Home Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Nội dung chi tiết


Xuất xứ
Miền Bắc, Quảng Yên,

Thể loại
Ca Dao

Câu số
23445

Anh ngữ

Chủ đề
Chùa Chiền,Tín Ngưỡng,Di Tích,Từ Chối,

Đặc tính bổ sung và lời giải câu đố

Ghi chú
Vùng đồi núi giáp giới ba tỉnh Bắc Giang, Hải Dương và Quảng Yên có ngọn núi Yên Tử cao nhất vùng. Vào thời Trần, Yên Tử là một trung tâm Phật giáo khi vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho Thái tử Thuyên, lên đây tu hành, sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm là thiền phái thứ ba trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Từ chân núi đến ngôi chùa Cả nằm chót vót trên ngọn - còn gọi là chùa Yên Tử - đường dài 30 km. Dọc đường có hơn 20 cảnh chùa gắn liền với địa danh, mang sự tích Thượng hoàng Nhân Tông xuất gia. Đầu tiên là suối Tắm, nơi Thượng hoàng dừng lại tắm gội bụi trần trước khi lên núi tu hành. Bên suối Tắm có chùa Cầm Thực (nhịn ăn), tương truyền khi Thượng hoàng đến đây chỉ ăn rau quả thay cơm. Đi nữa, gặp chùa Long Động, tục gọi là chùa Lân vì chùa dựng sát núi giống hình con lân, nơi Thượng hoàng mở trường thuyết pháp, độ tăng cho cả vạn người. Đường còn dài, phải vượt qua chín con suối nữa thì gặp dốc Voi Xô, rồi núi Hạ Kiệu, đánh dấu nơi vua Trần Anh Tông mỗi lần lên thăm cha phải xuống kiệu đi bộ từ quãng này. Đường lên Yên Tử khó khăn và thử thách nên mới có câu:

Nội dung
Nào ai quyết chí tu hành Có về Yên Tử mới đành lòng tu.

Quay về danh sách

;

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân , Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/22/17