Home Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Nội dung chi tiết


Xuất xứ
Đại Chúng,

Thể loại
Thành Ngữ

Câu số
18369

Anh ngữ

Chủ đề
Ứng Xử,Xử Thế,

Đặc tính bổ sung và lời giải câu đố

Ghi chú
Những nơi mà người thường không thể đặt chân tới, đó là những nơi thâm nghiêm, cơ mật. Nguồn: "Từ Điển Thành Ngữ"; Ý Nghĩa thêm: Chúng ta biết rằng, trong truyện Kiều, sau hai lần gặp gỡ, chàng Kim đã sinh lòng tương tư nàng Kiều đến mức “Phòng văn hơi giá như đồng, trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan”, chểnh mảng cả việc đèn sách và vội “xăm xăm đè nẻo Lam Kiều lần sang”. Thế nhưng nhà họ Vương: “Thâm nghiêm kín cổng cao tường, Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh”… Ở đây, đại thi hào Nguyễn Du đã đưa thành ngữ kín cổng cao tường vào câu thơ rất tài hoa, gián tiếp miêu tả tâm trạng của chàng nho sinh đang tương tư người đẹp, có gì đó như là nỗi thất vọng trước một sự ngăn cách khó lòng vượt qua nổi? Kín cổng cao tường nghĩa là gì vậy? Chung quanh thành ngữ này, có hai ý kiến khác nhau. Có người cho rằng câu thành ngữ trên phải là kín cống mới đúng, bởi vì nó đăng đối với cạn dòng lá thắm ở câu dưới: cống có kín thì “lá thắm” mới “cạn dòng” không chảy ra được! Và như vậy, câu thơ miêu tả được đúng tâm trạng tương tư của chàng Kim sau buổi gặp Thuý Kiều (Hoàng Tiến. Người giáo viên nhân dân số 16-1989). Ý kiến thứ hai cho rằng, đính chính thành ngữ trên như vậy là đã làm thay cụ Nguyễn Du một cách tuỳ tiện. Bởi lẽ, nếu cho rằng “kín cống” mới đăng đối với “cạn dòng lá thắm”, thì “cao tường” làm sao đăng đối với “dứt đường chim xanh” ở câu dưới được, phải là “cao giàm” hoặc là “dày lưới” chứ, làm sao tường cao ngăn nổi “chim xanh”? (Nguyễn Văn Lưu. Trâu chẳng về chuồng, Văn nghệ số 22-1989). Ý kiến của Nguyễn Văn Lưu xem ra có sức thuyết phục và gần với chân lý hơn. Thực ra, sự đăng đối trong hai câu thơ của cụ Nguyễn Du vừa dẫn ở trên, là về ý chứ không phải về chữ: Thành ngữ “kín cổng cao tường” ở câu trên đã được minh hoạ, cụ thể hoá bằng hai điển tích “lá thắm” và “chim xanh” ở câu dưới. Theo “Từ điển truyện Kiều” của Đào Duy Anh, kín cổng cao tường nghĩa là “cái cổng đóng kín, cái tường xây cao, người ngoài không vào, cũng không thể nhìn thấy gì” (trang 237). Ở đây kín cổng cao tường là sự miêu tả dinh cơ nhà họ Vương đã làm Kim Trọng phải dừng bước trong phút tương tư, cao hứng đi tìm “bóng giai nhân”.Trong cách nói của dân gian, kín cổng cao tường là hình ảnh tiêu biểu cho dinh cơ của các gia đình giàu sang quyền quý xưa nay: “Cái cơ ngơi kín cổng cao tường của nhà lý Ngưỡng lại bỏ trống hoang”. (Nguyễn Kiên. “Năm tôi mười ba tuổi”).

Nội dung
Kín cổng cao tường

Quay về danh sách

;

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân , Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/22/17