Home Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Khái niệm âm vị
(phần hai)

2. Âm vị là một cấu trúc ngôn ngữ học bao gồm các nét khu biệt. Ngôn ngữ học gọi âm vị là chùm nét khu biệt.

Trường hợp /d/ và /t/ ở trong ví dụ đầu, theo định nghĩa này được trình bày như sau:

Bước 1. Biểu diễn âm vị học

/d/ =

 

 + PAT
 + Răng-lợi
 + Tắc
 + Hữu thanh

/t/ =

 

 + PAT
 + Răng-lợi
 + Tắc
 + Vô thanh

Bước 2. So sánh đồng nhất

 

 + PAT
 + Răng-lợi
 + Tắc

 

(/d/ & /t/)

Bước 3. So sánh

khác biệt: [+hữu thanh] ≠ [+vô thanh]
khu biệt: [+hữu thanh] = [-vô thanh]
[-vô thanh]/d/ ≠ [+vô thanh]/t/

Kết luận: [-vô thanh] & [+vô thanh] {dan} ≠ {tan}.

Vậy, [-vô thanh] và [+vô thanh] là hai nét khu biệt âm vị học của tiếng Việt

Như vậy, ở trong các cặp đối lập tối thiểu như "đan" và "tan", hai từ thực chất chỉ khác nhau ở một nét khu biệt là nét tính thanh của phụ âm đầu. Kích thước âm vị học của định nghĩa này đối với đơn vị là nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước của định nghĩa a. Ở định nghĩa a, chỉnh thể âm vị có giá trị khu biệt nghĩa, còn ở định nghĩa này, tất cả các nét trong một âm vị là không có ý nghĩa khu biệt. Chỉ có một nét ở trong cả chùm là đóng vai trò chức năng của một âm vị mà thôi. Nhưng ngay khi gán nhãn cho chúng là [hữu thanh] và [vô thanh] thì khả năng lí thuyết của sự khu biệt vẫn chưa được vắt kiệt triệt để. Ví dụ như, giữa cái câyhòn đá tạo nên sự khác nhau và chúng không có gì chung ngoài thuộc tính là vật chất của thế giới. Nhưng giữa hòn đá vôihòn đá cuội lại bắt đầu có sự khu biệt vì các thuộc tính bên trong chúng đa phần là đồng nhất (để tạo nên khái niệm đá). Khi cấu trúc nét (cấu trúc thuộc tính) trùng nhau gần như toàn bộ, chỉ để riêng một nét khu biệt giữa có và không, giữa hiện diện và khiếm diện thì giữa hai vật đó đã đạt tới sự khu biệt theo kiểu khu biệt được nêu trong định nghĩa b.

Trở lại: trường hợp sự phân biệt giữa hữu thanh và vô thanh của /d/ và /t/ trong ví dụ b. Nếu như ở tiếng Ấn Độ, khi tính thanh được chia thành 5 mức khác nhau:

[+bật hơi]
[bình thường + vô thanh]
[BT + tắc họng]
[BT + Hữu thanh]
[HT Mềm]

thì sự phân biệt giữ [vô thanh] và [hữu thanh] vẫn chưa phải là khu biệt âm vị học theo định nghĩa b và không thể sử dụng dấu + và – (có/không) đối với một nét âm vị học. Rất may là trong tiếng Việt thì [+ Hữu thanh] = [- Vô thanh], có nghĩa là nét thanh tính của tiếng Việt chỉ có 2 giá trị là: hoặc có, hoặc không. Chính vì vậy, từ "đan" và "tan", trải qua những thủ pháp âm vị học khác nhau, các bước phân tích và tổng hợp khác nhau, rốt cục chỉ phân biệt ở mỗi một nét theo hai giá trị về thanh tính mà thôi. Đó chính là nét [+ Vô thanh] và nét [- Vô thanh]. Ta có:

Định nghĩa thứ hai

Định nghĩa b

Định nghĩa thứ nhất

Định nghĩa a

Định nghĩa chung

Theo định nghĩa b, mỗi âm vị không bao giờ chỉ có một nét âm vị học mà chúng là một tổ hợp các nét xuất hiện đồng thời. Vì xuất hiện đồng thời nên được gọi là chùm nét khu biệt âm vị học.

Mỗi một hệ thống âm vị chỉ có một hữu hạn các nét (ví dụ: R. Jakobson (1952) cho là có 12 nét). Trong âm vị học, người ta tận dụng những nét này để thiết lập nên tính hệ thống của một danh sách âm vị học của một ngôn ngữ. Các nét âm vị học không tồn tại một cách riêng lẻ mà chúng phải có chức năng để nối kết các âm vị thành một khối để tạo nên các loạt âm vị học. Khi một hệ thống âm vị học tận dụng được nhiều nét âm vị học (một nét âm vị được lặp lại nhiều lần) thì hệ thống đó có tính cân đối cao. Chúng ta biết rằng, khi một hệ thống đạt đến tính cân đối thì tất cả các yếu tố âm vị học đó sẽ nằm ở phần tâm của hệ thống, tạo nên tính ổn định về cấu trúc và chức năng. Ngược lại, khi một hệ thống âm vị học bị mất cân đối, do chỗ mỗi nét âm vị học chỉ được sử dụng một lần trong khi cấu tạo hệ thống của mình thì hệ thống đó có nguy cơ tan rã (các yếu tố tâm chuyển dần sang phần biên). Đấy là khi ngôn ngữ bị sức ép của các tiếp xúc và văn hoá ngoại lai. Trong thử thách ấy, hoặc là ngôn ngữ sẽ tồn tại trong một thế ổn định và cân đối cao hơn hoặc là sẽ bị tan biến đi, trở thành một hệ thống pidgin. Ngôn ngữ đó sẽ không còn bản sắc cũ của mình mà bị lai tạp, trở thành một ngôn ngữ lai (hybrid language). Việc xuất hiện đều đặn và lặp lại của các nét âm vị học trong một hệ thống âm vị học chính là một khuynh hướng thể hiện sự "lười biếng" của nhân loại đối với việc phát âm ngôn ngữ của mình. Đó là một khuynh hướng tiến bộ. Vì nó giúp tiết kiệm được năng lượng: một hệ thống cái biểu hiện ổn định về mặt vỏ âm thanh, nghèo nàn về âm vị, trong khi sức biểu chứa cao, đặc quánh (compact). Đó chính là con đường "ý tại ngôn ngoại", khuynh hướng đồng âm hoá trong ngôn ngữ. Andre Martinet, nhà ngôn ngữ học Pháp những năm 1960, đã chứng minh được khuynh hướng lười là khuynh hướng tiết kiệm năng lượng, khuynh hướng chậm dần đều trong tiến trình phát triển ngữ âm của những ngôn ngữ bị cô lập không được tiếp xúc với những nền văn hoá ngoài nó.

Vì vậy, bên cạnh khuynh hướng lười, tiết kiệm năng lượng, luôn luôn đi kèm với một xu hướng muốn phá vỡ cái hệ thống quá chặt chẽ và ổn định về mặt ngữ âm. Đồng lực dẫn đến những sự phá vỡ này không ngoài việc ngôn ngữ phải có những tiếp xúc với những nền văn hoá khác nhau. Sự phát triển của một hệ thống âm thanh suy cho cùng chính là những bước nhảy từ sự ổn định hoá đi đến sự biến động, từ tính cân đối của hệ thống đi tới tính mất cân đối của chính hệ thống đó. Trường pháp Praha gọi đó là khuynh hướng cân bằng động (dynamic balance) của một hệ thống âm thanh ngôn ngữ.

Vì tính chất quan trọng của các nét khu biệt như vậy, ngôn ngữ học hiện đại gọi các âm vị là mạng của các nét khu biệt (network of distinc features).

Ta có một sơ đồ đơn giản như sau về một vài đơn vị trong tiếng Việt:

 

Mạng 1

Mạng 2

Khi một nét khu biệt được lặp lại theo đối lập có/không trong hệ thống tồn tại giữa các vế đối lập nhau, chúng tạo nên thế đối lập âm bị học nối tiếng có/không của một hệ thống âm vị học.

Ví dụ về thế đối lập thanh tính của tiếng Việt:

p

=

t

=

k

=

f

=

s

=

χ

=

[+vô thanh]

 

 

đối lập tính thanh

 

 

 

 

 

 

 

b

d

-

v

z

γ

[-vô thanh]

Xem thêm: Bảng phụ âm đầu tiếng Việt

Đó chính là xương sống, của hệ thống âm vị học tiếng Việt tạo nên tính cân đối của hệ thống âm vị học tiếng Việt.

Tương tự, thế đối lập về tính mũi trong tiếng Việt cũng tạo nên một đối lập có/không và tạo nên một đặc điểm cân đối của hệ thống tiếng Việt, tính từ một phương diện khác:

b

=

d

=

-

=

-

=

=

[-mũi]

 

 

đối lập tính mũi

 

 

 

 

 

m

n

nh

ŋ

[-mũi]

* Kết luận:

Đối với định nghĩa b, hình thức âm vị học đã lùi xuống một bậc. Ưu thế của định nghĩa này là ở chỗ nó đã phân tích âm vị như người ta đã phân tích nguyên tử thành các hạt nhỏ hơn trong nghiên cứu vật lí lượng tử hiện đại. Dưới âm vị không phải là không có gì hết mà là các thành tố nhỏ hơn nữa, được gọi là các nét khu biệt. Chính vì vậy, phát biểu của định nghĩa b là tinh tế hơn so với định nghĩa a và giảm bớt công cụ và thủ pháp trong nghiên cứu âm vị học. Âm vị không còn là một danh sách bất khả tri nữa mà chúng được sắp xếp một cách có trật tự do sự kiểm soát của các luật âm vị học đối với các nét khu biệt: Nét nào có thể kết hợp với nét nào để tạo thành chùm; và nét nào kị với nét nào…

Thành công này chỉ có thể quy cho bắt đầu từ trường phái Praha cổ điển. Nhưng thực sự đây là lí thuyết của R. Jakobson, M. Halle và G. Fant trong tác phẩm nổi tiếng: "Preliminaries to Speak Analysis" (MIT, 1952). Lí thuyết này còn có tên là "Lí thuyết âm vị học và các nét khu biệt". Tiếp thu những kết quả lí thuyết này, các nhà âm vị học sau đó như: Âm vị học sản sinh của Chomsky; âm vị học các nét của Morris Halle; âm vị học tự chiết đoạn của J. Goldsmith và hàng loạt các nhánh khác của âm vị học hiện đại. Chính vì vậy, với lí thuyết âm vị học các nét khu biệt, âm vị học cổ điển đã chuyển qua một cách tự nhiên sang âm vị học hiện đại mà không có những quãng đứt, độ ngột như chúng ta quan sát thấy ở từ vựng học ngữ nghĩa hoặc trong ngữ pháp học. Sự chuyển biến một cách tự nhiên như vậy chính là nhờ uy tín của trường pháp Praha cổ điển trong âm vị học và số phận bất trắc của R. Jakobson…


Khái niệm âm vị
(phần ba)

3. Âm vị là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống các đơn vị của ngôn ngữ

Đây là một định nghĩa mang tính ngôn ngữ học đại cương dựa trên sự phân định một hệ thống ngôn ngữ thành 3 cấp độ quan trọng là: âm vị học, từ pháp học và cú pháp học. Định nghĩa này có từ những năm 1970 khi các nhà ngôn ngữ học lí thuyết thống nhất với nhau về 3 loại cấu trúc và quan hệ trong ngôn ngữ. Đó là 2 quan hệ do Saussure đề xuất: quan hệ ngang và quan hệ dọc. Và quan hệ thứ 3 do Benvenist đưa ra là quan hệ tôn ti và lớp lang. Quan hệ tôn ti và lớp lang tạo nên quan hệ cấp độ trong ngôn ngữ. Chính nhờ cấp độ mà ngôn ngữ có thể xác định một cách tường minh các đơn vị quan trọng nhất của mình được gọi là các đơn vị cơ sở của ngôn ngữ học. Theo đó, ngôn ngữ học gồm 3 loại đơn vị cơ sở sau:

1. Âm vị
2. Hình vị
3. Câu

Tính chất của các đơn vị này được xác định như sau:

- Về mặt hình thức (cấu trúc) các đơn vị ở cấp độ dưới là thành tố để cấu tạo nên các đơn vị ở trên nó. Ví dụ: Các âm vị cấu tạo nên các hình vị (các hình vị về hình thức bao gồm các âm vị); các hình vị cấu tạo nên các từ; các từ, ngữ cấu tạo nên các câu.
- Để xác định tư cách đơn vị chức năng của một cấp độ, người ta dựa trên sự đối lập của các đơn vị lớn hơn nó. Qua sự đối lập đó làm bật lên các chức năng của đơn vị cấp dưới – cái để làm đơn vị đó tồn tại. Ví dụ: để xác định âm vị, người ta phải căn cứ vào các hình vị. Qua so sánh và đối lập các hình vị, nhờ vào các thủ pháp đồng nhất và khác biệt, người ta xác định được tư cách của các âm vị. Tương tự như vậy, để xác định hình vị, người ta phải căn cứ vào các từ; để xác định từ và ngữ, người ta phải căn cứ vào các phát ngôn.

Nói tóm lại, trong cả một cấu trúc tôn ti như vậy, âm vị là đơn vị ở cấp độ thấp nhất, vì thế, nên về mặt cấu trúc và chức năng, nó có kích thước bé nhất so với các đơn vị khác của ngôn ngữ. Cũng chính vì nó ở cấp độ thấp nhất – cấp độ hình thức ngôn ngữ – nên nó không có đầy đủ hai mặt của một tín hiệu. Nó là đơn vị tiền tín hiệu.

Chỉ có L. Hjelmslev (1943) là tận dụng được định nghĩa này trong phát biểu về ngôn ngữ học đại cương của mình. Theo ông, ngôn ngữ dựa trên một đối xứng mà đối xứng này được chia sẻ theo từng cấp độ, theo hai mặt cái biểu hiện và cái được biểu hiện của ngôn ngữ. Ở mặt hình thức, tức là ở mặt cái biểu hiện, thì đơn vị nhỏ nhất là các âm vị (phonemes); ở mặt nội dung, ý nghĩa (cái biểu hiện), thì đơn vị nhỏ nhất là các nghĩa vị (semantemes).

Những yếu tố cơ sở này, về bản chất, đều là những tín hiệu một mặt. Ở mặt cái biểu hiện, âm vị là đơn vị thiếu mặt cái được biểu hiện, còn ở mặt cái được biểu hiện thì nghĩa vị lại thiếu đi cái biểu hiện. Vậy, âm vị là đơn vị một mặt.

Ở trên cấp độ thống nhất là các cấp độ của hình thái học, từ học, cú pháp học.

Ở mỗi cấp độ như vậy, đều có đơn vị riêng của mình. Ví dụ: ở từ pháp học là hình vị (morphemes), ở từ học là từ vị (lexemes) và ở cú pháp học là cú vị (syntaxemes). Những đơn vị này khác với những đơn vị cơ sở ở cấp độ thấp nhất ở chỗ chúng đều là những tín hiệu chính danh bao gồm cả hai mặt cái biểu hiện và cái được biểu hiện. Chúng ta có lược đồ của Hjelmslev như sau:

[ Lược đồ của Hjelmslev ]


 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17