Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
Nhân Ngày Kỷ Niệm Trưng Nữ Vương
Vài Hàng Tản Mạn Về Ḍng Sông Hát


Mến tặng Thu Nhi và Thúy Nhi
P.h.Sơn

____________________________________________________
 

Ban Biên Tập Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt nhận được bài viết dưới đây của tác giả Phạm Hy Sơn. Bài viết có nêu lên một nghi vấn lịch sử về ngày mất của Hai Bà Trưng: Hai Bà tuẫn tiết ngày 6 tháng 2 âm lịch? (ngày vía Hai Bà ở đền Đồng Nhân gần Hà Nội), hay ngày 6 tháng 3 âm lịch? (theo lễ hội dân gian tại Hát Môn, tỉnh Sơn Tây - chú dẫn trong “Việt Điện U Linh”).
Kính xin quí vị thức giả cho biết ư kiến.
Ban Biên Tập CLB/HSV

____________________________________________________
 

Ḍng sông Hát măi măi c̣n đậm nét với lịch sử oai hùng của dân tộc Việt Nam qua tấm gương oanh liệt của chị em Bà Trưng, hai vị nữ anh hùng đă giương cao ngọn cờ tự chủ, đánh đuổi ngoại xâm dành lại độc lập cho ṇi giống sau hơn hai trăm năm bị Bắc phương cai trị.

Tưởng nên nhắc lại, năm 205 trước công nguyên, Triệu Đà là tướng nhà Tần trấn nhậm ở Nam Hải nước Tàu, thấy trong triều có loạn Trần Thắng, bèn lấy hai quận Quế Lâm và Nam Hải đổi thành nước Nam Việt tự xưng là Triệu Vũ Vương đóng đô ở Phiên Ngung. Sau đó Triệu Đà thôn tính những nước khác, trong đó có Âu-Lạc của An Dương Vương (là nước ta lúc ấy gồm miền bắc cho tới Hà Tĩnh) và mối t́nh vừa lăng mạn vừa bi đát Mỵ Châu + Trọng Thủy c̣n được nhắc nhở đến bây giờ.

Đế quốc Nam Việt của họ Triệu tồn tại được 96 năm th́ bị một người con gái từ lầu xanh ở Hàm Đan tên là Cù Thị lấy Triệu Minh Vương (125 – 113 trước CN) khi Triệu minh Vương chết, Cù Thị mưu tính với t́nh nhân cũ là An Thiếu Úy dâng đế quốc Nam Việt cho nhà Hán, quan Thái phó Lữ Gia phản đối truyền hịch đi khắp nơi tố cáo Cù Thị và con là Triệu Ai Vương, đồng thời cầm quân chống lại nhưng thất bại, Lữ Gia bị giết vào năm 111 trước Công nguyên. Nhà Hán chiếm được Nam Việt gồm Quảng Đông, Quảng Tây, đảo Hải Nam và Âu Lạc chia ra quận, huyện cai trị rất hà khắc, nhất là đối với hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân làm dân Việt căm thù tột độ.

Năm 34 sau Công Nguyên, Hán Quang Vũ sai Tô Định sang cai trị Giao Chỉ đă châm ng̣i vào ḷ thuốc súng làm cho cuộc cách mạng của dân tộc Việt bùng nổ dưới sự lănh đạo của hai Bà Trưng vào năm 40. Tô Định là kẻ tham lam, hiếu sát, giết người trung thực, bóc lột dân chúng đến cùng cực : “Rán mỡ dân để thoả ḷng dục“ như thư của Ông Thi Sách tố cáo Tô Định, v́ thế anh hùng hào kiệt nổi lên khắp nơi : Ở An Biên, Đông Triều có hai cha con bà Lê Chân , Hải Dương có Nam Thành Vương và cháu là bà Thánh Thiên công chúa, Thái B́nh có Ông Bà Trương Quân, ở Tuy Lai có Ông Nguyễn Nga, Lai Tảo có ba anh em Ông Cao Doăn . . . .nhưng lực lượng của họ rời rạc yếu ớt không có uy thế, nên khi hai Bà truyền hịch đi các châu, huyện th́ những vị hào kiệt ấy ồ ạt đem quân đến phụ trợ quyết một ḷng cùng hai Bà đánh đuổi quân xâm lược và đại thắng như lịch sử đă ghi.

Khi quân Hán do tướng Mă Viện tái xâm lăng phục thù , chính những vị Hào Kiệt, Anh Thư này đă sát cánh với hai Bà một sống một chết với quân xâm lược. Thánh Thiên Công Chúa tử trận trên sông Nguyệt Đức, nay ở xă Ngọc Lâm tỉnh Bắc Giang c̣n có đền thờ, bà Lê Chân chống cự quyết liệt và chết dưới gươm giặc thù ở Mai Động.

Vậy hai Bà là người thế nào mà khi hô hào khởi nghiă được toàn dân hưởng ứng, được các Anh Hùng Hào Kiệt các nơi tụ về?

Ai cũng biết hai Bà là con Quan Lạc Tướng họ Hùng ở Mê Linh, cha mất sớm mẹ là bà Thiện cháu ngoại Vua Hùng nuôi nấng dạy dỗ. Bà Thiện theo Việt Nam Danh Nhân Tự Điển của Nguyễn Huyền Anh có tên là Trần Thị Đoan là người có tài và rất đảm lược. (tên Thiện có thể là tên chồng tức là Quan Lạc Tướng). Bà nuôi chí lớn giải phóng đất nước, cứu vớt giống ṇi ra khỏi hầm tai vạ lầm than nên sau khi chồng chết Bà ở vậy cố gắng nuôi dạy hai con gái, đào luyện cho họ trở thành những người trọng đạo nghiă, yêu nước, có sức mạnh và tài thao lược.

Cũng chính Bà Thiện là người đă bí mật đứng ra tổ chức cuộc khởi nghiă từ trong trứng nước, khi lực lượng lớn mạnh Bà giao cho con rể và hai người con gái quyền lănh đạo, sau này thấy nguy cơ quân Việt bị Quân Mă Viện đông hơn lấn át, đích thân Bà Thiện (sử Tàu ghi tên Bà là Man Thiện- man là mọi rợ -cũng như họ gọi Bà Triệu Thị Trinh là Triệu Ẩu - âủ là làm càn) về huyện An Hát (sau đổi là Phúc Lộc) nay là huyện Phúc Thọ tỉnh Hà-Tây chiêu mộ thêm quân sĩ chống giặc. Khi bị thua Bà cũng chọn ḍng nước sông Hồng tự trầm vào ngày 10 tháng 11 năm 43, sử ghi mộ và đền thờ Bà Thiện ở làng Nam An sau đổi là Nam Nguyên bên bờ Hồng Hà nơi hai Bà Trưng tế cờ khởi nghiă trong khu Đông Phụ +Đông Sàng+Bến Mía phía trên Thị Xă Sơn Tây.

Uy đức của hai Bà Trưng do Bà Mẹ vun đúc chẳng những sáng lạn ở trời Nam mà c̣n chấn động vùng Đông Nam Á, kẻ thù phương bắc cũng phải nể sợ. Sử sách Tàu là Hậu HánThư cũng phải công nhận : “Trưng Chắc là người rất hùng dũng”. Người Tàu vốn trọng con trưởng không nhắc đến bà Trưng Nh́, nhưng chính bà Nh́ cũng là người nuôi chí lớn rửa hận cho nước, rửa nhục cho giống ṇi. Bà âm thầm sống thanh bần bằng nghề chăn tằm dệt vải để tập vơ nghệ, nghiền ngẫm binh thư chờ ngày khởi nghiă cho đến năm 21 tuổi vẫn chưa lập gia đ́nh, điều đó thực lạ v́ phong tục Việt Nam cho đến những năm gần đây con gái 14, 15 tuổi đă lấy chồng rồi ( bà Nh́ c̣n có tước hiệu là B́nh Khôi Tướng Quân).

Trong hịch khởi nghiă bà Trưng Chắc có bốn lời thề:

  • Điều 1 : Khôi phục nghiệp lớn của ḍng Hồng Lạc.
  • Điều 2 : Trả thù cho Thi Sách.
  • Điều 3 : Giết cho kỳ được Tô Định.
  • Điều 4 : Tướng sĩ nam nhân ai lập được công lớn th́ gả Em là Trưng Nh́ cho.

lời thề số 4 rất ngộ nghĩnh, chứng tỏ sự quyết tâm chống giặc và sự hy sinh cao độ của hai Bà Trưng là do ḷng yêu nước, yêu giống ṇi Hồng Lạc chứ không phải v́ t́nh cảm riêng tư như quan niệm của một số nho gia khoa bảng cổ bị ảnh hưởng của đạo Khổng cho rằng bà Trưng Chắc khởi nghiă để trả thù chồng, sự sai lầm này chẳng những có từ thời xưa như Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca mà cả những cuốn sử gần đây như Việt Nam Sử Lược cuả học giả TrầnTrọng Kim, Việt Nam Văn Hóa Sử Cương của học giả Đào Duy Anh cũng ghi như vậy.

Một điều nữa đáng ghi nhận là bà Trưng Nh́ tức B́nh Khôi Tướng Quân, không những giỏi vềquân sự mà c̣n có tài ngoại giao đă thuyết phục được những lănh tụ địa phương như ba anh em ông Cao Doăn, vợ chồng Ông Trương Quân v.v.. đem nghiă binh dưới quyền về phục vụ dưới ngọn cờ đào. Bà luôn luôn sát cánh cùng Chị bày mưu hiến kế điều khiển ba quân, lúc vinh quang hai chị em cùng làm vua, lúc thất thế Bà cùng với Chị quyết đem tấm ḷng son đền đáp non sông, tuẫn tiết trên ḍng sông Hát không để kẻ thù làm nhục.

Tuy hai Bà làm vua chỉ trong một thời gian ngắn là ba năm nhưng cuộc khởi nghiă ở Mê Linh như ngọn đuốc sáng chói nêu cao ư chí quật cường, tinh thần tự chủ, độc lập dân tộc để từ đó con cháu về sau người nọ tiếp người kia vững tâm, tự tin tiến bước trên con đường quật khởi. Những cuộc khởi nghiă của Bà Triệu, Lư Nam Đế, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương là những ngọn lửa liên tiếp bùng cháy lên trong đêm tối của gần một ngàn năm bị đô hộ (43-939). Và từng bước, từng bước dân tộc chúng ta cố gắng vẫy vùng thoát khỏi nền thống trị của thực dân phương Bắc với Ngô Quyền đại thắng quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng năm 939 (Đằng giang tự cổ huyết do hồng) xây dựng nền móng vững vàng cho nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lư, nhà Trần. . . . . về sau.

Công đức lớn lao của Hai Bà đă được người dân An Hát lập đền thờ cung kính tế lễ, khói hương liên tiếp đă gần hai ngàn năm nay. Mỗi năm đến ngày 06 tháng 3 người dân xă Hát Môn làm lễ kỷ niệm trọng thể với voi, ngựa, cờ quạt,chiêng trống, quân khí và đoàn nữ binh hộ giá uy nghi như khi hai Bà xuất quân đánh Tô Định. Theo các cụ xưa truyền lại khi hai Bà bị thua trận ở căn cứ Cẩm-khê Ba-V́ chạy về cửa sông Hát (là Xă Hát Môn ngày nay) được dân chúng ra đón và tiếp tế lương thực cho đoàn quân tùy tùng, lúc ấy đang là mùa gặt lúa chiêm, dân làng đă dùng nếp chiêm làm bánh chôi để các trinh nữ dâng lên hai Vị Vua của họ. Chẳng bao lâu quân Tàu đuổi tới, hai Bà nhảy xuống sông tuẫn tiết và các trinh nữ cũng trầm ḿnh chết theo hai Bà. Sau đó dân làng lập một đền thờ lớn thờ hai Bà,ngoài cổng đền kế bên bờ sông Hát cũng lập một miễu nhỏ thờ các cô đă dâng bánh chôi, đền và miễu bây giờ vẩn c̣n và tục lệ tế lễ hai Bà bằng bánh chôi cũng được duy tŕ đến ngày nay. Trong ngày đại lễ có giết ḅ, gà lợn nhưng bắt buộc phải có tám bát bánh chôi, tiến tŕnh làm bánh chôi dâng lễ cũng được duy tŕ từ gần hai ngàn năm không thay đổi (dù ngày nay đă có cối xay bột điện vừa nhanh , vừa nhuyễn).Trước ngày đại lễ ban tế phải chọn nếp cho đều hạt, nước làm bánh phải thật trong, thật tinh khiết, nếp được ngâm nước khoảng nửa ngày (06 giờ) đăi sạch để ráo nước rồi cho vào cối đá lớn hai thanh niên cầm mỗi người một chày gỗ giă cho thật nhuyễn rồi lược đi lược lại thật kỹ mới làm bánh.

Phiá sau đền ở Hát Môn hiện nay cũng c̣n một g̣ h́nh nón cạnh hồ sen gọi là G̣ Ngọc Ấn nơi chôn dấu Quốc Ấn của Trưng Nữ Vương mà dân làng t́m thấy sau khi hai Bà đền nợ nước. Những sự tích ấy (Đền thờ hai Bà, Miễu các Cô dâng bánh, g̣ Ngọc Ấn) chứng tỏ Hai Vị Trưng Vương đă tuẫn tiết trên sông Hát . Vào ngày 06 tháng 3 â m lịch (năm 43) và cũng đủ chứng cớ để phản bác sử sách cuả Tàu và sau này lại được thực dân Pháp (Maspéro) hùa theo, xuyên tạc rằng hai Vị Nữ Anh Hùng của chúng ta bị bắt, bị giết ở Cẩm Khê thủ cấp gửi về Lạc Dương kinh đô nhà Hán.

Sách lược của thực dân ở nơi nào cũng là khủng bố, đè nén, hạ nhục làm cho dân bản xứ mất tinh thần đấu tranh, quật khởi để họ yên trí khai thác, bóc lột, c̣n một điểm nưă cũng cần được xác định là các sử sách ngày nay đều ghi ngày tuẫn tiết của hai Bà Trưng theo ngày lễ hội ở làng Đồng Nhân mồng 6 tháng 2 âm lịch là sai lầm, lư do : Măi đến thế kỷ 18 tức là 1.700 năm sau khi hai Bà mất, không có sách sử nào nhắc đến đền thờ hai Bà ở làng Đồng Nhân gần Hà Nội. Sách Việt Điện U Linh của Lư Tế Xuyên viết vào thế kỷ 12 và Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp viết vào thế kỷ 14 cũng chỉ nhắc đến đền thờ hai Bà ở An Hát (Xă Hát- Môn). Ngay cả cách đây 300 năm khi Ông Cao Huy Diệu đậu Tiến sĩ (năm 1715) và những nhà khoa bảng khác viết lời b́nh và chú giải Việt Điện U Linh Tập cũng chỉ nhắc đến đền thờ ở Hát Môn và ở Hạ Lôi huyện An Lăng do Vua LưAnh Tôn ( 1135 – 1175 ) sắc phong đền, mà không nhắc đến đền thờ làng Đồng Nhân ở gần Thăng Long nơi Tiến sĩ họ Cao làm việc.

Đến đầu thế kỷ 20, Cụ Phan Kế Bính soạn Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện (Xb. Năm1912) đă viết :” Từ lúc Hai Bà ấy xuống sông, rồi hoá ra hai người bằng đá nổi lênh đênh trên mặt nước trôi đi. Các làng quanh sông thấy vậy tranh nhau ra khấn để vớt về thờ nhưng chỉ có làng Đồng Nhân huyện Thanh Tŕ (bây giờ thuộc Tỉnh Hà Đông) vớt được mới lập đền thờ ở làng ấy. Dân xă Hát Môn thấy sự linh thiêng làm vậy cũng lập đền thờ vọng ở bên sông. Đến đời vua Anh-Tôn nhà Lư, chỗ băi Đồng Nhân lở gần đến Miếu thờ. Vua sai làng Hưng Viên ở bên trong đê ra rước tượng hai Bà ấy vào rồi Vua ban tiền bạc cho lập miếu mà thờ. . . . đến bây giờ vẫn c̣n tục gọi là đền thờ hai Bà” (Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện trang 6).

Những điều Cụ Phan viết ở trên quá hoang đường, nhất là đối với thời đại hiện nay v́ xác người chết không thể biến thành tượng đá, rồi tượng đá lại nổi lênh đênh trôi đi trên mặt nước ! Nếu qủa thật làng Đồng Nhân thấy được tượng đá trên băi phù sa sông Hồng th́ nên hiểu là hai voi đá (tượng là voi như ta thường gọi bạch tượng là voi trắng vậy) do nước lũ dâng cao chảy mạnh tàn phá cổng đền (thường để voi đá hai bên) ở Hát Môn hay Hạ Lôi trôi về khi nước rút nằm trên băi gần làng Đồng Nhân (như băi Phúc Xá Hà Nội ngày nay). Hơn nưă nếu đền ở làng Đồng Nhân thiêng liêng như Cụ Phan viết th́ Vua Lư Anh Tôn đă không phải sai Thiền Sư Tịnh Giới đến tận đền hai Bà ở An Hát (Hát Môn) cầu mưa, sau khi cầu được mưa chính nhà Vua đă vất vả đế tận Hát Môn để tế lễ tạ ơn (xin nhắc lại làng Đồng Nhân ở ngay cạnh kinh đô Thăng Long là Hà Nội bây giờ) ngoài ra hiện nay người ta chỉ nhắc đến đền thờ làng Đồng Nhân, không ai nói đến đền thờ ở Hưng Viên như Cụ Phan Kế Bính đă viết.

Thiết nghĩ đền thờ hai Bà ở Đồng Nhân chỉ mới được xây cất sau khi Ông Cao huy Diệu đậu Tiến sĩ, điều đáng tiếc là các nhà viết sử sau này như Phạm Văn Sơn lại dựa theo ngày lễ hội ở Đồng Nhân mà cho rằng hai Bà hy sinh vào ngày 06 tháng 2 Âm Lịch, sử gia Trần Trọng Kim cũng lầm lẫn khi viết rằng Hát Môn và Đồng Nhân cùng cử hành tế lễ hai Bà vào ngày 06 tháng 2 Âm lịch (Việt Nam Sử Lược, quyển 1 trang 40). Kính xin Qúi vị sử gia và học giả quan tâm về vấn đề này để chúng ta và muôn đời sau có một ngày chính xác, đúng với lịch sử để tôn vinh hai vị Nữ Anh Hùng dân tộc.

Trở lại với ḍng sông Hát ở huyện Phúc Thọ tỉnh Sơn Tây cũng như sông Tô-Lịch ở Hà nội vào năm 1953-1954 khúc sông này ở gần ô Cầu Dền bị lấp chỉ c̣n là một cái mương rộng khoảng 02 thước trẻ con chơi đùa có thể nhảy qua hai bờ sông dễ dàng, sông Tô Lịch ngày nay chỉ c̣n là một dấu tích mờ nhạt, không c̣n ai nhận ra ḍng sông Tô Lịch nữa, nếu không đọc sách t́m hiểu về khu Thăng Long xưa.

Tài liệu cổ kính nhất tôi đang lưu giữ là Lĩnh Nam Chích Quái viết vào thời nhà Lư hoặc nhà Trần có nhắc đến sông Hát trong truyện Trinh Linh Nhị Trưng Phu Nhân : “Người trong châu thương tiếc lập đền thờ ở cửa Hát Giang mà phụng sự, nhân dân gặp phải tai nạn, hạn hán đến cầu đảo tất hiển linh”. Địa Dư Chí của Cụ Nguyễn Trăi soạn năm 1438 viết : “Hát giang ở huyện Phúc Lộc (nay là Phúc Thọ), tương truyền sông Hát phát nguyên từ Giang Hán trên sông có cây chiên đàn cao hơn 10 trượng lâu năm cây già rễ xuyên thông với sông Giang Hán, cá anh vũ đi theo đáy về phía Nam, các triều Vua bắt cống cá ấy để cúng tế”.

Theo Lĩnh Nam Chích Quái, cây chiên đàn này ở huyện Bạch Hạc (nay là Xă Bạch Hạc-Việt Tŕ) nơi Lô giang phát nguyên từ Giang Hán và Đà giang phát nguyên từ Lào qua Lai châu, Hoà B́nh đổ nước vào sông Hồng. Cụ Nguyễn Trăi dùng chữ “Tương Truyền” nghiă là sự việc truyền lại từ lâu rồi.

Theo các nhà điạ chất, khoảng mấy ngàn năm trước nước biển c̣n lên đến Việt Tŕ, sau nhờ phù sa của ba sông Lô giang, Đà giang và Hồng Hà bồi đắp thành vùng châu thổ rộng lớn cuả miền Bắc như hiện nay. Vào thời hai Bà Trưng nước thủy triều c̣n lên tới trung châu, tang hải biến đổi, nhất là lượng nước của hạ lưu sông Hồng vào mùa thác lũ từ sông Lô, sông Đà đổ vào, mực nước dâng lên rất nhanh và chảy xiết do đó
sự thay đổi ḷng sông bên lở, bên bồi luôn luôn xẩy ra nên nay ta thấy thị trấn Bạch Hạc ở bên bắc sông Hồng nơi mà sông Hát xưa phát nguyên th́ cũng không có ǵ lạ. Đến thời Nguyễn Trăi ḍng sông Hát ở huyện Phúc-Lộc kể trên có thể chỉ c̣n là con sông nhỏ tiêu nước cho huyện Thạch Thất, Bất Bạt bây giờ.

Tang-Thương Ngẫu-Lục của Phạm Đ́nh Hổ sưu tầm những sự tích xưa trong truyện sông Độc chép : “ Sông Độc ở xứ Sơn Nam phát nguyên từ sông Hát là chi lưu của sông Phú Lương (sông Nhị Hà) chảy đến làng Độc Tín ở huyện Kim Bảng hợp với sông Lương mà thành ra sông Độc”. Sông Độc tác giả nói đến ở đây nhận nước từ sông Hồng (Phú Lương hay Nhĩ Hà) qua cửa sông Hát chảy giữa gianh giới Hà Đông và Sơn Tây về xứ Sơn Nam (Hà Nam, Nam Định bây giờ). Lịch sử c̣n ghi sau khi nghiă quân Lam Sơn đại thắng quân Minh ở trận Tụy Động, xác quân tàu làm nghẹt ḍng sông Đáy (khúc Chương Mỹ-Hà Đông), B́nh Định Vương Lê Lợi bèn sai Tướng Trần Nguyên Hăn đem 100 chiến thuyền từ sông Đáy qua cửa sông Hát ra sông Nhĩ Hà xuống đóng ở Đông Bộ Đầu bao vây Đông Đô tên gọi của thành Thăng Long lúc bấy giờ.

Nhưng rồi ḍng sông Hát qua nhiều biến đổi cũng chịu chung số phận với thượng nguồn sông Đáy, v́ dân số mỗi ngày một gia tăng, nông nghiệp phát triển, hệ thống đê điều được đắp mới nhiều hơn. Việc đắp đê thời Nhà Trần c̣n sơ khai ở quanh thành Thăng Long đến thời Hậu Lê được đắp dọc theo bờ sông Hồng qua Đan Phượng (Thượng Phùng, Hạ Phùng quê nhà thơ Quang Dũng) chặn sông Đáy, con đê này kéo dài lên qua Thị Xă Sơn Tây đến chân núi Ba-V́ (huyện Bất Bạt quê hương của Thi sĩ Tản Đà) chặn ḍng sông Hát ở Kim Lũ, Triệu Xuyên v́ vậy sông Hát chỉ c̣n một chiều dài khoảng 5, 6 cây số từ làng Xuân Vân qua Cựu Lục, Cựu Bài,Phú Châu về Hát Môn đổ ra sông Hồng, sông Hát và sông Đáy dần dần biến thành ruộng rẫy, phần hạ lưu sông Hát chảy qua đền thờ hai Bà dần dần bị thu hẹp thành con ng̣i nên ít người biết tới, v́ thế người th́ nói sông Hát là một khúc sông Nhĩ Hà (sử gia Phạm Văn Sơn), người th́ nói sông Hát là sông Đáy (Hà văn Tấn chú thích Điạ Dư Chí của Nguyễn Trăi). Khi người Pháp đô hộ Việt Nam thấy lưu vực sông Hồng quá hẹp v́ bị dê hai bên bờ vây bọc về mùa lũ hay làm vỡ đê gây thiệt hại mùa màng và sinh mạng, họ đem kỹ thuật tây phương làm một đập bằng bê tông cốt sắt có 05 cửa lớn ở Đan Phượng để đóng mở khi cần thiết, đồng thời cho đào vét ḷng sông Đáy cũ từ Hát Môn đến Ngă Ba Thá. Đến mùa mưa lũ nước sông Hồng dâng cao họ cho mở các cánh cửa đập Đan-Phượng giải tỏa bớt lượng nước sông Hồng chảy xuôi về Ba Thá, khúc sông Đáy mới đào vét này c̣n gọi là sông Đào.

Sau năm 1954 nhà cầm quyền miền Bắc cho đắp thêm một khúc đê mới từ đê xă Cẩm Đ́nh dọc theo bờ sông Hồng nối với đê Xă Hưu Trưng, Vân Môn phiá trên cầu Chèm bít cửa sông Hát, sông Đáy không cho thông ra sông Hồng nên phần sông Hát, sông Đáy cũ hơn 50 năm qua bị san lấp làm nương băi, chỉ vài năm nữa những dấu vết của hai ḍng sông sẽ bị xóa hết. Nhưng dù c̣n hay mất dấu, ḍng sông Hát đă nhập vào gịng chính sử Việt Nam và măi măi sống trong tâm hồn người Việt trong và ngoài nước với một niềm kiêu hănh khôn cùng, chính ḍng sông ấy đă ghi lại một trong những dấu tích oai hùng của dân tộc chống thực dân phương Bắc dưới sự lănh đạo cũa hai vị liệt nữ Trưng Vương.

Hoa-Kỳ, ngày 06 tháng 3 năm 2004
Phạm Hy Sơn


Tài liệu tham khăo:

  • Lĩnh Nam Chích Quái,Lê-hữu-Mục dịch, KTrí xb.1960
  • Việt Điện U Linh Tập,Lê-hữu-Mục dịch, K.Trí xb.1961
  • Tang Thương Ngẫu Lục, Đạm Nguyên dịch, Bộ GD xb.1970
  • Nam Hải Dị Nhân , Phan Kế Bính, Mạc Lâm tái bản 1968
  • Việt Nam Danh Nhân TĐiển, N.H.Anh xb.1960
  • Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim, Bộ GD xb.1971
  • Việt Sử Tân Biên, Phạm văn Sơn, ĐạI Nam tb. 1990
  • Nguyễn Trăi Toàn Tập, KHXH xb.1976
  • VN Văn Học Sử Yếu, Dương Quảng Hàm, Bộ GD xb.1958
  • Xă Hội Việt Nam, Lương Đức Thiệp, Hoa Tiên xb.1971

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17