q., Cầu Tre (Q.6), đường Bùi Minh Trực (Q.8), Lăng Ông Bà Chiểu (Bình Thạnh) hay ở Gò Vấp, Tân Bình cũng rãi rác nhiều điểm đá chim. Họ còn cho biết tên tuổi những đại gia có máu mặt trong lĩnh vực đá chim ăn tiền. Nhưng khi tìm đến một vài “trường chim”, chúng tôi nhận thấy “đại gia” cũng như “tiểu gia”, tất cả đều là những kẻ cờ bạc, cay cú ăn thua. Nhìn những chú chim sau khi “thượng đài” trông thật thảm hại, chúng chỉ có thể đứng trên cầu há hốc miệng với bộ long xơ xác. Ngay những con thắng trận mãi một lúc sau mới đủ sức hót vài hơi khải hoàn. Còn kẻ bại trận xù long thất thần, sợ hãi tất cả những gì xung quanh.


 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17