Home Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Bán trời không văn t
 
Thành ngữ bán trời không văn tlà một thành ngữ có cấu trúc đơn giản, trong đó bán là động từ làm trung tâm, còn trời danh từ chỉ đối tượng để bán, và không văn tlà bổ tố chỉ phương thức (cách bán). Ý nghĩ của thành ngữ này được hình thành trên sự giao kết và tính biểu trưng của hai thành phần phụ chỉ đối tượng và cách thức tương ứng với những hướng khai thác khác nhau của dân gian.

Khi nói trời là nói tới cái gì to lớn, con người không thể nắm bất được, lại càng không thể đem bán, đổi chác dược. Việc bán trời là không có thực. Hơn nữa, giả sử có chuyện "bán trời" thật, tức là bán một đối tượng to lớn, thì kẻ mua người bán phải có những thỏa thuận, cam kết cẩn thận bằng giấy tờ (văn tự). Đến cái nhà, cái cửa, khi mua bán còn phải có đủ văn khế, văn tự nữa là trời. Mua những đồ vật lớn, có giá trị cao thì tự người  mua bắt người bán làm văn tđđảm bảo về mặt pháp lí cho quyền sở hữu của mình sau khi mua. Bán trời không văn tmà lại có người mua cũng là chuyện không chuyện khoác lác. Vậy là cả đối tượng đem bán và cách thức bán đều là chuyện phi thực tế, chuyện ba hoa khoác lác. Đó cũng chính là ý nghĩa đầu tiên của thành ngữ bán trời không văn tự. Thí dụ:

"Tôi dệt cho nhà chị thì công tôi không lấy vặt mà thằng Tâm lại biết chữ. Vừa thợ cửi vừa ông Giáo - Nói bán trời không văn tự. Anh thì có mà dệt cơm" (Tô Hoài, "ời Năm").
"Một số nhà văn ba hoa bán trời không văn tnhưng thực chất là muốn ăn ngon, chơi sướng mà lại rất nhác lười (Xuân Diệu Những bước đường Tư Tửng Của Tôi".
Theo hướng liên hội khác, trời được coi là đấng tôi cao, là đấng thiêng liêng, thế mà ai dám nói đem trời đđổi bán, thì quả là quá liều lĩnh và gàn dở. Lại nữa, giá có thể bán được trời, thì người bán phải tuân theo những thông lệ của xã hội, là
phải có thỏa thuận, có cam kết chứ nhất định không thể làm bừa, không có giao kèo, văn tự. Cách thức này bị coi là bừa bãi, ngang tàng, bất chấp thông lệ. Do đó, hành vi bán trời không văn tthể hiện tính ngang tàng, liều lĩnh, bất chấp, lề luật không cần biết đúng sai. :
"Anh em là "ét" cả tuyến đường phải tôn Cảo làm bậc đàn anh. Cảo đã bán trời không văn tự, uống bia thì nốc một hơi cạn cả chai rồi quẳng luôn vỏ ra đường (Nhiều tác giả, "Thời con gái" ).
"Nói đạn côn 82 đã nổ mà đầu đạn lại nằm ngay hố đạn thì thật chuyện bán trời không văn tự, thách thức toàn bộ tri thức loài người". (Báo quân đội nhân dân, 9-4-1974).
Với ý nghĩa này, thành ngữ bán trời không văn ttỏ ra gần gũi với thành ngữ coi trời bằng vung. Thí dụ: "Chỗ nào ta không bắn thì chúng nó coi trời bằng vung
biểu diễn đ các kiu" (Báo Nhân dân, 4-7-l965).                              
Trong tiếng Việt-. thành ngữ bán trời không văn tcòn có biến thể là bán trời không mời thiên lôi. Thí dụ:
"Một tên cao nghều nện cồm cộp giày xuống mặt đường hậm hực.
- Bộ các người muốn bán trời không mời thiên lôi phải không? ' (Báo Nhân dân, 19-3-1971).
 

(Trích từ "Kể chuyện Thành ngữ, Tục ngữ" - Hoàng Văn Hoành - Viện Ngôn Ngữ Học)

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17