Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 Tản Mạn Về Từ Hán Việt: Sinh Th́ Là Chết? (Phần 11.1)

Nguyễn Cung Thông
February 27, 20140 B́nh Luận

2014 FEB 25 Matteo Ricci 500

Tản Mạn Về Từ Hán Việt
Sinh Th́ Là Chết? (Phần 11.1)

Nguyễn Cung Thông

Đầu năm 2014, chúng tôi được đọc một bài viết1 rất thú vị của TS Lă Minh Hằng ” NGUỒN TƯ LIỆU TỪ VỰNG THẾ KỈ 17 – QUA KHẢO SÁT TRUYỆN ÔNG THÁNH INAXU”. Qua những trao đổi sau đó với chị, chúng tôi xin ghi nhận vài nhận xét cá nhân về cách dùng hai chữ sinh th́ (nghĩa là chết), một vấn đề khá hóc búa nhưng cũng là một dấu ấn thâm trầm của thời kỳ giao lưu văn hóa ngôn ngữ của Việt Nam và Tây phương khi tập hợp các giáo sĩ qua Á Đông truyền đạo. Các chữ viết tắt trong bài này là LM (Linh Mục), TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (từ điển Việt Bồ La, Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes/1651). Trong phần này, một số cách viết trong VBL không theo dạng nguyên thuỷ v́ nhận thấy không có khả năng gây nhầm lẫn ngữ âm quan trọng như sinh đáng lẽ phải ghi là \displaystyle \int inh, song phải ghi là saơ, trời phải ghi là blời … Trọng tâm của bài viết này là cách dùng sinh th́ từ góc độ ngôn ngữ chứ không phải tôn giáo hay thần học.

Trong Phép Giảng Tám Ngày (Ngày thứ Sáu) có đoạn “mà khi ấy ông già tên là ông Simeon, là người thánh, đă chịu lời Đức Chúa Spiritu Sancto, chưa có sinh th́ mà thấy được Christum Domini”, hay ta hăy xem một câu nói b́nh thường trong tiếng Việt hiện đại như

“Khi một đứa bé mới sinh th́ người mẹ phải lo đủ chuyện”

Vấn đề là phải hiểu câu trên như sao: (a) khi đứa bé mới sinh (ra) th́ người mẹ phải lo (chăm sóc) đủ thứ công việc, theo đa số người Việt hiện nay – hay (b) khi đứa bé mới chết (sinh th́) th́ người mẹ phải lo đủ điều, theo nghĩa của sinh th́ là chết trong các kinh Công giáo/CG … Bài này ghi nhận các cách nh́n khác nhau về phạm trù nghĩa rất đặc biệt của sinh th́/ST, chú trọng đến các liên hệ ngữ âm. Trong “Các Thánh Truyện” của cha Majorica (1646) có khoảng 30 lần dùng từ ST, ngay cả trong “Truyện Annam Đàng Ngoài Chí Đàng Trong” tác giả (một vị Ḥa Thượng về sau theo đạo CG) cũng đă dùng ST. Nghĩa của ST được ghi khá rơ từ thời Việt-Bồ-La/VBL (1651), trang 687 sinh ascendo (lên) #
sinh th́ ascensus hora (giờ lên)
đă sinh th́ iam mortuus est (đă chết)

 

# Động từ La-Tinh ascendere nghĩa là lên (gồm tiền tố ad- và ngữ căn scandere là leo): đây là gốc của các động từ ascend (lên, tiếng Anh) hay ascensionner (tiếng Pháp). Danh từ La-Tinh hora nghĩa là giờ, gốc của các từ cùng nghĩa hour (tiếng Anh) hay heure (tiếng Pháp). Mortuus là đă chết (La-Tinh), gốc của danh từ mort (sự/cái chết, tiếng Pháp), mourir (chết, Pháp) hay mortal (chết, tiếng Anh)… Ascension là ngày lễ Thăng Thiên (chúa lên trời) trong lịch CG, ta sẽ gặp lại nhiều lần khái niệm thăng thiên (lên trời) đặc biệt của CG trong phần sau.

Trong Phép Giảng Tám Ngày/PGTN, sinh th́ (chết) dùng trong trường hợp giới hạn như khi được rửa tội rồi hay cho các bậc cha mẹ ông bà, so với cách dùng chết tổng quát hơn của thường dân – để ư hai cách dùng này trong cùng một mạch văn

“Bởi đấy cho nên trẻ nào dẫu mọn th́ phải chịu phép mà giải tội ấy, cho kẻo phải mất đời đời sự vui vẻ trên trời, nếu t́nh cờ phải chết khi chưa có chủ ư ḿnh, v́ đă phải mất nghĩa cùng Đức Chúa trời. Nếu trẻ mọn nào phải sinh th́ khi đă chịu phép rửa tội cho nên, th́ được chịu vui vẻ đời đời, làm bạn cùng đức thánh thiên thần vậy. V́ vậy th́ phải lo cho nên, mà làm phép ấy, dẫu cha mẹ chưa có đạo mà con trẻ khi ŕnh chết chưa có chủ ư ḿnh” (PGTN, Ngày Thứ Ba)

“Lại sao vốn người ta có lẽ trong ḷng, giục lo cho cha mẹ, khi đă sinh th́ đoạn? Sao người Annam mọi năm mọi có giữ ngày cha mẹ, ông bà, ông vải sinh th́, mà làm giỗ chạp hết sức? Sao tốn của bấy nhiêu mà làm cỗ làm mâm, cùng nhiều sự nữa có dọn cho cha mẹ khi đă sinh th́? V́ chưng nếu linh hồn chết với xác, lo cho kẻ chết chẳng có làm chi.” (PGTN, Ngày Thứ Bốn)

Các từ điển sau thời VBL do người Công Giáo viết đều ghi nghĩa sinh th́ là chết như Tự Vị Annam La-Tinh (Dictionarium Anamitico Latinum, Pierre Pigneaux de Béhaine/1772), Dictionarium Anamitico Latinum (Jean-Louis Taberd/1838), Dictionnaire annamite francais (J. F. M. Génibrel/1898 – SaiGon), Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Huỳnh Tịnh Của/1895/1896 – SaiGon, 2 quyển) … Trong cuốn Petit Dictionnaire Francais Annamite (Trương Vĩnh Kư/TVK/1884) ông ghi nhận

Mourir vn. chết, sanh th́, mất … và các thí dụ như rầu chết, mắt cỡ chết (lắm), nó gần chết (hấp hối) (trang 830)

2014 FEB 26 THÔNG 1(P G Vallot/1898 – HaNoi)

2014 FEB 26 THÔNG 2(P G Vallot/1898 – HaNoi)

Để ư thứ tự của các động từ TVK và Vallot ghi nhận: luôn luôn chết đứng trước ST và các thí dụ liên hệ; trong Nam, Huỳnh Tịnh Của (1895) ghi “ŕnh chết” (gần chết) cũng như Trương Vĩnh Kư so với ngoài Bắc dùng “kẻ ŕnh sinh th́” (Vallot).
Các từ điển Hán Việt và tiếng Việt như của Đào Duy Anh (1932) , Thiều Chửu (1942), Hoàng Thúc Trâm (1950), Trần Văn Chánh (1999/2005), Đại Từ Điển Tiếng Việt (Văn Hoá Thông Tin, 1999) đều không có từ sinh th́ (chết).

2014 FEB 25 Matteo Ricci 1602. 300

1. Lấn cấn từ thời gian đầu

VBL sắp xếp mục theo các nghĩa khác nhau và theo vần của mẫu tự La Tinh truyền thống. Chữ sinh có 6 mục tất cả

Sinh, sống … Sinh kí tử qui, sống th́ gưởi, thác th́ về, phục sinh
Sinh, đẻ … kẻ hậu sinh, sinh sản, sinh nhệt (nhật)
Sinh, lên … sinh lên: giờ lên, đă sinh th́ (chết)
Sinh, sênh (thanh gỗ nhịp để chèo thuyền)
Sinh, sulfur (chất lưu huỳnh) … lửa sinh lửa diêm
Sinh đồ (học tṛ)

Tới thời các LM Béhaine (1772), Taberd (1838) th́ vẫn theo vần La Tinh, nhưng kèm thêm các chữ Hán/Nôm; nên các vị này đă xếp lại theo cùng một loại chữ Hán/Nôm thành ra chỉ c̣n 3 mục và thêm một mục với chữ sinh bộ ngưu (hi sinh)

1- 生 Sinh … sinh sản, sinh thành, sinh tử … giáng sinh, lễ sinh nhật, sát sinh, hậu sinh …
2- 笙 Sinh (sênh) … sinh tiền

Cách dùng lửa sinh rất đặc biệt: sinh là sulfur, cách dùng tắt của sinh diêm 生鹽. Thời VBL c̣n dùng từ kép sinh tiêm (Béhaine/Taberd,Huỳnh Tịnh Của dùng thẻ sinh) so với cách dùng cây diêm, que diêm, hộp diêm (hộp quẹt) hiện nay. Như vậy sinh có một phạm trù nghĩa rộng vào thời VBL, điều này có thể ảnh hưởng đến cách dùng sinh th́ của các giáo sĩ trong quá tŕnh kư âm tiếng Việt thời ban đầu.

1.1 Phạm trù nghĩa của sinh th́ là giờ lên, chết đă có vấn đề ngay từ ban đầu: chính v́ thế mà LM Alexandre de Rhodes đă phải giải thích thêm là “chúng tôi mượn cách nói đó nơi người Lương dân để chỉ ư nghĩa sự chết của người Kitô hữu, như đi lên với chúa” (VBL, trang 688). “cách nói đó nơi người Lương dân” trong câu trên có thể là cách nói dân dă (không theo sách vở hay tài liệu chính thống) hay khẩu ngữ, và đây cũng là một nguyên nhân gây ra nhiều lấn cấn trong việc hiểu sao cho đúng nghĩa của sinh th́. Trong phần mục lục của VBL, trong mục tra chữ chết qua các dạng La Tinh như mori, mortuus … th́ không thấy ghi sinh th́ so với các từ khác như chết, mất, về quê … Điều này cho thấy LM Alexandre de Rhodes không quen dùng sinh th́, hay là một cách dùng rất mới mẻ mà ít người biết đến (ngay cả những người có công chế ra nó?).
Tới thời LM Pigneaux de Béhaine (Bá Đa Lộc/1741-1799) th́ ông cũng ghi nhận hai nghĩa của sinh th́ (gần như VBL) trong từ điển (1772); từ điển Taberd (1838) sau đó cũng ghi như vậy – cả hai từ điển có kèm thêm chữ Hán

生時 sinh th́ fato concedere (tuỳ vào số mệnh/an bài) – mục “sinh”

生時 sinh th́ mori (chết) – mục “th́” #

# fato (gốc là danh từ fātum, số phận/vận mạng chỉ định) cũng là gốc của fate (số phận, tiếng Anh), fatality (tai ương, sự chết chóc) và tiếng Pháp fatal, fatalité …
Động từ La Tinh concedere (con+ceder) nghĩa là chịu theo, cho phép … Gốc của động từ concede (tiếng Anh, cùng nghĩa), concession (danh từ, sự nhượng bộ) và concéder (tiếng Pháp, cùng nghĩa)…v.v…
Nghĩa thứ nhất “số phận đă an bài/fato concedere” có thể hiểu là chết, hay vẫn c̣n sống nhưng phải chịu theo hoàn cảnh sống (mà ḿnh không muốn như vậy, và cũng có thể hàm ư chết). Các tài liệu về sau bỏ nghĩa này mà chỉ đơn giản ghi nghĩa của sinh th́ là chết mà thôi.

1.2 Sinh th́ theo LM Gustave Hue

LM Gustave Hue (tên Việt là Hương) rất tinh thông chữ Hán và tiếng Việt, lúc đă 67 tuổi ông c̣n học thêm tiếng Mường để giúp sự nghiệp truyền đạo trong giáo phận Hưng Hoá. Cuốn từ điển Việt-Hoa-Pháp (Dictionnaire vietnamien chinois francais, Imprimerie Trung Hoà – 1937) được soạn rất nghiêm túc và dựa vào từ điển của Génibrel/1898, Truyện ông thánh Aocutinh, Truyện bà thánh Monica, Khang Hi Tự Điển, Việt Nam Tự Điển … Trong cuốn này, đặc biệt ông ghi nghĩa của sinh th́ là temps de la vie (lúc sống), một điểm đáng chú ư ở đây là LM Gustave Hue đă có ư không đồng thuận với nét nghĩa chết theo truyền thống CG. Vấn đề hiểu nghĩa chính xác của sinh th́ đă gây không ít bối rối cho các LM trong khi dịch kinh2. Sau đây là vài cách giải thích về nguồn gốc ra đời của cách dùng sinh th́, một cách dùng cổ (nghĩa là chết) trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Hán3.

2. Sinh th́ là dùng nhầm

Một cách giải thích nguồn gốc của ST là khi các giáo sĩ lần đầu học tiếng Việt (lẫn với tiếng Hán Việt) th́ hiểu nhầm nghĩa của dân bản xứ. Sau đây là một đoạn trích từ các trao đổi của bác Nd (28/12/2013) trên trang nhà http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2013/12/nguon-tu-lieu-tu-vung-ky-17-qua-khao.html

“- Hai chữ “sinh th́” được chú nghĩa là “chết” xuất hiện lần đầu tiên là trong từ điển A. de Rhode. Từ điển này lại tiếp thu từ điển trước đó của hai giáo sĩ đầu thế kỉ VXII (đă thất truyền).
- Với nghĩa là “chết”, hai chữ “sinh th́” chỉ xuất hiện trong các văn bản Thiên chúa giáo chứ không hề xuất hiện trong các văn bản tôn giáo khác.
Ở đây, có vấn đề sai sót khi các cố đạo phương tây thời xa xưa làm từ điển. Sai sót của họ là khi tiếp xúc với cộng tác viên bản địa, họ nhầm “ngữ dụng” ra “ngữ nghĩa”. Có thể h́nh dung vấn đề như sau:

Hỏi: Sinh th́ là ǵ?
Trả lời: Lúc sống.Chỉ dùng để nói với người đă chết (Trả lời theo cách dùng = ngữ dụng).
Các cụ cố đạo ta nghe tiếng Việt chỉ rơ đoạn sau: “dùng để nói với người đă chết” và tưởng đó là nghĩa nên chú luôn vào. Họ bị nhầm.

Thế tại sao các thầy giảng người Việt thạo tiếng Việt vẫn dùng phổ biến?
Có nhiều lí do:
-Họ học và viết theo tinh thần tôn giáo: Cổ mẫu không được thay đổi. Tâm lí tôn giáo nào cũng thế.
-Họ viết trao đổi với Ṭa Thánh nên dùng nghĩa mà hai bên đều hiểu qua từ điển. (mà tốt nhất là qua Việt – Bồ – La của de Rhodes).
-Họ dù có băn khoăn nhưng áp lực của từ điển lớn hơn. Tâm lí này đến nay vẫn c̣n ngay cả các nhà nghiên cứu. Cứ thấy từ điển cổ ghi là đưa làm dẫn chứng mà không suy xét điều kiện và tŕnh độ các cụ Cố xưa. Các cách lí giải chữ TẠN, cách hiểu CUỘI là “tiếng vang”, cách dẫn NƯỚC ĐĂ TẠN GỖ v,v, là tâm lí đó … Khi chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu những trường hợp đặc dị trong từ điển liên quan đến tiếng Việt từ XIX trở về trước, đă phát hiện hàng loạt sai sót tương tự.
Kết luận: Hiểu sinh th́ là “chết” là do từ điển de Rhodes sai dẫn tới các văn bản của các thầy giảng sai, đồng thời, các từ điển sau này học theo cũng sai nốt. Nó không được coi là từ cổ đă chuyển nghĩa so với ngày nay. Nếu chúng ta hiện nay đi làm từ điển tiếng địa phương hoặc từ điển tiếng dân tộc chắc cũng nhiều sai sót như Tây xưa làm từ điển tiếng Việt. Coi mọi cái người ta làm là chân lí th́ đó là tư duy nô lệ” (hết trích).

3. ‘Kỹ nghệ’ dùng từ chỉ ‘cái chết’ trong ngôn ngữ

Tiếng Việt cũng như một số ngôn ngữ khác thường có nhiều cách để diễn đạt sự chết: các nhà quyền quư như vua th́ băng hà, thăng hà … cho đến dân thường th́ mất đi, qua đời … Ảnh hưởng của đạo Phật, cao điểm là vào thời Trần (1226-1400), cũng cho ra nhiều cách dùng chỉ sự chết như siêu thoát, siêu sinh, văng sinh … Đây c̣n là cách dùng mỹ từ4 (uyển ngữ, nhă ngữ, khinh từ, nói giảm, nói tránh …) trong ngôn ngữ. Nh́n rộng ra hơn, chúng ta c̣n thấy phần nào tính chất tế nhị và phương cách ứng xử khéo léo của con người (nhất là trong các trường hợp bi thương và dễ gây nhiều va chạm mạnh mẽ như chết chóc) qua ca dao

Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa ḷng nhau

Tác giả Bằng Giang trong “Tiếng Việt phong phú” (NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1967) c̣n liệt kê hơn 1001 cách diễn đạt cái chết…v.v… Vào thời VBL, các từ chỉ sự chết được ghi nhận qua các mục riêng là

Chết
Mất
Toi
Tử
Xong chân xong tay
Trút linh hồn ra
Về quê
Qua đời
Sinh th́
Đức Chúa Trời rước – sinh th́ cùng nghĩa (trang 661/VBL)
Tắt ngh́, tắt hơi
(không kể các từ kép như chết lụn, chết lích, chết rũ …)

LM de Rhodes rất băn khoăn về ḷng tin của người An Nam về sự chết (qua ngày giỗ, tang chế, luân hồi, kiếp sau …), điều này cũng dễ hiểu v́ đó là một tính chất khác biệt rơ ràng nhất so với CG (qua các bí tích như Rửa Tội, Xức Dầu bệnh nhân/người hấp hối …), phản ánh phần nào trong lập luận của ông trong Phép Giảng Tám Ngày/PGTN:

“Có lời rằng: “Khi sinh ra chẳng có đem một đồng mà lại; khi chết cũng chẳng có cầm một đông mà đi”. V́ chưng người ta ở thế này chẳng ai khỏi sự ấy, th́ phải học đạo thánh về đời sau, cho ngày sau chúng tôi được sống lâu vô cùng.
Cho biết sự ấy tỏ tường, th́ phải nhớ lời đất Annam này nói liên: “Sống th́ gửi, chết th́ về” (nói chữ: sinh là kí dă, tử là quy dă). Song le th́ phải hay đời sau có hai quê: một là quê lành, hai là quê dữ; quê trên, quê dưới, thiên đàng, địa ngục. V́ chưng trên trời th́ có thiên đàng: ai đến được trên ấy th́ chịu hằng hằng vui vẻ vậy. “(PGTN/Ngày thứ Nhất)

Vậy th́ nó làm linh hồn người ta hay chết, cũng bằng giác hồn hay là sinh hồn, mà làm vậy th́ điều nào nó đă nói trước, đến sau th́ nó lại chối. V́ chưng ví bằng nó ngờ linh hồn người ta hay chết, cũng như hồn muông chim hay là hồn cây cối, mà sao lại rằng có luân hồi cho người ta lại sinh ở xác khác? Ví bằng linh hồn người ta, khi xác chết, cũng chết với, lại sinh lại mà cho xác khác sống làm sao được? Mà lại luân hồi ấy chẳng ưa lẽ ở trong ḷng các người ta, cùng huỷ báng lời thiên hạ, dầu Đại minh, dầu Annam, quen nói liên làm vậy: “Sinh kí dă, tử quư dă”, sống th́ gửi, chết th́ về. Ví bằng có luân hồi, mà chẳng phải dối, th́ linh hồn một ở gửi liên vậy: bây giờ th́ ở gửi trong xác này, đến sau một giây nữa th́ lại ở gửi trong xác khác vậy.” (PGTN/Ngày thứ Bốn)

Trong VBL, ông cũng nhắc lại câu “sinh kí tử qui” trong mục gưởi, mục qui. Ngoài ra, VBL c̣n ghi nhận các từ liên hệ như kiếp, nghiệp, trầm luân, luân hồi, nát bàn, vô thường, sinh tử bất ḱ, sống chết chẳng hẹn (hàm ư vô thường) … cho thấy ảnh hưởng không nhỏ của PG trong ngôn ngữ hàng ngày vào thời VBL (1651). Một điểm đáng chú ư ở đây là phạm trù nghĩa của vô thường 無常 với các nghĩa như sau

a) biến hoá không nhất định: nghĩa này đă có từ lâu như trong Kinh Thi

民心無常,惟惠之懷 dân tâm vô thường, duy huệ chi hoài (蔡仲之命 Thái Trọng Chi Mệnh, trong Kinh Thi)
亦可以觀萬物之無常,覽時之倏來而忽逝也 diệc khả dĩ quan vạn vật chi vô thường, lăm th́ chi thúc lai nhi hốt thệ dă (Tây Khương Truyện Tư, trong Hậu Hán Thư)

b) vô thường theo PG là không tồn tại lâu dài (qua tứ kiếp: sinh, thành, hoại, trụ). Một trong Tam Pháp Ấn …

c) chết (uyển ngữ trong PG)

d) một loài quỷ bắt hồn người ta đi: trong các tài liệu Hán trung cổ c̣n dùng như trong truyện Du Thế Minh Ngôn 喻世明言 (hay c̣n gọi là Cổ Kim Tiểu Thuyết) của Phùng Mộng Long (1574-1646), một đại văn hào biên soạn vào cuối đời Minh:

閻君得旨,便差無常小鬼,將重湘勾到地府 diêm quân đắc chỉ, tiện sai vô thường tiểu quỷ, tương trọng tương câu đáo địa phủ

Lỗ Tấn (1881-1936) cũng có cách dùng tương tự trong Triêu Hoa Tịch Thập:

至於勾攝生魂的使者的這無常先生,卻似乎於古無徵 chí ư câu nhiếp sanh hồn đích sử
giả đích giá vô thường tiên sanh, khước tự hồ ư cổ vô trưng

Điều quan trọng là VBL chép lại nghĩa của vô thường là “tên vị quỷ thần mà những người già sợ hăi. Và bởi đấy trong ba ngày đầu năm mới, người ta phải trốn vào các đền thờ, v́ người ta tưởng chỉ trong thời gian đó quỷ thần mới đến để t́m bắt và giết chết họ, và bởi thế họ nói vô thường, v́ không phải lúc nào quỷ thần cũng ŕnh hại như vậy” (trang 787, VBL). Cách dùng quỷ thần (vô thựng) và tập tục ‘ba ngày đầu năm vào trú trong chùa’ rất xa lạ với người Việt. Dữ kiện này c̣n cho ta một khả năng là LM de Rhodes đă ghi chép phong tục và ngôn ngữ của người TQ (ở Mân Nam/Ma Cao) hay trích trực tiếp các tài liệu Hán, một yếu tố cần phải xem xét thận trọng khi t́m hiểu nguồn gốc “sinh th́”.

4. Nhu cầu cần thiết để chế chữ v́ khoảng cách quá lớn

Khi các LM truyền đạo đến Á Đông truyền đạo, các vị nhận thức ngay sự khác biệt rất lớn về truyền thống văn hoá của phương Đông và phương Tây, phản ánh qua ngôn ngữ và ḷng tin vào sự chết – qua ảnh hưởng phần nào của Phật giáo – ngày (giỗ) người chết vẫn quan trọng hơn ngày người đó ra đời; nhớ rằng là măi đến năm 1939 đức giáo hoàng Pie XII mới ra lệnh cho thờ cúng tổ tiên ở Á Châu! Để chỉ sự chết, Phật giáo dùng các từ văng sinh, siêu sinh … so với các từ HV khác như tốt 卒, một 沒, vẫn 殞 hay 隕 (rơi, rớt –> chết), tử 死, ế 殪 (giết, chết, hết, ngă/té), tịch 寂 (thị tịch, viên tịch PG), thệ 逝 (đi qua không trở lại –> chết), tồ 殂 徂, vong 亡, tử vong, cố 故, thệ 逝 (đi qua), tuẫn 殉 (chết theo), chung 終 (chấm dứt), băng 崩 (vua chết), thăng hà 升遐 (vua chết)… Trong “Phật Thuyết Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh” có câu

沒生淨土 một sinh tịnh độ (mất sinh Tịnh Độ, trang 44a)

V́ thế mà các LM tiên phong cần phải t́m ra một từ (thuần Công Giáo, hay rất xa lạ so với tiếng Việt) để diễn đạt cái chết, đồng thời giải toả phần nào các sức ép từ cách dùng/ ḷng tin của truyền thống địa phương rất lâu đời cùng với Phật giáo. Trong bối cảnh đó, “sinh th́” đă ra đời, kết quả của giao thoa văn hoá ngôn ngữ của Đông và Tây cũng như tôn giáo trong vùng Đông Nam Á. Hiểu được sinh th́ (chết theo CG) là hiểu được phần nào cốt lơi của kinh Thánh, của cái chết thay cho con người của đức Chúa Trời. Giả sử LM de Rhodes không ghé Ma Cao (LM Matteo Ricci đă từng đến đây năm 1582), cũng như không dạy Thần Học ở Học Viện Thần Học (1630-1640) ở đây5 và khi về Rome không mang theo một người thông dịch TQ (ông xin bề trên ba người từ Đàng Trong, Đàng Ngoài và Trung Quốc nhưng chỉ được một) th́ mối liên hệ với tiếng địa phương TQ (Mân Nam) rất khó nhận ra. Một điểm đáng nêu ra ở đây là chữ th́ không nằm trong các định nghĩa của VBL dù rằng tần số dùng của từ này rất cao6 vào thời VBL. Các từ điển của Béhaine, Taberd, Génibrel … về sau đều có mục “th́”. Vào thời VBL, một giờ (th́ HV) bằng hai giờ theo như LM de Rhodes “V́ trong một ngày tự nhiên chỉ được chia ra làm 12 giờ, mỗi giờ tương đương với hai giờ của chúng ta. Đầu ngày khởi sự từ 3 giờ của chúng ta sau nửa đêm”. Đồng hồ máy (cơ khí) đă thịnh hành từ thế kỷ XVI ở Âu Châu, từ các thành phố nổi tiếng về luyện kim như Nuremberg và Augsburg, hay Blois (Pháp); vào thời đó các đồng hồ này đă có khả năng chỉ giây và phút. Vào năm 1627, LM de Rhodes đă tặng5 Trịnh Tráng một đồng hồ cát và một đồng hồ máy báo thức, đây cũng là giai đoạn giao hảo rất tốt giữa hai bên. Điều này cho thấy cách dùng giờ trong “giờ lên” (sinh th́/VBL ascensus hora), theo Tây phương vào thời đó, có nghĩa hẹp hơn so với cách dùng giờ của người An Nam. Một nghi thức thường thấy là (mời cha) đọc kinh cầu nguyện cho người sắp chết trong CG (Last Rites/Extreme Unction), phản ánh tầm quan trọng của “giờ lên” (sinh th́) và nhu cầu sáng tạo ra một thuật ngữ để diễn đạt t́nh huống này; thật là khác với phong tục truyền thống ở Á Đông. Thêm vào đó là cách giải thích “Đức Chúa Trời rước” (VBL) cho “sinh th́” lại càng xa lạ hơn đối với đại đa số quần chúng vào giai đoạn này, một lần nữa cho thấy khoảng cách giữa hai nền văn hoá mà các giáo sĩ CG tiên phong đă nhận ra là một vấn đề cần phải giải quyết (trong quá tŕnh truyền đạt và hội nhập CG). Xem thêm chi tiết về các khái niệm th́ (thời, thời gian tuần hoàn so với thời gian theo đường thẳng) trong bài viết “Tản mạn về từ Hán Việt – thời th́ (phần 6.2)” , cùng tác giả (Nguyễn Cung Thông) trên trang này chẳng hạn http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=4101:tn-mn-v-t-han-vit-thi-thi-phn-62&catid=71:ngon-ng-hc&Itemid=107&lang=vi . Ngoài hai đồng hồ, LM de Rhodes c̣n tặng cho Trịnh Tráng cuốn sách “Kỉ Hà Nguyên Bản” (幾何原本) do cha Matteo Ricci (1552-1610, tên chữ Hán là 利瑪竇 Lợi Mă Đậu) và Từ Quang Khải (徐光啓) biên soạn5; điều này cho thấy LM de Rhodes đă tận dụng các tài liệu mà giáo sĩ tiên phong Ricci soạn ra. Thành ra khi dịch “đức chúa trời” th́ LM de Rhodes cũng dùng Thiên Chủ (Thiên Chúa) từng được cha Ricci lựa chọn để dịch khái niệm “Thượng đế” (god) theo Công giáo. Thành ra khi dịch “đức chúa trời” th́ LM de Rhodes cũng dùng Thiên Chủ (Thiên Chúa) từng được cha Ricci lựa chọn để dịch khái niệm “Thượng đế” (Deus tiếng La Tinh), với hàm ư là chỉ có một Chúa (tạo ra tất cả) theo kinh Thánh; và khi dịch Thiên đường7 (nhà trời) th́ LM de Rhodes ghi thêm ” nên nói là Thiên Chúa đàng, nhà Chúa Trời” (trang 763/VBL). Để ư cách dùng “Thiên Chủ (Chúa) Đường (Đàng)” 天主堂 với nghĩa là giáo đường trong tiếng Hán.

5. Sinh trong sinh th́ là cách đọc dân gian (khẩu ngữ)

5.1 Miền Nam Trung Quốc
Một cách khác t́m hiểu liên hệ giữa sinh và lên (nghĩa của sinh trong sinh th́ theo VBL) là phục nguyên âm Hán trung cổ của từ HV thăng (nghĩa là lên, cũng theo VBL). Chữ thăng 升 (thanh mẫu thư 書 vận mẫu chưng 蒸 b́nh thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

識蒸切 thức chưng thiết (TVGT, ĐV, QV)
書蒸切,音陞 thư chưng thiết, âm thăng (TV, VH)
舒丞切 thư chưng thiết (NT, TTTH)
式呈切,音聲 thức tŕnh thiết, âm thanh/thinh (TVi)
尸羊切,音商 thi dương thiết, âm thương (TVi)
方中切,音風 phương trung thiết, âm phong/phúng (TVi, CTT)
審征切,音聲 thẩm chinh thiết, âm thanh/thinh (CTT)
…v.v…

Giọng Bắc Kinh bây giờ là shēng so với giọng Quảng Đông sing1 và các giọng Mân Nam 客家话:[梅县腔] shin1 [海陆丰腔] shin1 [客英字典] shin1 [东莞腔] sin1 [客语拼音字汇] sin1 [宝安腔] sin1 [沙头角腔] sin1 [台湾四县腔] siin1 [陆丰腔] shin1 潮州话:sêng1 (seng).
Dựa vào cách phiên thiết của TVi (Tự Vị/1615) và CTT (Chánh Tự Thông/1670) và các phương ngữ miền Nam TQ, ta có thể phục nguyên một dạng âm trung cổ của thăng là *sinh (b́nh thanh). Điều này cho thấy khả năng lẫn lộn giữa phụ âm đầu lưỡi xát s và phụ âm đầu lưỡi tắc th- vẫn c̣n hiện diện vào thời VBL dù rằng hiếm hoi. Thật ra hiện tượng lẫn lộn s/x và th trong các từ Hán Việt vẫn c̣n thấy trong tiếng Việt hiện đại như cách dùng xâm bổ lượng/lương (thanh bố lương 清補涼 một món giải khát phổ thông ở Quảng Đông, Quảng Tây, Hương Cảng, Áo Môn, Hải Nam và Việt Nam) – thanh HV đọc là xanh hay *xâm v́ đứng trước âm môi b- bổ trong khẩu ngữ – cũng như trường hợp *khán bệnh 看病 > khám bệnh. Trường hợp bài xập xám thay v́ đọc là thập tam (bài 13 lá, thập tam trương HV – sap sam chương hay Chinese poker) cũng cho thấy khẩu ngữ gần âm Hán (giọng Quảng Đông) so với âm HV v́ môi trường tiếp xúc trực tiếp với người TQ (vd. Quảng Đông). Cách dùng xí ngầu lác (tứ ngũ lục 四五六, một loại cờ bạc dùng 3 con lúc-lắc/súc-sắc có sáu mặt) hay hột xí ngầu cũng cho thấy cách đọc dân dă gần với tiếng TQ (giọng Mân Nam), thay v́ theo âm Hán Việt. Do đó ta có cơ sở để liên hệ cách đọc sinh trong sinh th́ và thăng vào giai đoạn VBL, dựa vào khả năng mượn cách đọc trực tiếp của âm Hán trung cổ *sinh của các giáo sĩ Tây phương thời đó qua khẩu ngữ. Điều này cũng không khó giải thích v́ các giáo sĩ này thường qua lại Ma Cao, và cũng có thông dịch người địa phương (rất có thể là người địa phương này là dân Mân Nam) khi đến VN giảng đạo. Tương quan giữa phụ âm đầu s- và th- c̣n hiện diện trong các chữ phiên âm8 tiếng Việt của các giáo sĩ tiên phong

Sinunua (Thuận Hoá – Christoforo Borris 1618/1621)
Sinoa (Thuận/Thanh Hoá – Joan Roig 20/11/1621)
Sinua (Thuận Hoá – Antonio de Fontes 1/1/1626)
Sinóa (Thuận Hoá – Antonio de Fontes 1/1/1626)
Xán tí (thượng đế – Francesco Buzomi 13/7/1626)
Thiên chu xán tí (thiên chủ thượng đế – Francesco Buzomi 13/7/1626)
Sinoa (Thuận Hoá – Alexandre de Rhodes 1631)

Hoá, Kẻ Hoá, Thuận Hoá: kinh đô sứ Cô-sinh mà người Bồ Đào gọi là sinuà: kẻ hoé (VBL/1651 – trang 329)
Hoa, thinh hoa: một tỉnh trong vương quốc Đông Kinh mà người Bồ Đào gọi là sinufà, Thinh hoê cùng một nghĩa (VBL/1651 – trang 328)
…v.v…
Nguyên âm ă (thăng) với độ mở miệng lớn tương ứng với nguyên âm có độ mở miệng nhỏ như ư hay i như các trường hợp phiên thiết bên trên: thăng có vận mẫu là chưng, âm đọc là thinh/thanh. Các cách đọc HV sinh/sanh, thinh/thanh, đinh/đanh, chính/chánh, tính/tánh … đều cho thấy biến âm này. Tóm lại, ta có cơ sở để liên hệ âm sinh và thăng theo nét nghĩa sinh th́ (giờ lên/VBL).

5.2 Miền duyên hải Bắc bộ

Tương quan giữa sinh và thăng c̣n có thể giải thích qua phương ngữ ở VN như từ khu vực Nam Định/Thái B́nh như đă nói trên. Trong VBL (1651) ghi vị sang 味瘡 là loại thuốc độc regalzar, aconitum (khoáng sản có chất độc arsenic). Một điểm đáng chú ư là chỉ có VBL mới ghi một cách đọc khác của vị sang là vị thang – các tài liệu sau đó như Béhaine (1772), Taberd (1838) … cho đến nay đều ghi cách đọc vị sang. Để ư thêm là các giọng khu vực Nam Định và Thái B́nh9 vẫn lẫn lộn giữa s và th (VBL c̣n ghi sóc tlán là sói tlán, sóc chính là một dạng của thốc 秃, sặp là một dạng biến âm của tháp 榻). Xem lại chữ sang 瘡 (thanh mẫu sơ 初 vận mẫu dương 陽 b́nh thanh, khai khẩu tam đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết

初良切 sơ lương thiết (QV, TV, VH, LT)
楚羊切 sở dương thiết (NT, TTTH)
楚莊反 sở trang phản (LKTG)
初亮切 sơ lượng thiết (QV)
磢霜切 sưởng/sang sương thiết (TV, LT)
刅良切 sang lương thiết (LTCN)
初莊切, 音窻 sơ trang thiết, âm song (TVi)- song 窗 đọc là chuāng (giọng BK bây giờ) cũng như sang 瘡 đọc là chuāng
楚莊切, 音窗 sở trang thiết, âm song (CTT)
…v.v…

Giọng BK bây giờ là chuāng (theo pinyin) so với giọng Quảng Đông cong1 và các giọng Mân Nam 客家话:[台湾四县腔] cong1 [客英字典] cong1 [陆丰腔] cong1 [梅县腔] cong1 [沙头角腔] cong1 [宝安腔] cong1 [海陆丰腔] cong1 [客语拼音字汇] cong1 [东莞腔] cong1. Do đó sang là âm HV rất chuẩn theo phiên thiết, tuy nhiên dạng thang (theo VBL, vị thang) có thể là âm địa phương không phân biệt rơ ràng các phụ âm đầu s- và th-. Trong VBL c̣n ghi cây thâu đâu, so với các từ điển sau đó đều ghi là cây sầu đâu (Béhaine/1772, Taberd/1838, HTC/1895, Génibrel/1898-SaiGon, Vallot/1898-HaNoi). Hiện tượng này c̣n để vài vết tích trong chữ Nôm như sượng (thẹn) dùng chữ thượng 尚 hay những cách dùng đồng đại như sẹo/thẹo, xuổng/thuổng, sụt/thụt, xoa/thoa, xùng x́nh – thùng th́nh … Một số trường hợp cho thấy sự khác biệt giữa giọng Nam bộ và Bắc bộ (Tonkin) như các tác giả ghi nhận sau đây

Cicatrice: thẹo (sẹo – Tonkin) – Trương Vĩnh Kư (Petit Dictionnaire francais annamité/1884)

2014 FEB 26 THÔNG 32014 FEB 26 THÔNG 4

(Béhaine/1898 – SaiGon) – Tonkin (Đông Kinh) viết tắt là T trong các tài liệu trên.

5.3 Tương quan ngữ âm s-th (lịch đại)

Vào thời VBL (1651), một số từ HV đă phân biệt rơ hai phụ âm đầu s/x- và th- như xanh và thanh, xích và thước … Các dạng này phản ánh giao lưu ngôn ngữ ở các thời kỳ khác nhau giữa tiếng Việt và tiếng Hán. Trường hợp chữ thăng (lên) là âm HV trong VBL phù hợp với khuynh hướng biến đổi từ âm Hán cổ *sjing/sjong trở thành *thâng (thưng, thăng) trong hệ thống10 âm HV. Điều này c̣n thấy trong các tương quan giữa tiếng TQ hiện đại (theo pinyin) và HV như shí 時 th́ (thời), shuǐ 水 thủy, sḥu 受 thụ, sh́ 受 thế, shēng 聲 thanh … Dựa vào các dạng âm cổ của các từ trên, ta có thể suy đoán là phụ âm đầu lưỡi tắt th- hiện diện không lâu đời như phụ âm đầu lưỡi xát s-. Vào khoảng thế kỷ XV, ta thấy An Nam Dịch Ngữ được người Minh phiên âm bằng 8 phụ âm th- cho phụ âm đầu th-, và 17 từ phiên bằng âm xát hay tắt xát11. Tuy không thấy cách dùng sinh để chỉ lên trong tiếng Việt như sinh th́, nhưng các dạng śnh (to lên, śnh bụng), sỉnh (lớn dần lên12) có thể liên hệ đến âm cổ *sinh (thăng lên) chăng? Các tương quan này cần được tra cứu để thêm phần chính xác.

6. Chữ nghĩa thay đổi theo thời gian

Một tính chất của ngôn ngữ là hiện tượng thay đổi nghĩa theo ḍng thời gian (lịch đại). Tiếng Pháp dùng động từ trépasser nghĩa gốc là đi qua, vượt qua (một cách vô phép hay bất hợp pháp), nhập vào tiếng Anh cũng mang nghĩa này chứ không có nghĩa mở rộng là qua đời (chết) trong tiếng Pháp. Trépasser lại có gốc La Tinh là tiền tố trans- (qua) và ngữ căn passus (bước) cho thấy nghĩa nguyên thuỷ rất cụ thể. Tiếng La Tinh có động từ decedere thành lập do tiền tố de- (ra khỏi) và ngữ căn cedere (đi), do đó decedere nghĩa là đi qua (rời khỏi) và nghĩa mở rộng là qua đời (chết, một h́nh thức uyển ngữ); nhập vào tiếng Pháp cho ra các dạng décéder (chết), décés (sự chết) cũng như các dạng tiếng Anh decease (chết) … Có những trường hợp mà nghĩa có thể thay đổi đến mức có thể là hoàn toàn ngược lại (phản nghĩa) với nghĩa nguyên thuỷ, dù rằng khá hiếm v́ nếu không ngôn ngữ con người sẽ trở nên hỗn loạn và khó hiểu! Khuynh hướng này thật ra cũng hiện diện trong VBL qua các cách dùng nồng nàn : thời VBL nghĩa rất tiêu cực (hỗn láo, không tôn kính), nhưng bây giờ hàm ư tích cực (t́nh yêu nồng nàn)

non dạ: thời VBL nghĩa là muốn mửa ra (nausea) cũng như buồn dạ, bây giờ non dạ nghĩa rất khác (không kinh nghiệm, dễ bị dụ) – có thể VBL ghi nhầm nôn thành non?
…v.v…

Với quán tính rất lớn của hệ thống từ Hán Việt, sinh th́3 (xem lại phạm trù nghĩa HV) cũng có thể mang những nét nghĩa mâu thuẫn với nhau khi ta so sánh nghĩa ở các thời kỳ khác nhau. Trong trường hợp của các dạng HV đồng âm dị nghĩa, ta c̣n thấy những chữ như

Minh là sáng (bộ nhật 明)
Minh là tối (bộ miên 冥)

Mẫu là mẹ, giống cái (bộ vô 母)
Mẫu là giống đực (bộ ngưu 牡)

Âm là tiếng, thanh (音)
Âm là câm, không ra tiếng/ mất tiếng (bộ khẩu 喑)

Thiển là nông, cạn (bộ thuỷ 淺)
Thiển là nhiều, đầy (bộ nhục 淺)

Du là vui (bộ tâm bên trái 愉)
Du là buồn, âu sầu (bộ tâm ở dưới 悠)

Nam là (con) trai (bộ điền 男)
Nam là bé gái (bộ vi 囡)
…v.v…
Qua các phân tích bên trên, ta có thể thấy nhu cầu cấp bách để dùng một thuật ngữ tôn giáo (CG) giải thích hiện tượng chết của một cá nhân để giải thoát cho mọi người khác, để được lên nước Chúa … Các giáo sĩ đă dùng tiếng địa phương (dựa vào Lương dân), nhưng tiếng địa phương nào th́ cần phải t́m hiểu thêm hệ thống âm thanh của thế kỷ XVII ở Đông Nam Á để thêm phần chính xác: có thể từ Mân Nam (tổng hành dinh của tập hợp các LM, trung tâm đầu năo của các đoàn truyền giáo ở Đông Á) hay từ vùng duyên hải Bắc bộ (nơi đă từng có các hoạt động truyền đạo đầu tiên ở Việt Nam). Ngoài ra, các tác phẩm/tài liệu trước thời VBL như của LM Francisco de Pina, Gasparo d’Amiral, Antonio Barbosa hay Matteo Ricci13 cần được coi lại xem các cách dùng chữ Hán/Nôm như thế nào để thêm phần chính xác trong quá tŕnh t́m hiểu nguồn gốc hai chữ sinh th́.

7. Phụ chú và phê b́nh thêm

Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA v́ bao gồm các phê b́nh thêm về đề tài, tài liệu và tác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiết và chính xác. Các bạn thấy thích thú th́ nên đọc thêm các bài viết và tài liệu liên hệ đến bài này như “Khảo cứu văn bản Nôm Kinh những lễ mùa phục sinh của Maiorica” tác giả Nguyễn Văn Ngoạn, có thể đọc toàn bài trang này http://www.sugia.vn/portfolio/detail/1106/nhung-hinh-anh-quy-gia-ve-viet-nam-130-nam-truoc.html/bien-dao-viet-nam.html hay luận án “Chữ Nôm và tiếng Việt thế kỉ XVII qua Thiên chúa Thánh giáo khải mông của Jeronimo Maiorica” tác giả Nguyễn Thị Tú Mai, có thể t́m thấy ở trang này http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFlGvQtlwu2012.1.6 , “Về cuốn sách chữ Nôm THIÊN CHÚA THẬP NGŨ KHỔ NẠN KINH VĂN” trong Thông Báo Hán Nôm Học 2001, tác giả Vơ Phương Lan – có thể đọc từ trang này http://hannom.vass.gov.vn/noidung/thongbao/Pages/baiviet.aspx?ItemID=1450 …v.v…
Hai bài viết quan trọng đặc biệt có liên hệ đến chủ đề phần này là “Về hai chữ SINH TH̀” của cố GS Nguyễn Tài Cẩn (2002), có thể đọc toàn bài trang này http://ttvnol.com/threads/ve-hai-chu-sinh-thi.66261/ , và bài “Góp phần giải thích từ Sinh Th́ trong kinh sách Công Giáo” của TG Nguyễn Long Thao (2008), có thể đọc toàn bài trang này http://www.vietcatholic.net/News/Html/60716.htm . Hài bài trên cũng đề nghị khả năng sinh trong sinh th́ là cách đọc thăng của TQ (shēng giọng Bắc Kinh). Một điểm cần phải lưu ư là chúng ta phải rất thận trọng khi dùng âm hiện đại (như thăng đọc là shēng theo giọng Bắc Kinh bây giờ/pinyin) để gán ghép cho âm đọc vào thế kỷ XVII. Chúng ta có thể phục nguyên (reconstruct) một dạng âm Hán trung cổ dựa vào các cách đọc địa phương (bảo lưu phần nào âm cổ) và các dữ kiện kí âm (như phiên thiết), c̣n âm đọc chính xác hơn nữa th́ phải có dụng cụ/máy móc ghi lại âm thanh thời đó!

1) Lă Minh Hằng, 2013 ” NGUỒN TƯ LIỆU TỪ VỰNG THẾ KỈ 17 – QUA KHẢO SÁT TRUYỆN ÔNG THÁNH INAXU” – bài viết cho Hội Nghị thông báo Hán Nôm Học năm 2013 – có thể xem toàn bài trang này http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2013/12/nguon-tu-lieu-tu-vung-ky-17-qua-khao.html

2) GS Nguyễn Tài Cẩn cũng đưa ra nhận xét “Không phải ngẫu nhiên mà trong bản in lại Phép Giảng Tám Ngày năm 1961, ở chú thích 49t, khi dẫn lại sự giải thích của từ điển VBL, ban biên tập cũng rất kinh ngạc và phải đặt thêm dấu chấm than ở cuối:
‘… Trong từ điển của tác giả có giải thích hai chữ SINH TH̀ một cách đáng chú ư: SINH nghĩa là “lên”, TH̀ là “giờ”. Người ngoại giáo, tác giả nói, quen dùng thành ngữ SINH TH̀ để chỉ “giờ lên” (!)’ – hết trích từ bài viết “Về hai chữ SINH TH̀” của Nguyễn Tài Cẩn.

3) Sinh th́ trong các tài liệu Hán cổ (bây giờ rất ít dùng trong tiếng Trung/Quốc) có các nghĩa là ngày-tháng-năm sinh hay lúc c̣n sống (như sinh tiền):

1.出生的年、月、日、時。 宋 秦觀 《望海潮》詞之四:“但恐生時註著,合有分於飛。” 許地山《凶手》第一幕:“上面寫的是大哥底生時本命。”
2.活著的時候;生前。元 武漢臣 《老生兒》第三折:“他今死了,也道的個生時了了,死後為神。”《廿載繁華夢》第三回:“大人生時,曾説過有三十來萬帶回京去。”
1. Xuất sinh đích niên、 nguyệt、 nhật、 th́。 Tống Tần Quan 《 Vọng hải triều》từ chi tứ:“ đăn khủng sinh th́ chú trứ, hợp hữu phân vu phi。” Hứa địa san 《 hung thủ》 đệ nhất mạc: “ thượng diện tả đích thị đại ca để sinh th́ bổn mệnh。”
2. Hoạt trứ đích th́ hậu;sinh tiền。 Nguyên Vũ Hán Thần 《 Lăo sinh nhân》 đệ tam chiết:“ tha kim tử liễu, dă đạo đích cá sanh th́ liễu liễu, tử hậu vi thần。”《 Nhập tái phồn hoa mộng》đệ tam hồi:“ đại nhân sinh th́ , tằng thuyết quá hữu tam thập lai vạn đái hồi kinh khứ。”

4) Đoàn Tiến Lực, 2013 “Sự tri nhận về cái chết của người Việt qua uyển ngữ” đăng trong Tạp Chí Văn Hoá, số 1, tháng 9 năm 1012. Có thể đọc toàn bài trang này http://filc.huc.edu.vn/ngon-ngu-van-hoa/item/126-su-tri-nhan-ve-cai-chet-cua-nguoi-viet-qua-uyen-ngu.

5) Nguyễn Khắc Xuyên, 2005 “Giáo sĩ Đắc Lộ và việc h́nh thành chữ quốc ngữ” – đăng trên VietCatholic News ngày 22/5/2005 phần III trong loạt bài về giáo sĩ Đắc Lộ. Có thể đọc toàn bài trang này http://www.erct.com/4-ChiaSe/SuuTam/DacLo-Quocngu.htm

6) Tần số dùng của th́ trong PGTN là 1046/52256 so với các từ chết, sinh th́, tử là 184/52256, 12/52256, 3/52256

7) Các khái niệm Thiên Chủ (Thiên Chúa) và Thiên Đàng đă hiện diện trong văn hoá ngôn ngữ Á Đông từ lâu: như Thiên Chủ 天主 là tên Thần thứ nhất trong tám vị Thần được thờ cúng (Sử Kí, Phong Thiện Thư). Thiên đàng 天堂 theo PG là chỗ tiên thánh (từ thế gian lên) ở, so với các thế giới khác (Lục đạo) như Địa ngục, Ngă quỉ, Súc sinh, A-tu-la và nhân gian (thế giới ta đang ở). Các danh từ này đều có nghĩa theo CG khác với nghĩa đa số dân thường hiểu vào thời VBL.

8) Huỳnh Ái Tông, 2010 “Nguồn gốc chữ quốc ngữ” – có thể đọc toàn bài trang này http://elib.tic.edu.vn:8080/dspace/handle/123456789/12686 hay http://vietsciences.free.fr/vietnam/tiengviet/nguongocchuquocngu1.htm …v.v…

9) Miền duyên hải Bắc bộ như Nam Định, Thái B́nh thường phát âm lẫn lộn s- và th- như thưa ông thành sưa ông … Không phải ngẫu nhiên mà Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục ghi lại chỉ dụ cấm đạo tại Nam Định vào năm 1533:

“Gia-tô, dă lục, Lê Trang Tông, Nguyên Hoà nguyên niên, tam nguyệt nhật, Dương nhân I-nê-khu tiềm lai Nam Chân chi Ninh Cường, Quần Anh, Giao Thủy chi Trà Lũ âm dĩ Gia-tô tả đạo truyền giáo”. Tạm dịch: “Đạo Gia-tô, theo ghi chép của tư nhân, tháng 3 năm Nguyên Hoà thứ nhất (1533) đời Lê Trang Tông, có người Tây dương tên I-nê-khu, lén đến truyền đạo Gia-tô ở làng Ninh Cường và Quần Anh, huyện Nam Chân và làng Trà Lũ, huyện Giao Thụy (A)”.
(A) các làng này thuộc các huyện Trực Ninh, Hải Hậu và Xuân Trường, tỉnh Nam Định bây giờ.

10) Nguyễn Tài Cẩn, 2004 “Nguồn gốc và quá tŕnh h́nh thành cách đọc Hán Việt” NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội – trang 189-193.
_____________ , “Giáo tŕnh lịch sử ngữ âm tiếng Việt” NXB Giáo Dục (Hà Nội) – trang 82-89.
11) Nguyễn Ngọc San, 2003 “T́m hiểu tiếng Việt lịch sử” NXB Đại Học Sư Phạm, Hà Nội – trang 72-74.

12) Béhaine (1772) và Taberd (1838) đều ghi hai dạng śnh và th́nh (th́nh lên), thấng (lên). Sỉnh là lớn dần lên như trong câu nói “Đứa bé nuôi măi không thấy sỉnh tí nào” (Việt Nam Tự Điển, Hội Khai Trí Tiến Đức/1932/1954), “Làm sỉnh” (lên mặt) theo Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (Huỳnh Tịnh Của/1895).

13) LM Gasparo d’Amiral sau khi rời Đàng Ngoài đă về làm Viện trưởng viên Thần Học ở Áo Môn (1638-1645), ông cũng như LM Antonio Barbosa đă soạn ra từ điển An Nam – Bồ Đào Nha và Bồ Đào Nha – An Nam (các tài liệu này không c̣n nữa?) như từng được LM de Rhodes nhắc đến trong lời giới thiệu cuốn VBL. LM Matteo Ricci đă viết nhiều tài liệu bằng chữ Hán như Thiên Chủ Thực Lục, Thiên Chủ Thực Nghĩa, Thiên Học Thực Lục, Thiên Học Thực Nghĩa, Kỉ Hà Nguyên Bổn, Khôn Dư Vạn Quốc Toàn Đồ (LM Ricci từng làm cho các bậc danh sĩ TQ ngạc nhiên và thán phục khi cho thấy bản đồ thế giới người Âu Châu vẽ; khác hẳn với bản đồ TQ vẽ – trong đó các nước chung quanh TQ nhỏ tí và nếu hợp lại th́ không bằng một tỉnh TQ thời bấy giờ), Tây Tự Ḱ Tích, Nhị Thập Ngũ Ngôn, Giao Hữu Luận, Tây Quốc Kí Pháp, Biện Học Di Độc (xuất bản năm 1635, ghi nhận các trao đổi giữa CG và Tịnh Độ Tông), Đồng Văn Toán Chỉ, Thật Dụng Toán Thuật Khái Luận, Trắc Lượng Pháp Nghĩa, Viên Dung Giác Nghĩa …v.v… Nhà Thần Học LM Peter C. Phan (Phan Đ́nh Cho) c̣n đề nghị là LM de Rhodes đă dựa vào “Thiên Chủ Thật Nghĩa” để soạn “Phép Giảng Tám Ngày” (bài viết “Alexandre de Rhodes and Inculturation in Seventeenth-Century VietNam” trang 135-140, trong cuốn “Mission and Catechesis” Maryknoll, N.Y. Orbis Books 1998).

Nguyễn Cung Thông

Post ngày: 10/19/17 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17