Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
MỐI T̀NH VƯƠNG GIẢ VÀ CA DAO LỤC TỈNH
TS  Nguyễn Hữu Phước
 
Đại cương về Lục Tỉnh
 [(Lục Tỉnh là tên cũ của vùng Đồng Nai Cửu Long.  Năm 1831 Vua Minh Mạng đổi tên các “trấn” thành “tỉnh” và địa danh “Nam Kỳ Lục Tỉnh” từ đó mà có.  Địa danh nầy bao gồm phần đất từ phía Nam của B́nh Thuận cho đến hết vùng Cà Mau.  Lục Tỉnh hay Sáu Tỉnh lúc đó gồm Biên Ḥa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Khi Pháp chiếm tất cả Lục Tỉnh và sau nhiều năm b́nh định xong, năm 1899 Toàn Quyền Paul Doumer kư sắc lệnh chia “Lục Tỉnh” thành 20 tỉnh (Phú Điền), và ít lâu sau tách Cấp (vũng Tàu) ra khỏi Bà Rịa thành một tỉnh riêng.  T́nh trạng 21 tỉnh của Miền Đồng Nai Cửu Long kéo dài cho đến hết năm 1975.  Lúc chúng tôi học đến lớp nhất, (1950)  đă thuộc ḷng tên  21 tỉnh nầy, (và bây giờ vẫn c̣n nhớ mồn một)  qua 3 câu sau đây:
Gia - Châu - Hà - Rạch - Trà - Sa - Bến
Long - Tân - Sóc - Thủ - Tây - Biên - Mỹ  
Bà - Chợ - Vĩnh - G̣ - Cần - Bạc - Cấp
 (Gia Định, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá, Trà Vinh, Sa Đéc, Bến Tre,  Long Xuyên, Tân An, Sóc Trăng, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Biên Ḥa,   Mỹ Tho,  Bà Rịa, Chợ Lớn, Vĩnh Long, G̣ Công, Cần Thơ,  Bạc Liêu, và Cấp (Vũng Tàu  ngày nay, xưa có tên Pháp là Cap Saint Jacques).
Lẽ dĩ nhiên sau khi Pháp rút khỏi VN vào 1955, và dưới thời VN Cộng Ḥa, cũng như  sau 1975, ranh giới  của một số tỉnh, và một số địa danh  đă có nhiều thay đổi.)]
Cô gái G̣ Công và ông vua “du học sinh”
Chàng nói tiếng Tây như người Pháp.  Nàng nói tiếng Pháp y như “đầm” Paris (Pháp: dame = đàn bà).  Chàng là “đệ nhất công dân” của VN được triều đ́nh gởi sang Pháp học.  Nàng con nhà giàu có, miền Lục Tỉnh, có ruộng lúa “c̣ bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi”, giàu “nứt đố, đổ vách” cũng du học bậc trung học ở xứ Tây. 
Khi mới làm quen với nàng, chàng đă than “nghèo”:
Cây khô tưới nước vẫn khô
Con vua nhưng đến xứ mô vẫn nghèo
(câu đúng là “Vận nghèo đi đến xứ mô vẫn nghèo”).
Chàng nói thật ḷng đấy, v́ tuy là triều đ́nh gởi đi, nhưng “phụ cấp hàng tháng” rất là tương đối, giới hạn, so với Nàng th́ … thật thua xa.
Nàng không để ư đến chuyện giàu nghèo, nhưng cũng biết nói chơi cho vui:
Rồng chầu ngoài Huế, ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong, sao lại chảy hoài, 
Thương người xứ lạ lạc loài đến đây.
Nàng thỏ thẻ tiếp theo, gợi ư mời mọc, khuyến khích:
Nhà Bè nước chảy chia đôi
 “Ai” về Gia Định cùng tôi th́ về.
(có nơi chép:  Nhà Bè nước chảy chia hai, Ai về Gia Định Đồng Nai th́ về)
Khi gặp Nàng lần đầu, Chàng “bonjour” (chào) nàng bằng cách bắt tay theo kiểu Pháp.  Chàng biết “nịnh đầm” bằng câu ca dao miền Lục Tỉnh:
Tay Bậu vừa trắng vừa tṛn
Qua về nằm ngủ, mỏi ṃn đợi trong
Bậu về ở xứ G̣ Công
Qua về Thành Nội nhớ mong tháng ngày.
Hai câu đầu c̣n được ghi:
Tay em vừa trắng vừa tṛn
Em cho ai mượn nằm ṃn một bên
Ngoài ra hai câu sau (nói về G̣ Công và Thành Nội) chắc là do bạn già của tôi bịa ra, tôi chưa bao giờ nghe tới lần nào, tôi có gạn hỏi “va” th́  “va” (va là anh ta, ông ta) nói nhớ sao đọc vậy, muốn xài th́ xài, không xài cứ bỏ.  Nhưng vần điệu, nội dung đều hay làm sao bỏ được.)
Nghe vậy Nàng thật ḷng cảm động.  Nhưng . . . làm sao tin được chàng trai xa lạ và lại thuộc ḍng “vương giả cao sang” nầy.  Để thử ḷng chàng, nàng bảo nhỏ  giọng thẳng thắn, đặc sệt miền “Lục Tỉnh” : “Toa phải thề Moa mới’ tin” (Pháp: Toi = anh, moi = tôi, em, chữ gọi nhau cách thân mật) .  Chàng mạnh miệng thề rằng:    “Nếu Moa mà có nói láo với Toa th́ cho Moa:
Trèo lên ngọn ớt, ớt găy nhánh,
Moa rớt xuống ngọn hành
Hành đâm Moa lủng ruột cho đành  dạ Toa.”
 Hai câu thề “xạo” được truyền miệng là:
Trèo lên ngọn ớt, rớt xuống ngọn hành
Hành đâm lủng ruột cho đành dạ em;
Hoặc:
Hành đâm anh lủng ruột, sao em đành làm ngơ
Chàng tiếp theo ngay: “Qua nói chơi cho Bậu vui. Thật ra Qua rất thương Bậu, Qua hứa là sẽ thủy chung suốt đời:
Bao giờ Long Thọ* hết vôi
Đồng Nai hết nước anh thời quên em**.
 (*Theo Học giả Trần Gia Phụng, Long Thọ là một nơi chuyên sản xuất vôi, ở gần Huế. ** Theo Tiến sĩ  Phan Tấn Tài (PTT), hầu hết các câu ca dao trong vùng ĐN-CL đều dùng “chừng nào” thay v́ “bao giờ” ).  Các câu sau đây tương tợ câu trên:
Chừng nào (Bao giờ) cạn lạch Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền.
Hoặc:
Chừng nào đá nát vàng phai
Cửu long hết nước mới sai lời nguyền.
Hay là:   
Chừng nào trời nọ bể hai
Bông vông* màu trắng mới phai lời thề.

 (* Vông: Một loại cây ở đồng bằng Đồng Nai – Cửu Long, có bông màu đỏ sậm.)

Thêm vào c̣n có vài câu thề  khác: 
Chừng nào hết cỏ Tháp Mười
Cửu Long hết nước Anh thời quên em.
Hoặc:
Chừng nào chiếc xáng* nọ bung vành
Tàu tây kia liệt máy, anh mới đành rời xa em.

(Xáng: loại tàu được kiến trúc rất chắc chắn, dùng vét ḷng sông cho sâu để tàu bè lưu thông không bị mắc cạn.

Nàng nghe vậy càng  cảm động hơn,  Tuy nhiên Nàng c̣n lo lắng một vấn đề khác có thể làm trở ngại cho việc hôn nhơn: Nàng theo Công giáo, Chàng thuộc hoàng phái với nhiều thành tích cấm đạo, và đôi khi tổ tiên Chàng con ra lệnh tàn sát người theo đạo nữa.  Nàng  lo lắng tỏ bày:
Một bên đạo, một bên đời
Công cha nghĩa mẹ tội trời ai mang.

Chàng đưa đề nghị rơ ràng:

Ví dầu Bậu có thương Qua
A-men phận thiếp, quốc gia chuyện Chàng.
 (Bốn câu bên trên không phải câu hát ru em hay ca dao, mà chỉ là một giai thoại, nghe kể lại rằng Vua Bảo Đại đă nói với Nàng  tại “dinh nghỉ mát” Vũng Tàu, lúc đó hai người chỉ mới quen nhau, sự thật ra sao nào ai biết được?)
Chàng đă thương Nàng lắm rồi, nhưng vẫn ngay ngáy lo âu:
Đèn treo cột đáy, nước chảy cột đèn run
Anh thương em thảm thiết vô cùng
Biết Cha với Mẹ có bằng ḷng hay không?

Tuy nói vậy, chớ Chàng và Nàng đă quyết ḷng cùng nhau xây đắp tương lai, sống cuộc đời lứa đôi ḥa thuận. Chàng mượn câu ḥ miền Lục Tỉnh để diễn tả:

Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc*
Gió nào độc cho bằng gió G̣ Công
Vợ chồng son  một ḷng ước mong
Thuận vợ chồng ta cùng tát Biển Đông
Thế là sau đó Chàng, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, và cũng là vị vua cuối cùng của thể chế quân chủ ở VN, đă cưới Nàng, tên Nguyễn Hữu Thị Lan, một cô gái gốc G̣ Công, (cũng có nơi nói Nàng người gốc Tân An, cũng không sai v́ ngày xưa có một thời G̣ Công là một phần của Tân An) làm vợ. 
Quyền, tiền và sự kiện cùng căn bản học vấn đă được tác duyên. Và một câu ca dao  của miền Huế đă được ai đó biến đổi một chút cho hợp t́nh hợp cảnh:
Gió đưa cành trúc là đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà G̣ công
Chàng tuy không có nhiều thực quyền khi làm vua, nhưng có đủ can đảm làm trái lại một trong năm “điều cấm” nổi danh được truyền miệng từ thời vua Minh Mạng: Sau khi trở  thành rể quí của G̣ Công, Chàng phong nàng làm “Nam Phương Hoàng Hậu”. 
Năm điều mà các vua nhà Nguyễn, kể cả vua Minh Mạng, không được làm là: phong Hoàng hậu, lập Thái tử,  phong Vương tước, phong Tể Tướng, và phong Trạng nguyên. ((Theo học giả Trần Gia Phụng, những “điều cấm” đó được gọi chánh thức trong sử sách là lệ “ngũ bất lập” (năm điều không lập).  Và v́ vua không có kư văn kiện hay ra chiếu chỉ ǵ cả nên sử gọi “lệ” nầy của nhà Nguyễn là “quy ước bất thành văn” )).
Tôi ham mộ mối t́nh vương giả nhiều khó khăn nầy.  Tôi thán phục Chàng và Nàng đă t́m được giải pháp ổn thỏa để tiến tới cuộc hôn nhân, một cuộc hôn nhơn tốt đẹp, ít nhất là từ lúc cưới nhau năm 1934 (Bảo Thái) cho đến khi thoái vị vào tháng 8, 1945. 
Trong trong thời gian nầy Nàng và Chàng sinh được năm con, hai hoàng tử (đầu ḷng và út) và ba công chúa (Bảo Long, Phương Mai, Phương Liên, Phương Dung và Bảo Thắng.)  
V́ ham mộ tôi mới mượn tên Chàng và Nàng đểâ đọc giùm tôi mấy câu hát dân gian vừa thu chép được.
Cô gái G̣ Công đă nhận lănh tước vị cao nhất mà Vương triều nhà Nguyễn dành cho Nàng.  C̣n chàng th́ sao? 
Chàng ở vào cái sự thế mà đời gọi là “chuột sa hũ nếp”.  Không biết cha mẹ Nàng cho Nàng bao nhiêu làm của “hồi môn”.  Nhưng điều mà người ngoài biết được là cậu ruột nàng, ông Lê Phát An, đă tặng nàng món quà cưới một triệu đồng Đông Dương (bạc mặt).  Con số nầy là con số khổng lồ của thời 1934.
 [(Theo học giả Vương Hồng Xển, vào thời điểm đó “tờ giấy xăng (Pháp : Cent là 100 = tiền giấy 100 đồng) có người trọn đời chưa từng thấy, và giàu bạc muôn, tức trong nhà có được mười ngàn, là đă giàu bạc nứt đố đổ vách.”  Phải chăng nhờ vào sự kiện đó mà chàng “enjoyed” (hưởng thụ) cuộc sống làm vua không quyền, nhưng vẫn thoải mái đi săn bắn và du lịch nhiều hơn là làm các việc liên hệ đến vận mệnh dân tộc?)]
Phải chăng v́ G̣ Công có gió độc, nên nghề làm vua của Chàng phải trải qua nhiều lận đận lao đao trong mấy chục năm cuối của đời Chàng?
Và cuộc đời của Nàng sau biến cố 1945 cũng có nhiều u buồn do vận nước hay vẫn  do gió độc G̣ Công? 
Sau khi Chàng thoái vị và được “mời” ra Hà Nội làm Cố Vấn” cho Hồ Chí Minh, Chàng lại đem ḷng thương một cô gái Bắc Ninh.  Giữa chàng và Nàng có nhiều lục đục.  H́nh như khoảng cuối thập niên 1940 hoặc trong vài năm đầu của thập niên 1950,   Nàng  (cựu Hoàng Hậu) cùng các con qua cư ngụ bên Pháp.
Nàng đă ĺa đời vào ngày 24 tháng 9 năm 1963, lúc Nàng mới 49 tuổi sau cơn bịnh “ngặt nghèo, bất thần tại nhà ở nông trại La Perche, thuộc xă Chabrignac, tỉnh Bive de Gaillarde và được mai táng hôm sau” (Nguyễn Phú Thứ). Làm sao đọc được hồi kư của Nàng th́ may ra có nhiều tia sáng hơn cho cuộc t́nh vương giả nầy, v́ cuốn sách do chàng viết c̣n chưa có những điều về cuộc sống của Nàng mà chúng ta muốn am tường hơn,  nhứt là những năm sau khi Chàng đă thoái vị.
 
Tài liệu tham khảo
A. Những Emails
- Phan Tấn Tài (2005).  “Emails gởi Nguyễn hữu Phước” về một số tài liệu liên quan   đến các câu ca dao trong bài “Đồng Nai  Cửu Long: Những câu ca dao”
B. Tài liệu truyền khẩu:
- Một số câu ca dao do các “bạn già”  cung cấp.
C.  Sách và Đặc San
- Bảo Thái, (1999).  Một thời hoàng tộc, (tập II), Nxb Kinh Đô, Texas, USA   
- Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ (1970). Việt Nam Tự Điển. Khai Trí xb., Saigon, VN
- Nguyễn Hữu Phước, (2004).  “Từ vua trong tiếng Việt”, Tiếng Việt đa dạng,
Southeast Asian Culture and Education Foundation, California, USA.
- Nguyễn Phú Thứ (2003).  T́m hiểu vua Bảo Đại. Tác giả XB, Lyon, Paris
- Vương Hồng Sển (1995).  Hơn nửa đời hư.  Văn Nghệ Xb.  California, USA

 Xem Thêm:

 

Mối t́nh của Cựu Hoàng Bảo Đại
Tác Giả: Ngọc Giao


Ngọc Giao là một nhà văn nổi danh tiền chiến, ông sinh năm 1911 và tạ thế 1997. Ngọc Giao từng là thư kư ṭa soạn Tiểu thuyết thứ bảy và được xếp vào nhà văn hiện đại trong tác phẩm của Vũ Ngọc Phan, bằng vai với Vũ Trọng Phụng, Lan Khai, Trương Tửu, Thanh Châu. Sau Thế chiến Thứ hai ông tiếp tục sáng tác trong vùng quốc gia với những tác phẩm giá trị như: Đất, Xả Bèo, Cầu Sương, Quán Gió… Sau hiệp định Genève, ông ở lại Hà Nội và phải nếm đủ mùi cay đằng của ng̣i bút tự do, và bị cấm viết cho đến gần hết cuộc đời. Ngọc Giao khi trẻ là công tử Hà Nội nên có dịp gặp Bảo Đại lúc đó đă thoái vị ra Hà Nội thất chí t́m cách giải sầu. Tại đây Bảo Đại gặp Lư Lệ Hà, một đóa hoa giang hồ tài sắc nơi phồn hoa đô hội, và nảy sinh một mối t́nh lăng mạn. Ngọc Giao biết rơ cuộc t́nh vương giả này nên thuật lại trong số báo Xuân Nhâm Thân Cửa Việt (1992) khi bước sang tuổi 81.

Chu Nguyễn

* * *

“Tôi sực nghĩ đến câu chuyện, hay là mối t́nh giữa ông phế đế Việt Nam Bảo Đại với cô ả
Lư lệ Hà. Thời phong kiến, sau bức rèm nhung, gấm vóc, có Hoàng Hậu, Nguyên phi, Quư phi, Ái phi, cuối cùng là cung nữ. Tôi xếp Lư Lệ Hà vào loại Ái phi của phế đế cuối cùng triều Nguyễn. Xưa mỹ nữ Tây Thi chỉ là cô gái quê đập lụa bến Trữ La, th́ ở cuối thế kỷ này, Ái phi của cựu hoàng Việt Nam cũng là một cô gái xuất thân lam lũ tại miền biển Chợ Cồn, Văn Lư thuộc Thái B́nh. Tây Thi xưa c̣n có Phạm Lăi đi t́m, đem về nước Việt, dạy làm đẹp, dạy múa hát rồi chính yêu nữ ấy đă giết vua Ngô, kẻ thù của vua Việt, đốt cháy Cô Tô trên mười dặm, ba tháng liền không hết lửa.

Thời ấy, Ái phi Lư Lệ Hà tự t́m đường lên Hà Nội, tự lột h́nh cô thôn nữ, trở thành một mỹ nhân, ăn nói vô cùng giảo hoạt, đi đứng kiêu kỳ, trang phục hơn một cô gái xuất thân quư tộc, lẹ hơn nữa là cô ả tự học ra sao mà nói tiếng Pháp như đầm trong khi không hề đọc được một chữ Pháp. Bước đầu vào Hà Nội, Lệ Hà tạm náu ḿnh trong xóm B́nh Khang tức Khâm Thiên. Chỉ một thời gian ngắn Lệ Hà bỏ nghề kỹ nữ, thuê căn gác khá sang trọng 15 ngơ Trạng Tŕnh (nay là ngơ Liên Tŕ). Căn gác này vụt trở thành một thứ mê cung chứa đủ mặt nhân vật văn, vơ Pháp, Việt cao cấp của chính phủ quốc gia.

Trong những ngày quốc trưởng Bảo Đại ở Huế, Đà Lạt, mải mê săn bắn và tửu sắc th́ hoàng thân Vĩnh Cẩn luôn luôn ra Hà Nội t́m thú chơi bời. Ông hoàng bé nhỏ, loắt choắt, láu lỉnh như con khỉ Tôn Hành Giả này, qua một đêm khiêu vũ đă ch́m đắm nơi mê cung Lư Lệ Hà. Chỉ ít ngày sau, Vĩnh Cẩn dâng nộp Lệ Hà cho quốc trưởng. thế là ông vua hiếu sắc mê say ả Lư, luôn luôn t́m cách ra Bắc, gặp con yêu nữ. Chuyện này, cả Hà Nội biết, và cũng bay đến tai Từ Cung Thái Hậu và bà hoàng Nam Phương ở kinh đô Huế. Mối t́nh Bảo Đại-Lư Lệ Hà nữa âm thầm, nữa ầm ĩ kéo dài cho đến 1945, năm dữ dội của lịch sử Việt Nam.

Bảo Đại từ năm ấy, rời vương miện, trở thành công dân Vĩnh Thụy, cùng Lệ Hà tạm trú tại ngôi nhà lớn 51 Trần Hưng Đạo.

Một đêm, Lư Lệ Hà, xuân đă bắt đầu tàn, thủ thỉ kể tôi nghe về nỗi vinh nhục trong mối t́nh vương giả ấy.

“Qua mấy tháng tạm trú tại 51 Trần Hưng Đạo – Lệ Hà nói vậy – lăo ta rất buồn (Lệ Hà lúc nào cũng gọi Bảo Đại là lăo ta). Lăo chỉ thở dài, không nói năng ǵ hết. Ăn uống cho ǵ nhận cả không hề kêu ca, nhăn nhó. Ngày ấy là 30 Tết âm lịch. Lăo ta càng ĺ lợm, ra bao lơn đứng nh́n xuống phố. Lăo khẽ vỗ vai tôi: “Buồn lắm Hà ơi! Biết làm sao được bây giờ?”. Giọng Huế khó nghe nhưng ḿnh đă cố học nghe và học nói giọng kinh đô với lăo. Lúc đó, trời đổ tối. Ḿnh chợt nghĩ ra và reo lên: “Có cuộc vui rồi. Theo phong tục người Hà Nội th́ hằng năm, cứ đêm 30 Tết, sắp giao thừa, mọi người kéo nhau đến đền Ngọc Sơn làm lễ, đông vui lắm. Chúng ḿnh chờ gần giao thừa, sẽ cuốc bộ đến Ngọc Sơn”. Lăo mỉm cười gật đầu.

Gần 12 giờ khuya, ḿnh và lăo, mặc rất b́nh thường, tản bộ giữa ḍng người đến Ngọc Sơn. Lăo vua này dừng lại, ngơ ngác ngắm cảnh Hồ Hoàn Kiếm, ngơ ngác nh́n cây Bút Tháp đồ sộ, ngơ ngác ngắm cầu son Thê Húc nổi danh của đất Thăng Long. Lăo lẩm bẩm khen là đẹp. Có thể đây là lần đầu tiên ông vua đất nước Việt Nam lưu ư đến cái đẹp kỳ lạ của cố đô lịch sử, cũng ngơ ngác, cũng ngẩn ngơ xa lạ như một người ngoại quốc từ đâu mới đến đây lần thứ nhất.

Cầu Thê Húc chật người. Ḿnh nắm chặt tay lăo, cố gạt nhẹ mọi người, giúp lăo lách được cái thân h́nh to béo. Vào tới đền, thốt nhiên lăo bảo ḿnh, giọng nói cao hơn mọi lúc: “Cô vào đốt cho tôi một nắm hương, đem mau ra cho tôi”. Ḿnh mang vội nắm hương đă đốt cháy, đưa qua tay lăo. Lặng lẽ, trịnh trọng, như là những khi lăo hoàng đế trẻ này quỳ trên đàn Nam Giao, làm lễ cùng bá quan, lạy trời đất. Mặt quay về phương Nam, lăo lẩm nhẩm khấn lạy linh hồn tiên vương tiền đế, cúi lạy cả đức Từ Cung Thái Hậu (c̣n sống) và gửi lời chúc tụng cho cả Nam Phương Hoang hậu. Ḿnh cố gắng nghe lăo vua khấn khứa, quả t́nh ḿnh cảm thấy ḷng xúc động. Cái đêm 30 Tết, đêm giao thừa, con người, không kể ǵ quư tiện, tà chánh, đều có một lúc thay đổi hồn xác. Lưu lạc giang hồ bấy lâu nay, chính ḿnh cũng muốn khóc, nghĩ đến cái vùng biển chợ Cồn nghèo khổ, nơi ḿnh cũng đi ṃ cua bắt ốc nuôi thân. Ḍng người mỗi lúc thêm đông, tiếng ồn ào dữ dội quá, ḿnh vội thúc lăo khấn khứa ít thôi. Lăo gật đầu, ném bó hương xuống nước Hồ Gươm. Ḿnh lại cố gạt nhẹ mọi người, kéo được lăo qua cầu, đến chân Bút Tháp, chợt thấy ông thầy bói, đeo kính đen, chẳng biết mù thật hày mù giả. Ḿnh bấm lăo ngồi thụp xuống trước ông thầy bói. Lăo to béo, khó khăn lắm mới ngồi xuống cạnh ḿnh. Đặt tiền quẻ xong ḿnh khẻ nói với ông thầy: “Ông hăy xem tướng tay ông bạn tôi đây, coi xấu tốt ra sao. Chỉ cần thế thôi!”. Lăo vua không chịu đưa bàn tay ra, sợ bẩn. Ḿnh phải nài ép, kéo bàn tay lăo đặt vào tay ông thầy. Ông mù này, vừa nắm bàn tay mềm nhũn như bông của ông vua sờ sờ nắn nắn, bỗng ông ta rụt vội mấy ngón tay lại như bị bỏng. Giọng ông thầy bói thều thào, nói nhỏ: “Ngài là quư nhân. Tôi không dám nói ǵ hơn. Chỉ xin thưa ngài rằng sắp đi xa, xa lắm, khỏi đất này”. Ḿnh và lăo đưa mắt nh́n nhau. Ḿnh vội đứng lên, kéo lăo đứng theo rồi lại len lỏi trong ḍng người, cuốc bộ về Trần Hưng Đạo. Suốt dọc đường lăo vua như con chim sắp sổ lồng, cúi đầu bước, ḿnh cũng vậy, không nói một câu nào.

Quả nhiên, ít ngày sau, cố vấn Nguyễn Thụy được tuyên bố câu: “Làm dân một nước độc lập tự do c̣n hơn làm vua một nước nô lệ”; rồi đó, phế đế Bảo Đại được bay sang Hồng Kông theo sau đó cựu thần thủ tướng Trần Trọng Kim và ḿnh.

Đến đất Hồng Kông giàu có, ḿnh bị ngợp, lo sợ quá, bởi không có nhiều tiền, lăo và ḿnh thuê một khách sạn tồi tàn. Trần Trọng Kim cũng ở một khách sạn nghèo nàn khác. Ở nơi đất khách càng buồn, lăo và ḿnh ăn uống kham khổ, chiều tối ra đường phố, nh́n ngắm cái giàu sang người thiên hạ. Có một đôi lần thấy lăo quá sâu, ḿnh dắt lăo vào cái bar nho nhỏ, loay hoay t́m một cái bàn ở góc tối tăm, kín đáo. Thế mà, chưa kịp ngồi, làm sao mà ban nhạc bar lại nhận ra cái bộ mặt rầu rĩ của anh vua xa nước. Tức th́ một bài “Valse royale” (bài nhảy nghênh giá, theo phong tục Tây phương) vang lên. Ban nhạc sống vô cùng trang trọng chơi bài đó; đồng thời ông chủ khách sạn bước ra cúi rạp đầu, cung nghinh vị phế vương. Lăo và ḿnh cố giấu vẻ luống cuống, cố gắng lấy bộ thản nhiên vương giả giả tạo, nhưng vẫn không bỏ cái bàn nhỏ ở góc tối tăm sau khi lăo và ḿnh gắng gượng nhảy hết điệu vũ cung đ́nh ấy.

Ngồi mấy phút, ḿnh kéo lăo rời pḥng nhảy. Ra đường ḿnh toát mồ hôi lạnh, xót món tiền vừa phải xổ ra trả giá chai sâm banh thượng hạng và tiền thừa trên đĩa “Đức vua” rộng thưởng cho ban nhạc.

Đói quá, trong túi ḿnh không c̣n lấy một xu, lăo th́ chẳng bao giờ có một tí tiền. Th́ từ đời xưa cũng vậy, chưa có một ông vua nào có tiền trong túi. Nhưng khủng khiếp nhất là sự kiện đă xảy ra: nhịn đói, đội rét, ḅ được về tầng thứ 13 của khách sạn th́ lăo và ḿnh hết thở. Tuy mệt, theo thói quen, cứ đi đâu về là linh tính bảo ḿnh phải mở ngay tủ áo, rút ở một góc kín chiếc giày cao gót của ḿnh ra xem. Ôi chao, trời nghiêng đất lệch. Cái gót giày tám phân rỗng, trong đó ḿnh giấu tất cả tế nhuyễn riêng tây, vàng, kim cương, đă biến hết cả rồi. Ḿnh bỏ rơi chiếc giày xuống thảm, ngă lăn ra đệm đi văng, ngất xỉu đi. Lúc sau, mở mắt ra, lấy lăo đang gục xuống vai ḿnh. Lạ hơn nữa là lăo khóc. Ôi, lăo khóc thật sự, một điều ḿnh không bao giờ chờ đợi ở con người lầm ĺ, chai đá ấy.

Cũng kể từ tai nạn ấy, lăo càng buồn phiền hơn trước. Lăo ghé tai ḿnh: “Vụ này, tôi đoán, không phải là điệp viên Pháp lấy cắp đâu. Mà chính tụi Pháp thuê điệp viên Intelligence Service của Anh làm đây. Mục đích: “bần cùng hóa” một ông vua khốn khổ để rồi phải t́m đường quay về với chúng”. Đây, lần đầu tiên, lăo vua lầm ĺ tỏ ra sáng trí và nói hơi nhiều như vậy.

Một buổi tối trời rét cực kỳ, hai đứa ḿnh theo thường lệ, lang thang măi mỏi nhừ chân. Lăo vua dừng gót trước tủ kính sáng choang của một hiệu bán đủ loại đàn. Lăo ngắm nghía với cặp mắt thèm thuồng, rồi ngần ngừ khẽ nói: “Ước chi có tiền mua cây đàn gảy chơi cho đỡ buồn”. Thật là tội nghiệp! Ḿnh đành phải vét hết túi trong đến túi ngoài, liều mua cây guitare loại đẹp nhất. Từ bữa đó, lăo từ chối không ra phố, nằm miết hoặc ngồi ĺ bên cửa sổ khách sạn, gẩy đàn. Ḿnh thiệt không ngờ lăo có tài âm nhạc, không những chơi các bản cổ kim danh tiếng của Tây phương, mà c̣n chơi cả nam bằng, nam ai… xứ Huế. Ḿnh khen ngợi, lăo mỉm cười: “Tôi là học tṛ của nhạc sư đệ nhất thần kinh, đó là ông Ngũ Đại. Tôi vẫn thường gẩy đàn hầu Thái Hậu. Người rất vui ḷng”.

Lăo trọng thần ṭng vong Trần Trọng Kim, lâm vào cảnh đói nghèo, vô phương cầu cứu, vài ba lần ṃ đến hỏi xin ḿnh. Tất nhiên ḿnh buộc phải khước từ. Ḿnh đă bán đến chiếc nhẫn cuối cùng, chờ sống chết, lấy ra đâu tiền đưa ông. Sau đó, tuyệt nhiên không thấy vị lăo thần đến vấn an cựu hoàng như trước nữa…”

… Th́ ra, sau thời gian ngắn sống lưu vong ở Hồng Kông với ái phi Lư Lệ Hà, Bảo Đại t́m đường qua Pháp, ông Trần Trọng Kim t́m đường về nước, sống ít ngày tàn trong căn nhà cũ phố Hàng Chuối Hà Nội, rồi nhắm mắt xuôi tay trong niềm phẫn hận, cô đơn, đời không ai nhớ đến. Lệ Thần! Một học giả, một sử gia. Mỗi lần ngó tới cuốn Việt Nam sử lược và cuốn Nho giáo tôi không khỏi chạnh ḷng nhớ ông già cô trung ấy. Và cũng không thể quên cái sống oan chết uổng của Tử Trường Tư Mả Thiên triều Vũ Đế…

“Lăo vua vẫn mộ đờn, quên mọi sự. Về t́nh dục, lăo vốn nổi danh là quỷ vương không mệt mỏi. Vậy mà, ở giai đoạn này, lăo tỏ ra thờ ơ lạnh lẽo với tôi, với những mỹ nhân đất Hồng Kông.

“Em Lư Lệ hà thân quư. Chị ở xa đức Cựu Hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết ḷng hết sức chăm sóc Cựu Hoàng ở Hồng Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi Cựu Hoàng, c̣n gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái Hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương”.

(Trích Mối T́nh của Cựu Hoàng – Ngọc Giao)

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17