Giả thiết về cái chết của tác giả Truyện Kiều

1. “Những điều trông thấy”...:

1.1- Tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trước hết từ hai bộ sử chính thống của triều Nguyễn là Đại Nam thực lục và Đại Nam chính biên liệt truyện, có thể h́nh dung tóm tắt về những ngày tháng cuối đời của Nguyễn Du như sau:

Mùa đông năm 1919, Gia Long băng hà, hoàng thái tử Phúc Đảm nối ngôi,lấy niên hiệu là Minh Mệnh. Sau khi đă sai sứ thần đi các nước có quan hệ bang giao để báo tang, lo xong hiếu sự, th́ triều đ́nh cần thực hiện một nghi thức ngoại giao bắt buộc khác trong quan hệ với Trung Quốc là cử sứ thần sang cầu phong cho vua mới.

Thêm nữa, vả cũng là quốc sự trọng đại: giữa năm 1820, khi sứ bộ c̣n chưa kịp khởi hành, th́ Hoàng đế Thanh triều ái Tân Giác La Ngung Diễm (tức Thanh Nhân Tông, tức Gia Khánh) cũng qua đời, Hoàng Thái tử Mân Ninh (tức Đạo Quang) nối ngôi.

Sứ bộ sang Thanh v́ thế có thêm hai việc: viếng Hoàng đế vừa mất và mừng Hoàng đế mới tức vị. Cần Chánh điện đại học sĩ, Lễ bộ Hữu Tham tri Du Đức hầu Nguyễn Du, một đại thần và cũng là văn thần sáng giá vào bậc nhất trong triều, người bảy năm trước đă từng là Chánh sứ , một lần nữa được đặc cử đảm đương vai tṛ đứng đầu sứ bộ quan trọng này.

Rủi thay, khi ông chuẩn bị lên đường cũng là khi nạn đại dịch (tả?) đang hoành hành từ Nam chí Bắc. Lan qua Huế, ôn thần dịch lệ đă kịp chép tên ông vào sổ các nạn nhân!

Đây là những thông tin “lạnh lùng” có được từ Đại Nam chính biên liệt truyện: “Đến khi bệnh kịch, không chịu uống thuốc, sai người nhà mở duỗi chân tay, nói đă lạnh cả, Du bảo rằng “tốt”, nói xong th́ chết, không nói một câu nào đến việc sau khi chết”. (Sđd, t.2, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1997, tr.357). Gia phả và các tài liệu khác, về cái chết của Nguyễn Du, đều chép đại để như vậy.

Bệnh, ốm rồi chết, đó là “lối ṃn muôn kiếp” của tuyệt đại đa số người đời, cả vĩ nhân lẫn tiểu nhân. Chỉ cái cách thệ thế của một số ít, rất ít ai đó mới gây nên sự chú ư đặc biệt. Các sử thần triều Nguyễn có lẽ là những người đầu tiên, ở cấp độ “vĩ mô”, ở “phương diện quốc gia”, với lối kiệm ngôn đặc trưng của văn chép sử, đă ngầm lưu ư hậu nhân về cái chết “đầy tính vấn đề” của “con người này”!

1.2- Nhận được hung tín, người cháu ruột nhưng gần xấp xỉ về tuổi, v́ thế từng cũng là tri kỷ tâm giao của ông là Nguyễn Hành đang ở Bắc thành thảng thốt khóc, thảng thốt “đặt vấn đề”:

Thập cửu niên tiền Tố Như tử
Nhất thế tài hoa kim dĩ hĩ!
Ngô môn hậu phúc công xảo hoàn
Dịch lệ hà năng tốc công tử?..

(Mười chín năm về trước, Tố Như tử
đă là bậc tài hoa nhất đời, nay thế là hết!
Phúc dày của nhà ta, chú là người khéo vun đắp trở lại
Dịch lệ sao có thể làm chết chú nhanh vậy?...)

Nguyễn Hành dường có ư nghi ngờ: chú ông chết nhanh vậy là tại làm sao? Câu trả lời ít nhiều đă nằm trong những ḍng thông tin nhắc tới ở trên. Rơ là bệnh nặng, bệnh nguy hiểm mà không chịu uống thuốc, th́ không chết nhanh mới là điều lạ! Nhưng ở xa, Nguyễn Hành đâu có biết rằng Nguyễn Du không chịu uống thuốc?

1.3- Ngẫm ngợi trên những tư liệu chắc thiệt về hành trạng và cái chết của Nguyễn Du, có những điều ǵ đó cứ vấn vương, cứ ám ảnh không thôi trong tâm trí của những người cả nghĩ.

Chắc chắn vào thời điểm lúc bấy giờ, ở vào địa vị, hoàn cảnh cá nhân và sứ mệnh đă được ủy thác, Nguyễn Du phải là một bệnh nhân đặc biệt, hoàn toàn có cơ sở để nói rằng ông dễ dàng nhận được sự chăm sóc, chữa trị đặc biệt của những thầy thuốc giỏi nhất nước – dù sao những người có mặt ở Thái y viện phải là những người như vậy; ông cũng dễ dàng có thể có được những phương thuốc, vị thuốc tốt nhất từ nguồn cung cấp của chính triều đ́nh.

Khác với phần đông những bệnh nhân đương thời của cơn đại dịch là những người  b́nh thường hoặc cùng khổ, khác với chính ông thuở “mười năm gió bụi” từng nếm trải cảnh đói không rau bệnh không thuốc, Nguyễn Du giờ đây đường đường là một đại thần đang sắp phải thực thi một sứ mệnh lớn, theo đúng nghĩa đen của những từ ngữ này, không có lư ǵ lại bị bỏ mặc cho bệnh tật vô thường.

Chính sử có ghi chép về nạn dịch này. Tính chất khốc hại và quy mô toàn quốc của nó khiến vua tôi Minh Mệnh đứng ngồi không yên trong gần nửa năm trời, thậm chí khiến đích thân nhà vua phải - theo cách nghĩ “vận vào” của người tin chắc rằng ḿnh mang sứ mệnh “đại thiên hành hóa” - tổ chức cầu đảo và tự trách phạt. Từ Hà Tiên ra tới tận Bắc Thành, người ốm, người chết bởi nạn dịch này đâu cũng có.

Dẫu vậy, cơ hội vượt thoát rồi b́nh phục của một vị đại thần trọng nhậm của triều đ́nh dĩ nhiên lớn hơn người bệnh b́nh thường rất nhiều. Điều có thể nói chắc lại là Nguyễn Du không tha thiết ǵ việc tận dụng cơ hội ấy.

C̣n biết làm ǵ một khi người bệnh không thiết tha việc sống c̣n?

Dù sao mặc ḷng, nạn dịch đang nói tới đây cũng không gây tổn thất sinh mệnh của cư dân đến mức thành một nếp hằn trong lịch sử. Tỷ lệ tử vong của những người nhiễm bệnh trong nạn dịch này cũng không thể, và trên thực tế cũng không phải là quá lớn, tới mức đă nhiễm bệnh là cầm chắc cái chết, bằng chứng là việc cấp thuốc để pḥng và chống nạn dịch này đă được triều đ́nh khai triển trên quy mô lớn và có hiệu quả.

Lẽ thường của thế nhân, mà không chỉ thế nhân, bản năng của mọi sinh linh, là tham sinh úy tử. Đành rằng tuổi thọ ngày nay nh́n chung hơn hẳn người xưa, nhưng với một người ở vào địa vị, hoàn cảnh như Nguyễn Du, năm mươi lăm tuổi đời chưa phải đă là tranh hớt lộc trời của ai, mà đạt tới ngưỡng “thất thập cổ lai hy” hoặc hơn thế hẳn mới cam ḷng người mến mộ, cam ḷng người quyến thuộc.

Sở dĩ tôi nói tới những người mến mộ, là bởi khác với hầu hết các tác giả văn chương từ trước cho tới đương thời, ông không nổi tiếng suông, nổi tiếng chỉ qua lời đồn, dĩ ngoa truyền ngoa, mà thực sự được chiêm ngưỡng qua tác phẩm, không những thế, lại tạo ra được  best - seller cơ hồ duy nhất trong văn chương truyền thống của nước nhà.

Vậy nhưng ông lại không có hứng thú tiếp tục sống, không “hỗ trợ” cho thầy thuốc và người chăm sóc ḿnh. ít nhất, có thể nói, vào những thời điểm cuối cùng, ông đă nương bệnh mà tự tận.

Không thể biết, vào những khoản khắc ấy, ông đă cảm và nghĩ lao lung đến thế nào về mọi lẽ trên đời. Hẳn phải bời bời. Hẳn mỗi lời là một vận vào. Bởi Con Người ấy b́nh nhật đă quá nhạy cảm, mắc chứng ưu sầu măn tính, thường trực trải hồn ḿnh ra mà “khóc mướn thương vay” trước mọi nỗi đoạn trường của tha nhân, của cơi người ta.

Nhưng lại có thể mường tượng, rằng ông đă tiến tới một số quyết đoán nào đó cho riêng ḿnh, cho khoảng khắc cuối cùng, cho cả mai hậu. Và với tất cả những ǵ là bằng chứng khả kiểm, th́ những điều tự quyết ấy, lạ lùng thay, khiến ông trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, bộc lộ một sự dứt khoát hiếm hoi, điều vốn ngược lại với bản tính mà ta thường bắt gặp ở ông trong suốt cuộc đời.

Đại thi sĩ đă chọn cách thôi đời của một triết nhân.

2. “ Hỏi cơn cớ ǵ?”

Rồi sẽ có lúc phải trở lại để bàn về những chặng đời những cung sinh lộ mà ông từng trải. Đó phải là một công việc cặn kẽ, dài lời. Nhưng để nhận chân lẽ thật có tầm quan trọng hàng đầu giúp hiểu đúng cái chết của Nguyễn Du, cần tái khẳng định một xác tín cá nhân mà người viết những ḍng này từng đă có lần bộc lộ, rằng Nguyễn Du không phải là người ôm ấp tâm sự hoài Lê đến trọn đời, vậy cũng không ĺa đời với mặc cảm “hàng thần lơ láo”.

Ngay từ buổi sơ ngộ, Nguyễn Du đă được vua Gia Long  giành cho một thái độ không thể nói khác là “biệt nhăn liên tài”. Trừ một vài khoảng thời gian ngắn, ngắn đến không đáng kể, lần xin nghỉ lâu nhất là 8 tháng (1808, trước khi được bổ làm Cai bạ ở Quảng B́nh), coi như Nguyễn Du làm quan cho nhà Nguyễn liên tục mười tám năm, không thấy có lần nào bị giáng truất - điều hiếm hoi đối với một hoạn lộ dài như thế ở bất cứ ai - và mất khi đang tại vị, đang “trên đà” được tín nhiệm.

Chuyện ông không phải xuất thân đại khoa chắc không hề khiến vua Gia Long bận tâm. Danh tiếng của một bậc đại khoa làm sao ăn đứt được danh tiếng của một trong An Nam ngũ tuyệt? Chắc chắn Nguyễn Du không những biết, mà c̣n rành nghệ thuật làm quan.

Hoạn lộ ông hanh thông, thậm chí hanh thông hơn nhiều so với nhiều bậc cựu thần khác ở thời Nguyễn sơ, cái thời buổi hiện hữu ông vua sáng nghiệp bằng vơ công, mang trong ḿnh tư chất vừa của một vơ tướng, vừa của một mưu sĩ, tóm lại của một đại anh hùng – gian hùng, thường xuyên phải toan liệu sao cho xă tắc không thêm lần nữa chao nghiêng, nên chẳng từ nan cả những thủ đoạn tàn độc để loại bỏ bất cứ ai dù đó là những kẻ chỉ cần gây cho ông ta sự nghi ngại.

Cũng Đại Nam chính biên liệt truyện cho biết: “Du là người ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn, mỗi khi vào yết kiến sợ hăi như không nói được. Vua thường bảo rằng: “Nhà nước dùng người, chỉ cần người hiền, vốn không phân biệt nam bắc, ngươi cùng với Ngô Vị đă được đăi hậu, làm quan đến á khanh, nên biết th́ phải nói, há nên do dự rụt rè chỉ cốt dạ vâng làm ǵ”.

Lại nữa: “Khi bị lệnh triệu không thể từ được mới ra làm quan, thường phải chịu khuất với cấp trên, lấy làm uất ức bất đắc chí.” (Sđd., tr.357). Đại Nam thực lục chép gần tương tự: “...Nhưng là người nhút nhát, mỗi khi ra mắt vua th́ sợ sệt không hay nói ǵ”. Tiếp đó sách này cũng chép lời vua nói về Nguyễn Du và Ngô Vị (Sđd., Nxb Giáo dục, T.2, tr.82).

Cần làm rơ hơn những nhận xét này. Tôi không t́m được bằng chứng khả dĩ chứng tỏ Nguyễn Du nuôi dưỡng lâu dài một khát vọng chọc trời khuấy nước, làm một thứ anh hùng thời loạn “Nghênh ngang một cơi biên thùy”.

Tôi cũng tin vào chính sử nói Nguyễn Du bị triệu, bất đắc dĩ mà ra làm quan, chứ không tin như gia phả Tiên Điền chép, rằng ông hồ hởi chủ động đón mừng xa giá của Gia Long sau đó vui vẻ nhận sự bổ dụng. Vậy nhưng cái ông Nguyễn Du sành nghề làm quan lại không hứng thú ǵ thân phận một ông quan. Không muốn, nhưng v́ nhiều lẽ vẫn phải làm, mà đă làm th́ lại làm hơi bị được.

Trái lại, Nguyễn Nễ, người anh ruột cùng mẹ với ông, lại có vẻ có hứng thú “làm quan bằng mọi giá”. Ông này từng sớm xuất chính dưới thời Lê Trịnh, lại nhanh nhảu xuất chính phục vụ Tây Sơn, 30 tuổi (1791) đă được triều Tây Sơn thăng hàm Đông Các đại học sĩ, gia tặng Thái sử thự tả nghị lang, tước Nghi Thành Hầu, (lúc đó Nguyễn Du lại đang nổi ch́m nơi quê vợ, không hứng theo anh ḿnh ra phục vụ tân triều), nhưng cũng chính Nguyễn Nễ đúng 10 năm sau đó (1801) đă tẩu bút “trần t́nh” với Nguyễn Ánh.

Để được ngợi khen, để được lưu dụng. Năm sau đó (1802), Nguyễn Nễ theo Gia Long ra Bắc, bị dị nghị, vua bèn cho lưu lại giúp việc quan Tổng trấn Bắc Thành chứ không mang theo ḿnh nữa.

Có lẽ Nguyễn Nễ, chứ không phải Nguyễn Du, mới là người cảm nhận sâu sắc nỗi cay cực, đắng đót và bẽ bàng của thân phận một kẻ “hàng thần lơ láo”. Đỉnh điểm cho tâm trạng đó là đến 1805, sau khi từ Bắc thành được triệu hồi về kinh rồi có việc về quê, ông bị tri phủ ở bản quán là Nguyễn Văn Chiêu truy bức nên buồn rầu mà qua đời.

Có lẽ trong các anh em trai, Nguyễn Nễ là người thân gần, thương quư mà cũng hiểu và trọng Nguyễn Du nhất. Vào thời điểm ông đang nhận được sự sủng ái của triều Tây Sơn, vẫn không thôi nghĩ thương người em lưu lạc.Nhớ em ḿnh, ông làm thơ, b́nh luận về em ḿnh, ông đánh giá:

Tố Như hà xứ trú?
Linh lạc tối kham ai!
Tự hữu lăng vân chí,
Hoàn vô thiệp thế tài.

(Tố Như giờ ở đâu?
Lưu lạc thật đáng thương xót
(Em) vốn có chí “lăng vân”
Rút cục lại không có tài “thiệp thế”).

Bởi là một bài thơ viết để tự giăi bày, để “cất buồn làm khuây”, không có lư do khiến Nguyễn Nễ phải “nống” em ḿnh lên về cả “tài” lẫn “tật”. Rơ ràng, Nguyễn Nễ cảm nhận thấy ở Nguyễn Du một thứ ư chí khác thường nào đó, ít giống người đời, ít giống cả chính ông, nhưng cũng ái ngại mà cho rằng em ḿnh không “thiệp thế”, theo nghĩa thông thường nhất là không thạo những thuật “đắc nhân tâm”, không “khôn khéo”.

Các tác giả của Đại Nam chính biên liệt truyện có lẽ gần với sự thật hơn khi nhận xét rằng Nguyễn Du “ngạo nghễ tự phụ, mà bề ngoài tỏ ra kính cẩn”. Có cần “cao đàm khoát luận”, “dẻo mồm mau miệng” hơn chăng? Hay cái bài “ậm ừ qua chuyện” thực ra lại đắc cách? Bởi xét đến tính hiệu quả, th́ cả sau khi bị “quở”, Nguyễn Du dường như lại được tin dùng hơn nữa, hoạn lộ lại c̣n tỏ ra “thênh thang” hơn nữa!

Trước sau, Nguyễn Du có đến ba vợ. Người vợ đầu, con gái Hoàng giáp Lê triều Đoàn Nguyễn Thục, chỉ gắn bó với ông được 9 năm (1786 – 1795) rồi mất, sinh hạ 4 lần nhưng chỉ để lại được cho ông 1 người con trai. Năm sau, về quê, ông tục huyền với một bà họ Vơ, bà này cũng có 1 con trai, 1 con gái.

Rồi như “tiện thể”, ông cưới thêm một người thiếp. Bà này tuy không phải là vợ “chính ngạch” nhưng lại “năng suất” hơn cả, có những 10 con trai, 6 con gái. Đến lúc Nguyễn Du mất, th́ người con trai lớn nhất 25 tuổi, c̣n những người con của ông với người thiếp phần đông chưa qua tuổi thiếu niên. Phần lớn đàn ông của ḍng họ Nguyễn Tiên Điền là những khách đa t́nh, và cũng đa thê!

Ngay từ trong ḍng tộc và ngay từ thuở sinh thời, Nguyễn Du đă được đánh giá là người có vai tṛ quan trọng quyết định đối với sự tái thịnh vượng của ḍng họ Nguyễn Tiên Điền. Vậy nên, là lẽ tự nhiên, Nguyễn Hành đă ghi công ông một cách thành kính “Ngô môn hậu phúc công xảo hoàn”.

Bổn phận của một trang “hiếu tử”, công nghiệp của một bậc “lương thần”, quả đă được ông chu toàn đến độ khó chê trách vào đâu được! Châm ngôn sống “tiên ưu” thế cũng đáng được coi là kín nhẽ rồi! Nơi thờ Nguyễn Du nay, người đến viếng c̣n có thể đọc thấy để tán đồng với đôi câu đối được chọn làm câu đối thờ:

Nhất đại tài hoa, vi sứ vi khanh sinh bất thiểm
Bách niên sự nghiệp, tại gia tại quốc tử do vinh

Thế nhưng, chắc chưa, rằng “Nạn xưa trút sạch làu làu”? Vẫn c̣n đó, sự ám ảnh về cách ông ra khỏi miền “sinh kư”.

3. “Nhất phiến tài t́nh thiên cổ lụy”:

Sinh sau Nguyễn Du 12 năm, lại mất trước Nguyễn Du những 7 năm, Phạm Thái (1777 – 1813) chỉ hưởng dương có 3 ṿng con giáp. Nếu xét ngoại hiện, Nguyễn Du âm nhu bao nhiêu, th́ Phạm Thái dương cương bấy nhiêu. Vậy mà trong chỗ thâm căn, hai người có những nét giống nhau đến lạ.

Bằng ngôn từ một cuồng sĩ, Phạm Thái báo trước sự yểu mệnh của ḿnh:

Miễn được ngày nào cho sướng kiếp
Sống th́ nuôi lấy, chết chôn đi...
Chết về Tiên , Bụt cho xong kiếp
Đù ỏa trần gian! Sống măi chi?

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi viết trong Từ điển văn học  rằng: “Cả hai mặt sở đoản và sở trường trong thơ văn Phạm Thái không tách rời nhau mà gắn chặt với nhau, khiến cho việc nh́n nhận, đánh giá về ông không dễ thống nhất, có chỗ tưởng như táo bạo mà lại là cố chấp, có chỗ tưởng như phá phách mà lại là một dự cảm đúng hướng.

Chính sự mâu thuẫn phức tạp đó trong tư tưởng và t́nh cảm cũng là nhân tố tạo nên nguồn cảm hứng bi ai, khắc khoải, đôi khi mang màu sắc thoát ly, trong tiếng nói trữ t́nh lai láng của thơ văn ông”. (Từ điển văn học, Bộ mới, tr.1369).

Quả có thế, và có t́nh trạng đó là v́ người nghệ sĩ đích thực không chịu chờ đợi bởi không thể chờ được sự minh bạch trọn vẹn đến với cảm xúc hay suy tưởng của ḿnh.

Vả có thật cần ở đây bàn về “những mâu thuẫn”? ở những nghệ sĩ lớn, phần đông trong số họ đă kịp hiện thực hóa bản thân để trở nên những thiên tài, cuộc đời là sự bất thường, sự khác thường, và họ tự biết, tự cảm thấy trước cả khi thiên hạ x́ xầm về cái sự bất thường ấy.

Hoặc giả, đối với một số người trong họ, cuộc đời không c̣n chuyện ǵ đáng để làm nữa, hay làm không hơn được cái chính họ đă từng làm ra nữa, hoặc giả, cảm thức của một số khác về toàn bộ cuộc sống trước mắt là đáng để tuyệt vọng hoàn toàn, hoặc không lối thoát, hay lối thoát tít tắp đâu kia, quá xa đối với tầm vươn tới của độ dài cuộc đời riêng mà họ có, th́ sự mỏi mệt “xuống tự trời cao” sẽ gh́ riết lấy họ, sớm muộn cũng khiến họ phải trả bằng cái giá của chính sinh mạng ḿnh.

Những câu thúc buộc họ phải “chậm lại” giữa đời là những bổn phận, có thể được họ tự đảm nhận qua nền giáo dục, qua những mô thức và quy phạm văn hóa/ tôn giáo/ triết lư mà họ được truyền thụ đến thấm nhuần, kết thành b́nh diện lư trí tối thiểu. Một khi những bổn phận ấy “về cơ bản” đă được thực thi, họ không thấy có lư do để kéo lê đời sống thêm nữa. Lúc đó:

Đă không biết sống là vui,
th́
Tấm thân nào biết thiệt tḥi là thương.

Đọc kỹ lại Truyện Kiều, thơ chữ Hán Nguyễn Du, thấy hiện ra cơ man là điềm báo trước về một sự tự tuyệt.

Trước mắt tôi, hiện lên những người “cùng hội cùng thuyền” với Tố Như tử. Họ xếp được cả một đạo quân. Giữa họ, dễ dàng nhận ra khuôn mặt tuyệt mỹ của X.Etxênhin, vóc dáng cường tráng của Maiacôvxki, Van Gốc trừng trừng nh́n vào chiếc bánh mỳ chưa kịp thưởng thức lúc sinh thời và nụ cười buồn thăm thẳm của X. Zveig trên tay c̣n phất khẽ bức thư tuyệt mệnh.

Lấy ǵ làm tiêu chí rốt ráo đây để phán xét những lời lẽ xanh rờn về họ?

PGS-TS Trần Ngọc Vượng (VN)