1.
Bắt cá hai tay
Hễ một người nào đó vì lòng tham
muốn có được nhiều thứ trong cùng một lúc, hoặc để
ăn chắc, không được thứ này thì được thứ khác, hoặc
vừa làm điều này ở đây rồi lại làm điều đó ở nơi
khác nữa (theo lẽ thường anh ta chỉ được làm ở một
nơi), thì sẽ bị mọi người gọi một cách mỉa mai là kẻ
“bắt cá hai tay”.
“Bắt cá hai tay” được hiểu ở đây với nghĩa đen là
mỗi tay bắt một con cá và kết quả là tuột mất, chẳng
bắt được con nào (vì mỗi tay bắt một thì không chắc
chắn). Chẳng thế mà ca dao Việt Nam đã từng khuyên
nhủ mọi người:
“Xin đừng bắt cá hai tay
Cá lội dưới nước, chim bay lên trời”
Từ nghĩa đen cụ thể đó, nhân dân ta đã dùng thành
ngữ này với nghĩa rộng hơn để chỉ những người có tư
tưởng “nước đôi”, hoặc tham lam, ôn đồm, muốn có
nhiều thứ, muốn làm nhiều việc cùng một lúc, không
được việc này thì được việc khác, kết quả hoặc là
không được gì, “xôi hỏng bỏng không” hoặc được chắc
một thứ nhưng thường bị chê trách là tham lam, khôn
ranh
(Theo “Kể chuyện thành ngữ tục ngữ”)
<a href="http://e-cadao.com/giaithich/giainghiatucngu3.htm#1">Bắt
Cá Hai Tay
</a>
<a href="http://e-cadao.com/giaithich/giainghiatucngu3.htm#2">Xôi
Hỏng Bỏng Không
</a>
Một Thí dụ của câu
2.
Xôi Hỏng Bỏng Không
TRƯỚC KHI
ĐÁNH NGƯỜI PHẢI BIẾT GIỮ MÌNH
Văn Công
nước Tấn đem quân sang đánh nước Vệ.
Giữa đường gặp một ông lão đang bừa ruộng, cứ ngẩng mặt lên trời
cười khanh khách mãi. Văn Công cho đòi lại hỏi: “Ngươi cười cái
gì thế?”.
Ông lão thưa rằng: “Tôi cười
người láng giềng nhà tôi. Anh ta đưa vợ đi chơi nhà bà con. Giữa
đường gặp người con gái hái dâu, anh ta thích quá, lén vợ rẽ
xuống ruộng dâu nói chuyện với người con gái. Một chốc ngoảnh
lên xem vợ đi đến đâu thì thấy một chàng đang vẫy vợ anh ta đi.
Ấy câu chuyện chỉ có thế, tôi nghĩ mà tôi
không
nhịn cười được”.
Văn Công nghe nói, tỉnh ngộ
kéo quân về. Về chưa đến nơi, thì đã thấy báo có giặc ngoài vào
xâm phạm trên mạn bắc trong nước.
Liệt Tử
Lời bàn:
Phàm cái gì mình thích, tất
người ta cũng thích. Nếu cứ theo lòng dục mà vơ năm gấp mười
không
phòng bị thì có khi
xôi
hỏng
bỏng
không,
chẳng những
không lấy được gì của người ta, mà mình có gì cũng mất vào
tay người ta nữa. Việc nước cũng thế, đi đánh nước ngoài mà
không
nghĩ giữ nước nhà, thế là bỏ nước mình cho giặc vậy.
(Theo Cổ học tinh
hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân. NXB Trẻ, 1992)
|