-
Người Việt
Viết Sai Tiếng Việt
- Vàm Cỏ (Trích
từ Người Viễn Xứ)
Trong
cuộc chạy đua “head hunting” (tạm dịch là “săn đầu người”
tức t́m kiếm nhân tài) cho các công ty đa quốc gia tại VN,
về chất lượng của những người được gọi là có bằng cấp hiện
nay, giám đốc một công ty cung ứng nguồn nhân lực cho biết:
qua đánh giá những người được công ty ông phỏng vấn th́...
phần lớn là quá yếu. Nhiều người nói tiếng Anh "rôm rốp",
nhưng lại viết sai tiếng Việt, phổ biến nhất là viết câu
què, câu cụt! Và ông ta không hiểu v́ sao những người đó
tốt nghiệp được trung học, rồi đại học?
|
Các trại viên Trại hè thanh niên Việt kiều thắp
nhang trước bàn thờ đền Hùng Vương ở Vĩnh Phúc |
Vấn đề làm sao để viết cho đúng tiếng
Việt vẫn được giới chức giáo dục giảng dạy ra rả trong nhà
trường, nhưng rồi các vị ấy chỉ biết chau mày, lắc đầu mỗi
khi đọc một bài văn, bài tập có vô vàn lỗi chính tả. Trong
đời sống hàng ngày, người Việt Nam gần như chấp nhận phải
"chung sống với tiếng Việt viết sai" như người dân ĐBSCL
"sống chung với lũ" vậy. Lạ lùng thay, ngay từ trên ghế
nhà trường, từ mẫu giáo, lớp 1 đă thường xuyên có những
giờ chính tả. Nhưng khi trưởng thành, đi làm việc, công
tác... th́ lỗi chính tả lại không được xem là một giá trị
cần phải giữ ǵn.
Với người
Việt sinh sống lâu năm hoặc thế hệ người Việt sinh ra ở
hải ngoại th́ chuyện viết sai tiếng Việt càng là việc "hà
rầm" hơn. Một câu chuyện cười ra nước mắt được một tác giả
Việt kiều phổ biến trên internet: Trên cửa kiếng một cửa
hàng điện tử ở thành phố Garden Grove (California) có dán
ḍng chữ: "CO NHAN DIEN NGUOI VIET". Tác giả viết: "Mỗi
lần nh́n thấy là tôi chỉ cười chứ không bực dọc, khó chịu
như xưa nữa. Tôi không chạy xông vào tiệm ấy để yêu cầu
người ta sửa chữa. Tôi lặng lẽ cười và thông cảm cho một
em người Việt nào đó, sinh trưởng tại Mỹ, tiếng Việt không
rành, cũng ráng moi óc, hoặc ráng chạy nhờ bà con viết ra
giúp mấy chữ tiếng Việt không đánh dấu như thế. Làm một
sign nơi cửa kính, không có dấu Việt là chuyện thường
thôi. Cái khiến ḿnh cười là tự dưng ḿnh lại biết tác giả
câu ấy là người miền Nam. Viết sai mà dễ thương, giống như
rất nhiều "em" khác (đă trên 40 tuổi) vẫn viết sai tiếng
Việt như các em bé vỡ ḷng vậy. Nhưng không trách được, v́
họ sinh trưởng nơi đất Mỹ, không học tiếng Việt, hoặc học
rất giới hạn. Câu ấy viết cái ǵ vậy? CÔ NHÀN ĐIÊN NGƯỜI
VIẾT? CỔ NHÂN ĐIÊN NGƯỜI VIẾT? CÓ NHẬN DIỆN NGƯỜI VIỆT? CÓ
NHÂN ĐIỆN NGƯỜI VIỆT? Những câu trên không có nghĩa ǵ cho
một hiệu bán đồ điện. Chỉ có câu này là đúng nhất, viết
theo giọng người miền Nam: CÓ NHÂN DIÊN (viên) NGƯỜI VIỆT.
May mà người ấy không viết: "Có nhân diên người Diệt".
Giọng người miền Nam, sai chính tả tất cả các chữ có vần V
và D khác, nhưng không sai chữ Việt!"
Câu chuyện
hài hước trên, nghe qua th́ thấy buồn cười, ngẫm đi nghĩ
lại chỉ c̣n thấy buồn thôi, cười không nỗi. Đă viết sai
chính tả lại không bỏ dấu thử hỏi có c̣n là tiếng Việt nữa
không?
|
Mỗi chúng ta có thể góp phần bằng cách cố gắng, có ư
thức không viết sai tiếng Việt. |
Trong thực tế, khi lỡ viết sai một câu
tiếng Anh, tiếng Pháp, nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang
nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm
chí sai một cách trầm trọng, th́ họ lại xem đó là chuyện
b́nh thường, ngụy biện cho những cái sai của ḿnh là "phong
cách" hay "sự sáng tạo". Dẫn đến thói quen coi thường văn
bản, xem nội dung "đại khái" quan trọng hơn ngôn ngữ. Họ
cho rằng chỉ cần người khác hiểu được đại khái ư chính là
được! Người Việt trong nước vẫn thường xuyên nói và viết
sai tiếng mẹ đẻ.
Người miền
Bắc, do có sự lầm lẫn các những phụ âm đầu bằng tr - ch,
gi - d, l - nh, s - x... - nên nói, thậm chí viết : "ông
giời" (ông trời), "mặt giăng" (mặt trăng), "uống riệu" (uống
rượu), "giồng cây ăn chái" (trồng cây ăn trái), "phong
chào chanh đấu" (phong trào tranh đấu), "nhọ nhem" (lọ lem)
v.v...
Người miền
Trung (Thừa Thiên - Huế), không phân biệt dấu hỏi dấu ngă...
Người miền
Nam cũng ít chú trọng phân biệt dấu hỏi ngă, có nhiều lẫn
lộn chính tả ở một số phụ âm đầu:
Khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh, tiếng Pháp,
nhiều người cảm thấy bứt rứt, mang nặng mặc cảm dốt
nát. Trong khi viết sai tiếng Việt, thậm chí sai một
cách trầm trọng, th́ họ lại xem đó là chuyện b́nh
thường... |
- v - d: "dội dàng đi dề" (vội vàng đi về)
- tr - ch:
"ông chời" (ông trời)
Lẫn lộn
chính tả ở một số phụ âm cuối:
- ượu - ụ:
"ún dụ" (uống rượu)
- t - c: "dủ
nhao chơi cúc bắc" (rủ nhau chơi cút bắt) "chời mưa như
trúc" (trút) v.v...
- au - ao:
Trao chuốc (Trau chuốt), Cái thao đồng (Cái thau
đồng )
Tuy vậy,
người Việt Nam ba miền nói chuyện với nhau đều hiểu nhau
cả! Với những người Việt xa quê hương quá lâu không được
nói, viết tiếng Việt hàng ngày th́ việc viết sai chính tả,
lủng củng, dùng từ không chính xác, phải "mượn" ngoại ngữ
để diễn đạt... tiếng Việt... có lẽ nên được du di thông
cảm bỏ qua. Tuy nhiên, gần đây, cùng với trào lưu "chat
chit" trên internet th́ bây giờ nhan nhăn thứ "tiếng Việt
cách tân", xuất hiện đầy rẫy các từ Việt bị uốn éo, vặn
vẹo: "sẹo" (sạo), "trùi" (trời), "thui" (thôi), "rùi" (rồi),"cí"
(kư, cái), "đê" (đi), "thía" (thế), "wé" (quá), "wừn" (quần)....
|
Từ trên ghế nhà trường đă thường xuyên có những giờ
chính tả... |
Không phải đến thời đại truyền thông kỹ
thuật số hôm nay th́ tiếng Việt mới bước vô con đường bị
viết sai một cách bi đát như vậy. Nh́n tới ngó lui, nh́n
xuôi ngó ngược... mới thấy thực trạng viết sai tiếng Việt
chẳng phải là chuyện ǵ mới mẻ, chắc nó đă có từ khi... có
tiếng Việt!
Tuy nhiên,
viết chính xác tiếng mẹ đẻ vẫn là điều cần phấn đấu để đạt
được. Người Việt dù trong nước hay ở hải ngoại đều cần giữ
ǵn tiếng Việt, v́ đó là cái hồn của dân tộc, không thể
nào có một dân tộc Việt mà không biết nói, viết hoặc toàn
nói, viết sai tiếng Việt. Bảo vệ tiếng Việt cũng là bảo vệ
bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa VN trường tồn măi
măi, và mỗi chúng ta có thể góp phần bằng cách cố gắng, có
ư thức không viết sai tiếng Việt. Người Việt hải ngoại tất
nhiên phải dùng tiếng nước sở tại để hội nhập, làm ăn...
nhưng cũng đừng đánh mất cái hồn dân tộc trong mỗi người,
trong cộng đồng đó là tiếng Việt thân yêu của chúng ta.
V.C |