Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
T́m Hiểu Tiếng Việt
 
Trần Ngọc Dụng
Giảng Viên Việt ngữ/UCR/CCC/SAC
E-Mail: tranngocdung@khoahoc.net
6 tháng 1 năm 2005
 
Mục đích của bài sưu tầm mang tính chất phiếm luận này là nêu lên sự khác biệt giữa những từ ngữ gốc Hán của người Việt chính thống và từ-ngữ của người Hán.
Chúng ta không nên dùng từ-ngữ „danh từ Hán-Việt“ v́ như vậy là phiến diện và không chính xác. Bài viết này không có ư tranh luận với bất cứ vị học giả nào nhưng ngược lại chỉ nêu những nhận xét về ngôn ngữ Việt Nam đang được sử dụng hàng ngày để cống hiến quư vị.
 
Duyên Cớ
Trước hết tại sao gọi chữ Tàu là chữ Hán. Xin lưu ư, chữ Tàu hiện đại và chữ Hán, hay c̣n gọi là chữ Nho, có một vài sự khác nhau nhỏ cần nắm vững để khỏi nhầm lẫn:
Chữ Hán, theo Sử Kư Tư Mă Thiên, một sử gia trứ danh đời Hán (khoảng 130-90 ttl) trong lịch sử nước Tàu dưới quyền cai trị của Hán Vũ Đế (ḍng dơi Lưu Bang, 140 - 85 ttl) là thời kỳ vàng son nhất của lịch sử nước Tàu cổ đại.
Trong suốt thời gian trên 50 năm, Hán Vũ Đế bành trướng được lănh thổ rộng nhất: phía tây bao trùm cả Tân Cương, Trung Á; phía đông gồm cả bán đảo Triều Tiên, đến Hán Thành (Seoul); phía nam gồm bắc phần nước Việt, tạo nên một cuộc thái b́nh mà các nhà sử học Tây phương gọi là Thái B́nh Hán quốc (Pax Sinica), rộng lớn hơn cả Thái B́nh La Mă (Pax Romana).
Với uy thế của Hán Vũ Đế mạnh mẽ như vậy nên năm 111 ttl dẹp Nam Việt do Triệu Đà gầy dựng và lấn chiếm luôn cả nước Việt chúng ta. Từ đó người Hán đặt ách thống trị lên toàn cơi đất Việt. Bởi có ảnh hưởng rộng lớn đó mà người ngoại quốc cũng gọi người Tàu là người Hán, và văn tự của người Tàu được gọi là chữ Hán. Họ dùng Sino- để chỉ những ǵ liên quan đến người Tàu, như Sino-Viet, Sino-Tibetan, Sinology.
C̣n chữ Tàu là sao? Nói nôm na là ngôn ngữ đang sử dụng tại Trung Cộng, Hồng-kông, Đài Loan hiện nay (tiếng Anh gọi là modern Chinese). Ở đây chúng tôi muốn nói đến tiếng Tàu tại Trung Cộng v́ tại đây họ dùng quan thoại (thứ tiếng do các quan nói chuyện với nhau). Chỉ cần so sánh hai câu dưới đây là thấy ngay sự khác biệt giữa từ ngữ gốc Hán và tiếng Tàu.
A: Che'n sen sung. Ń hào ma? (Trần tiên sinh. ông có khoẻ không?)
B: Pủ à. Ẉ pủ hào à. (Không khoẻ lắm. Ngă bất hảo à.)
 
Trong câu trả lời của Trần tiên sinh, chữ pủ hào tức là bất hảo, nghĩa là không khoẻ.
Cha ông ḿnh nói: “Đó là thành phần bất hảo.” Trong câu này có 4 từ-ngữ gốc Hán: thành, phần, bất, hảo. Bất hảo trong câu này nghĩa là xấu xa, có hại cho kẻ khác, cho làng xă. Trong một xă mà có vài thành phần bất hảo này th́ dân làng sẽ chịu lắm cảnh ăn cắp, ăn cướp, hiếp đáp phụ nữ, vv.
Từ đó chúng ta thấy người Tàu và người Việt dùng chung một từ-ngữ mà hai ư nghĩa khác nhau. Thí dụ người Hán nói tiểu tâm nghĩa là “tánh cẩn thận hay chú ư đến những chi tiết nhỏ nhặt” trong khi người Việt chỉ dùng để nói về người “có tánh nhỏ mọn, chi li, tâm địa hẹp ḥi” là một trong những tánh xấu thường thấy trong một số người. Người Việt nói mă thượng để chỉ người có “chí khí anh hùng”, như một đấng anh hùng mă thượng (người anh hùng không giết người ngă ngựa) trong khi nghĩa Hán mă thượng là “tức th́” như Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi, dục khách giang hồ mă thượng thôi ...(một ly rượu uống với nhau rồi hăy nhanh chân mà đi). Anh chị em trong nhà hoà thuận với nhau th́ người Hán nói anh em hoà hảo. Người ḿnh không bố trí bàn ghế trong nhà mà sắp đặt, trong khi người Hán dùng an bài để sắp đặt công việc. Người ḿnh dùng an bài như một sự chấp nhận số mạng đă được định trước.
Gần đây trong kế hoạch xây dựng hoà b́nh ở Trung Đông, Hoa Kỳ nói đến cái roadmap th́ các báo Việt dùng từ-ngữ lộ đồ, trong khi các báo Hoa th́ nói là lộ tuyến đồ. Theo thiển ư của chúng tôi nên dịch roadmap là kế hoạch hay kế sách. Có người c̣n dùng cả lộ tŕnh th́ hơi quá trật. V́ lộ tŕnh nghĩa là những nơi sẽ phải đi qua rơ ràng, có ngày giờ hẳn hoi và có thể thực hiện được trong một thời gian định trước. Trong khi roadmap  th́ kế hoạch có tính cách dự liệu nhằm đạt đến một mục đích mà thời gian và phương thức có thể thay đổi hoặc không thể thực hiện được ngay v́ c̣n phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh thực tế và thiện chí của mỗi bên. (Nên nhớ chữ roadmap có hai nghĩa, đây là nghĩa thứ hai)
 
Người Việt có Ngôn Ngữ riêng không?
Theo sử liệu, tiếng Việt trước thời Bắc thuộc “có h́nh quăn queo” như giun (trùn) ḅ (1) , và “ngay từ thời Đào Đường (khoảng thiên niên kỷ thứ II trước tây lịch), người Việt đă có lối chữ riêng, trông như đàn ṇng nọc.” (2)
Ngoài ra, trong Hoá Quan Phong, Vương Duy Trinh - một nho sĩ trong thế kỷ 19 - cũng nói đến thứ chữ cổ của người Việt có h́nh dạng giống như chữ cổ của người Mường vùng Thanh Hoá.
Thế nhưng chưa ai t́m thấy được một di tích nào để chứng minh các điều vừa nêu trên đây là đúng. V́ sao? Bởi v́ người Việt bị người Hán xâm chiếm và cai trị gần một ngh́n hai trăm năm (207ttl - 938stl (3) ). Trong thời gian này có hai sự kiện diễn ra: một mặt người Hán t́m mọi cách xóa sạch ngôn ngữ và văn hóa người Việt, mặt khác áp đặt lên người Việt ngôn ngữ và văn hóa của họ.
Đây là một thí dụ về tiếng Việt cổ của chúng ta (Trích từ T́m về Bản Sắc Văn Hoá Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, 1997, tr.96)
 
 
Ảnh hưởng của chữ Hán đối với tiếng Việt
Trải qua một thời gian dài bị nô lệ như vậy, tiếng Hán được sử dụng như là “quốc ngữ” để làm phương tiện ghi chép trong mọi lănh vực sinh hoạt xă hội: sử liệu, văn chương, văn thư hành chánh, thi cử, vv... , tạo thành một giai tầng thay thế hoàn toàn cái ǵ của người Việt đă có từ trước. Người Việt phải học lịch sử và văn học của người Hán, nhiều đến nỗi cho đến ngày nay đa số người Việt biết rành rẽ về lịch sử và điển tích của người Hán nhiều hơn lịch sử và điển tích của chính nước ḿnh.
Nhưng may thay, Việt Nam là một nước nông nghiệp, tuy nghèo nhưng sống định cư, và có truyền thống “phép vua thua lệ làng.” Dân làng là những người quanh năm chỉ biết có mảnh vườn và thửa ruộng, họ không cần thuộc Tứ Thư, Ngũ Kinh, không biết làm thơ Đường. Họ chiếm đa số và thuộc về giai tầng thấp kém trong xă hội. Nhờ vậy mà cái khuôn thước ngàn đời vẫn được giai tầng này lưu giữ cho chúng ta sử dụng ngày nay.  C̣n cái giai tầng do người Hán áp đặt và được tiếp tay bởi chính quyền đương thời không thẩm thấu hoàn toàn xuống tất cả làng mạc Việt Nam, nơi mà tiếng Việt và nếp sống Việt vẫn c̣n được bảo tồn măi măi.
Do đó trong suốt thời gian bị đô hộ đó cha ông người Việt chúng ta đă thu thập từ người Hán những kiến thức về mọi lănh vực, mà ngôn ngữ đóng vai tṛ rất quan trọng, sau đó chọn lọc và sử dụng chữ Hán “theo tinh thần tiếng Việt” để trở thành tài sản riêng của người Việt.
 
Tinh thần sáng tạo
Khi hai giai tầng xă hội cùng tồn tại song song như vậy, luôn luôn có sự tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Giai tầng thượng lưu t́m cách phổ biến cái học thuật mới du nhập được vào đại đa số dân chúng th́ ngược lại trong dân chúng cũng có những người vươn lên qua con đường khoa bảng cũng mang theo bên ḿnh ước vọng muốn chứng tỏ cho giai tầng trên thấy cái tiềm năng của ḿnh. Những người này là những sĩ phu yêu nước khi ly loạn, và là những tiếng nói rất mạnh mẽ đại diện cho giai tầng thấp hơn. Nhu cầu chữ viết cho tiếng Việt thuần túy (chữ Nôm) nảy sinh. Do nỗ lực của hai giai tầng nhằm tạo ảnh hưởng cho nhau vô h́nh trung tiếng Việt trở nên phong phú lạ thường!
 
Chữ Nôm
Chữ Nôm, một biến cách của chữ Nam, là cách gọi nôm na chỉ ngôn ngữ Việt Nam được nói bởi người Việt, tuy không c̣n chữ viết riêng mà phải dùng chữ viết của người để diễn tả. Ngày xưa th́ mượn cách viết của người Hán, ngày nay th́ mượn cách viết của người Tây phương. Đây quả là nỗi buồn vạn thuở!
Theo kết cấu có thể được chia ra làm ba loại chính: loại thứ nhất là âm Việt hóa và nghĩa của tiếng Hán, loại thứ hai gồm âm và nghĩa hoàn toàn của người Việt bằng cách ghép hai hay nhiều chữ Hán lại với nhau và loại thứ ba, âm Hán được Việt hóa nhưng nghĩa khác với nghĩa chữ Hán.
Về loại một - âm Việt hóa với nghĩa tiếng Hán: Số lượng từ-ngữ thuộc loại này chiếm gần 70 phần trăm (4) trong tổng số tự-vựng tiếng Việt.
Thí dụ: tâm (tim), tiểu (nhỏ), đại (lớn), quốc (nước), gia (nhà), thảo mộc (cỏ cây; ḿnh nói 'cây cỏ') sanh tử (sống chết), khoái lạc (chữ khoái c̣n có nghĩa mới là nhanh. Trong chiến thuật ngày trước có tứ khoái nhất măn: 4 nhanh 1 chậm. Đó là chuyển quân nhanh, tấn công nhanh, thanh toán chiến trường nhanh, rút nhanh nhưng chuẩn bị trận đánh phải thật chậm - tức phải nghiên cứu thật kỹ càng), vv.
 
Loại thứ hai - âm và nghĩa hoàn toàn của người Việt. Đây chính là nhu cầu của giai tầng thứ hai trong xă hội Việt Nam cần đến. Để diễn tả được những từ-ngữ Việt thuần túy, người Việt đă dùng hai chữ Hán ghép vào với nhau - một chữ để chỉ âm và một chữ chỉ nghĩa, hoặc dùng chữ Hán có thêm dấu thanh giọng.
Thí dụ:  trăm '100' - gồm hai chữ bách nghĩa là '100' và lâm chỉ âm đọc,
                        ḍng gồm bộ thủy chỉ 'nước' và chữ dụng nghĩa 'dùng' làm âm đọc,
                        dạy là do hai chữ khẩu 'miệng' + đại 'lớn'
                        năm (trong năm tháng) do hai chữ năm (số 5) và niên 'năm'
                        đến (chí + đán); chí chỉ nghĩa đến và đán tượng trưng cho âm đọc
                        trời do hai chữ Hán thiên 'trời' + thượng 'trên', vv…
 
Loại thứ ba - âm Hán được Việt hóa nhưng nghĩa khác với người Hán. Hiện tượng này dường như là một h́nh thức dịch mà lư thuyết gia về dịch thuật như Roman Jackopson, J. Catpord gọi là transmutation translation. Chẳng hạn như Bissiger Hund! Có nghĩa là đen là Chó Cắn! Tiếng Anh th́ dịch thành Beware of dog! 'Coi Chừng Chó'. Cả hai cách chó cắn và coi chừng chó đều không phù hợp với cách hiểu của tiếng Việt ḿnh. Phải nói Coi Chừng Chó Dữ! mới đúng.
Ngoài việc vay mượn chữ Hán làm chữ viết riêng của ḿnh người Việt luôn luôn t́m cách thoát khỏi “bàn tay thống trị” của ngoại bang một cách có ư thức. Người Việt thường t́m cách nói trại những chữ Hán để cốt sao cho lột tả tinh thần Việt Nam trong mỗi lời nói. Chẳng hạn như tiếng Hán nói diễu hành th́ người Việt nói diễn hành, phản ánh thành phản ảnh, thục huyền thành tục huyền, vv.
Nhân tiện đây chúng tôi xin phép được giải thích tại sao người ta gọi mẹ ghẻ. Rất nhiều người khi được hỏi đến chữ này đều cười và trả lời, có lẽ bà đó bị ghẻ! Mẹ ghẻ thường phải trẻ và đẹp hơn mẹ ruột cớ làm sao có ghẻ được. Thưa không phải vậy. Môt số từ ngữ gốc Hán có âm đầu là [k] th́ trở thành [g] như can (trong can đảm = gan mật), khương = gừng; các = gác. Do đó mẹ ghẻ là do chữ kế mẫu mà ra. Trong quá tŕnh Việt hoá, có lẽ người ta đă dùng mẹ kế trước. Sau đó chữ kế  > ghế là giai đoạn hai. Và sau cùng, cùng với cảm tính không đẹp về tánh t́nh của bà mẹ này nên dần dà biến ghế  > ghẻ. 
Hiện tượng này gọi là sự biến âm. Ngôn ngữ nào cũng nằm trong qui luật này. Thử đọc câu dưới đây mới thấy sự khác biệt giữa tiếng Anh thời trung cổ:
Loverd, we aren bõe ̃ine, ̃ine cherles, ̃one hine.
Và tiếng Anh ngày nay là:
            Lord, we are both yours, your humble people, your servants.
Hoặc chữ lord như trong landlord, great lord of banking là do hai chữ loaf 'bánh ḿ' và ward 'pḥng chứa' > loafward, loaf-keeper 'người giữ ch́a khoá kho bánh ḿ'. Thời cổ chữ này viết là hl!fweard > loverd, qua thời gian > lord.
Chữ your hoặc yours cũng vậy. Từ xưa cho đến khoảng vài trăm năm trước người Anh có chữ thou 'mày' và you 'quư vị'. Chữ thou ngôi thứ hai số ít th́ dùng với thee như trong I love thee, and thou love me. Cũng như nói thou art 'mày là'. Thế nhưng ngày nay đều dùng chung you are nguyên dành cho ngôi thứ hai số nhiều. Thời xưa viết là "ower > thy, thine > your.
Một hiện tượng nữa trong sự phát triển của ngôn ngữ là sự kết từ (coinage). Người ta dùng hay hai ba chữ kết lại với nhau thành từ-ngữ mới ngắn gọn hơn. Tiếng Việt chúng ta có
bọn mày           > bay   bằng này          > bấy   đằng nào                      > đâu
bằng nào          > bao   bằng ấy lâu       > bấy lâu          đằng nọ            > đó
chưa có           > chửa
dai như chăo rách > dai nhách             hai mươi           > hăm  ba mươi           > băm
 
Ở miền Trung và miền Nam c̣n có cách nói cũng theo lối kết từ trên đây:
            bà ấy    > bả                 ông ấy  > ổng   anh ấy             > ảnh
            bên ấy  > bển               chị ấy   > chỉ    cha ấy             > chả  
        chừng ấy  > chửng            d́ ấy     > dỉ      đằng ấy           > đẳng
hôm ấy đến nay > hổm rày       ngoài ấy           > ngoải trong ấy           > trỏng
vậy đó               > vẩy              hồi năy giờ       > hỗi giờ (nhớ chữ này viết dấu ngă)         
Ngày trước khi từ giă nhau người Anh thường nói God be with you.  Vậy mà ngày nay chúng ta chỉ nghe Goodbye. Xét về nghĩa, Goodbye làm sao đầy đủ bằng God be with you. Thế nhưng hiện nay người ta cũng bắt đầu bỏ luôn chữ Good, chỉ c̣n lại Bye mà thôi.
 
Bảo đảm hay đảm bảo?
Về những từ-ngữ gốc Hán xa xưa mà cha ông ta đă từng dùng qua nhưng cảm thấy không phù hợp nữa nên đă thay đổi cho phù hợp với tinh thần Việt Nam. Phải chăng đây cũng là một cách chứng tỏ tinh thần độc lập của người Việt, ngay cả về ngôn ngữ? Đáng kể nhất là những từ-ngữ viết theo “kiểu Hán” nghĩa là tiếng chính đứng sau và được bổ nghĩa bằng tiếng phụ đứng trước.
Tưởng cũng nên nhắc lại là cấu trúc tiếng Việt là tiền vị thể (head initial) tức là tiếng chính đứng trước rồi mới đến các tiếng bổ nghĩa theo sau. Trong khi đó tiếng Hán (hay tiếng Tàu hiện đại) là hậu vị thể (head final), tức tiếng chính đứng sau, các tiếng bổ nghĩa đứng trước giống như tiếng Anh. Người Tàu nói the White House = toà Bạch Ốc (từ gốc Hán).
Chữ Việt nói người đẹp th́ chữ Hán phải là mỹ nhân. Ngay cả bản thân một từ-ngữ ghép mà cả hai tiếng được ghép với nhau đều là Việt, Hán cũng theo tinh thần đó. Ví dụ như người ta nói triển khai, người ḿnh nói khai triển. Tại sao? Nghĩa của từng chữ cho thấy nên theo thứ tự nào: khai 'nở ra', triển 'mở ra'. Ngày trước khi gửi thư cho nhau người Hán dùng chữ triển khai hoặc triển khán đề ngoài b́ thư có ư nói 'hăy mở ra mà xem'. Người Việt dùng ngược lại khai triển v́ theo khái niệm của văn hoá thảo mộc, một hạt mầm phải trương nước nở ra bên trong trước rồi mới làm cho cái vỏ ngoài mở ra để từ đó phát triển. Người Tàu nói đảm bảo th́ người Việt nói bảo đảm cũng thuộc tính chất này. Nên nhớ nền văn minh Việt Nam là văn minh thảo mộc định canh, lấy nước làm trọng nên nước ngoài nghĩa thuỷ c̣n có nghĩa là quốc.
Khi đổi sang tiếng Việt cũng vậy. Người Tàu nói ẩm thực, người ḿnh nói ăn uống. Thảo mộc > cây cỏ (thảo: cỏ; mộc: cây). Từ đó có những chữ mà theo kết cấu tiếng Việt chúng ta vẫn dùng một cách “vô lư dễ thương” như chữ cứu văn (cứu: 'cứu mạng, cứu thoát'; văn: 'kéo vào bờ'). Từ đó cứu văn hiểu theo cách Việt Nam là 'cứu mạng sống trước rồi mới kéo vào bờ sau'. Lẽ ra nên đổi thành văn cứu như trong văn hồi trật tự mới phải. Nhưng v́ ai cũng dùng quen rồi nên vẫn cảm thấy thoải mái.
Ngoài việc đổi thứ tự của từ-ngữ theo tinh thần Việt Nam, trong kho tàng tự vựng tiếng Việt, sự đọc trại từ âm nguyên thuỷ gốc Hán xảy ra rất nhiều. Hăy xem các từ-ngữ này, mặc dầu c̣n mang đậm nét gốc Hán, vẫn được dùng theo cách nói Việt Nam:
Gốc Hán đọc là                      Việt đọc là                  Gốc Hán đọc là          Việt đọc là
            để kháng                      đề kháng                      thống kế                      thống kê          
            phong thanh                 phong phanh                thù hận                         thù hằn
            pháp tắc                      phép tắc                      an uỷ                            an ủi
            châu bảo                      châu báu                      sai khiển                      sai khiến
            bất kế                          bất kể                          vô cố                           vô cớ
            phụ hoà                       phụ hoạ                       tự hồ                            tựa hồ
            thời cục                        thời cuộc                      đại bằng                      đại bàng
            khẩu trao                     khẩu trang                    tinh giản                       tinh giảm
 
Về cấu trúc câu, chữ Hán viết hơi ngược với cách nói với người Việt và thường lặp lại chữ trong cùng một câu: Thí dụ:
            Kinh Dương Vương chi tử à con của vua Kinh Dương
            Bách mẫu chi điền, thất phu canh nhi à Kẻ ngu dốt này cày 100 mẫu ruộng.
            Thiên nhân chi nặc nặc bất như nhất sĩ chi ngạc ngạc. à Những lời vâng dạ của ngàn người không bằng lời nói cương trực của một kẻ sĩ. (Sách Sử Kư -Thương quân truyện; theo Văn Sách chữ Hán của cụ Phạm Tất Đắc, nxb Khoa Học Xă Hội, Hà Nội, 1996, tr. 86)
Một điểm nữa có lẽ không kém phần quan trọng. Đó là người Việt biết “tương kế tựu kế” để đánh lạc hướng kẻ thù: mượn chữ của người mà dùng theo lối ḿnh để người ta không hiểu ḿnh. Do đó mới có sự xuất hiện của chữ Nôm
Đố quư vị bạn Mỹ nào hiểu được câu tiếng Anh này nếu được viết như sau:
Ay đông uân tu gâu uưch hơa bi cơ xờ ay đông uân may uay tu thinh dát si i may gơn phren.(5)
Bài sau chúng tôi sẽ bàn về chữ với nghĩa trong tiếng Việt.
 
 Trần Ngọc Dung
 
(1) Sách Thánh Tôn di thảo chép: „Vua Lê Thánh Tôn nằm mộng thấy có người thiếu phụ đời Lư Cao Tông dâng thư bày tỏ nỗi oan ức để xin được cứu xét. Thư viết bằng thứ chữ ngoằn nghoèo như giun ḅ. Sau đó nhà vua lại được thần nhân mách bảo đó là chữ viết cổ xưa của dân Việt ḿnh.“ (Phỏng theo Cơ Sở Ngữ Văn Hán Nôm, Lê Trí Viễn chủ biên, nxb Giáo Dục, 1984 trang 22.)
(2)sách Tiền Hán thư, một cổ sử của Trung Hoa viết từ thời Đông Hán. Sách dă dẫn (1)
(3)trước tây lịch, sau tây lịch
(4)T́m Về Cội Nguồn Chữ Hán, Lư Lạc Nghị & Jim Walters, nxb Thế Giới, Hà Nội, 1998:ix
(5) I don't want to go with her because I don't want my wife to think that she is my girlfriend.
 
Ư kiến, Phê b́nh xin gửi về : E-Mail: tranngocdung@khoahoc.net

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17