Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Bôi, một danh tướng công thần triều Lê
 

Lê Bôi, tên thật là Phạm Bôi, người làng Địa Linh, nay thuộc làng Đông Linh, xă An Bài, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái B́nh.

V́ ông được mang quốc tính nên sử ghi là Lê Bôi. Lê Lợi khởi nghĩa năm 1418 khi nhà Minh đă diệt xong triều Hồ và Hậu Trần, đặt được ách đô hộ lên toàn Đại Việt, do đó cuộc khởi nghĩa gặp muôn vàn khó khăn gian khổ. Hưởng ứng ngọn cờ kháng Minh cứu nước cùng với các danh nhân tướng lĩnh như: Nguyễn Trăi, Trần Nguyên Hăn, Phạm Văn Xảo…Lê Bôi cùng bảy người đều lấy họ là Phạm, dấy binh ứng nghĩa vào Lam Sơn pḥ B́nh Định Vương Lê Lợi.

Ngay trong những ngày đầu gian khổ đó, kẻ thù ngày đêm lùng sục vây ráp ḥng tiêu diệt nghĩa quân, Lê Bôi đă có chiến công. Trong trận Bồ Hải (12 – 1224), các tướng Lê Lễ, Lê Sát, trong đó có Lê Bôi dùng phục binh đại phá giặc Minh, diệt hàng ngàn giặc trong đó có Đô ty Chu Kiệt, khiến bọn Trần Tí, Sơn Thọ phải nhặt tàn quân chạy về thành Nghệ An. Trong trận đánh Tân B́nh - Thuận Hoá mở rộng vùng căn cứ do Trần Nguyên Hăn, Lê Nỗ chỉ huy, Lê Bôi, Lê Ngân, Lê Văn An đem viện binh phối hợp (tháng 7 – 1425) đă góp phần giải phóng Thuận Hoá, mở ra cuộc diện mới cho nghĩa quân Lam Sơn, từ thế bị động chuyển thành thế chủ động tấn công, đem đại quân ra Bắc bao vây Đông Quan khiến bọn Phương Chính, Lư An phải xé quân từ Nghệ An ra cứu Đông Quan. Chủ động với thời cơ, Lê Lợi đem đại binh ra Bắc (tháng 9 – 1426) diệt viện binh giặc từ Vân Nam sang tại cầu Xa Lộc, bắt sống Đô ty Vi Lượng ở cầu Nhân Mục, buộc nhà minh phái Tổng binh Vương Thông và Mă Anh đem 5 vạn quân, 5000 ngựa sang cứu. Vương Thông đem cả quân cũ mới 10 vạn nống quân ra bến đ̣ Cổ Sở, cầu Xa Đôi, cầu Thanh Đại ḥng phá vây cho Đông Quan nhưng đều thất bại. Chiến thắng của nghĩa quân Lê Lợi ở cánh đồng Cổ Lăm, rồi Tốt Động, Chúc Động diệt 5 vạn quân, chém chết Trần Hiệp, Lư Lượng, bắt sống hơn vạn địch khiến cho bọn Thông, Kỳ chỉ thoát được thân chạy về Đông Quan.

Phối hợp cùng đại thắng trên đất Bắc, các tướng Lê Văn An, Lê Quốc Hưng, Lê Bôi…đă khép chặt ṿng vây Ngệ An, quét sạch nhiều thành lũy của giặc ở Thanh Hoá khiến quân Minh đă bí nay càng bí hơn. Thừa thắng, Lê Lợi từ Thanh Hoá ra cắm dinh Bồ Đề chủ trương không đánh vào Đông Quan vội. Một mặt cho quân ra bao vây Đông Quan, mặt khác cho Lê Quốc Hưng đánh thành Thị Cầu; Lê Khả, Lê Niệm đánh thành Tam Giang; Lê Lựu, Lê Bôi đánh thành Khâu Ôn; Trần Nguyên Hăn, Lê Lư…đánh ở Xương Giang. Nhà Minh sai viện binh Cổ Hưng Tổ đem 5 vạn quân, 5000 ngựa sang cứu nguy. Vừa đến ải Pha Luỹ liền bị Lê Lựu, Lê Bôi giữ ải đánh cho tan tác. Tháng 9 Đinh Mùi (1427), nhà Minh sai Thái phó Liễu Thăng cùng bộ hạ đem 10 vạn quân, 2 vạn ngựa, theo đường Lạng Sơn đánh vào Pha Luỹ và cho Thái phó Mộc Thạch đem 5 vạn binh, 1 vạn ngựa từ Vân Nam đánh vào Lê Hoa. Quyết tâm tiêu diệt viện binh hùng mạnh của giặc, Lê Lợi sai Lê Sát, Lê Nhân Chú, Lê Liệt đem 1 vạn quân tinh nhuệ và 5 voi phục sẵn địch ở Chi Lăng, cử Lê Bôi và Lê Lựu nhử giặc vào trận địa mai phục, chém chết Liễu Thăng, diệt 1 vạn tên ở Mă Yên; Lê An và Lê Lư đem 3 vạn quân đi tiếp ứng diệt 2 vạn tên. Lương Minh, Lư Khánh tử trận. Quân ta thu được quân trang quân dụng nhiều vô kể. Bọn Tụ liều chết tiến vào thành Xương Giang, nhưng thành đă bị hạ, tiến thoái lưỡng nan, đành chịu tan tác. Mũi viện binh của Liễu Thăng bị bại trận. Cùng lúc ấy, các tướng Phạm Văn Xảo, Lê Khuyển cầm cự ngoan cường với giặc. Lê Lợi cho đem cờ quạt ấn tín bại trận của Liễu Thăng đến Lê Hoa. Bọn Mộc Thạch mất hết hồn vía, chưa đánh đă tan. Quân ta truy kích diệt một vạn địch, bắt sống người và ngựa nhiều vô kể. Mộc Thach chỉ một ḿnh một ngựa chạy thoát. Chờ viện binh th́ viện binh đại bại, Vương Thông không c̣n con đường nào khác đành xin “giảng hoà” rút binh về nước.

Cuộc kháng chiến chống quân Minh của quân dân thời Lê đă toàn thắng. Trong cuộc định công thưởng tướng, trong 221 người có công, hơn 100 danh tướng được phong hầu; thượng tướng Lê Bôi được ban tước Hầu, tam phẩm công thần.

Sau khi đại thắng, Lê Lợi lên ngôi, lập triều Lê. Là một công thần khai quốc, cùng nhiều danh tướng công thần, Lê Bôi lại ra sức giúp vua an dân trị quốc, tăng cường quốc pḥng mở mang bờ cơi, giữ vững biên cương, được Lê Lợi tin yêu trọng dụng. Lê Lợi mất, Lê Thái Tông lên ngôi; Lê Bôi được giao làm “Đông đạo hành quân tổng quản” lo việc quân cơ quốc sự. Lê Thái Tông mất, Lê Nhân Tông kế vị, Lê Bôi được giao giữ chức “Nhập nội hành khiển” tước Thái Bảo, góp công giúp nước. Liên tiếp ba năm (1444 – 1446), vua Chiêm Bi Cai vào cướp phá Châu Hoá, Lê Nhân Tông sai Thái Bảo Lê Bôi cùng tổng quản Lê Khả đem quân b́nh Chiêm, bắt sống Bi Cai, góp phần giữ vững vùng đất phương Nam thắng lợi. Cuối đời Lê Nhân Tông, nội bộ vương triều Lê xảy ra sự biến thoán nghịch: Lạng Sơn Vương Nghi Dân cùng đồng bọn đang đêm trèo tường thành vào cung giết Lê Nhân Tông cùng Tuyên Từ thái hậu cướp ngôi. Trước sự phản nghịch vô đạo này, Lê Bôi đă cùng các trung thần khác là Trịnh Khả, Nguyễn Xí, Lê Thu góp công dẹp loạn Nghi Dân, đưa Lê Tự Thành là người em khác mẹ của Lê Nhân Tông, lên nối ngôi tức là Lê Thánh Tông, mở ra sự phát triển cực thịnh triều Lê.
Là danh tướng công thần tận tuỵ phục vụ hết ḷng ba triều vua không mệt mỏi, Lê Bôi được Lê Thánh Tông rất quư trọng sùng ân. Khi Lê Bôi mất, Lê Thánh Tông cho cử quốc lễ, ra chỉ dụ cho làng Đông Linh lập đền thờ, phong cho Lê Bôi cùng sáu người họ Phạm khác là Thành hoàng, Thượng đẳng phúc thần. Trong một lần đi đánh Chiêm đại thắng trở về, Lê Thánh Tông đă ghét thăm làng Đông Linh, thắp hương tưởng niệm Thượng tướng Thái bảo Lê Bôi.
Đ́nh Đông Linh thờ bảy anh em ông họ Phạm qua nhiều thế hệ, được duy tu tôn tạo thành ngôi đ́nh lớn, c̣n tồn tại đến ngày nay. Đ́nh nay c̣n lưu giữ được các bức đại tự “Địa linh nhân kiệt” và hai câu đối có giá trị, nói rơ sự nghiệp vĩ đại của Lê Bôi và các chiến hữu của ông:

Đôi 1: Thất vị hạp lương năng, thinh khiếu đăng b́nh, danh tướng anh thanh đằng Bắc địa. Nhất môn chung vĩ tích, Lê Triều ban tặng Phúc thần dị tướng túc Nam thiên.
Tạm dịch: Bảy vị gộp tài năng, đáp lời dẹp giặc, danh tiếng anh hùng lừng đất Bắc. Một nhà chung công lớn, Lê triều ban tặng Phúc thần, danh tướng dậy trời Nam.

Đôi 2: Nguyệt đán Cao B́nh Tam sĩ phẩm, văn minh tiến bộ tứ dân công. Thiên cổ Lam Sơn lưu vĩ tích, ức niên Đông địa lẫm ninh thanh.
Tạm dịch: Ngày tháng Cao Bằng hàm Tam phẩm, Văn minh tiến bộ ơn dân nước. Muôn thuở Lam Sơn lưu vĩ tích, ức năm yên thịnh đất Đông Linh.

Đ́nh Đông Linh đă được nhà nước cấp bằng di tích lịch sử quốc gia. Làng Đông Linh nói riêng và xă An Bài nói chung có truyền thống yêu nước và văn hiến. Trong thời đại phong kiến, xă An Bài có 11 đại khoa, th́ Đông Linh có 4. Khi thực dân Pháp vào xâm lược, Đông Linh có phong trào Cần Vương sôi nổi. Khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, tại Đông Linh, năm 1930 đă ra đời chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của huyện Phụ Dực.

Khúc Hồng Châu, tạp chí Xưa và nay số 305, tháng 4/2008

Nguồn:
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17