Dinh trấn Thanh Chiêm
Châu Yến Loan
Monday, July 30, 2012
Năm 1602 Chúa Tiên Nguyễn Hoàng chính thức thành lập Dinh Quảng Nam,
đặt lỵ sở ở xă Cần Húc, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn
Cần Húc (nay là Văn Đông), tiếp giáp với làng Thanh Chiêm, v́ nằm
gần sông, về mùa mưa lũ hay bị sụt lở, nên ít lâu sau dinh trấn
Quảng Nam lại được dời về Thanh Chiêm (nay là thôn Thanh Chiêm, xă
Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Dinh trấn Thanh Chiêm, lỵ sở chính của Quảng Nam dinh được xây dựng
sau lỵ sở Cần Húc không rơ năm nào. Các thư tịch cổ của triều Nguyễn
cũng không có nơi nào ghi lại rơ ràng niên đại ra đời của Dinh trấn
Thanh Chiêm trên đất Điện Bàn. Nhưng địa danh Thanh Chiêm, Kẻ Chiêm,
Kẻ Chàm theo cách gọi của các tài liệu sử Việt Nam; Chiêm Thượng
theo cách gọi của người Trung Hoa; Cacciam, Dinh Ciam, Ca Chăo theo
cách gọi của các Giáo sĩ Tây phương đến truyền giáo ở Đàng Trong đă
được nêu lên trong các sách của nước ta và nước ngoài vào đầu thế kỷ
XVII. Những tài liệu trên cho thấy Dinh trấn Thanh Chiêm đă có trước
năm 1617, 1618 là năm Pina đang hoạt động ở Hội An, Thanh Chiêm.
Dinh Trấn Thanh Chiêm nằm trên bờ sông Sài Thị (sông Chợ Củi), một
nhánh sông Thu Bồn. Nhánh sông này thuở đó vốn là một con sông lớn,
do sự hợp lưu của cả ba ngă nguồn: Thu Bồn, Chiên Đàn và Ô Da (Đại
nam nhất thống chí Tỉnh Quảng Nam (mục sơn xuyên, tr 38) và chảy gần
bên thành Dinh trấn, v́ thế Dinh trấn có bến tàu đậu và có chợ buôn
bán đông đúc, tấp nập.
Dinh trấn Thanh Chiêm nối liền miền núi với biển Đông theo hướng Tây-
Đông và nằm trên trục giao thông quan trọng nhất là đường thiên lư
Bắc - Nam, rất thuận lợi về giao thông, vận tải đường thủy cũng như
đường bộ. Phía Nam và phía Đông của Dinh trấn Thanh Chiêm, có sông
Chợ Củi bao bọc, nối liền với cảng thị Hội An, thông ra biển Đông.
Phía Tây Bắc tiếp giáp với một nhánh của sông Điện B́nh (nay chỉ c̣n
lại các đoạn bàu sen gọi là Bàu Ấu). Về đường bộ, Thanh Chiêm cũng
nối với Hội An bằng hương lộ liên xă từ ngă ba chợ Tổng đến Hội An
dài khoảng 9 km và thông với đường thiên lư Bắc- Nam đi qua Vĩnh
Điện (Điện Bàn) chạy tới trạm Nam Gián (Miếu Bông) ở phía Bắc để ra
Hải Vân và với trạm Nam Phước (nay là thị trấn Nam Phước) ở phía Nam
để vào Quảng Ngăi.
Nhà nghiên cứu Phạm Đ́nh Khiêm sau cuộc khảo sát điền dă tại vùng
đất Thanh Chiêm năm 1958 đă cho rằng địa thế của "Dinh trấn Thanh
Chiêm không quá thế thủ bằng cách tựa lưng vào núi non như quan niệm
Chiêm Thành, cũng không chênh vênh ngoài băi biển để hứng lấy những
cuộc tấn công của bọn giang hồ quốc tế, thành cổ Quảng Nam quả thực
đă chiếm cứ một vị trí lư tưởng, mà chiến lược gia ngày nay, khi đặt
ḿnh vào bối cảnh lịch sử xứ Nam hồi ấy, chắc c̣n phải lấy làm cảm
phục".
Mặc dù Quảng Nam thừa tuyên đạo đă ra đời từ năm 1471 thời Lê Thánh
Tông, nhưng nửa phía bắc của Quảng Nam dinh là huyện Điện Bàn vẫn
đang là một huyện của phủ Triệu Phong thuộc thừa tuyên đạo Thuận
Hoá. Chỉ đến năm Giáp Th́n (1604) khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng lấy
huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong đặt làm phủ Điện Bàn sáp nhập
vào Dinh Quảng Nam, kể từ đó một vùng đất Quảng Nam thống nhất mới
được xác lập. Đây là một quyết định sáng suốt thể hiện cái nh́n
chiến lược của Nguyễn Hoàng đối với Quảng Nam trong sự nghiệp dựng
nước và mở nước. Nó không chỉ đem lại những thuận lợi lớn lao trong
công tác quản lư hành chính, lănh thổ mà c̣n tạo điều kiện dẫn đến
những phát triển vượt bậc về kinh tế và văn hoá của Quảng Nam, một
vùng đất rộng lớn của xứ Đàng Trong kéo dài từ đèo Hải Vân đến tận
biên giới Chiêm Thành bao gồm bốn phủ: Điện Bàn, Thăng Hoa, Tư Nghĩa
và Hoài Nhơn. Với những cánh đồng ph́ nhiêu, sản vật phong phú,
Quảng Nam đúng là miền "đất tốt, dân đông" đă thu hút sự chú ư của
Nguyễn Hoàng.
Lập Dinh trấn Quảng Nam, Nguyễn Hoàng đă có một quyết định khác
thường hiếm thấy trong lịch sử, đó là giao toàn quyền định đoạt mọi
việc cho Dinh trấn Quảng Nam, tạo cho Quảng Nam những điều kiện tối
ưu để phát triển thành một hậu phương vững chắc cho Thuận Hoá và làm
bàn đạp cho các vị chúa kế tiếp mở rộng lănh thổ về phía Nam.
Có thể nói, trong buổi đầu dựng nghiệp của chúa Nguyễn, Dinh trấn
Thanh Chiêm là cơ sở đào luyện các quốc vương của Đàng Trong. Dinh
Chiêm là nơi lư tưởng để con cháu chúa tập sự điều hành đất nước
trước khi ra Chính Dinh. Tại đây con chúa được bổ làm trấn thủ vương
(theo cách gọi của Chu Thuấn Thủy), có toàn quyền giải quyết các vấn
đề trong xứ (từ Quảng Nam trở về Nam). Các Thế tử qua nhiều năm cai
quản dinh Chiêm đă rút được những kinh nghiệm quí giá trong việc
điều hành chính sự nhờ thế khi lên ngôi chúa rất vững vàng, bản lĩnh
và đầy năng lực.
Dinh Chiêm là cơ quan đầu năo, trực tiếp giao thiệp với người nước
ngoài, kiểm soát xuất nhập khẩu và ngoại thương. Các tàu buôn,
thương gia, du khách hay giáo sĩ ngoại quốc vào xứ Nam đều do hai
cửa Đà Nẵng, Hội An phải tŕnh báo về Dinh Chiêm và đợi lệnh của
quan Trấn thủ.
Từ khi Dinh Trấn Quảng Nam được thành lập, việc giao thương với nước
ngoài phát triển mạnh mẽ. Hội An là một thương cảng tấp nập, phồn
vinh, thuyền bè các nước Tây phương, Trung Hoa, Macao, Nhật Bản,
Manila, Malacca… thường xuyên đến buôn bán. Với một chính sách thông
thoáng, mở cửa giao thương với nước ngoài; các quan trấn thủ Quảng
Nam dinh và các chúa Nguyễn đă tạo điều kiện cho Quảng Nam phát
triển thành vùng đất giàu có vào bậc nhất của xứ Đàng Trong, đóng
góp rất lớn vào ngân sách của Chính dinh và nâng cao đời sống của
nhân dân.
Dưới thời chúa Nguyễn, Thanh Chiêm là một căn cứ thủy quân hùng mạnh
nhất trong số ba căn cứ thủy quân ở Đàng Trong là Chính dinh, Quảng
Nam dinh và Trấn Biên dinh. Với đạo thủy quân đóng trên sông Chợ Củi
của Dinh Chiêm, năm 1644 Thế Tử Dũng Lễ Hầu Nguyễn Phúc Tần đă anh
dũng đánh tan quân Hà Lan, một đội quân vô địch trên mặt biển Đông.
Nguyễn Phúc Tần là người đầu tiên ghi vào lịch sử dân tộc chiến công
oanh liệt đánh thắng quân Tây.
Quân đội Dinh Chiêm đă hỗ trợ đắc lực cho Chính Dinh trong cuộc
chiến chống lại họ Trịnh, họ Mạc ở Đàng Ngoài; và mở rộng lănh thổ
về phương Nam. Trong khoảng thời gian 200 năm tồn tại Dinh Chiêm đă
từng bước theo đoàn quân Nam tiến, mở rộng biên cương, đóng vai tṛ
chủ động trong công cuộc cống hiến cho quốc gia một vựa lúa khổng lồ
có thể nuôi sống cả nước.
Cuộc Nam tiến khởi đầu từ thời chúa Tiên Nguyễn Hoàng đến đời Vũ
vương Nguyễn Phúc Khoát, các chúa Nguyễn đă hoàn tất kế hoạch mở
rộng bờ cơi, khai chiếm toàn bộ vùng đất Nam bộ gồm cả đất liền và
các hải đảo thuộc biển Đông và biển Tây.
Quảng Nam dinh không chỉ đă cung ứng cho các chúa Nguyễn những đội
quân tinh nhuệ để mở đất phương Nam mà c̣n cung ứng cho miền Nam
những địa chủ giàu kinh nghiệm và những người lănh đạo tài ba như
Thoại Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại để xây dựng thành công vùng đất giàu
có vào bậc nhất của tổ quốc.
Phải nói rằng, nếu không có chúa Nguyễn, không có Dinh Chiêm, không
có dân Thanh Nghệ Tĩnh, dân Quảng Nam Dinh, th́ Việt Nam không thể
nối dài thêm nửa nước với tài nguyên phong phú và con người năng
động như ngày nay.
Đầu thế kỷ XVII, một t́nh cờ lịch sử đă mang đến cho Dinh Chiêm vinh
dự trở thành miền đất khai sinh chữ Quốc Ngữ khi Giáo đoàn Buzomi
đến Dinh Trấn mở đầu cho công cuộc truyền bá đạo Ki Tô. Tại đây các
giáo sĩ, nhất là Francisco de Pina đă đặt nền móng cho việc sáng chế
chữ Quốc Ngữ - một công cụ vô cùng quí giá cho chúng ta sử dụng và
hội nhập với quốc tế ngày nay.
Từ năm 1771 đến năm 1801 Dinh Chiêm qua các trận giao chiến ác liệt
giữa quân Nguyễn, quân Trịnh và quân Tây Sơn đă bị phá hủy phần lớn,
đến nỗi khi Gia Long thống nhất sơn hà th́ nơi đây không c̣n chỗ để
làm công việc hành chánh nên lỵ sở Dinh Chiêm phải dời về tạm đóng
tại Hội An, mất vài năm mới đưa trở lại Thanh Chiêm.
Năm Minh Mạng 14 (1833), lỵ sở của Quảng Nam dinh dời ra La Qua cách
lỵ sở cũ khoảng 2km, chấm dứt vai tṛ lịch sử của Dinh Chiêm qua hơn
200 năm.
Sự thịnh suy, tồn vong của Dinh Chiêm gắn liền với sự thịnh suy tồn
vong của chín đời chúa Nguyễn.
Dinh Chiêm sinh ra từ chúa Tiên Nguyễn Hoàng và tiêu vong cùng cái
chết của chúa Nguyễn Phúc Thuần. Vai tṛ lịch sử của Dinh Chiêm tiêu
trầm kéo theo ánh mặt trời từng chói rạng cảng thị Hội An ch́m dần
vào buổi hoàng hôn. Thiên nhiên và chính trị cùng một lúc đặt dấu
chấm hết cho phố thị một thời nhộn nhịp nhất Đông Nam Á, vai tṛ
cảng thị được chuyển giao cho Đà Nẵng.
Làm sống lại kư ức về Dinh Chiêm không chỉ là t́nh cảm cá nhân của
mỗi người con đối với quê hương mà c̣n là đạo lư của một công dân
không thể lăng quên những giọt mồ hôi, những nỗi gian truân, thống
khổ, máu xương của những người đă tận tụy hy sinh trên bước đường mở
đất phương Nam của tiền nhân.
Tháng 01 năm 2008, Dinh trấn Thanh Chiêm đă được UBND tỉnh Quảng Nam
công nhận Di tích lịch sử. Thanh Chiêm không chỉ là di tích của
Quảng Nam mà cũng là di sản chung của Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng
ngăi, B́nh Định khi nó là một giải đất liền trong Quảng Nam Dinh.
Mong rằng một ngày gần đây Dinh trấn Thanh Chiêm sớm được khôi phục
để giới thiệu với bạn bè quốc tế một địa chỉ đă từng là thủ phủ của
một vùng đất giàu có vang bóng một thời.
Post ngày:
10/19/17
|