Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Băn khoăn vì ….hòn đá lạ

Nguyen Quang Nhat

Sau khi đọc bài viết về ‘hòn đá lạ’ nơi đền Hùng (được đăng lại trên trang mạng này) không khỏi băn khoăn suy nghĩ …

Theo 1 Viên chức có trách nhiệm nơi đền Hùng :

…  Thời đó phía Nguyên Mông bị thua trận vì bị nhà Trần ta đánh tan ba lần, đã cử đạo sỹ cải trang sang nước Nam ta…

…năm 2009, người ta phát hiện một viên gạch lạ có in chữ Hán. Nhiều nhà văn hóa cho rằng có thể là bùa yểm trong đó. Để phá thế yểm, Ban quản lư đă phải mời các pháp sư, nhà khoa học, chuyên gia ngoại cảm “vào cuộc”. Có hẳn “hội thảo nhiều lần” được tổ chức, khẳng định viên gạch trên ghi “Đánh đổ đức sáng Vua Hùng” này có từ cuối thời Trần, do đạo sỹ của quân Nguyên Mông mang đến đặt.

Để phá thế yểm của các đạo sĩ “lạ”, pháp sư Việt Nam đă đặt ḥn đá như một đạo bùa lành….nhằm triệt tiêu hiệu lực của đạo bùa xấu xa …

Đó chính là viên đá lạ đang làm xôn xao dư luận …

Nghe chuyện, cứ ngỡ như chuyện Cao Biền dạy non khi xưa vậy .

Thông tin về viên gạch Tàu trấn yểm linh khí đền Hùng nếu không có ‘vụ’ hòn đá bùa bị 1 Blogger khám phá và hô hóan lên thì có lẽ chẳng ai hay biết gì …, thật đáng tiếc  vì điều này rất quan trọng với giới nghiên cứu Việt sử ; chính  viên gạch trấn yểm của đạo sĩ Mông cổ  này cung cấp thông tin xác định thời các vua Hùng dựng nước không chỉ là truyền thuyết  mà hoàn toàn có thực trong lịch sử Việt.

Ngoài mặt chứng tích lịch sử  ra xét Về mặt tâm linh …Việc đạo sĩ Mông cổ trấn yểm địa mạch – linh khí nước Việt nếu có thực cũng …chẳng đáng quan tâm … , ngàn viên  cũng chẳng sao thấm tháp gì 1 viên gạch Tàu …chẳng qua cũng chỉ như …  “lấy chân châu chấu mà ngáng bánh xích xe tăng” …; chắc chắn kẻ ‘điếc không sợ súng’  đã bị ‘thánh vật’ hộc máu mồm dàn máu miệng …toi từ tám kiếp  rồi …, việc Mông cổ không dám  đem quân đánh nước Việt lần thứ 4 đã khẳng  định  “hiệu qủa và  hậu qủa ” của đạo bùa  …chúng trấn yểm nơi đền Hùng .

Nhân chuyện yểm và giải bùa này xin bàn thêm đôi điều về đền Hùng .

Đền Hùng phú thọ hiện nay …nếu gọi  là đền thờ Hùng vương thì không có gì phải bàn nhưng gọi là đền thờ quốc tổ thì chưa chắc đúng …vì truyền thuyết chép ở đây có phần mộ Hùng Lạc vương , phép biến âm : 6 = lục ↔ lạc giúp đoán định Hùng Lạc vương là đời Hùng vương thứ 6 . Hùng vương có tới 18 đời nên… câu nói “quốc tổ Hùng vương” là câu không có nghĩa… không lẽ có đến 18 quốc tổ ?. Quốc tổ   chỉ có 1 … vậy đời Hùng vương  nào đã dựng nước ??? ,Thông thường theo cảm tính  người ta nghĩ ngay là Hùng vương thứ 1 ….nhưng theo lối suy tư Dịch lý thì việc gì cũng phải có ngọn có nguồn không thể bỗng dưng Hùng vương thứ 1  ở trên trời rơi xuống lập ra nước Việt nguyên thủy , chuỗi diễn biến lịch sử hợp lí là trước thời điểm lập quốc phải có thời ‘tiền’ lập quốc , thời mà khoa học lịch sử  gọi là  liên minh bộ lạc hay liên minh thị tộc . Thời tiền lập quốc của cộng đồng người Việt cổ lồng  vào chu kỳ ngũ hành của quy luật lịch sử họ Hùng thành ra vòng lịch sử “ngũ Thái”  tức 4 tổ phụ : Thái Dương – Thái Viêm – Thái Khang – Thái Tiết của  4 phương đồng thời cũng là tổ phụ của tuần tự  4 thời và kết thúc chu kỳ  nơi Thái Công tổ phụ miền đất giữa (chỗ giữa – giữa chỗ → Giao chỉ) , theo đúng quy luật lịch sử chu kỳ … Thái Công tổ phụ cuối chu kì trước chính là ‘vua’ đầu tiên tức vua kiến lập quốc gia khởi đầu chu kỳ sau của tiến trình văn minh , xét như thế quốc tổ nước Việt chính là Thái Công tức  đời Hùng vương thứ  5 .

Về mặt từ ngữ , cổ sử Việt đã dùng chữ ‘Hùng vương’ theo nghĩa  thủ lãnh cộng đồng nên trong cả 2 thời kỳ lịch sử trước và sau khi lập quốc 18 đời Hùng vương vẫn liên tục 1 dòng tiếp nối , trong Hùng phả Thái Công – Hùng vương thứ 5 được gọi là Hùng Vũ vương  Hiền lang ; vũ là ký âm của từ ‘vua’ tiếng Việt , Hùng Vũ tức Vua Hùng  , lịch sử người Việt có 18 đời Hùng vương (thủ lãnh) nhưng chỉ có 1 vua Hùng tức Hùng Vũ vương quốc tổ. Tư liệu khác gọi quốc tổ là đế Minh theo nghĩa nhật + nguyệt (chữ Nho : Minh do chữ Nhật và chữ Nguyệt ghép lại mà thành) sáng soi  ý muốn nói … lập quốc  tức là lúc cộng đồng người thoát thời mông muội bước hẳn sang thời văn minh , cổ sử Trung hoa gọi là đế Hoàng tức đế màu vàng ; khi tham chiếu  ngũ sắc Dịch học nhận ra đế Hoàng chỉ nghĩa là vua vùng trung tâm thiên hạ tức ‘chỗ giữa – Giao chỉ’ . Vua – vũ trong văn minh Việt là rất cao trọng ; vua là vương khai sáng cơ nghiệp tức quốc tổ hay ông tổ 1 triều đại  , trong Hùng phả  thì  Hùng Vũ vương – Hiền  lang chính là vua Hùng , Hiền lang =‘Hiền vương’ tam sao thất bổn thành ‘Hiên Viên’ chẳng nghĩa ngọn gì , đế Hoàng là Hùng vương thứ 5 sang sử Trung quốc biến ra ….Hoàng đế tên tộc là Ngu ; 5 = ngũ →Ngu …???.

Xét tới đây người viết cả gan đoán định … đền Hùng – Phú thọ hiện nay là đền thờ Hùng vương thứ 6 , không phải đền thờ quốc tổ vì như đã luận xét ở trên …quốc tổ nước Việt ta là Hùng vương đời thứ 5 ; Hùng Vũ vương  – Hiền lang ; Hùng vương thứ 6 trong sử thuyết Hùng Việt là Hùng Hy vương – Viêm lang cũng là đế Nghi hay đế Đường Nghiêu ,vương tên tục  là Giao Thường , tước hiệu trước khi lên ngôi là Đường vương hay Đường Hầu , ngài chính là vì vua đã …mệnh Hy thúc trạch Nam giao …chép trong kinh Thư tức cũng chính là Nam bang triệu tổ như câu đối nơi đền Hùng .

Đế Nghi hay đế Đường Nghiêu trở thành Hùng vương đời thứ 6 khi kế ngôi vua cha đế Minh – Hùng vương đời thứ 5 .

Đền thờ quốc tổ Hùng vương ở Phú thọ về luận lý có thể có từ thời An Dương vương vì theo truyền thuyết nơi ấy có cột đá thề do An Dương vương dựng lên để thề trung thành với cơ nghiệp nhà Hùng …,  sử thuyết Hùng Việt cho An Dương vương hay âm dương vương cũng chính là Văn vương tổ thứ nhì của dịch lý đồng thời là ông tổ nhà Châu Trung hoa   , nước của Văn vương gọi là nước Văn Lang ; lang = vương ,kinh đô của nước Văn Lang chính là Làng Cả địa danh gần đền thờ quốc tổ Hùng vương ngày nay , ‘làng cả’ cũng chỉ nghĩa như ‘đô thành’ ngày nay vậy , nơi này nhà Châu  gọi là Lạc ấp hay đại ấp Lạc .

Đền Hùng Phú thọ là nơi thờ Hùng vương thứ 6 tức đế Nghi hay Nam bang triệu tổ (chúa tổ của nhánh phía Nam ?) không phải nơi thờ ‘vua Hùng’ quốc tổ của mọi người dân Việt thuộc cả ngữ hệ Nam Á lẫn Nam đảo . Vậy đền thờ quốc tổ nước Việt ngày nay thực sự ở đâu ?.Truyền thuyết Việt có nói đến cựu đô Ngàn Hống ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh và quan trọng hơn … Nghệ An còn có hang Bua ngàn năm nay vẫn hương khói ..chỉ biết thờ Bua …mà thực sự không rõ   cúng vua nào , Hùng vương đời thứ bao nhiêu ?…

Biến âm …bà- ba- bố-bua –pô- pò  →vua →vũ chỉ ra hang Bua là nơi …thờ Vua , trong 18 đời Hùng vương chỉ có 1 đời là vua ; đó là Hùng Vũ vương – Hiền lang tức Hùng vương đời thứ 5 theo Ngọc phả .

Ngọc phả Hùng Vương lưu tại Bảo tàng Hùng Vương có ghi về đô thành Ngàn Hống như là một kinh đô của người Việt cổ trước khi có kinh đô Văn Lang. Đó là nội dung ghi ở các trang 2a , 2b, 3a và 3b. Nguyên văn như sau:

….Dương Vương vâng chỉ, nghiêm túc theo uy trời, đến núi Nam Miên, đi xem phong thủy, chọn được thế đất tốt để lập đô ấp. Bèn qua Hoan Châu… xem khắp h́nh thế, thấy một vùng phong cảnh lâu đài vạn lớp, gọi là núi Hùng Bảo Thiếu Lĩnh, gồm 199 ngọn, gọi là Cựu Đô, nay gọi là Ngàn Hống, giáp với cửa Hội Thống ngoài biển. Núi đi gấp khúc, nước chảy ṿng theo, rồng cuộn hổ nằm. Xem khắp bốn phía, bèn dựng đô thành để định bốn phương triều cống. Bấy giờ khí xuân ôn ḥa, vạn vật đua sắc. Vua b́nh sinh vốn yêu phong thủy, bèn cử giá tuần du ngoài biển, xem khắp địa đồ, bất giác thuyền rồng đến thẳnghồ Động Đ́nh….

Tư liệu khác chép :…Khi về qua cửa sông Bạch Hạc, vua thấy vùng này” Ngh́n non nâng chủ, vạn thuỷ chầu nguồn, đều hướng về ngọ Tổ sơn Nghĩa Lĩnh” Vua nhận ra nơi này thế đất quư đẹp hơn đô thành cũ ở Hoan Châu, bèn lập điện chính ở Nghĩa Lĩnh để thỉnh thoảng ngự giá đến nghỉ, bên ngoài dựng đô thành Phong Châu (nay là Cựu đô thành ở thôn Việt Tŕ huyện Bạch Hác -tức vùng Đền Hùng hiện nay. Nhưng không ở hẳn lại đấy, vua c̣n trở lại cựu đô Ngàn Hống ở Hoan Châu, c̣n kinh đô mới th́ đặt làm đô ấp của nước Việt Thường.

(Trích internet)

Nước của ông Giao thường gọi là nước Việt thường còn gì hợp lý hơn ? .

Kinh đô mới Phong châu là đô của nước Việt Thường còn vua (quốc tổ ?) trở lại cựu đô Ngàn Hống ở Hoan Châu …phải chăng những thông tin này đã xác nhận nơi thờ quốc tổ Hùng vũ vương của dân Việt là hang Bua ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh ; miền đất tiên khởi nơi Hoàng đế đánh bại Xuy Vưu và Viêm đế hợp nhất các bộ tộc thành 1 dân tộc và dựng nên nước của người họ Hùng mà cổ sử Trung hoa gọi là Hữu Hùng quốc ?.

… “Vua b́nh sinh vốn yêu phong thủy, bèn cử giá tuần du ngoài biển (Đông ?), xem khắp địa đồ, bất giác thuyền rồng đến thẳng hồ động đ́nh”   ….phải chăng dòng chữ này đã xác định Động đình hồ chính là vịnh Bắc bộ ngày nay vì làm sao mà từ Biển Đông thuyền lại có thể vượt cạn lướt… trên mặt đất mà đến Động đình hồ ở Hồ Nam Trung quốc được ???

Sau cùng …xin ‘can’ viên chức tỉnh Phú thọ …Tâm linh và khoa học là 2 lãnh vực hoàn toàn khác biệt làm sao có thể tổ chức hội thảo khoa học về 1 sự kiện thuộc cõi tâm linh ???, làm sao có thể bàn về cõi vô hình vô biên không quy luật ? . Khoa học dựa vào cái gì  để bàn với xét ???. Xin hỏi qúy vị ma xấu hay đẹp ?…làm sao mà trả lời vì có ai đã thấy ma bao giờ ?, vậy hội thảo để bàn về cái gì quanh hòn đá ‘ta’ và cục gạch Tầu ?.

Nguồn: huvi.wordpress.com

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17