Mấy
nhận xét về chữ quốc ngữ.
1. Trên
b́nh diện ngôn ngữ học lư thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách
viết thích hợp với tiếng Việt. Nó sử dụng tự mẫu La Tinh, một hệ thống
văn tự phản ánh cấu trúc âm vị học của các ngôn ngữ biến h́nh kiểu
châu Âu, trong đó đơn vị cơ bản là "tiểu âm vị“, một đơn vị được thể
hiện bằng một "âm tố“, trong khi đơn vị cơ bản của hệ thống âm vị học
tiếng Việt là tiếng, hay ''h́nh tiết“ (morphosyllabème) - vốn đồng
thời là đơn vị ngữ nghĩa và ngữ pháp. Trong cuốn Âm vị học và tuyến
tính (Phonologie et linéarité: Réflexions critiques sur les postulats
de la phonologie contemporaine, SELAF, Paris, 1985), tôi có chứng minh
rằng lư thuyết âm vị học hiện hành chỉ có giá trị đối với các ngôn ngữ
''tiểu âm vị“ (micro-phonématiques) như các thứ tiếng châu Âu chứ
không thể dùng cho những thứ tiếng đại âm vị (macro-phonématiques) như
tiếng Nhật, tiếng Malagasi, và nhất là các thứ tiếng đơn lập như tiếng
Hán, tiếng Thái, tiếng Việt, trong đó cái đơn vị âm vị học tương đương
về cương vị cấu trúc với âm vị Âu châu là âm tiết (tiếng) chứ không
phải là âm tố. Một thứ chữ quốc ngữ, chữ ''Pin yin“ hay chữ ''Romaji“
che giấu và xuyên tạc cái cấu trúc âm vị học thực của các thứ tiếng sử
dụng nó và làm cho các nhà nghiên cứu lạc hướng hoàn toàn.
2. Đó là xét trên b́nh diện lư thuyết ngôn ngữ học. C̣n trên b́nh diện
thực tiễn, dùng chữ quốc ngữ cho tiếng Việt cũng không có hại bao
nhiêu, v́ dù sao nó cũng cho phép phân biệt đầy đủ các âm thanh cần
phân biệt của tiếng Việt (1). Và mặc dầu việc vay muợn văn tự này,
theo ư tôi, là một công việc có phần đáng tiếc, nó vẫn có một thuận
lợi khá quan trọng ở chỗ nó đưa nước ta vào cái khối cộng đồng lớn của
những nước dùng chữ La Tinh trên sách báo, giấy tờ và biển hiệu. Nhờ
đó, một khi „tiếng“ đă được tháo rời ra thành âm, các văn bản tiếng
Việt có thể sao đúng chính tả của bất cứ từ ngữ nào (đặc biệt là các
tên họ) được viết bằng chữ La Tinh hoặc đă được chuyển tự sang hệ chữ
La Tinh. Điều này làm cho việc phiên âm các tên họ của người nước
ngoài trở nên hoàn toàn vô ích và thậm chí rất có hại, nhất là khi ta
biết rằng theo thống kê sơ bộ hơn 90 % các tên họ nước ngoài (kể cả
người Pháp và người Anh) bị phiên âm sai chỉ v́ người viết không biết
đọc các tên họ ấy (chứ không phải v́ quy tắc chính tả tiếng Việt không
cho phép phiên âm đúng). Vả lại làm sao có thể biết đọc cho đúng tên
họ của dăm trăm thứ tiếng trong nhân loại? Trong t́nh h́nh văn hoá của
thế giới ngày nay, việc truyền thông, trao đổi được thực hiện chủ yếu
là qua văn bản, cho nên chính tả quan trọng hơn phát âm rất nhiều. Cái
thói phiên âm sinh ra do một định kiến hoàn toàn vô căn cứ (chưa bao
giờ được kiểm nghiệm), cho rằng quần chúng ít học và học sinh không
thể viết đúng và đọc đúng những từ như volt, watt, ampère hay những
tên như Marx, Engels. Thật ra nhiều người trong số chúng tôi đă làm
thí nghiệm trên con cái chúng tôi với những kết quả hết sức rơ ràng:
chỉ cần chép một vài lần và ôn lại từ ba đến năm lần bằng cách „ám tả“
theo trí nhớ là các cháu đủ thuộc vài chục tên riêng cho đến bốn năm
năm sau, cùng với vài ba trăm tên khác được học thêm trong những năm
kế theo. (2)
3. Kể từ những năm 20 của thế kỷ cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành
công, đă có nhiều người Pháp đề nghị cải tiến chữ quốc ngữ mà họ cho
là bất hợp lư. Rồi đến khi miền Bắc được giải phóng, suốt ba năm trời
đă diễn ra không biết bao nhiêu cuộc họp, đă in không biết bao nhiêu
bài vở và kỷ yếu bàn về cách cải tiến chữ quốc ngữ, rồi cuối cùng
người ta mới nhận ra rằng đó là một công việc không những hoàn toàn vô
ích mà c̣n hết sức có hại, lặp lại một cách vô duyên một giai đoạn đă
qua của lịch sử chính tả ở châu Âu mà ngày nay người Anh và người Pháp
mỗi khi nhớ lại không khỏi cảm thấy bẽ bàng. Số là năm 1897, sau khi
Hội Ngữ âm học quốc tế (IPA) ra đời và công bố hệ tự mẫu gọi là
Alphabet Phonétique International, một số hội viên và hàng trăm người
khác khởi động một phong trào rầm rộ cực lực lên án chính tả Anh và
Pháp mà họ cho là hết sức phi lư, cần phải bỏ ngay v́ đó là ''một
nghĩa địa của những h́nh thái cổ lỗ đă lỗi thời từ lâu“ để thay nó
bằng một thứ chữ viết phản ánh cách phát âm một cách trung thành và
nhất quán, theo nguyên tắc ''mỗi chữ ghi một âm và mỗi âm ghi bằng một
chữ“.
May thay, với sự đóng góp của những người am hiểu ngôn ngữ hơn, người
ta đă nhận ra rằng chữ viết có một chức năng khác với lời nói, chủ yếu
là ở chỗ người đọc một văn bản rất khác với người tham gia đối thoại,
và chữ viết được đọc bằng mắt chứ không phải nghe bằng tai, cho nên
cách nhận diện từ ngữ trên một văn bản rất khác với cách nhận diện từ
ngữ khi nghe một lời nói bằng miệng với sự hiện diện của người phát
ngôn ngay trong khi đối thoại. Khi một hệ chữ viết đă được dùng trong
vài ba thế kỷ, nó trở thành một truyền thống văn hoá. Mỗi từ ngữ dần
dần có một diện mạo riêng, một Gestalt mà người ta đă quen thuộc đến
mức không thể thay đổi được nữa. Và cái Gestalt thị giác do cách viết
tạo nên được liên hội với cái nghĩa của từ ngữ bất chấp cách phát âm
ra sao, và nhờ đó mà người đọc phân biệt được các từ đồng âm mặc dầu
không có sự giúp đỡ của t́nh huống đối thoại hay của sự hiện diện của
người đối thoại mà người kia có thể hỏi lại ngay khi không hiểu v́
không biết người phát ngôn muốn dùng từ nào trong số những từ đồng âm.
Đó là chưa nói rằng chính tả c̣n cho biết khá nhiều điều hữu ích về từ
nguyên, và do đó, về nghĩa của những từ dùng căn tố Hy Lạp, La Tinh
hay Sanskrit, về gốc gác của những tên riêng, và do đó, về quốc tịch
hay tôn giáo của người đương sự. Cho nên từ khi có cái phong trào ''bài
xích và cải cách chính tả Anh, Pháp“ cho đến nay đă đúng một thế kỷ mà
hai hệ thống chính tả này vẫn tồn tại y nguyên, và ngày nay họa chăng
chỉ có những người không được b́nh thường may ra mới c̣n nghĩ đến
chuyện cải cách chính tả Anh hay Pháp, mặc dầu so với chữ quốc ngữ,
hai thứ chính tả này c̣n xa cách phát âm gấp bội.
4. Chữ viết không phải là phiên âm, v́ ngôn ngữ không phải chỉ là âm
thanh: nó c̣n có nghĩa nữa. Cho nên một hệ thống chữ viết lư tưởng
phải phản ánh, ít nhất là một phần cái nghĩa của từ ngữ. Từ cổ đại,
loài người đă có một hệ thống chữ viết gần đạt đến cái lư tưởng ấy:
chữ Hán. Một bằng chứng sáng rực của tính ưu việt của chữ Hán là hiệu
quả tuyệt vời của việc sử dụng nó cho một ngôn ngữ thuộc một loại h́nh
hoàn toàn khác tiếng Hán: tiếng Nhật, một thứ tiếng đa âm tiết thuộc
loại h́nh chắp dính (agglutinating). Khi dùng cho tiếng Nhật, nếu
không kể mợt số rất ít những từ gốc Hán được người Nhật phát âm hao
hao như tiếng Hán (các từ Hán - Nhật c̣n giữ dạng đơn âm hay chỉ biến
thành song âm), chữ Hán chỉ biểu thị nghĩa, rồi thông qua nghĩa mà
biểu thị âm (khi hiểu nghĩa rồi, người Nhật mới chọn giữa hai ba cách
phát âm có thể bằng cách căn cứ vào văn cảnh). Dựa vào những thành quả
ngoạn mục của việc dạy tiếng Anh bằng chữ Hán cho các học sinh Mỹ mắc
chứng dislexia (không học được cách ''đánh vần“), một số nhà ngữ học
Mỹ đă thấy rơ tính ưu việt của một hệ thống văn tự phi ngữ âm và đă đi
đến chỗ tin rằng đó chính là thứ chữ tương lai của nhân loại. Vả lại
ai cũng biết rằng chính là nhờ chữ Hán mà người Trung Quốc, vốn nói
nhiều ngôn ngữ khác nhau (về phương diện ngôn ngữ học, tiếng Bắc Kinh,
tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu là những ngôn ngữ khác nhau chứ
không phải là những phương ngữ, v́ khoảng cách giữa các thứ tiếng ấy
xa hơn khoảng cách giữa các ngôn ngữ Salvian như tiếng Nga và tiếng
Nam Tư (Serbo - Croatian) hay tiếng Bulgari rất nhiều), có được một
công cụ giao tiếp chung. Một nhà ngữ học Pháp gọi chữ Hán là ''một thứ
esperanto cho đôi mắt của các thần dân Trung Hoa“. Thứ esperanto này
c̣n có tầm tác dụng vượt xa bờ cơi Trung Quốc: nó c̣n là phương tiện
giao tiếp đắc lực giữa người Hán và cá sứ giả ''man tộc“ như người Hàn,
người Nhật, người Giao Chỉ, người Hồ, và các thứ ''rợ“ khác, vốn
thường bút đàm với người Hán (và với nhau) hơn là ngôn đàm.
5. Nói đến đây, tôi chắc chắn các vị hiểu tại sao chính tả tiếng Anh
và tiếng Pháp ''bất hợp lư“ đến thế mà vẫn không thể thay đổi được.
Khi lớn tiếng lên án chữ viết đương thời, những người Anh và những
người Pháp cấp tiến ngày ấy cũng như những người Việt cấp tiến của
thời kỳ 1954 (và ngay đến ngày nay h́nh như vẫn c̣n sót lại) chỉ chăm
chăm vào một tiêu chuẩn duy nhất: ngữ âm (hay âm vị học). Họ phán xử
hệ thống chính tả bằng cách đạt câu hỏi: Nó đă phản ánh thật đúng cách
phát âm chưa ? Nó đă nhất quán đi theo nguyên tắc ''âm và chữ tương
ứng một đối một“ hay chưa ? C̣n những tiêu chuẩn khác th́ họ không cần
biết đến. Ở đây tôi chỉ xin nhắc đến tiêu chuẩn ''truyền thống“ hay ''tập
quán“. Như trên kia đă nói, khi người ta đă có nhiều thế kỷ để quen
với diện mạo văn tự của các từ ngữ, cái diện mạo ấy trở thành cái hồn
của chữ nghĩa. Nó biểu hiện ư nghĩa của ngôn từ không cần thông qua
cách phát âm (vốn thay đổi tùy theo từng vùng), thành thử mọi mưu đồ
cải cách đều là một sự xúc phạm đến truyền thống văn hoá. Viết gia (trong
gia đ́nh) thành za hay da, viết lư (trong luân lư) thành lí, viết yêu
thành iêu hay iâw, viết qua thành kwa hay cwa trong nhiều thập kỷ nữa
vẫn sẽ được tri giác như những lỗi của một lớp người thiếu hiểu biết,
nếu không là một lớp người coi khinh hàng chục thế hệ đi trước, trong
đó có những bậc thầy đă dựng nên cả một nền văn học hiện đại. Và như
thế để làm ǵ ? Chẳng lẽ chỉ v́ muốn tiết kiệm khoảng 2% luợng giấy in
sách ? Chỉ cần tiết kiệm cỡ chữ ''corps 10“ bằng cỡ chữ ''corps 9“
cũng tiết kiệm được gấp mười lần như thế. Dĩ nhiên, một cuộc cải cách
như thế sẽ không có hại ǵ đến mấy triệu học sinh vỡ ḷng mới bắt đầu
học thứ chữ mới. Nhưng ta cứ thử tính số tiền tổn phí để in lại tất cả
các sách vở cần thiết cho các thế hệ học chữ mới. Và thử tính xem có
sáu mươi mấy triệu người lớn trở thành mù chữ (hay ít ra cũng thành
những người dốt nát chuyên viết sai chính tả do những tập quán cũ và
cách đánh vần các văn bản một cách khó nhọc, ít ra là trong dăm bảy
năm sau cải cách).
Nhược điểm của chữ quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ
thống phiên âm vị học, mà chính là ở chỗ nó có tính chất thuần tuư ghi
âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó
phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rơ nhất và tai hại nhất là trong
trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy,
cũng gần giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ bị người ta coi là
bất hợp lư chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn
của các từ đồng âm như gia và da, lư và lí (trong lí nhí) (3) v.v.
Đáng tiếc là những trường hợp như thế không lấy ǵ làm nhiều. Nhưng có
vẫn c̣n hơn không, như khi ta thay chữ quốc ngữ bằng một thứ chữ thuần
túy ghi âm. Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai họa không c̣n hoán cải
đuợc nữa, nhưng ta c̣n có thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy
chữ Hán như một môn bắt buộc ở trường phổ thông. Người Việt sẽ không
thể giỏi tiếng Việt nếu không thấu đáo nghĩa của các từ Hán-Việt, vốn
chiếm tỷ lệ hơn 70% trong vốn từ vựng tiếng Việt.
GS Cao Xuân Hạo
(Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa - NXB Giáo
Dục, TP Hồ Chí Minh, 1998)
(*) Báo cáo đọc tại Hội nghị "Chữ quốc ngữ và sự phát triển của văn
hoá Việt Nam", Trường Đại học Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh 1995
(1) Về những cái lợi và cái hại của chữ quốc ngữ, xin xem bài Chữ Tây
và chữ Hán, thứ chữ nào hơn? (Kiến thức ngày nay, số 14, ngày
15-6-1994). Cũng xin xem thêm các mục dưới dây.
(2) Xin xem bài Về cách viết và cách đọc các tên riêng nước ngoài trên
văn bản tiếng Việt, cũng đăng trong tập này.
(3) Xem thêm Cao Xuân Hạo, 1996
|