Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Thành Điện Hải trong cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1858 ở Đà Nẵng

Thành Điện Hải, một di tích lịch sử quan trọng của thành phố Đà Nẵng, đă từng là tiền đồn chống thực dân Pháp ngay từ bước đầu khi chúng  đặt chân lên đất nước chúng ta.

Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn, về phía tây, tại vùng Trẹm thuộc phường Thạch Thang, được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long, sau đó  xây lại và dời đến địa điểm hiện c̣n ngày nay.

Vào mùa xuân năm Quí Dậu, niên hiệu Gia Long thứ 12 (1813), vua cho đắp đài Điện Hải và bảo An Hải, đài ở bên tả cửa biển Đà Nẵng, bảo ở bên hữu, sau khi đài xây xong, đến tháng 5/1813 vua Gia Long tuần du Quảng Nam, đến Đà Nẵng xem xét việc bố pḥng đài Điện Hải, vua c̣n ra lệnh cho vét sông Hà Thân (sông Hàn), cử Nguyễn Văn Như làm Án thủ cửa biển Đà Nẵng và sai quân đóng 35 chiếc thuyền tam bản để pḥng thủ. (1)

Vua Gia long phải vất vả xa giá vào Đà Nẵng chỉ với mục đích xem thành Điện Hải và tổ chức lực lượng thuỷ quân để pḥng thủ, chứng tỏ nhà vua rất quan tâm đến hải cảng này. Sở dĩ như vậy bởi v́ trước đây, trong những ngày c̣n bôn ba dựng nghiệp vua đă thấy được vị trí chiến lược quan trọng của Đà Nẵng, chính vua đă ra lệnh cho Nguyễn Văn Trương điều quân chiếm Quảng Nam, Đà Nẵng làm bàn đạp để tiến chiếm Phú Xuân. Tháng 4 năm Tân Dậu (1801) khi thuyền vua vừa mới đến Cù lao Chàm, Gia Long lập tức chỉ dụ cho Nguyễn Văn Trương đem quân đến Đà Nẵng chờ lệnh rồi thuyền của vua cũng đến ngay Đà Nẵng để hội quân cùng các tướng lănh bàn kế hoạch đánh Tây Sơn. Gia Long nắm rất rơ vị trí Đà Nẵng từ Vũng Thùng cho đến pḥng tuyến Cu Đê, v́ vậy khi lên ngôi, nhà vua chủ trương tăng cường pḥng thủ duyên hải đặc biệt là Đà Nẵng, cho đắp đài Điện Hải và bảo An Hải để trấn giữ và chọn một vị tướng tài ba giao nhiệm vụ quan trọng này, người đó là Nguyễn Văn Thành.

Nguyễn Văn Thành quê ở Quảng Điền nhưng tổ tiên dời vào Gia Định đă lâu. Ông rất thích đọc sách, giỏi vơ nghệ, hồi nhỏ đă từng theo cha đánh Tây Sơn giúp chúa Nguyễn. Ông theo pḥ Gia Long từ những ngày c̣n long đong vất vả nay đây mai đó, giúp Gia Long lấy lại Gia Định và lập nhiều chiến công, được vua quí trọng nên mọi việc lớn nhỏ đều tham khảo ư kiến của ông. Sau khi Gia Long thu phục giang sơn, tháng 9/1802, Nguyễn Văn Thành được giữ chức Tổng trấn Bắc thành, kiêm quản 11 trấn. Năm 1813, ông cùng Vũ Trinh dựa vào bộ luật Hồng Đức và bộ luật của nhà Thanh mà soạn ra bộ luật Gia Long gồm 398 điều, cùng năm đó ông được cử trông coi xây đài Điện Hải.

Năm sau, Gia Long thứ 13 (1814), nhà vua lại chuẩn y cho tu sửa đài, những dân phu đến làm đều được phát mỗi người 1 tiền và 2 bát gạo mỗi ngày. (2)

Đài Điện Hải do Nguyễn Văn Thành xây không phải ở vị trí hiện nay mà nó nằm gần sát bờ biển để kiểm soát tàu thuyền ra vào và trấn giữ Đà Nẵng. Mặc dù đài đă từng được cắm cọc, kè đá nhưng do kỹ thuật xây dựng chưa tốt, lại thêm sóng biển ầm ầm ngày đêm xói ṃn làm cho đài sụt lở dần. Đài Điện Hải xây xong được 3 năm th́ xảy ra vụ án Nguyễn Văn Thuyên - con của Nguyễn Văn Thành, đỗ cử nhân khoa Quí Dậu (1813) - trong khi xướng hoạ thơ văn với bạn bè đă có câu thơ bị coi là hàm ư bội nghịch: "Thử hồi nhược đắc sơn trung đế, Tá ngă kinh luân chuyển hoá cơ". (Hồi này nếu được chúa trong núi, giúp ta xếp đặt chuyển cơ tạo hoá), Lê Văn Duyệt vốn không ưa Thành, đem câu thơ ấy dâng lên vua. Văn chương tự cổ vô bằng cớ, Thành bị liên luỵ và bị bức đến nỗi phải uống thuốc độc tự tử vào năm 1817.

Người xây đài đă ra đi v́ sự hăm hại độc ác của con người và đài Điện Hải cũng không thể đứng vững trước sức tấn công dữ dội của thiên nhiên, đài ấy chỉ tồn tại vỏn vẹn có 10 năm, đến năm 1823 vua Minh Mệnh phải cho xây lại v́ nhà vua đă nhận thấy "đài đó là để giữ vững bờ biển, làm mạnh thế nước" nên không sợ vất vả, chẳng tiếc tiền của, quyết tâm xây dựng đài mới. Rút kinh nghiệm của tiên triều, Minh Mệnh sai người ngắm đo h́nh thế, nghiên cứu địa h́nh kĩ càng và cho dời đài lùi về phía nam 50 trượng, chọn chỗ đất cao rộng xây đài để tránh sự xâm thực của biển. Nhà vua giao cho Phó đô Thống chế Tả dinh quân thần sách là Nguyễn Văn Trí và Tham tri bộ Binh Nguyễn Khoa Minh trông coi. Mỗi dân phu xây đài một tháng được trả 3 quan tiền và 1 phương gạo, cứ 51 dân phu cho đặt một viên đầu mục mỗi tháng được nhận 3,5 quan tiền 1 phương gạo và cứ 500 dân phu cho đặt một người quản lĩnh, mỗi tháng cấp cho 5 quan tiền 1 phương gạo. Vua c̣n hạ chỉ rằng, pháo đài Điện Hải, trừ những đá thềm, đá lát là số c̣n lại, trước đă cho tải đến để xây không kể, c̣n thiếu bao nhiêu cho phép quan dinh liệu bắt lấy một trăm dân phu cùng với thợ đá đi đào lấy đá để xây dựng, bắt đầu từ ngày khởi công, mỗi người, mỗi tháng được phát cho 1 quan tiền, 1 phương gạo (3). Đài Điện Hải lần này được xây kiên cố hơn, cao 12 thước, ngoài quách cao 7 thước, có một kỳ đài, 7 đại bác, trong đài có dựng nhà quân trú pḥng và kho thuốc đạn. Cùng trong năm này (1823), vua c̣n cấp cho viên quan giữ đài 3 lá cờ vàng để treo vào các tiết Thánh thọ, Vạn thọ, Nguyên Đán, Đoan dương và ngày mồng một, ngày rằm. Trừ thuyền buôn qua lại không kể, phàm khi trông thấy tàu thuyền của các thành dinh trấn đi vận tải của công cùng là tàu thuyền của Tây Dương hoặc đi qua ngoài biển, hoặc đậu ở bến sông đều nên treo cờ để trông vào cho oai. Điều này cho phàm lệ vĩnh viễn (4). Năm Minh Mạng thứ 15 (1835) đài Điện Hải được đổi tên thành thành Điện Hải và năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) thành được xây dựng mới, lớn hơn, chu vi 139 trượng, cao 11 trượng 2 thước, hào sâu 7 thước, có 2 cửa, cửa chính nh́n xuống sông Hàn, cửa phụ ở phía Nam, 1 kỳ đài, 30 ụ súng lớn. Thành được xây bằng gạch, do kỹ sư Olivier Puymanuel người Pháp, thiết kế ,theo kiểu Vauban, thành h́nh vuông có bốn góc lồi, được bao bọc bởi hai lớp tường, giữa có hào sâu, muốn vào thành phải đi qua chiếc cầu bằng gạch bắc ngang qua hào.

Thành Điện Hải là một pháo đài kiên cố để trấn giữ Đà Nẵng, nhật kư của một sĩ quan Pháp tham chiến trong trận đánh Đà Nẵng, ghi ngày 20/11/1858 đă nói về thành Điện Hải như sau: "Pháo đài phía Tây và các công sự khác được sửa chữa lại khá hoàn hảo. Pháo đài này từng được trang bị đại bác cỡ lớn bằng sắt và bằng đồng. Đại bác bằng đồng được đặt trên giá súng cao. Trang bị pháo binh của họ rất hoàn chỉnh và tốt hơn nhiều so với ǵ tôi thấy ở Trung Hoa. Pháo đài phía Tây gồm một xưởng pháo binh lục chiến, những đại bác bằng đồng cỡ 6 và 9, giá súng đặt trên những bánh xe cao rất phù hợp với đường sá gồ ghề của xứ này... Cách bố trí hào luỹ và súng ống nói trên chứng tỏ chính quyền An Nam chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc chiến sẽ phải xảy ra...". (5)

Cuộc chiến đă xảy ra ở Đà Nẵng năm 1858 v́ từ thế kỷ thứ 17, Hải quân Pháp vẫn chưa có một chỗ trú ẩn nào trong các biển gần Trung Hoa để tàu thuyền đóng thường trực nơi đây có thể tiếp tế lương thực, sửa chữa ṛ thủng, đưa lên bộ chăm sóc những kẻ đau yếu. Do thuyền của họ thường xuyên qua lại vùng này nên họ muốn chiếm một vị trí để làm điểm tựa cho chiến hạm và thương nghiệp của ḿnh, với ư đồ đó, Việt Nam chính là nơi thuận tiện nhất để đặt căn cứ hành quân sang Trung Hoa, v́ thế họ đă khai chiến với nước ta và Đà Nẵng đă trở thành vị trí tiền tiêu.

Đà Nẵng có một vị thế hết sức quan trọng đối với Việt Nam cũng như vùng biển Đông v́ thế từ thời chúa Nguyễn, đế quốc Pháp đă nhiều lần ḍm ngó, Dumond, Giám đốc Công ty Đông Ấn Pháp, sau khi đến Đàng Trong xem xét t́nh h́nh năm 1748, đă kiến nghị vua Louis XV nên đánh chiếm Cù Lao Chàm. Richelieu, giám đốc các thuộc địa, bộ trưởng Hải quân Pháp đă phái đại tá hải quân Kergariou chỉ huy tàu Cybèle tới Đà Nẵng vào tháng 12/1817, Kergariou đă tiếp xúc với các quan lại người Pháp đang phục vụ dưới triều Gia Long là Philippe Vannier và Jean-Baptiste Chaigneau nhưng ông không được yết kiến vua Gia Long v́ nhà vua đang bệnh. Sau đó, chính phủ Pháp lại phái hai chiến hạm khác đến Đà Nẵng vào tháng 4 năm Tân Tỵ (1821) và tháng 12 năm Giáp Thân (1824) dâng thư lên vua xin thông thương. Trong những năm 1830, 1836, 1838 nhiều chiến thuyền Pháp đă cập bến Đà Nẵng. Tháng 4/1837, hoàng đế Napoléon III đă thành lập một Hội đồng Nghiên cứu Việt Nam, Hội đồng này đă đệ tŕnh lên nhà vua ư kiến nên đánh chiếm Việt Nam v́ ba lợi ích tôn giáo, chính trị và kinh tế và cần bí mật chuẩn bị một đội quân viễn chinh hùng mạnh để thôn tính các cảng Đà Nẵng, Sài G̣n và Kẻ Sở (6). Napoléon III đă chỉ thị cho Thượng thư Bộ Ngoại giao Pháp Walewski lập đội quân viễn chinh sang Việt Nam. Ngày 16/7/1857, Walewski chủ toạ hội đồng thượng thư, hội đồng này ra quyết định can thiệp vào Việt Nam và ngày 25/11/1857 chính phủ Pháp giao cho phó Đô đốc Hải quân Rigault de Genouilly được toàn quyền hành động, tháng 1/1858, R.d.Genouilly nhận được chỉ thị từ Paris nhưng sau khi cùng với người Anh can thiệp thành công vào chiến trường Trung Quốc ông mới quay về Đà Nẵng. (7)

Chiều ngày 31/8/1858, mượn cớ vua Tự Đức sát hại và ngược đăi các giáo sĩ để xâm chiếm nước ta, liên quân Pháp và Tây Ban Nha với nhiều chiến hạm trang bị vũ khí tối tân và trên 2000 quân lính dưới quyền chỉ huy của Rigault de Genouilly đă tiến đến cửa Hàn. Pháp đánh Đà Nẵng, thành Điện Hải cũng như các căn cứ pḥng thủ của quân ta tại Đà Nẵng đă nằm trong mục tiêu pháo kích của địch. Trong 2 lần liên quân Pháp-Tây Ban Nha đánh Đà Nẵng, chúng đă  tấn công thành Điện Hải 3 đợt:

Đợt 1: Sáng ngày 1/9/1858, Rigault de Genouilly gởi tối hậu thư cho quan Tấn thủ Đà Nẵng đ̣i phải đầu hàng và nộp các đồn luỹ của ta cho Pháp và hạn trong 2 giờ đồng hồ phải phúc đáp. Bên ta không trả lời, Rigault de Genouilly ra lệnh pháo kích vào các cơ sở pḥng thủ của quân ta quanh vịnh Đà Nẵng, các thành Điện Hải, An Hải bị đại bác của địch từ các chiến hạm bắn vào. Sau nửa giờ bị bắn phá dữ dội, các pháo đài của ta đă im tiếng, quân Pháp-Tây Ban Nha từ các tàu Némésis, Phlégéton, Primauguet và một nửa số quân của đội công binh Pháp dưới sự chỉ huy của Đại tá Reynaud đổ bộ lên bờ, họ vừa tiến đánh vừa hô vang "Hoàng đế vạn tuế" ca ngợi Napoléon III. Mặc dù quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng lần lượt thành An Hải cùng các pháo đài Pḥng Hải, Trấn Dương cùng các đồn Nhất, Nh́, Ba, Tư lọt vào tay địch. Đến chiều ngày 1/9/1858 Pháp đă chiếm giữ bán đảo Sơn Trà và thành An Hải, c̣n thành Điện Hải bị hư hại một phần nhưng quân ta vẫn làm chủ.

Đợt 2: Sáng ngày 2/9/1858, quân Pháp-Tây Ban Nha sử dụng chiến hạm El Cano và 5 pháo hạm Alarme, Avalanche, Fusée, Dragonne, Mitraille do đại tá Reynaud chỉ huy, đồng loạt nả pháo tấn công thành Điện Hải làm sập một góc thành, kho thuốc súng bị nổ. Sau nửa giờ chống trả quyết liệt, quân ta buộc phải rút lui v́ thành bị hư hại nặng và vũ khí thô sơ, lạc hậu, đại bác là loại đại bác cố gây tiếng nổ lớn và sát thương, quân lính chủ yếu là dùng giáo dài, một số ít được trang bị súng điểu thương giống như súng kíp, không chống nổi với vũ khí tối tân của địch. Thiếu tá Jauréguiberry chỉ huy một đoàn tàu tiến vào sông Hàn, cho quân đổ bộ chiếm thành Điên Hải và các đồn phụ cận. Chúng phá huỷ các kho tàng, khí giới, thu gần 450 đại bác bằng đồng và gang của quân ta rồi rút về căn cứ Sơn Trà, không dám ở lại v́ sợ quân ta phản công bất ngờ. Sự kiện trọng đại này đă được người dân Đà Nẵng nói lên trong những bài ca dao, đặc biệt là những bài vè:

Tai nghe súng nổ cái đùng,
Tàu Tây đă đến vũng Thùng hôm qua.
(ca dao)

Thần công nó bắn
Đạn nổ đùng đùng
Nó bắn lung tung
Vào thành Đà trấn
Cho quân xâm lấn
Đổ bộ Sơn Trà
Lệnh ông đại tá
Đánh giáp lá cà
Tây chết bề bộn
Năm tàu lồng lộn
Nó nả thần công
Đạn nổ đùng đùng
Bốn phương tám hướng
Lính triều hoảng vía
Bỏ chạy tứ tung
Quan tướng đều lo
Mấy dăy quán kho
Cũng đều bỏ chạy.

Bài vè đă phản ánh khá đầy đủ diễn tiến của trận đánh, tuy quân ta đă anh dũng xông vào đánh giáp lá cà với địch, nhưng hoả lực mạnh mẽ của địch đă làm quân ta phải nao núng, rối loạn hàng ngũ rồi bỏ chạy.

Khi Thống chế Lê Đ́nh Lư dẫn 2000 cấm binh tiếp viện vượt đèo Hải Vân đến Đà Nẵng th́ hai thành An Hải và Điện Hải đă bị mất, ông đặt sở chỉ huy tại làng Nghi An, huyện Hoà Vang. Ngày 6/10/1858,Jauréguiberry chỉ huy một đoàn tàu ngược sông Hàn tấn công vào các cứ điểm của ta ở hữu ngạn, vây hăm đồn Mỹ Thị, Thống chế Lê Đ́nh Lư dẫn quân chống địch ở làng Cẩm Lệ. Quân ta chiến đấu dũng cảm nhưng  không thể đương đầu nổi với vũ khí tối tân của địch, nhiều binh sĩ bị trúng đạn, Thống chế Lê Đ́nh Lư bị thương nặng rồi vài ngày sau hy sinh. T́nh h́nh Đà Nẵng ngày càng khó khăn hơn, vua Tự Đức bèn cử Nguyễn Tri Phương đang làm Kinh lược sứ ở Lục tỉnh về làm Thống chế quân vụ Quảng Nam, Tống Phước Minh làm Đề Đốc quân vụ và điều Tổng đốc Phạm Thế Hiển ở Định Tường-Biên Hoà về Đà Nẵng làm Tham tá quân vụ. Thống chế  Nguyễn Tri Phương cho xây đắp thành luỹ kiên cố để ngăn chặn quân địch từ phía biển và cùng Tham tá quân vụ Phạm Thế Hiển cho đắp pḥng tuyến Liên Tŕ vào tháng 12/1858, gồm một hệ thống đồn, luỹ dài 3km dọc hữu ngạn và tả ngạn sông Hàn, khu vực Đà Nẵng, trên đó  đặt các vọng lâu và xích hậu để ứng cứu cho nhanh chóng, kịp thời. Sau khi đồn Liên Tŕ được xây vào tháng 1/1859, Thống chế Nguyễn Tri Phương cho đắp một luỹ đất chạy từ thành Điện Hải bao quanh các đồn Hải Châu, Phước Ninh, Thạc Gián, bên ngoài luỹ là những hố sâu đào theo kiểu chữ phẩm, cắm đầy chông tre vót nhọn, trên đậy bằng vĩ tre phủ đất và trồng cỏ nguỵ trang, phía sau luỹ có quân mai phục, sẵn sàng chiến đấu. Dưới quyền chỉ huy của Thống chế Nguyễn Tri Phương, pḥng tuyến Đà Nẵng được giữ vững, địch không thể mở rộng thêm vùng chiếm đóng. Quân Pháp-Tây Ban Nha sau năm tháng chiếm bán đảo Sơn Trà và mấy làng ven biển không người ở, đă phải đối mặt với một thực tế vô cùng khắc nghiệt: thời tiết nắng nóng, các làng đă bị phá sạch, dân chúng đă tản cư, quân sĩ phải căng lều mà ở, cuộc sống thiếu thốn, nhiều chứng bệnh nguy hiểm lan tràn như bệnh kiết lỵ, sốt rét ngă nước, nhất là bệnh dịch tả, thêm vào đó, giáo dân không nổi dậy tiếp tay cho Pháp như Giám mục Pellerin đă báo cáo khiến mâu thuẩn giữa Rigault de Genouilly với Giám mục Pellerin đến mức không thể giải quyết được làm cho R.d.Genouilly càng thất vọng. Trước t́nh h́nh đó ngày 2/2/1859 R.d.Genouilly rời Đà Nẵng đem quân vào Nam đánh chiếm thành Gia Định, chỉ để lại  một số ít quân và vài chiến hạm giao cho đại tá Hải quân Faucon ở lại Sơn Trà để  giữ vùng đất đă chiếm được.

Từ khi R.d. Genouilly đi vào Nam bộ, Thống chế Nguyễn Tri Phương và Tham tán Phạm Thế Hiển ra sức củng cố lại pḥng tuyến nhất là thành Điện Hải. Pḥng tuyến này kéo dài 3km từ thành Điện Hải đến đồn Nại Hiên.

R.d. Genouilly sau khi chiếm được thành Gia Định ngày 18/2/1859, để lại một lực lượng nhỏ giao cho trung tá Hải quân Jauréguiberry trấn giữ rồi trở ra Đà Nẵng ngày 15/4/1859, sau đó liên tiếp mở những đợt tấn công quân ta.

Đợt 3: Ngày 20/4/1859, R.d.Genouilly cho quân đổ bộ lên tả ngạn sông Hàn, tấn công dữ dội thành Điện Hải. Quân ta dưới sự chỉ huy của Thống chế Nguyễn Tri Phương anh dũng chiến đấu nhưng hoả lực của địch quá mạnh, quân ta phải rút lui. Quân địch chiếm thành Điện Hải, đặt tại đây 5 khẩu đại bác 30 ly để làm bàn đạp đánh chiếm các pḥng tuyến của ta.

Ba năm đánh Đà Nẵng từ 1858-1860 với tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân dân ta, thực dân Pháp chẳng những đă không thực hiện được kế sách "đánh nhanh thắng nhanh" chiếm Đà Nẵng nhằm mở đường ra Huế mà c̣n bị hao tổn lực lượng, quân lính phần chết trận, phần chết dịch rất nhiều, cuối cùng phải rút khỏi Đà Nẵng ngày 23/3/1860 để lại trên bán đảo Sơn Trà một nghĩa trang với ngót một ngh́n ngôi mộ.

Sau khi quân địch rút khỏi Đà Nẵng, vua Tự Đức đă ra lệnh sửa lại thành Điện Hải và đổi tên là Đồn Điện Hải.

Hơn một trăm năm đă trôi qua, thành Điện Hải vẫn tồn tại với thời gian, vẫn im ĺm nằm bên đường Trần Phú như một chứng tích lịch sử thầm nhắc nhở mọi người hăy nhớ về những năm tháng đau thương nhưng anh dũng của nhân dân thành phố Đà Nẵng trong cuộc chiến chống xâm lược bảo vệ quê hương, đất nước.

Hiện nay, thành Điện Hải đă được công nhận là di tích lịch sử-văn hoá quốc gia và đang được trùng tu phục chế.

 

Tham khảo theo:
1) Đại Nam thực lục chính biên,Tập IV, tr. 182
2) Khâm định Đại Nam hội điến nhự lệ,Tập V, tr. 545
3) Sđd, Tập V, tr. 546, 547
4) Sđd,Tập X, tr. 238
5) Nguyễn Phan Quang, Cuộc viễn chinh đến Cochinchine, Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 60 năm 1999, tr. 29
6) Phan Quang, Việt Nam Pháp thuộc sử, tr. 131
7) Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa 1847-1885, tr. 71, 72
 

Châu Yến Loan

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17