Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Lịch Sử Việt Nam - Phạm Quân Khanh 

Muc Luc 

Chương Một : Khái lược về nhân văn 

I. Đại Cương Về Người Việt
II. Địa lư và quốc hiệu
III. Đại cương về văn hóa Việt tộc 

Chương Hai 

I. Thời đại Thái cổ (trước Thế Kỉ 29 tr.D.L.)
II. Thời đại Hồng Bàng (2879 tr.D.L. 257 tr.D.L.)
III Thời Thục (257 tr.D.L. 207 tr.D.L.)
IV. Thời Triệu (207 tr.D.L. - 111 tr.D.L.)
V. Thời kỳ bị Tàu đô hộ (111 tr.D.L. - 39) (Lần thứ nhất)
VI. Thời Nữ vương họ Trưng (40-43)
VII. Thời kỳ bị Tàu đô hộ (43-544) (Lần thứ hai) - Bà Triệu 
VIII. Thời Lư (544 - 602)
IX. Thời kỳ bị Tàu đô hộ (603-939) (Lần thứ ba)
X. Thời Ngô (939 - 965)
XI. Thời Đinh (968 - 980)
XII. Thời Lê (980 - 1009) (Tiền Lê)
XIII. Thời Lư (1009 - 1225) (Hậu Lư)
XIV. Thời Trần (1225 - 1400)
XV. Thời Hồ (1400 - 1407)
XVI. Hậu Trần Kháng Chiến Chống Tàu (1407 - 1413) (Hậu Trần)
XVII. Thời kỳ bị Tàu (nhà Minh) đô hộ (1414 - 1427)
XVIIỊ Thời Lê (Hậu Lê) (1428 - 1527)
XIX. Thời Lê - Mạc tranh quyền (1527 - 1592)
XX. Thời Lê trung hưng (1592 - 1788)
XXI. Thời Tây Sơn (1788 - 1802)
XXII. Thời Nguyễn (1802 - 1884)
XXIII. Pháp Xâm Chiếm Việt Nam 
XXIV. Nhật tranh quyền đô hộ với Pháp ở Việt Nam 

Phụ Chương
Tài Liệu Tham Khảo 




Chương Một : Khái lược về nhân văn

I. Đại Cương Về Người Việt 

Ạ. Nhân chủng

Người Việt có màu da ngà và đa số có máu loại O và RH+ (rê giút dương) (80%); có nhiều huyết sắc E nên cơ thể có sức chịu đựng bền bỉ và thích ứng dễ dàng với các loại thời khí cùng các thực phẩm khác biệt.

Râu và tóc đen, tiết diện tṛn nên có dáng thẳng. Về già, râu tóc đổi thành mầu bạc (trắng).

Mắt có dáng ngang, hơi chéo lên ở phía dưới mi mắt dưới. Độ chéo ở đuôi mắt đối với đường ngang từ đầu mắt trung b́nh từ 3 độ tới 5 đô.. Con ngươi thường có mầu đen hoặc nâu sậm. Mi mắt dưới có bầu dài theo mắt (gọi là ngoạ tầm) (chi tiết này là một trong các đặc điểm nhân chủng của người Việt). Mí mắt trên có hai mí. Độ dầy căn bản của mắt bằng độ phẳng hợp bởi xương mi và xương g̣ má.

Khuôn mặt có cằm trung b́nh, xương hàm không tọ Đa số người Việt có sống mũi hơi trũng (gẫy) ở khoảng ngang hai mắt. Hệ thống xương đầu có chỉ số 80 (đầu tṛn).

Các trẻ em mới sinh có bớt mầu chàm ở lưng, từ khoảng ngang thắt lưng tới vùng cuối xương sống (chi tiết này cũng là một trong các đặc điểm nhân chủng của người Việt).

Người Việt có môi thuộc loại có nét (vành môi rơ rệt) và độ dầy trung b́nh, môi dưới thường nhỉnh hơn môi trên. Độ dầy trung b́nh bằng 1/4 bề ngang (chiều rộng của miệng ngậm).

Răng to và dài vừa phảị Bề mặt bộ răng thường xếp không phẳng. Từ đầu thế kư? 20 trở về trước hầu hết dân Việt nhuộm răng đen.

Người Việt có dáng điệu b́nh thản và tinh nhanh. Khổ người trung b́nh, bề cao của nam giới khoảng 1 thước 65 và nữ giới khoảng 1 thước 58. Bề cao thay đổi tuỳ điều kưện sinh hoạt và ẩm thực.

B. Y phục, di chuyển và thực phẩm

Y phục của người Việt thay đổi theo thời gian, hoàn cảnh sinh hoạt và địa lư.

Từ đầu thế kư? 20 trở về trước, thường ngày đa số dân chúng mặc quần, áo ngắn, gọn gàng, mầu xẫm gần với mầu đất, mầu vỏ cây hoặc lá. Đội đầu gồm có khăn và nón. Trong các lễ nghi, y phục thường dài, rô.ng.

Di chuyển trên bộ thường đi chân, cưỡi ngựa hoặc dùng xe kéo bằng trâu, ḅ hay ngựạ Cũng có khi dùng cáng, kưệu do người khiêng.

Trên nước di chuyển bằng thuyền. Có nhiều loại thuyền, thường thường làm bằng tre và gỗ. Loại thuyền gỗ bọc đồng dùng cho quân độị Kiểu thuyền tuỳ thuộc vào nhu cầu và diện tích của vùng nước (sông hay biển). Y phục và phương tiện di chuyển thay đổi nhiều từ khi Việt nam tiếp xúc với các quốc gia kư~ nghệ Âu Mỹ, nhưng v́ dân chúng Việt nam sống trong hoàn cảnh kỹ thuật chậm tiến và nghèo khó nên các loại phương tiện hiện đại không được đầy đủ. Thực phẩm chính của người Việt là lúa gạọ Trong bữa ăn hàng ngày, cơm là thức ăn chính rồi kế tiếp là nước mắm, rau, cá, thịt ...

C. Trí Tuệ

Người Việt có đời sống tâm linh cao. Quư trọng đạo đức hơn vật chất. Biết quân b́nh t́nh và lư. Thông minh, trí nhớ bền; có khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh. Người Việt nói cùng một thứ ngôn ngữ tiếng Việt nhưng thay đổi đôi chút tuỳ theo không gian (địa phương) và thời gian.

II. Địa lư và quốc hiệu 

Diện tích lănh thổ và quốc hiệu thay đổi nhiều lần trong lịch sử dân Việt.

Địa bàn sinh hoạt căn bản là vùng châu thổ Bắc Việt, định giới bởi Bắc Sơn và Hoà B́nh.

Vào niên đại vua Kinh Dương, năm 2879 tr.D.L., với quốc hiệu Xích Quỷ, địa bàn quốc gia rộng lớn, phía bắc tới sông Dương tử (cả vùng hồ Động Đ́nh), phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía đông là Đông Hải (một phần của Thái B́nh Dương), phía tây là Ba Thục (Tứ Xuyên, thuộc nước Tàu ngày nay). Về sau do sự lấn áp vơ dơng của du mục Hoa tộc, Việt tộc lui dần về địa bàn gốc. Đánh dấu bằng các niên đại vua Hùng với tên nước là Văn Lang. Năm chót của niên đại này là năm 257 tr.D.L. Rồi tên nước liên tiếp thay đổi và địa bàn quốc gia bành trướng về phía nam. Tên nước gọi là Việt Nam có từ năm 1802. Địa bàn quốc gia hiện tại, bắc giáp Trung Hoa, nam là mỏm Cà Mâu giáp biển đông, tây giáp Ai Lao và Cam Bốt, đông giáp biển đông.

III. Đại cương về văn hóa Việt tộc 

Việt Nam là một nước văn hiến từ lâu. Văn hoá Việt đă đạt mức cao cả từ xa xưa nên đủ uy lực để bảo tồn được Việt tính và giữ vững sự trường tồn của dân tộc. Văn minh Việt là nền văn minh nhân tính, đó là đặc trưng của văn minh nông nghiệp. Lư chính của văn hoá Việt là tâm linh, là sự quân b́nh t́nh lư. Văn hoá Việt là nền văn hoá nhân chủ, đạt được ư thức hoà giữa người, trời và đất. Đạt được lư nhân hoà, thích ứng được siêu nhiên và cụ thể. Nhưng sau nhiều thăng trầm của lịch sử, lớp vỏ của nền văn hoá Việt đă bị sứt mẻ bởi các nền văn minh du mục phương bắc và văn minh phù động tây phương cố sức đập phá, tuy vậy sự phá phách này chỉ mới làm sứt mẻ được lớp vỏ mà thôi.


Chương Hai 

I. Thời đại Thái cổ (trước Thế Kỉ 29 tr.D.L.) 

Từ thời rất xa xưa có những bộ lạc cư trú tại vùng bao quanh châu thổ sông Hồng. Lúc đó châu thổ c̣n là vịnh biển, mực nước cao hơn hiện nay 50 thước. Các bộ lạc tiền sử sống rải rác trên vùng cao (có mức thấp nhất là cao hơn mức nước biển hiện tại 50 thước), từ bắc Trường Sơn tới Hoàng Lyên Sơn và bao ra biển ở các rặng Bắc Sơn, Ngân Sơn và quanh các nơi có cuồng lưu nước ngọt. Khoảng thời gian đó cách nay chừng một triệu năm. Măi về sau có hai trung tâm phát triển mạnh là Hoà B́nh và Bắc Sơn. Thời gian ấy cách nay khoảng từ 60 ngàn năm tới 40 ngàn năm.

Các người tiền sử sống bằng săn thú và hải sản. Phương tiện lúc đầu là tay chân, sau biết dùng xương thú vật làm tăng khả năng của tay để phát triển lượng số thực phẩm. Dần dần người tiền sử biết dùng lửa, nhờ đó đời sống quy củ hơn.

Khi nước biển rút dần tới mức hiện tại khoảng chừng 40 ngàn năm trước các bộ lạc tiền sử bỏ dần vùng cao và tụ tập hợp sinh tại vùng châu thổ sông Hồng. Lúc đầu vùng châu thổ c̣n nhiều đầm lầy, rừng rậm và hầu hết mặt đất chưa ráo nước, người tiền sử vẫn phải sống bằng săn thú và hải sản.

Khi đất đồng bằng đủ vững, các bộ lạc này sống bằng trồng tỉa, sau biết trồng lúa gạọ Đó là thời kỳ mở đầu cho nông nghiệp; văn minh nông nghiệp manh nha. Trong suốt thời gian hợp sinh tại châu thổ khoảng 40 ngàn năm trước các bộ lạc tiền sử tương giao trong khoảng thời gian chừng 30 ngàn năm rồi h́nh thành một chủng tộc là Việt tộc. Việt tộc đă tạo nên nền văn minh nông nghiệp đầu tiên trên thế giới khoảng 15 ngàn năm trước dương lịch (văn minh Hoà B́nh: đồ đá khoảng 20 ngàn năm trước dương lịch nông nghiệp khoảng 15 ngàn năm tr.D.L. đồ gốm khoảng trước 10 ngàn năm tr.D.L.). Địa bàn căn bản là châu thổ sông Hồng. Văn hoá Việt đă được xây dựng dần dần để trở thành nền văn hoá tâm linh và dân Việt là một dân tộc văn hiến từ xa xưa.

II. Thời đại Hồng Bàng (2879 tr.D.L. 257 tr.D.L.) 

A. Huyền sử

Theo truyền thuyết th́ vua Đế Minh là cháu ba đời vua Thần Nông, nhân đi xuống phương nam, tới núi Ngũ Lĩnh (thuộc tỉnh Hồ Nam, ngày nay thuộc nước Tàu) th́ gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra Đế Nghi và Lộc Tục. Về sau Đế Nghi được làm vua phương bắc và Lộc Tục làm vua phương nam. Lộc Tục lấy hiệu Kinh Dương và đặt tên nước là Xích Quỷ, vào khoảng 30 thế kư? trước dương li.ch. Địa bàn quốc gia lúc đó rất rộng lớn, gồm hồ Động Đ́nh ở phía bắc và phía nam tới nước Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía tây tới Ba Thục, phía đông tới biển Đông.

Vua Kinh Dương lấy Long Nữ, sinh ra Sùng Lăm. Khi Sùng Lăm lên ngôi, lấy hiệu Lạc Long Quân và kết hôn với Âu Cơ, rồi sinh một bọc trăm trứng. Ít lâu sau, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng:"Ta thuộc ḍng dơi rồng, nàng thuộc ḍng dơi tiên, ở măi với nhau không được, vậy nàng mang 50 con lên núi, c̣n ta đem 50 con xuống biển nam". Tới Phong Châu, mẹ Âu Cơ phong cho con trưởng lên ngôi vua lấy hiệu vua Hùng và đặt tên đất là Văn Lang.

B. Sử kư

Vị vua đầu tiên của nước Văn Lang là vua Hùng, địa giới gồm Bắc Việt và các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Vua, quan theo lệ cha truyền con nốị Các vua lấy hiệu Hùng, đóng đô ở Phong Châu , nay thuộc Bạch Hạc, tỉnh Vĩnh Yên. Con trai vua gọi là quan lang, con gái vua gọi là mị nương. Họ Hùng truyền đời được 18 vị vuạ Quan văn gọi là Lạc hầu, quan vơ gọi là Lạc tướng. Đời nay tại tỉnh Phú Thọ có đền thờ các vua Hùng. Ngày giỗ hàng năm là ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, người Việt lấy ngày này là ngày giỗ tổ.

IIỊ Thời Thục (257 tr.D.L. 207 tr.D.L.) 

Năm 257 tr.D.L. Thục Phán thắng vua Hùng thứ 18. Lên ngôi lấy hiệu An Dương, đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê, nay thuộc Đông Anh, tỉnh Vĩnh Yên.

Để pḥng bị giặc phương bắc, vua An Dương cho xây thành Cổ Loa rất kưên cố. Thành có ba tầng ṿng quanh xoáy vào trung tâm như trôn ốc nên cũng gọi là Loa Thành.

Về sau, Triệu Đà là tướng của Tàu ở vùng Nam Hải (nay thuộc tỉnh Quảng Đông của Tàu) kéo quân sang Âu Lạc đánh phá nhiều lần nhưng đều thất bạị Thấy đánh măi không được Triệu Đà bèn lập mưu cầu hoà, cho con là Trọng Thuỷ sang nước Việt xin cưới công chúa Mị Châu, rồi lập mưu đánh úp. Vua An Dương bị bại trận, chạy tới Mộ Dạ (Thanh Hoá) th́ tự tử (207 tr.D.L.).

IIỊ Thời Thục (257 tr.D.L. - 207 tr.D.L.) 

Năm 257 tr.D.L. Thu.c-Phán thắng vua Hùng thứ 18. Lên ngôi lấy hiệu AnĐương, đặt tên nước là Âu-Lạc, đóng đô ở Phong-Khê, nay thuộc Đông Anh, tỉnh Vĩnh-Yên.

Để pḥng bị giặc phương bắc, vua AnĐương cho xây thành Cổ-Loa rất kiên cố. Thành có ba tầng ṿng quanh xoáy vào trung tâm như trôn ốc nên cũng gọi là Loa-Thành.

Về sau, Triê.uĐDà là tướng của Tầu ở vùng Nam-Hải (nay thuộc tỉnh QuảngĐDông của Tầu) kéo quân sang Âu-Lạc đánh phá nhiều lần nhưng đều thất bạị Thấy đánh măi không được Triê.uĐDà bèn lập mưu cầu hoà, cho con là Tro.ng-Thuỷ sang nước Việt xin cưới công-chúa Mi.-Châu, rồi lập mưu đánh úp. Vua AnĐương bị bại trận, chạy tới Mô.Đa. (Thanh-Hoá) th́ tư.-tử (207 tr.D.L.).

IV. Thời Triệu (207 tr.D.L. - 111 tr.D.L.) 

Sau khi chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà sát nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải (nay thuộc Quảng Đông của Tàu) và quận Quế Lâm (nay thuộc Quảng Tây của Tàu) để lập thành nước Nam Việt. Nhờ học được văn hoá Việt tộc, Triệu Đà bỏ tính cương bạo du mục, nên tách ra khỏi thế lực nhà Tần của Tàu, rồi định lập kế đời đời với dân Việt, bèn lập nước riêng và lên làm vuạ Lấy hiệu là Triệu Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (nay thuộc tỉnh Quảng Tây của Tàu). Triệu Đà chia nước Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ (Bắc Việt) và Giao Châu (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh). Triệu Đà mất (137 tr.D.L.), nhà Triệu c̣n truyền thêm được bốn đời vuạ

- Triệu Văn Vương (Hồ) 137 tr.D.L. - 125 tr.D.L.
- Triệu Minh Vương (Anh Tề) 125 tr.D.L. - 113 tr.D.L.
- Triệu Ai Vương (Hưng) 113 tr.D.L. - 112 tr.D.L.
- Triệu Dương Vương (Kiến Đức)112tr.D.L. - 111 tr.D.L.

Vào đời Ai Vương, thái hậu Cù Thị xúi vua dâng nước cho nhà Hán, tể tướng Lữ Gia bèn giết vua cùng thái hậu rồi lập người anh khác mẹ của Ai Vương là Kiến Đức (mẹ của Kiến Đức là người Việt) lên ngôi, gọi là Dương Vương, để cùng bầy kế chống nhà Hán, nhưng thế lực không đủ nên năm 111 trước dương lịch bị tướng Hán là Lộ Bác Đức đánh chiếm mất nước.

V. Thời kỳ bị Tàu đô hộ (111 tr.D.L. - 39) (Lần thứ nhất) 

Nhà Tây Hán (của Tàu) chiếm được nước Nam Việt, đổi tên là Giao Chỉ Bộ và chia thành 9 quận, riêng địa phận Âu Lạc cũ gồm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Giao Chỉ Bộ đặt dưới quyền cai trị của một Thứ Sử, mỗi quận có một Thái Thú cai quản. Ỏ các địa phương, các Lạc Hầu, Lạc Tướng người Việt vẫn được giữ chức cũ nhưng hàng năm phải nộp thóc lúa và phẩm vật cho các quan Tàụ Các Thái Thú và Thứ Sử người Hán lúc đó hầu hết rất bạo tàn.

VI. Thời Nữ vương họ Trưng (40-43) 

Vào thời Tô Định làm thái thú quận Giao Chỉ, một thủ lănh người Việt tên là Thi Sách v́ mưu việc đuổi Tàu mà bị giết.

Vợ Thi Sách là Trưng Trắc cùng em là Trưng Nhị tiếp tục ư chí cách mạng, phất cờ khởi nghĩa đánh Tàu giành độc lập. Hai bà được dân chúng khắp nơi hưởng ứng, chiếm lại được 65 thành tŕ và đánh đuổi quân Tô Định về Tàụ Hai bà xưng vương năm 40, đóng đô ở Mê Lynh (nay thuộc tỉnh Phúc Yên). Nhà Hán phải sai một danh tướng tên là Mă Viện sang đánh. Hai bà yếu thế, thất trận, tự trầm ở sông Hát vào năm 43.

Ngày nay ở làng Đồng Nhân, gần Hà Nội, có đền thờ hai bà. Ngày kư? niệm hai bà Trưng là ngày mồng 6 tháng hai âm lịch hàng năm.

VII. Thời kỳ bị Tàu đô hộ (43-544) (Lần thứ hai) 

A. Việc đô hộ khắc nghiệt

Từ khi Mă Viện chiếm được Giao Chỉ, chế độ đô hộ của Đông Hán lại càng khắc nghiệt hơn. Đổi Giao Chỉ thành Giao Châụ Các lạc hầu, lạc tướng đều bị mất hết quyền hành, Giao Châu bị chia thành nhiều huyện, do các huyện lệnh người Tàu cai tri..

Đời sống dân chúng rất khốn cực v́ bị bọn đô hộ hành hạ, bóc lột đến tận cùng.

B. Bà Triệu khởi nghĩa (248)

Năm 248, Bà Triệu khởi nghĩa ở quận Cửu Chân, đánh thắng quân Tàu nhiều trận, khiến chúng khiếp sợ, nên gọi là bà là Lệ Hải Bà Vương. Nhưng v́ quân ít, thế cô, bà Triệu bị thất trận, chạy tới làng Bồ Điền (Thanh Hoá) th́ tự tử. Ngày nay tại đó c̣n có đền thờ Bà Triệụ

VIIỊ Thời Lư (544 - 602) 

- Lư Nam Đế 544 - 549
- Triệu Việt Vương 549 - 571
- Hậu Lư Nam Đế 571 - 602

Năm 541 Lư Bôn khởi nghĩa đánh đuổi quân Tàu, chiếm được Long Biên, thứ sử Tiêu Tư phải chạy trốn về Tàu.

Năm 544, Lư Bôn lên ngôi vua, lấy hiệu Lư Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân.

Nhà Lương bên Tàu sai Trần Bá Tiên sang gây chiến, Lư Nam Đế phải lui về Khuất Lyêu (Hưng Hoá) và trao quyền cho Triệu Quang Phục. Thấy thế giặc mạnh, Triệu Quang Phục bèn lập căn cứ ở đầm Dạ Trạch (phủ Khoái Châu tỉnh Vĩnh Yên) và dùng lối đánh du kưch khiến quân Tàu phải thất trận, rồi chiếm lại kưnh độ Lúc đó Lư Nam Đế bị bịnh mất, Triệu Quang Phục lên ngôi, xưng là Triệu Việt Vương, năm 549. Tới năm 571 Lư Phật Tử cướp ngôi của Triệu Việt Vương, rồi xưng là Hậu Lư Nam Đế.

Năm 602, quân Tàu lại kéo sang đánh phá, Lư Phật Tử thế yếu phải hàng giặc.

IX. Thời kỳ bị Tàu đô hộ (603-939) (Lần thứ ba) 

Thời kỳ này các quan lại Tàu rất khắc nghiệt. Năm 679, nhà Đường của Tàu thiết lập An Nam Đô Hộ Phủ ở Giao Châu, để gia tăng bóc lột hà hiếp dân chúng. Khắp nơi trong nước, dân chúng nổi lên chống bọn đô hô..

Ạ Mai Hắc Đế khởi nghĩa ở Châu Hoan (Nghệ An) (722) 

Mai Thúc Loan khởi binh đánh Tàu, chiếm lại vùng châu Hoan (Nghệ An) năm 722, rồi xưng Hoàng Đế, người đời thường gọi ông là Mai Hắc Đế. Ông liên kết vây cánh với Lâm Ấp và Chân Lạp, nhưng việc chuẩn bị chưa xong th́ ông bị bại trận, rồi mắc bệnh mà mất.

B. Cuộc khởi nghĩa của Bố Cái Đại Vương (791)

Năm 791 Phùng Hưng khởi nghĩa chiếm được phủ đô hộ rồi sửa sang việc cai trị, được mấy tháng th́ mất. Dân chúng lập đền thờ tôn ông là Bố Cái Đại Vương.

Con Phùng Hưng lên cầm quyền nhưng thế yếu phải ra hàng quân Tàu (lúc đó là nhà Đường của Trung Hoa).

C. Họ Khúc dấy nghiệp (906 - 923)

Vào cuối đời Đường, nước Tàu rất loạn lạc, thừa cơ ấy dân Việt khởi nghĩa khắp nơi, Tiết độ sứ thất bại phải chạy về Tàụ Năm 906 dân chúng tôn Khúc Thừa Dụ người Hồng Châu (Hải Dương) lên làm tiết độ sứ.Nhà Đựng v́ suy yếu phải thuận phong cho Khúc Thừa Du.. Cai trị được một năm th́ ông mất, con là Khúc Hạo lên thaỵ Sửa sang lại việc cai trị như một nước tự chủ. Năm 917 Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp. Năm 923, quân Tàu Nam Hán sang đánh chiếm Giao Châu, rồi sai Lư Tiến làm thứ sử.

X. Thời Ngô (939 - 965) 

- Tiền Ngô Vương 939 - 944
- Dương Tam Kha 945 - 950
- Hậu Ngô Vương 950 - 965
- Loạn 12 Sứ Quân 945 - 967

Năm 931, tướng cũ của họ Khúc là Dương Diên Nghệ nổi lên đánh đuổi quân Nam Hán, rồi tự xưng làm tiết độ sứ. Cai trị được 6 năm th́ bị bộ tướng là Kiều Công Tiện ám sát để cướp quyền.

Con rể của Dương Diên Nghệ là Ngô Quyền mang quân từ châu Ái (Thanh Hoá) ra báo thù. Kiều Công Tiện bị thua bèn cầu cứu Nam Hán. Ngô Quyền giết Tiện rồi tiến binh phá tan quân Nam Hán trong trận sông Bạch Đằng, chấm dứt thời kỳ bị Tàu đô hộ, lập lại nền độc lập cho nước Việt.

Năm 939 Ngô Quyền lên làm vua, đóng đô ở Cổ Loa (Phúc Yên). Vua Ngô Quyền sửa sang việc cai trị, tổ chức chế độ quân chủ và thiết lập nền độc lập vững bền, nhưng mới trị v́ được 5 năm th́ mất. Con là Ngô Xương Ngập lên ngôi, nhưng lại bị cậu là Dương Tam Kha (em vợ của Ngô Quyền) cướp ngôi (945). Em Ngô Xương Ngập là Ngô Xương Văn diệt Dương Tam Kha (950) rồi hai anh em cùng làm vua, xưng là Hậu Ngô Vương. Đến năm 965, Nam Tấn Vương Ngô Xương Văn bị chết trận tại Thái B́nh. Thế lực vua Ngô càng ngày càng suy yếu, thổ hào các nơi nổi lên tranh cướp quyền hành, chia nước thành 12 vùng cai trị riêng biệt, thủ lănh mỗi vùng xưng là sứ quân. Thời này của nước Việt gọi là "Loạn 12 Sứ Quân".

Loạn bắt đầu năm 945, măi tới năm 967, Đinh Bộ Lĩnh mớI chấm dứt được.

XỊ Thời Đinh (968 - 980) 

- Đinh Tiên Hoàng 968 - 979
- Đinh Tuệ 979 - 980

Đinh Bộ Lĩnh là một vị tướng tài ba, dẹp tan loạn 12 Sứ Quân năm 968, lập nên triều đại nhà Đinh.

Đinh Bộ Lĩnh người ở Hoa Lư (nay thuộc tỉnh Ninh B́nh), con của Đinh Công Trứ làm thứ sử châu Hoan dưới thời nhà Ngộ Ngay khi c̣n bé đă tỏ ra có mưu trí hơn người, lớn lên theo giúp và làm con nuôi sứ quân Trần Lăm. Khi Trần Lăm mất, Đinh Bộ Lĩnh đem quân về Hoa Lư để rèn luyện. Khi cử binh đánh các sứ quân, trận nào cũng thắng nên được tôn là Vạn Thắng Vương. Chỉ trong ṿng một năm, dẹp tan loạn 12 sứ quân.

Năm 968 Vạn Thắng Vương lên ngôi, lấy hiệu là Đinh Tiên Hoàng, đổi tên nước là Đại Cồ Việt, lập đô ở Hoa Lự Đinh Tiên Hoàng sửa sang việc nước, thiết lập triều quy, tổ chức quân đội, đặt h́nh luật rất nghiêm khắc.

V́ muốn yên mặt bắc, vả lại thế lực nhà Tống bên Tàu đang mạnh, Đinh Tiên Hoàng cho con sang triều cống nhà Tống để giữ t́nh hoà hảọ Năm 972 Tống vương phong Đinh Tiên Hoàng là Giao Chỉ quận vương.

Đinh Tiên Hoàng làm vua được 12 năm th́ bị tên cận vệ Đỗ Thích ám sát năm 979. Con nhỏ là Đinh Tuệ được lập làm vua, nhưng chỉ được một năm th́ bị truất ngôi.

XIỊ Thời Lê (980 - 1009) (Tiền Lê) 

- Lê Đại Hành 980 - 1005
- Lê Trung Tông 1005
- Lê Long Đĩnh 1005 - 1009

Cuối đời Đinh Tiên Hoàng, nhà vua chỉ ham mê tửu sắc, rồi bị ám sát cùng với thái tử Đinh Lyễn năm 979. Đinh Tuệ mới 6 tuổi được lập làm vua, nhưng quyền hành về cả tay Thập đạo Tướng quân Lê Hoàn.

Năm 980, nhà Tống của Tàu lấy cớ đó mang quân sang đánh nước Việt. Lê Hoàn được triều thần tôn lên làm vua để lo việc chống ngoại xâm. Quân Tàu kéo sang theo đường Lạng Sơn và sông Bạch Đằng. Nhưng mới chỉ tới Chi Lăng th́ bộ binh của Tàu bị vua Lê Đại Hành đánh tan, thuỷ quân Tàu thấy vậy hoảng sợ phải rút luị Vua Tống thấy đánh không được phải tôn phong vua Lê Đại Hành là Giao Chỉ Quận Vương để giữ t́nh hoà hảo (993). Vua Đại Hành lại đánh phá quân Chiêm ở phía nam, khiến nước này phải thần phục năm 982.

Vua Đại Hành mất năm 1005, các hoàng tử tranh giành ngôi vua, thái tử Long Việt lên ngôi, nhưng mới được 3 ngày th́ bị em là Long Đĩnh sai người ám sát để cướp ngôi. Long Đĩnh lên ngôi năm 1005, là người rất hung ác, đam mê tửu sắc và bệnh hoạn. Khi ngự triều phải nằm. Người trong nước gọi ông là Lê Ngoạ Triềụ Long Đĩnh chết năm 1009.

XIIỊ Thời Lư (1009 - 1225) (Hậu Lư) 

- Lư Thái Tổ 1010 1028
- Lư Thái Tông 1028 1054
- Lư Thánh Tông 1054 1072
- Lư Nhân Tông 1072 1127
- Lư Thần Tông 1128 1138
- Lư Anh Tông 1138 1175
- Lư Cao Tông 1176 1210
- Lư Huệ Tông 1211 1225
- Lư Chiêu Hoàng 1225

Lê Long Đĩnh chết, triều thần tôn Lư Công Uẩn lên ngôi, ông xưng là Lư Thái Tổ, rời kưnh đô về thành Đại La, nay là Hà Nộị Tục truyền rằng khi Lư Thái Tổ vào thành Đại La th́ thấy rồng vàng bay lên đón rước do đó mà đổi tên là thành Thăng Long.

Lư Thái Tổ rất sùng đạo Phật nên cho xây chùa khắp nơi và truyền bá rất nhiều kưnh Phật cho dân chúng.

Đến đời Lư Thánh Tông tên nước đổi là Đại Việt (1054). Năm 1069, Lư Thánh Tông mở mang bờ cơi về phía nam. Đem quân đánh Chiêm Thành, bắt vua Chiêm là Chế Củ mang về Thăng Long. Chế Củ phải dâng đất để chuộc mạng, gồm các châu Địa lư, Ma Lynh và Bố Chính (nay là Quảng B́nh, Quảng Trị).

Năm 1075, Lư Nhân Tông cử Lư Thường Kiệt và Tôn Đản đem 10 vạn quân chia thành hai đạo thuỷ bộ đánh chiếm 3 châu Khâm, Lyêm và Ung của Tàu (lúc đó nhà Tống đang cai trị nước Tàu).

Thời Lư kéo dài hơn 200 năm, truyền được 9 đời vua. Vị cuối cùng là một nữ vương, lên ngôi mới 7 tuổi, xưng là Lư Chiêu Hoàng. V́ Lư Chiêu Hoàng c̣n nhỏ tuổi nên quyền hành đều ở trong tay Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Đô.. Trần Thủ Độ lập mưu để Lư Chiêu Hoàng lấy cháu ḿnh là Trần Cảnh rồi ép Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng năm 1225.

C̣n Tiếp

Phạm Quan Khanh

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17