Home Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Nội dung chi tiết


Xuất xứ
Miền Trung, Quảng Nam, Đà Nẵng,

Thể loại
Ca Dao

Câu số
432

Anh ngữ

Chủ đề
Quê Hương,Đất Nước,

Đặc tính bổ sung và lời giải câu đố

Ghi chú
Tương truyền, vào thời các chúa Nguyễn, có một cậu bé tên Lía. Cậu mồ côi cha, ở với mẹ và rất hiếu thảo. Vì tối dạ, Lía học chữ rất kém. Một hôm, trên đường đi, cậu gặp một tráng sĩ đang đấu với cọp. Cậu giúp sức đánh chết cọp nên được tráng sĩ đem về dạy võ nghệ. Chẳng bao lâu, nhờ võ nghệ cao cường, cậu thường đi cướp của các nhà giàu thất đức, các cường hào ác bá trong làng rồi phân phát cho dân nghèo nên được dân chúng ủng hộ rất đông, quan quân đánh dẹp mãi không được. Thấy Truông Mây hiểm yếu, Lía cho đắp thành để đối phó. Sau đó, cậu thu phục được cha Hồ, chú Nhẫn, những tên cướp khét tiếng ở địa phương. Trong một trận tiến đánh thành Qui Nhơn, Lía bắt được một ái thiếp của quan tuần phủ, đem về làm vợ. Viên trấn thủ Qui Nhơn thấy phải dùng chước mới thắng được Lía. Quan cho thân nhân của người ái thiếp - tức vợ của Lía - vào thành dụ dỗ nàng làm nội ứng. Trong một đêm đãi tiệc các thuộc hạ, Lía bị phục rượu, bọn cha Hồ, chú Nhẫn cũng say túy lúy. Lía bị nàng ái thiếp trói vào tấm phản dưới lưng, nửa đêm quan quân bao vây và tiến vào thành. Cha Hồ, chú Nhẫn và nhiều lâu la bị sát hại. Lía tỉnh rượu thoát chạy, mang theo tấm ván trên lưng. Kế cùng, lực kiệt, Lía tự sát. Do đó câu đồ cha hồ chú nhẫn có nghĩa là đồ vô lại, trộm cướp

Nội dung
Ai vào Đà Nẵng mà nghe Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam

Quay về danh sách

;

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân , Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/22/17