Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
 
Giải Thích Thành ngữ- tục ngữ:

1. Há Miệng Chờ Sung


Tục ngữ đă dạy: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”. Vậy mà cũng có kẻ chẳng muốn làm, chỉ chực chờ ăn. Hắn ta nổi tiếng lười biếng. Cái danh ''đại lăn'' quả là rất xứng đáng. Đại lăn chờ sung há chẳng phải là một sự kiện nổi tiếng đó sao? Một ngày nọ, hắn đến bên một cây sung to. Chao ôi, bao nhiêu là quả chín! Lại nữa, thỉnh thoảng một quả rơi xuống bên gốc cây. Hắn nghĩ ngay ra một diệu kế. Cần phải nằm ngửa, há to miệng, thế nào cũng có quả rơi đúng miệng. Lúc đó, hắn sẽ nhai ngon lành, mà chẳng cần phải hoài công leo trèo, hái lượm ǵ… Nhiều quả sung lần lượt rơi chung quanh ḿnh, nhưng chẳng có một quả nào rơi vào miệng hắn. Vừa đói, vừa mệt, hắn đành nuốt nước bọt thất vọng đứng dậy. Thành ngữ ''Há miệng chờ sung” hay “Đại lăn chờ sung” chắc là xuất phát từ câu chuyện này.

Với thành ngữ ''Há miệng chờ sung”, nhân dân ta nhằm đả kích những kẻ lười biếng chực ăn sẵn bằng cầu may.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/giainghiatucngu1.htm#1">Há Miệng Chờ Sung</a>


2. ĐA NGHI NHƯ TÀO THÁO

Ở nước Trung Hoa thời Tam Quốc có viên quan Thừa tướng nổi tiếng đa nghi họ Tào, tên Tháo. Hắn đa nghi đến mức không tin bất ḱ ai trên đời dù người đó là tướng có tài hay người lính đă hết ḷng phục vụ và bảo vệ hắn. Có một lần Tào Tháo đem quân đi chinh phạt nhà Thục. Quân Thục chống trả quyết liệt và cố thủ vững chắc. Cuộc chiến kéo dài, quân Tào mệt mỏi, tiến thoái lưỡng nan. Thấy t́nh thế khó nuốt được Thục, Tào bèn ban mật khẩu “Kê cân”. Một tướng giỏi của Tào là Dương Tu nghe lỏm được, liền truyền lệnh cho quân sĩ thu xếp hành trang, chuẩn bị rút. Thấy lạ, quân tả hữu liền hỏi:

- Tại sao tướng quân lại cho quân rút sớm vậy?

Dương Tu đáp:

- Quan Thừa tướng đă ban mật khẩu “Kê cân” (nghĩa là gan gà) ư muốn nói ăn không được, vứt th́ tiếc. Vậy việc rút quân chỉ nay mai thôi.

Biết chuyện này, Tào Tháo khép tội Dương Tu là tiết lộ việc quân cơ, đem ra chém đầu. Nhưng đó chỉ là cái cớ. Cái chính là Tào Tháo biết Dương Tu là tướng có tài, chuyện ǵ cũng đoán biết được trước nên phải t́m cách hạ sát để trừ hậu họa. Tào Tháo c̣n là người đa mưu, nhưng vẫn rất sợ quân lính làm phản và bọn thích khách ám hại. Để đề pḥng mọi bất trắc có thể xảy ra, hắn ra lệnh: Đêm ta ngủ thường mơ nơi trận mạc, tung hoành đao kiếm, đừng ai đến gần mà thiệt mạng. Một hôm, đang ngủ say, bỗng hắn trở ḿnh, chăn rơi xuống đất. Tên lính hầu canh cửa thấy vậy bèn rón rén đến bên giường nhặt chăn lên đắp lại cho chủ tướng. Tào Tháo vùng phắt dậy rút ngay gươm đă thủ sẵn ở đầu giường chém người lính rồi lại nằm ngủ tiếp. Hành động chém giết tàn bạo của y không chỉ là lời răn đe khắc nghiệt đối với quân lính mà c̣n bộc lộ bản chất hay ngờ vực, hay nghi kị đến mức điển h́nh của một tính cách. Từ đó, tính cách của y đă được khái quát gọn trong năm chữ: Đa nghi như Tào Tháo.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/giainghiatucngu1.htm#2">ĐA NGHI NHƯ TÀO THÁO</a>


3. Dở Dở Ương Ương


Trong tiếng Việt, khi nói về những người có tính khí không b́nh thường, không ra khôn mà cũng chẳng ra dại, người ta nói đó là người “dở dở ương ương”: “Khôn cho người ta sợ, dại cho người ta thương, dở dở ương ương cho người ta ghét” (tục ngữ ).

Cũng như nhiều thành ngữ khác trong tiếng Việt, thành ngữ dở dở ương ương được h́nh thành bằng ghép láy hai từ dở và ương đi liền nhau.

Nếu chấp nhận rằng có một sự chuyển nghĩa từ dở trong khế dở (khế không ra ngọt mà cũng không ra chua) đến dở trong dở người từ ương trong ổi ương đến ương trong ương gàn, ương ngạnh v.v… th́ cũng có thể chấp nhận có hai cách giải thích của thành ngữ dở dở ương ương.

Với nghĩa gốc, dở là ở trạng thái chưa xong, chưa kết thúc; c̣n ương biểu thị cái trạng thái của trái cây gần chín, cái trạng thái chưa chín hẳn, nhưng cũng chẳng c̣n xanh nữa! Có thể nói dở và ương đều có một nét nghĩa chung là ở trạng thái chưa kết thúc của quá tŕnh, ở trạng thái nửa vời, không ra thế nọ mà cũng chẳng ra thế kia. Từ đó, với nghĩa bóng, nghĩa rộng, thành ngữ dở dở ương ương thường được dùng để biểu thị tính cách của những người khôn chẳng ra khôn mà dại chẳng ra dại. Dĩ nhiên cái tính cách, phẩm chất này lại thường thể hiện ở cách nói năng, cách ứng xử, thí dụ:

“Ấy cũng chỉ v́ trên đầu có hai thứ tóc nên mới ăn nói dở dở ương ương như thế”. (Tạp chí văn nghệ 1-1967).

“Gọi là Đạo Khùng v́ ông dở dở ương ương lúc cười nói huyên thuyên, lúc im hơi lặng tiếng, khi th́ đon đả hỏi chuyện khách viếng thăm, vui vẻ trả lời các câu hỏi, lúc ĺ ĺ hoặc gắt gỏng, xua đuổi người đến thỉnh cầu như xua tà” (Khoa học bịp).

Với nghĩa chuyển, dở được dùng để biểu thị tính khí không b́nh thường, được biểu hiện bằng những hành vi ngớ ngẩn, c̣n ương là “gàn”, cứ theo ư ḿnh, không chịu nghe ai” (Từ điển tiếng Việt, 1988). Như vậy th́ việc giải thích dở dở ương ương là thành ngữ biểu thị tính cách của con người không b́nh thường, khôn chẳng ra khôn, dại chẳng ra dại cũng là cách giải thích có thể chấp nhận được. Trong trường hợp này, th́ nghĩa của dở dở ương ương được h́nh thành từ nghĩa chuyển của dở và ương, chứ không phải từ nghĩa gốc của hai từ này.

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/giainghiatucngu1.htm#3">Dở_Dở_Ương_Ương</a>


4. MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI

Trong chế độ phong kiến, đôi lứa kết duyên, nên vợ nên chồng đâu chỉ v́ t́nh yêu của họ, đâu phải v́ “đôi lứa xứng đôi”. Cái quan trọng, cái cốt lơi trong hôn nhân thời ấy là môn đăng hộ đối, tức là hai gia đ́nh thông gia phải có sự ngang nhau về nhà cửa, của cải, và tương đương nhau về địa vị xă hội:

“Phú ông một hôm mắng em và bảo: “Bao nhiêu đám môn đăng hộ đối không lấy, phải chăng muốn lấy con nhà chùa?” (Nguyễn Đổng Chi. “Kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam”).

Môn đăng hộ đối trước hết là tương xứng về nhà cửa, gia thế. Các yếu tố môn, hộ có nghĩa là “cửa, nhà”, các yếu tố đăng, đối được tách ra từ tổ hợp đăng đối với nghĩa là “ngang bằng, đối hợp nhau”. Vậy là, từ chỗ so sánh rất cụ thể về cái nhà, cái cửa, thành ngữ môn đăng hộ đối được mở rộng nghĩa để chỉ gia thế, địa vị xă hội giữa hai bên. Đôi lứa, duyên số phù hợp nhau, xứng đáng kết tóc xe tơ chỉ khi địa vị gia đ́nh họ ngang bằng nhau:

Xă hội phong kiến không chấp nhận những câu chuyện t́nh giữa các đôi lứa thuộc đẳng cấp chênh lệch nhau:

“Một công tử con quan tể tướng lại lấy một cô gái lái đ̣ làm vợ th́ c̣n đâu là môn đăng hộ đối!” (“Giai thoại Thăng Long”).

Biến thể của thành ngữ môn đăng hộ đối là môn đương hộ đối. Dạng thức này có ư nghĩa và cách dùng tương tự như môn đăng hộ đối.

“Ừ, em vua nước Tây làm rể hoàng đế nước Nam, môn đương hộ đối như thế, tưởng cũng không mấy người có được” (Danh nhân Hà Nội).

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/giainghiatucngu1.htm#4">MÔN ĐĂNG HỘ ĐỐI </a>


5. Cả vú lấp miệng em

Nhiều bà mẹ, khi nghe trẻ khóc, không cần dỗ dành, vỗ về, nựng nịu ǵ cả mà lập tức dùng bầu vú sữa sẵn có trên ḿnh để lấp miệng đứa bé. Nhờ được bú tí mẹ, đứa trẻ không c̣n khóc nữa. Mới hay là, với đứa bé, bầu vú của mẹ có thế mạnh và ứng nghiệm trông thấy. Cái hiện tượng b́nh thường mà chúng ta vẫn gặp, vẫn thấy hàng ngày được dân gian khai thác và khái quát thành câu cả vú lấp miệng em để chỉ hiện tượng dùng quyền lực, thế mạnh của ḿnh để chèn ép, lấn át kẻ khác.

Về xuất xứ và ư nghĩa chung của thành ngữ cả vú lấp miệng em như thế là đă rơ. Tuy nhiên, ở thành ngữ này, chúng ta cần quan tâm đến một số điểm khá lư thú về mặt chữ và nghĩa. Vú ở đây là bầu sữa mẹ, được dùng để biểu trưng cho thế mạnh, cho sự lợi thế, trong khi đó em vừa là từ xưng gọi em bé, vừa là từ biểu trưng cho người cấp dưới, người yếu thế hơn. Miệng trong thành ngữ đang xét không chỉ là miệng ăn, miệng bú mà c̣n là miệng nói. V́ thế, miệng được biểu trưng cho lời nói, cho ư kiến, đề nghị, phê b́nh phản đối của người khác đối với người trên. C̣n lấp là hành động che, bịt lại, không cho lộ ra, không cho phát ngôn, không cho nói. Ở trong thành ngữ này, riêng từ cả là ít giá trị biểu trưng nhất, nhưng lại hơi khó hiểu. Nhiều người đă hiểu cả trong cả vú lấp miệng em có chức năng chỉ gộp, chỉ tổng thể với nghĩa là “tất cả, toàn bộ”, như trong cả nhà, cả bản, cả con gà,… Nhưng cách hiểu này là không chính xác. Thực ra, cả trong thành ngữ này có ư nghĩa là “to, lớn”, như nghĩa của cả trong đũa cả, cả lưng rộng háng, cả hơi lớn tiếng,… Sự giao kết nghĩa của các yếu tố, nhất là nghĩa biểu trưng của chúng đă tạo thành câu cả vú lấp miệng em nhằm hàm chỉ một thói xấu của người đời là hay ỷ vào thế lực, sức mạnh để chèn ép, lấn át người kém ḿnh về thế lực và địa vị trong cuộc sống.

 


6. Làm sao có thể lấp biển được trong khi trái đất này có tới ba phần tư là biển!

C̣n công việc vá trời lại càng không thể có, nói chi đến việc làm được hay không làm được! Một bà Nữ Oa gánh đá vá trời cũng chỉ là một câu chuyện thần thoại đầy tính hoang đường, kỳ diệu của nó. Tuy nhiên trong nhận thức của dân gian công cuộc vá trời lấp biển là một công cuộc lớn lao siêu việt. Do đó, thành ngữ vá trời lấp biển được dùng để chỉ hành động phi thường, vĩ đại, biểu hiện xu thế và sức mạnh của ư chí, hoài băo lớn lao của con người.

Trong sự đánh giá của nhân dân ta, đôi khi cái chuyện vá trời lấp biển không c̣n là công chuyện to lớn, phi thường nữa, mà chỉ là chuyện khoác lác, viển vông, không thực tế.
"Mặc kệ gia đ́nh và những cái ǵ c̣n lại!.... Hắn sẽ uống rất khoẻ và nói toàn những chuyện vá trời lấp biển rồi đi la cà đến hết đêm mới về" (Nam Cao "Truyện ngắn").

Thành ngữ vá trời lấp biển c̣n có biến thể lấp biển vá trời. Thí dụ:
"Ông định lấp biển vá trời à, ông chủ nhiệm ơi? Trước đây ba mươi nhăm năm, có người đă chịu thua rồi" (Chu Văn "Băo biển").

Gần nghĩa với thành ngữ vá trời lấp biển, là các thành ngữ dời non lấp biển, xẻ núi ngăn sông...

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/giainghiatucngu1.htm#6">lấp biển</a>


7. Trong tiếng Việt để diễn tả ư nhiều lần gặp lại (của một sự việc nào đó), người ta thường dùng thành ngữ năm tao bảy tiết (tuyết)

"Phần nhiều kéo nhau đến đây là hạng tứ bất tử cả đấy. Trốn chúa lộn chồng năm tao bảy tiết, ba ch́m năm nổi chín lênh đênh, vỡ nợ tam tứ từng" (Nguyễn Tuân "Sông Đà").

Tao ở đây là "lần", "lượt", "phen" và tiết (tuyết) là chỉ h́nh thức đối xứng về mặt ngữ âm trong thành ngữ cùng với các số từ quen thuộc năm và bảy để diễn đạt, biểu thị cái ư "nhiều lần', "nhiều bận". Thường th́ thành ngữ trên được dùng khi muốn nói về một sự tái diễn nhiều lần mà thường không toại nguyện người trong cuộc.

"Chờ măi anh sang anh chả sang
Thế mà hôm nọ hát bên làng
Năm tao bảy tuyết anh ḥ hẹn
Để cả mùa xuân cũng bẽ bàng".
(Nguyễn Bính "mưa xuân")

Với ư nghĩa này, thành ngữ trên đồng nghĩa với cách nói năm lần bảy lượt.
Trong sử dụng, có khi thành ngữ năm tao bảy tiết phát sinh những nét nghĩa mới tuỳ hoàn cảnh nói năng. Có khi nó hàm nghĩa "nhiều, ở mức độ lớn".

"Mẹ chỉ biết, thương chồng th́ lo cho chồng năm tao bảy tiết, thương con, mẹ lo cho con chẳng kể nắng mưa"

Có khi năm tao bảy tiết (tuyết) c̣n hàm nét nghĩa "vất vả, phải làm đi làm lại nhiều lần":

"Bên anh chăn nuôi thế nào chứ ở đây thật là năm tao bảy tuyết đấy. Được cái khoản cung cấp lợn giống với cung cấp thịt cho nhà nước nh́n cũng tươm". (Nhiều tác giả "Hội thi").

<a href="http://e-cadao.com/giaithich/giainghiatucngu1.htm#7">Năm tao bảy tiết </a>


 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17