|
MỘT SỐ TỪ BIẾN ÂM
TRONG TIẾNG VIỆT MIỀN NAM
Nguyễn Viết Sơn
Vào thế kỷ XVII, do việc
chúa Nguyễn Phước Nguyên (1613 - 1635) gả công nữ Ngọc Vạn cho vua Chân
Lạp Chư Chetta II năm 1620 và gả công nữ Ngọc Khoa cho vua Chiêm Thành
Pô Romê năm 1631 (1) mà lănh thổ Việt Nam thời bấy giờ mở rộng đến vùng
Bà Rịa, Đất Đỏ và người Việt Nam từ Đàng Trong đă vào đây sinh sống,
buôn bán, làm nghề thủ công kể hàng mấy ngàn người, định cư đến Bến Cá,
Cù Lao Phố, Mĩ Tho, Hà Tiên v.v... (2) Rồi từ năm 1698, dưới thời chúa
Nguyễn Phước Chu (1691 - 1725), Nguyễn Hữu Cảnh vào miền Nam kinh lí, tổ
chức hành chánh, lập dinh trấn, mở rộng bờ cơi th́ đoàn người từ các
tỉnh miền Trung vào Nam ngày càng đông đảo, đă mang theo ngôn ngữ của họ,
phối hợp với từ ngữ, cách phát âm của người địa phương và trải qua một
thời gian dài giữ lại, biến đổi hoặc bỏ đi để h́nh thành một hệ thống
ngôn ngữ Nam Bộ. Do đó „phương ngữ Nam Bộ là kết quả của một quá tŕnh
biến đổi liên tục và mạnh mẽ về mặt phát âm cũng như từ ngữ trong suốt
thời kỳ lịch sử tạo dựng ra nó. (3)“
Ở đây, chỉ nói riêng về mặt phát âm, một số vần trong
tiếng Việt Miền Nam đă có nhiều biến đổi so với âm chính của tiếng Đàng
Trong, Đàng Ngoài. Sự biến đổi này có nhiều lí do, đó là có thể do thói
quen kiêng cử tên các bậc vua chúa, quan lại, những người có thân thế,
hoặc do xă giao, lịch sự, hay một lư do nào khác mà thay đổi đi. Điều đó
có thể thấy trong các vần theo các bảng đối chiếu sau đây:
Bảng 1
(1) |
(2) |
(3) |
Âm chính |
Âm biến đổi |
Ví dụ |
[I] |
[ơi] |
th́ > thời (thời gian, lỡ
thời, tức thời) quí > quới (phú quới, nguyệt quới, quới nhơn) |
[u] |
[o] |
du > do (Châu Do) vũ > vơ
(vơ trang, vơ bị, thượng vơ) phù > pḥ (pḥ tá, pḥ hộ, pḥ trợ) |
[âu] |
chu > châu (châu vi, châu
về hiệp phố); thu > thâu (thâu thanh, thâu ngân) |
[ư] |
[ơ] |
thư > thơ (tiểu thơ, thơ
lại, thơ từ) |
Bảng 2
(1) |
(2) |
(3) |
Âm chính |
Âm biến đổi |
Ví dụ |
[ai] |
[ơi] |
thái > thới (thới b́nh; bĩ
cực thới lai); giái > giới (khí giới, giới luật). Ở từ này, có
khi không kiêng cử: Trư Bát Giái |
[am] |
[ơm] |
đảm > đởm (đởm lược) đàm >
đờm (ho có đờm) |
[an] |
[ôn] |
bản > bổn (bổn sao, Nhựt
Bổn) |
[ơn] |
đàn > đờn (đờn bà, đờn ca
tài tư) |
[ương] |
đan > đương (đương đệm,
đương đó đặt lờ) |
[yên] |
an > yên (b́nh yên, cúng ḱ
yên (cầu an) |
[ang] |
[ương] |
đàng>đường; tràng>trường;
cang> cương; đang > đương (đảm đương) |
[anh] |
[iêng] |
cảnh > kiểng (một kiểng hai
quê (huê); thành > thiềng (thị thiềng): „Muốn lên non t́m con
chim lạ Ở chốn thị thiềng chim chạ thiếu chi“ (Ca dao) |
[ao] |
[iêu] |
dao > diêu (tiêu diêu cực
lạc) |
[at] |
[iêt] |
cát > kiết (an cư kiết
hạ) |
Bảng 3
(1) |
(2) |
(3) |
Âm chính |
Âm biến đổi |
Ví dụ |
[âc] |
[ưc] |
bậc > bực (bực thềm, thứ
bực) |
[ân] |
[ơn] |
chân > chơn (chơn mày,
lộng giả thành chơn) |
[ưn] |
chân > chưn (đố ai con
rít mấy chưn) |
[ât] |
[iêt] |
thật > thiệt (thiệt thà) |
[âu] |
[I] |
cầu > ḱ (cúng ḱ yên)
|
Bảng 4
(1) |
(2) |
(3) |
Âm chính |
Âm biến đổi |
Ví dụ |
[ênh] |
[ang] |
mênh > mang (tánh mạng, số
mạng) |
[inh] |
kênh > kinh; bệnh > bịnh;
lệnh > lịnh; lênh láng > linh láng; lênh đênh > linh đinh |
Bảng 5
(1) |
(2) |
(3) |
Âm chính |
Âm biến đổi |
Ví dụ |
[ia] |
[ai] |
nghĩa > ngăi (nhơn ngăi,
Quảng Ngăi) |
[inh] |
[anh] |
tính > tánh; chính >
chánh; sinh > sanh; lĩnh > lănh |
|
[ăng] |
b́nh > bằng (công bằng) |
|
[iêng] |
minh > miêng (thơ cậu
Hai Miêng) |
Bảng 6
(1) |
(2) |
(3) |
Âm chính |
Âm biến đổi |
Ví dụ |
[ong] |
[ung] |
tông > tung (tung tích) |
[uông] |
long > luông (Hàm Luông,
Yên Luông Tây |
[ôn] |
[un] |
rốn > rún (nhau rún)
|
[ông] |
[ương] |
hồng > hường (hường nhan,
má hường, bông hường (trồng hường thời phải che hường) |
[ơp] |
[ap] |
hợp > hạp (hạp nhăn, thích
hạp) |
[iêp] |
hợp > hiệp (hảo hiệp, Liên
Hiệp Quốc) |
Bảng 7
(1) |
(2) |
(3) |
Âm chính |
Âm biến đổi |
Ví dụ |
[uc] |
[uôc] |
cục > cuộc (bưu cuộc, chi
cuộc, cuộc thuế) |
[ước] |
phúc > phước (phước đức,
làm phước, có phước) trúc > trước |
[ung] |
[ong] |
dung > dong (h́nh dong:
trông mặt mà bắt h́nh dong; h́nh dong chải chuốt) tùng > ṭng
(ṭng bá, ṭng phụ) |
[ương] |
phụng > phượng (phượng
hoàng, thờ phượng) |
[ưi] |
[ơi] |
gửi > gởi (kí gởi, thưa
gởi, gởi thơ) |
[ươi] |
[ơi] |
cưỡi > cỡi (cỡi ngựa) |
Bảng 8
(1) |
(2) |
(3) |
Âm chính |
Âm biến đổi |
Ví dụ |
[oa] |
[uê] |
huê (huê kiểng, huê tĩnh)
ḥa > huề (hai đội banh huề nhau, huề thượng) |
[oan] |
[uơn] |
hoàn > huờn (cao đơn huờn
tân) hoăn > huỡn (tŕ huỡn, huỡn đăi) |
[oang] |
[uynh] |
hoàng > huỳnh (huỳnh đế, họ
Huỳnh) |
[oat] |
[uơt] |
hoạt > huợt (huợt bát; ăn
đu đủ cho dễ huợt) |
Bảng 9
(1) |
(2) |
(3) |
Âm chính |
Âm biến đổi |
Ví dụ |
[oai] |
[uy] |
oai (oai phong, oai dũng)
thụy > thoại (Nguyễn Văn Thoại) |
[uyên] |
[oan] |
duyên > doan (duơn): làm
doan làm phước thuyền > thoàn (thủy phi thoàn) tuyền > toàn (Cam
Toàn) |
[uơn] |
nguyên > nguơn (Tết nguơn
đán, thượng nguơn) quyền > quờn (quờn thế, cầm roi đi quờn) |
[uyêt] |
[uơt] |
duyệt > duợt (duợt binh,
tập duợt) |
|
[oat] |
nguyệt > ngoạt (tứ ngoạt
tam vương) |
Sự biến âm trong một số từ của Tiếng Việt miền Nam nói
trên thường diễn ra mạnh mẽ, liên tục và thường thấy nhiều nhất trong
khẩu ngữ. Về sau, trong văn học viết, nhất là khi
phương tiện truyền thông (như báo chí) phổ biến rộng răi, sự giao lưu
của miền này với miền kia đă tác động, ảnh hưởng với nhau th́ sự biến âm
không c̣n sâu sắc như trước. Người ta có thể nói „thời gian“, „th́ giờ“;
„b́nh an“, „b́nh yên“; „đang lúc, đương lúc“; „số mệnh, số mạng“; „lănh
lương, lĩnh lương“ v.v...
Mặt khác, do việc biên soạn, sử dụng sách giáo khoa,
việc sáng tác văn chương, nghiên cứu văn học, dần dần tiếng Việt được
chuẩn hóa, nhất là đă bớt dần sự biến âm trong tiếng Việt miền Nam.
Người miền Nam bớt dần cách nói „huờn thuốc, ḥa huỡn, nguơn đán“ v.v...
Có lẽ các từ ngữ này phát âm hơi khó chăng? Nhưng có một tiếng cần nói ở
đây là „duợt“ (có lẽ kiêng tên Lê Văn Duyệt), nhiều người nói sai thành
„dượt“, rồi „dợt“ (tập dợt)
Mặt khác, nhờ hiểu được cách biến âm ấy mà ta biết được
âm gốc để viết đúng chính tả, và để có thể hiểu được hơn cách nói của
người miền Nam khi đọc các sách báo xuất bản những năm đầu thế kỷ XX, ở
miền Nam.
(1)
Nguyễn Khắc Xuân: „Chín đời chúa mười ba đời vua Nguyễn“, NXB
Thuận Hóa, Huế, 1996.
(2)
Nguyễn Đ́nh Đầu: „Trước năm 1698 đă có người Việt Nam tới buôn
bán và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mêkông và sông Mênam Chao
Phraya“, tạp chí Xưa Nay số 37, tháng 3, 1997.
(3)
Nguyễn Văn Ái: „Tiếng Việt vùng đồng bằng sông Cửu Long“ trong „Mấy
đặc điểm văn hóa đồng bằng sông Cửu Long“ Viện văn hóa xuất bản, năm
1981, tr.157.
|