Phú quư sinh lễ nghĩa
Trong đời sống của người
Việt Nam, ca dao, tục ngữ, thành ngữ đóng vai tṛ quan trọng, là
một nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc. Ca dao tục
Ngữ, thành ngữ chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan và vũ trụ quan,
được đúc rút từ thực tiễn lao động và kinh nghiệm của con người,
có tác dụng định hướng cho việc h́nh thành nhân cách, hành động
và suy nghĩ của con người Việt Nam.
“Phú quư sinh lễ nghĩa” là
một câu thành ngữ mang tính triết lư cao, phản ánh hiện thực khách
quan, giúp con người lư giải, cắt nghĩa các hiện tượng diễn ra trong
cuộc sống của con người. Muốn hiểu được câu phú quư sinh lễ nghĩa”
th́ ta phải hiểu “phú quư” và “lễ nghĩa” là ǵ?
Trong Đại từ điển Tiếng
Việt do Nguyễn Như Ư chủ biên th́: Phú quư được hiểu là “giàu có và
sang trọng” C̣n “lễ nghĩa” là “Những phép tắc phải theo để cư xử
trong gia đ́nh, xă hội sao cho phải đạo người trên kẻ dưới, theo tư
tưởng nho giáo”. Khổng giáo lấy sự dạy dỗ con người làm chính yếu
nên rất tôn trọng t́nh cảm, khiến người ta bao giờ cũng hàm chứa
trong tâm trí mọi t́nh cảm nhân hậu và chân thành nhất. Muốn hiểu
được mọi lẽ phải trái, biết cách hành xử trong đời th́ ai cũng phải
biết lễ nghĩa, do vậy Lễ chính là phần đạo đức thực hành của Nho
giáo. Khởi nguồn, chữ Lễ chỉ dùng để nói cách thức thờ thần linh sao
cho được phúc lộc nhiều nhưng sau suy rộng ra, Lễ gồm cả quy tắc,
phong tục tập quán của một xă hội đă được thừa nhận. Sau chữ Lễ lại
có thêm nghĩa quyền lợi và hành vi của con người hợp với đạo lư và
luân lư nữa.
Như thế có thế nói
Lễ-Lư-Nghĩa là một. Lễ là cái thực của nghĩa dùng làm tiêu chuẩn cho
hành vi và tuỳ theo mỗi hoàn cảnh xă hội có thể thay đổi và phát
triển, tạo ra nhiều tác dụng hơn, giữ và duy tŕ được phong cách đạo
đức của con người. Khổng Tử kết luận: Cái ǵ không hợp lễ th́ chớ
nh́n. Tiếng nào không hợp lễ th́ chớ nghe, lời nào không hợp lễ th́
chớ nói, việc nào không hợp lễ th́ chớ làm.
C̣n cổ ngữ thường dạy: Tiên
học lễ, hậu học văn. Quan hệ của lễ nghĩa thường rất gắn bó mật
thiết, cái này làm tiền đề cho cái kia và ngược lại cái kia khẳng
định cho cái này. Ngày nay tuy có nhiều thay đổi về quan niệm xă hội,
phong tục, lối sống, văn hoá nhưng Lễ nghĩa vẫn là một thứ công cụ
duy tŕ trật tự xă hội một cách tự giác, v́ con người sống trong xă
hội văn minh hiện đại ngày nay vẫn phải ǵn giữ truyền thống tốt đẹp
xưa. Một người trang trọng mà không biết lễ th́ dễ mệt mỏi, cẩn thận
mà không biết lễ th́ để lo sợ.
Tóm lại, ta có thể hiểu:
“Phú quư sinh lễ nghĩa” là khi giàu có hay đẻ ra các nghi thức không
cần thiết. “Phú quư sinh lễ nghĩa”, dân gian thường quan niệm như
vậy. Khi mức sống vật chất đă tạm đủ, con người ta quan hệ rộng hơn,
thủ tục, nghi thức trong cuộc sống cần thiết hơn. Người xưa nói “Phú
quư sinh lễ nghĩa”, được hiểu là Phú sinh ra Lễ, và Quư sinh ra
Nghĩa. Người ta vẫn nói “Phú quư sinh lễ nghĩa” để chỉ mối quan hệ
giữa vật chất và tinh thần, muốn có một đời sống tinh thần giàu ư
nghĩa, muốn đối đăi với nhau thật t́nh cảm th́ phải có năng lực kinh
tế. Chỉ khi nào kinh tế phát triển, kinh tế ổn định th́ mới có điều
kiện để chăm lo đến đời sống tinh thần. Thực chất của “phú quư sinh
lễ nghĩa” là mối quan hệ giữa vật chất và ư thức, giữa tồn tại xă
hội và ư thức xă hội hay giữa kinh tế và văn hoá, trong mối quan hệ
này th́ vật chất, kinh tế đóng vai tṛ quyết định.
C.Mác chỉ ra rằng: Con
người trước hết phải ăn, ở, mặc th́ mới tham gia các hoạt động chính
trị, văn hoá xă hội khác. Vật chất quyết định hành vi, thái độ ứng
xử của con người. Vật chất chính là nền tảng của các hoạt động của
con người. Con người phải sống được th́ mới có ư thức phản ánh về
cuộc sống đó, mới phát sinh các quan hệ xă hội, mới có nhận thức và
hành động phù hợp, mới có tư tưởng cải tạo cuộc sống và thay đổi thế
giới tiền đồ. Nhưng trong mối quan hệ này, ư thức cũng có tác động
nhất định đối với vật chất, đối với tồn tại xă hội. Ư thức thực chất
là sự phản ánh tồn tại xă hội, điều kiện sinh sống của con người.
Nếu ư thức đúng sẽ khiến con người hành động đúng. Nếu ư thức sai,
sẽ dẫn con người hành động sai. Ư thức con người có thể ḱm hăm hoặc
tạo điều kiện cho xă hội phát triển, ư thức có thể đem đến những giá
trị vật chất lớn lao cho con người. Xuất phát từ mối quan hệ biện
chứng đó th́ ta có thể phân ra hai cách tiếp cận, 2 cách hiểu về mối
quan hệ giữa “phú quư” và “lễ nghĩa”.
Thứ nhất là “phú quư sinh
lễ nghĩa”: Trong thời đại ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế
th́ cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao. Thu nhập của
con người gia tăng đă kéo theo nhu cầu hưởng thụ của con người ngày
càng lớn. Bây giờ con người không chỉ có nhu cầu “ăn no, mặc ấm” mà
c̣n hướng tới nhu cầu “ăn ngon, mặc đẹp”. Con người đă biết hưởng
thụ những thú vui của cuộc sống, biết làm phong phú đời sống tinh
thần của ḿnh bằng những hoạt động giải trí phi vật chất. Như một
quy luật của xă hội, cuộc sống giàu có với những giá trị mới đă làm
phát sinh nhiều nghi lễ, nhiều nhu cầu giải trí mới. Con người làm
ra nhiều của cải, thu nhập tăng cao muốn mở rộng nhu cầu giải trí
tinh thần (nhiều khi không lành mạnh, không văn hoá) để tái sản xuất
sức lao động. “Nước nổi” th́ “bèo nổi”. Trong cuộc sống thường ngày,
nhiều vấn đề đă phát sinh từ cuộc sống giàu có của con người. Con
người đă quan tâm nhiều thứ khác ngoài vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền”.
Người ta đă quan tâm đến đời sống tinh thần nhiều hơn. Con người v́
sự “phú quư” của ḿnh đă làm xuất hiện nhiều “lễ nghĩa” mới. Con
người bây giờ đă biết hưởng thụ những dịch vụ có tính giải trí cao
như: đi du lịch, tổ chức hội hè, liên hoan, tiệc tùng, tham gia các
diễn đàn, sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao…Con người
ngày càng quan tâm đến nhau, gia tăng các mối quan hệ xă hội. Đó là
những nhu cầu tất yếu phát sinh, chính đáng của con người tương ứng
với mức thu nhập của họ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, sự giàu có, sung
túc cũng “gây nhiễu” cho cuộc sống của con người. Cơ chế thị trường
làm cho tính thực dụng tăng lên trong các mối quan hệ, trong mọi
hoạt động. Con người chú ư nhiều hơn đến những nghi thức, “lễ nghĩa”
mới. Hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo cũng nảy sinh từ cuộc sống vật
chất khấm khá của con người. Việc đi cúng bái, hành lễ tại các đền,
chùa cũng diễn ra thường xuyên hơn. Con người xem việc cúng bái,
hành lễ như một phần tất yếu trong cuộc sống của họ. Ngày nay, do
kết quả của công cuộc đổi mới, đời sống khá hơn, do đó nhiều việc
vui trước đây chỉ là nội bộ gia đ́nh, th́ nay mời anh em, họ hàng
chung vui. Cỗ bàn bây giờ cũng chất lượng hơn, không c̣n đạm bạc như
trước nữa. Tuy nhiên, có lúc, có nơi, lễ nghĩa h́nh như đă đi “quá
đà”. Bây giờ ở nông thôn, nhiều nơi có biết bao đám đ́nh: đám cưới,
đám ma, cúng 50 ngày, 100 ngày, đám bốc mộ, mừng nhà mới, mừng con
đi học đại học, mừng trẻ đầy cữ, đầy năm, mừng khánh thành lăng mộ,
nhà thờ… Nhiều đám, trước đây chỉ trà nước th́ nay cũng cỗ bàn. Đám
cưới có nơi đến hàng trăm mâm, các đám khác cũng hàng chục. Nhà này
làm được, nhà kia không làm cũng thấy áy náy, nhà sau lại muốn làm
to hơn nhà trước, sang hơn. Họ này xây lăng, làm nhà thờ, họ kia
cũng phải theo, có khi làm sau lại lớn hơn, “con gà thách nhau tiếng
gáy”, cứ thế đua nhau. Tổ chức các việc ấy, nhiều khi thuần túy chỉ
là ăn uống, khách đến, được mời vào mâm, ăn rồi tặng phong b́. Đi dự
đám cưới mà nhiều người không biết cô dâu, chú rể là ai. Ngoài ra
c̣n rất nhiều hiện tượng “lễ, nghĩa” khác xuất phát từ cuộc sống
“phú quư” của con người. Rơ ràng, khi cuộc sống được cải thiện, con
người càng chú trọng đến đời sống văn hoá, tinh thần. Nhiều nghi
thức, lễ nghĩa được con người đưa ra để làm phong phú đời sống của
họ. Bên cạnh những mặt tích cực th́ điều đó cũng gây phiền nhiễu cho
con người. Con người nên hướng đến tạo ra những giá trị văn hoá,
tinh thần mới, có tác dụng xây dựng nếp sống đẹp, chuẩn mực, hạn chế
những “lễ nghĩa” rườm rà, đang trực tiếp làm xói ṃn truyền thống
văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
Thứ hai là, “Lễ nghĩa sinh
phú quư”: Chúng ta thường quen với việc “phú quư sinh lễ nghĩa”
những trong sự vận động của xă hội hiện nay, với sự thay đổi toàn
diện trong mọi lĩnh vực của đời sống con người th́ nhiều khi “lễ
nghĩa sinh phú quư”. “Lễ nghĩa” có thể tạo cho con người cuộc sống
giàu sang. Ư thức con người cũng có tác dụng tạo ra của cải vật chất
cho con người. Tuy nhiên, điều này chỉ được hiểu và đúng trong một
số điều kiện, hoàn cảnh nhất định. Ví dụ như mối quan hệ giữa văn
hoá và kinh tế. Nói đến kinh tế, kinh doanh là nói đến những hoạt
động thu lợi nhuận. C̣n nói đến văn hoá là nói đến cái đúng, cái đẹp,
cái tốt, nghĩa là nói đến phẩm chất thuộc đạo đức trong các mối quan
hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên cũng
như trong sự tu dưỡng không ngừng để mong tiến tới hoàn thiện bản
thân. Lâu nay, trong nhận thức của chúng ta, văn hóa “bấu víu” kinh
tế. Nhưng đă đến lúc chúng ta phải mạnh dạn thay đổi tư duy, rằng
chính “lễ nghĩa cũng sinh phú quư”. Phải thấy rằng chưa bao giờ mà
du lịch tạo ra hiệu quả kinh tế cao như hiện nay, và từ đó, hăy mạnh
dạn đầu tư cho văn hóa. Thực tế th́ văn hoá đang mang lại lợi nhuận
như: di sản văn hoá nhă nhạc cung đ́nh Huế, phố cổ Hội An, không
gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên… đang trực tiếp mang lại nguồn
lợi lớn cho đất nước, mang lại thu nhập cho nhiều người. Đầu tư cho
con người, cho giáo dục cũng là cách tạo nên những giá trị phát
triển, nâng cao chất lượng dân trí, làm nền tảng cho phát triển kinh
tế. Trong thực tế cuộc sống, trong thực tiễn công việc, nhiều mối
quan hệ nghề nghiệp đang mang lại sự thăng tiến cho con người. Quan
hệ xă hội chính là yếu tố quan trọng đem đến cho mỗi người lợi thế
riêng trong sản xuất kinh doanh, trong con đường chức nghiệp, trong
giao tiếp xă hội…V́ một mối quan hệ tốt đẹp, anh có thể chiếm được
ưu thế trong sản xuất kinh doanh, làm sản phẩm của công ty anh chiếm
lĩnh được thị phần lớn trên thị trường, tiêu thụ nhanh, lợi ích kinh
tế lớn. Với mỗi cá nhân, một cử chỉ, hành động đẹp, có ư nghĩa được
tập thể ghi nhận có thể làm tôn thêm vị trí, uy tín, danh tiếng của
anh trong quan hệ nghề nghiệp, trong cộng đồng. Một Công ty, có
những hoạt động từ thiện tích cực, tham gia đóng góp cho cộng đồng
là phương cách để nâng cao giá trị thương hiệu của doanh nghiệp
ḿnh, tạo lợi thế trong kinh doanh, đó là cách quảng bá sản phẩm của
doanh nghiệp ḿnh. Một nghệ sĩ có chất giọng tốt, thân thiện với
khán giả, tích cực tham gia hoạt động xă hội có thể mang lại những
“sô” diễn với catxê cao… Như vậy, hiện nay, xă hội con người đang
tồn tại hiện tượng “phú quư sinh lễ nghĩa” và “lễ nghĩa sinh phú
quư”. Đó là hai mặt của một vấn đề. Vấn đề này tồn tại từ xa xưa.
Nhưng ngày nay th́ “lễ nghĩa sinh phú quư” thấy nhiều hơn. “Phú quư”
và “lễ nghĩa” luôn song hành tồn tại, có mối quan hệ tác động qua
lại với nhau. Không cái nào tách rời cái nào. Nếu chỉ rơ ưu thế của
“phú quư” và “lễ nghĩa” th́ phần nào “phú quư” trội hơn bởi dù sao
th́ vật chất quyết định ư thức, tồn tại xă hội quyết định ư thức xă
hội.