|
Tản mạn về từ Hán Việt (phần 2)
Nguyễn Cung Thông
25.10.2011
Bài
này là phần 2 trong loạt bài “Tản mạn về từ Hán Việt”1. Một số từ Hán
Việt/HV có khả năng đến từ phương Nam (Việt cổ), do đó người viết đề
nghị danh từ Việt-Hán-Hán-Việt/VHHV như đă ghi nhận trong phần 1 của
loạt bài này; tuy phần 1 chỉ chú trọng vào loại chữ Hán-Nhật-Nhật-Việt/HNNV.
Các khai triển chi tiết từ góc độ văn hóa học như truyền thuyết, ca dao
(như về voi, cóc, hùm …) không nằm trong phạm vi bài viết này; các dạng
chữ Nôm dùng để so sánh nhưng cũng không đi vào chi tiết về quá tŕnh
h́nh thành của chúng (yếu
tố thời gian và không gian). Giọng Bắc Kinh/BK được ghi bằng hệ thống
bính âm (pīnyīn) rất phổ thông hiện nay, cần phân biệt số chỉ thanh điệu
(như ju3 hay jǔ) và số phụ chú ghi ngay sau một chữ (như Vương Lực3).
Thời kỳ xuất hiện của các thư tịch và tài liệu quan trọng dùng trong
phần này như Nhĩ Nhă là vào khoảng thế kỷ III TCN, Thuyết Văn Giải Tự (tác
giả là Hứa Thận 58-147 SCN) bắt đầu dùng bộ thủ, Phương Ngôn (chỉnh sửa
bởi Dương Hùng 53 TCN – 18 SCN), Quảng Nhă (Trương Ấp soạn, thời Tam
Quốc 220-280), Ngọc Thiên (năm 543 SCN), Đường Vận (751 SCN), Quảng Vận
(1008 SCN), Loại Thiên (khoảng 1039), Tập Vận (1067 SCN), Hồng Vũ Chính
Vận (1375), Chính Tự Thông (1670) và tự điển Khang Hy (1716). Các dữ
kiện trong phạm vi bài này cho ta thấy một lớp từ Hán cổ có liên hệ rất
gần với ngôn ngữ phương Nam (tiếng Việt cổ hay tiền Việt-Mường) mà ít
người biết đến, hay thường ngộ nhận là các từ thuần Hán đă mất đi, cũng
như nguồn gốc Việt (Nam) tên gọi 12 con giáp vậy. Bài viết này đă gởi và
đăng kư cho Hội Thảo Quốc Tế về Ngôn Ngữ Học tại Đại Học Quốc Gia Hà Nội
(11/11/2011).
1. Bộ tượng trong Thuyết Văn Giải Tự/TVGT chỉ có hai chữ tượng
và dự
1.1 TVGT biên hiệu 6102 象:長鼻牙,南越大獸,三秊一乳,象耳牙四足之形 Tượng : trường tị nha ,
Nam Việt đại thú , tam niên nhất nhũ , tượng nhĩ nha tứ túc chi h́nh.
Nhĩ Nhă cũng chép rằng (để ư truyền thống cống vật từ phương Nam thường
là sừng tê giác, ngà voi …)
【 爾雅 • 釋地】 南方之美者, 有梁山之犀象焉
【Nhĩ Nhă•Thích địa】 Nam phương chi mỹ giả,hữu lương san chi tê tượng yên
Rơ ràng loài voi ở phương Nam lớn có tiếng như TVGT đă ghi lại, trong
Vân Đài Loại Ngữ, học giả Lê Quư Đôn2 c̣n trích sách Ngô Lục rằng ‘… Ở
huyện Đô Bàng, thuộc Cửu Chân, có nhiều voi. Giống voi sinh ở trong miền
núi, c̣n ở trong quận và ở Nhật Nam th́ không có …’. Địa danh cổ thường
cho ta vài đầu mối về nguồn gốc: như Tượng Quận 象郡, Tượng Lâm 象林 (rừng
voi) thuộc Giao Châu thời Bắc thuộc và Lan Xang 南掌 hay Vạn Tượng 萬象 …
Nguồn gốc của chữ tượng (giáp cốt văn/kim văn tượng h́nh con voi) đáng
chú ư, tuy có khả năng là một hiện tượng vùng (areal feature, các dân
tộc ở gần nhau ảnh hưởng qua lại), tượng (xiàng BK bây giờ) có một dạng
cổ phục nguyên là *zjaŋʔ và có thể là từ mượn của phương Nam như gián
tiếp ghi nhận trong TVGT, và khi so sánh với tiếng Môn coing, proto-Thái
*jaŋC, tiếng Thái bây giờ là cháang ช้าง , tiếng Myanmar chang, tiếng
Lào chảng – tiếng Việt c̣n dùng chảng (ông chảng là ông voi), tiếng Khme
kh-chang … Tượng là âm HV với phụ âm đầu xát (x/s) của tiếng Hán trở
thành phụ âm đầu lưỡi tắc (t) tiếng Việt như sām > tam, ṣng > Tống,
xiāng > tương, xiàng > tượng, phù hợp với đa số các âm HV khác nhập vào
tiếng Việt từ thời Đường Tống về sau. Theo Đường Vận, tượng đọc là 【 唐韻】
徐兩切 xú liǎng qiè BK, từ lưỡng thiết HV (âm tượng).
1.2 TVGT biên hiệu 6103 豫:象之大者 Dự : tượng chi đại giả, 豫 c̣n viết là 𠄝.
Giọng BK là yù shū xù xiè so với các giọng Quảng Đông jyu6, Hẹ ji5 zi6
ji3 j5, Mân Nam u7 … Để ư dự – vui – voi, so với các tiếng Mường Bi là
way, Pọong voj, Mường Mĩ Sơn woy, Nguồn Cổ Liêm/Yên Thọ voj1 … Trong An
Nam Dịch Ngữ, voi kí âm là uy HV 威 hay oai – so với giọng Quảng Đông là
wai1, Hẹ wui1, vui1 phù hợp với cách dùng âm vi chữ Nôm chỉ voi (xem các
các cách đọc vi bên dưới) – dự là âm Hán trung cổ, theo Quảng Vận 羊洳切
dương như thiết. Các dữ kiện trong thư tịch cổ khác ghi nghĩa dự là voi
như
豫焉若鼕涉川。——《 老子》。 範應元註:“ 豫, 象屬。”
Dự yên nhược đông thiệp xuyên。—— 《Lăo Tử》 。Phạm Ứng Nguyên chú: “dự,
tượng thuộc”
《 疏》 猶, 玃屬。 與, 象屬。 二獸皆進退多疑, 人多疑惑者似之
《Sơ》 do,quặc thuộc。Dữ,tượng thuộc。Nhị thú giai tiến thối đa nghi,nhân đa
nghi hoặc giả tự chi (trích Khang Hy – giải thích nguồn gốc của cụm từ
do dự – xem 1.2.7)
Dự 豫 thường có các nghĩa sau đây so với Hán Ngữ Đại Tự Điển (1986-1989)
ghi nhận 18 nghĩa của dự (có ghi là dự là đại tượng) – xem thêm chi tiết
tranghttp://tuvienhuequang.com/HanNguDaiTuDien/orgpage3.html?page=3617
1.2.1 Yên vui, khoái lạc, hoan hỉ
1.2.2 Châu Dự, nay thuộc đất phía tây Hà Nam, Sơn Đông và phía bắc Hồ
Bắc (Trung Quốc) – một trong chín khu vực (Cửu Châu, 九州) thời TQ cổ đại
1.2.3 Tên riêng (cổ) tỉnh Hà Nam 河南- có lẽ xuất phát từ lịch sử cổ đại
Hà Nam từng kể lại (truyền thuyết) những đàn voi di chuyển trong rừng –
xem tranghttp://www.hnfo.gov.cn/henan/english/gaikuang.htm
1.2.4 Nói dối như dự giá (dự cổ) 豫贾(豫賈)- bán giá dối (trá, không thật) –
xem chi tiết mục 1.2.10)
1.2.5 Một họ ở TQ
1.2.6 Tham dự – dùng như 與
1.2.7 Do dự 猶 豫, không quả quyết – tên hai loài vật (huyền thoại) rất đa
nghi, hễ thấy tiếng động là bỏ trốn. Do dự c̣n có thể viết là 猶與 (giản
thể 犹与).
1.2.8 Dự bị 豫備 (trước, sẵn) – dùng như chữ 預
Nhưng đa số các tự điển HV cũng như TQ lại bỏ sót nghĩa nguyên thuỷ của
dự là ‘Tượng chi đại dă’ (TVGT). Từ các dữ kiện ngôn ngữ thuộc nhóm Việt
Mường, ta có thể phục nguyên một dạng cổ của (con) voi là *uoi/woi – môi
hoá thành voi giọng Bắc VN hiện nay, giọng Nam vẫn c̣n gần dạng âm cổ
hơn như doi, mjoi …). Qua dạng *uoi ta có thể giải thích được các dạng
yù BK, dự HV (ngạc cứng hóa), voi (môi hoá) và vui (yên vui, vui vẻ …
tiếng Mường Bi là pui). Một dạng chữ Nôm vui thường dùng bôi 盃 làm thành
phần hài thanh/HT, cũng như ṿi (mũi voi) cũng cùng thanh phù bôi 月盃 ;
tương quan pui-vui (dui/jui giọng Nam) tương ứng với cặp bui-duy 惟
(‘duy’ giọng Nam), bởi-v́ vi-vị 爲 (vậy, ‘dậy’ giọng Nam). Bởi (v́) tương
ứng với pới (Mường Bi), pơi/bơi (Môn), vơi (Nùng, Yày). Dạng vi 爲 chỉ
voi (chữ Nôm, hợp với bộ khuyển) dẫn đến nhiều nhận xét: như theo GS
Vương Lực th́ vi đă từng chỉ con voi (tượng) mà tiếng Việt vẫn duy tŕ
âm cổ. Nhận xét trên của Vương Lực3 được nhiều nhà nghiên cứu VN nhắc
đến: từ GS Nguyễn Văn Tu trong “Từ và vốn từ trong tiếng Việt hiện đại”
(NXB Đại Học và Trung Học chuyên nghiệp, Hà Nội 1976 – trang 266), GS Lê
Văn Quán trong “Nghiên cứu về chữ Nôm” (NXB Khoa Học và Xă Hội, 1981 Hà
Nội – trang 126) và GS Lê Đ́nh Khẩn trong “Từ vựng gốc Hán trong tiếng
Việt” (NXB Đại học quốc gia Thành Phố HCM, 2002 – trang 59) … Không thấy
ai đặt vấn đề về nguồn gốc chữ vi trên, cho đến khi người viết ghi nhận
tương quan giữa âm dự và vui-voi trên diễn đàn Viện Việt Học
(California, Mỹ), chủ đề Thuyết Văn Giải Tự online.
1.2.9 Theo TVGT, biên hiệu 1873
爲,[ 薳支切 ], 母猴也。 其爲禽好爪。 爪, 母猴象也。 下腹爲母猴形。 王育曰:“ 爪, 象形也。” Vi [ viễn chi
thiết ],mẫu hầu dă。Ḱ vi cầm hảo trảo。Trảo,mẫu hầu tượng dă。Hạ phúc vi
mẫu hầu h́nh。Vương Dục viết: “trảo,tượng h́nh dă。”
Quả là vi 爲 đă từng chỉ một loài vật, có móng vuốt (trảo), và chỉ con
khỉ mẹ (mẫu hầu) chứ không chỉ con voi. Các h́nh vẽ/khắc trên triện văn
đều cho thấy điều này – trích tranghttp://tool.httpcn.com/Html/Zi/30/PWRNPWKOILMEPWKOPW.shtml
Các h́nh vẽ/khắc của chữ vi 為 trên giáp cốt văn, kim văn, tiểu triện
cũng cho thấy kết quả tương tự, trích một phần của trang mạng (cập nhật
2003, 2008, 2011 – Richard Sears)http://www.chineseetymology.org/CharacterEtymology.aspx?submitButton1=Etymology&characterInput=%E7%82%BA
Vi giọng BK bây giờ là wéi so với giọng Quảng Đông wai4 wai6 wai2, Hẹ
wui2 wui3 vi2 vwi2 vi5 vwi5. Âm voi tiếng Việt gần với âm Hán trung cổ
(於僞切 ư ngụy thiết/Quảng Vận) cho nên mới dùng chữ vi này trong vốn từ
Nôm. Voi từng hiện diện ở Việt Nam, có mặt trong các hoạt động văn hóa
(trời sinh voi, trời sinh cỏ), cung đ́nh4 và quân sự – và không phải
ngẫu nhiên mà cho tới ngày nay văn hóa dân gian c̣n truyền tụng câu
chuyện Bà Triệu cỡi voi khởi nghĩa vào thời Đông Ngô chống lại giặc
ngoại xâm.
Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.
Muốn coi, lên núi mà coi,
Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
…
1.2.10 Ngụy 僞 偽 xưa là vi 爲
Ngụy là âm HV, giọng BK bây giờ là wěi wèi so với giọng Quảng Đông ngai6
ai6, Hẹ ngui3 ngwi3 … Ngụy phù hợp với âm Hán trung cổ nguy thụy thiết
危睡切 (ĐV). Tuy nhiên, c̣n một cách đọc ngụy khác phản ánh quá tŕnh ngạc
cứng hóa là duy (hay *doi): vị bi thiết độc tác duy 位悲切, 讀作帷 (trích
Khang Hy). Do đó ta có cơ sở liên hệ ngụy với *doi, chính là dạng dối
tiếng Việt. Truyền Kỳ Mạn Lục, Phật Thuyết Đại Báo Phụ Âm Mẫu Ân Trọng
Kinh đều dùng đối 対 là thành phần HT, Tam Thiên Tự và Ngũ Thiên Tự ghi
rơ là 偽 口対 Ngụy dối (tiếng Mường Bi dổi-dối, đồi-dồi, nhồi đọc-dọc …).
Tóm lại, ta có cơ sở vững chắc liên hệ dự 豫 là dạng kí âm thượng cổ của
voi (gốc từ phương Nam) và cũng giải thích được tại sao Hứa Thận lại ghi
nhận định nghĩa của dự là ‘Tượng chi đại dă’ trong TVGT; c̣n vi cũng là
kí âm của voi nhưng chỉ là dạng kí âm dựa vào tiếng Hán trung cổ, được
tận dụng trong vốn từ Nôm để chỉ các âm voi, vơi, vời, vơ, vờ …v.v…
2. Bộ trùng có chữ cúc/cóc 䗇
Biên hiệu 8867 TVGT ghi chữ cúc/cóc, chữ rất hiếm (Unicode 45C7), như
sau
䗇,[ 居六切 ], 䗇鼀, 詹諸, 以脰鳴者。 從蟲匊聲
䗇,[cư lục thiết ],cúc xúc,chiêm chư,dĩ đậu minh giả。Tùng trùng cúc thanh
Đây là dạng cóc (tiếng Việt) – tiếng Thái kaang-kók (con cóc) คางคก, Lào
(kan kak), Mường (cóc, ku-óc), Nùng (ka kọc)…. Bây giờ tiếng Trung
(Quốc) không c̣n dùng CÚC (hay CÓC) nữa, mà dùng cáp 蛤, mô 蟆 hay cáp mô
….. để chỉ con cóc; Văn học TQ thường dùng các cụm danh từ thiềm thừ 蟾蜍
(gốc chiêm chư TVGT), ngọc thố 玉兔 (bạch thố 白兔) để chi con cóc (mặt
trăng). Giọng BK bây giờ đọc 䗇 là jú, qú so với giọng Quảng Đông guk6
guk1 (gần âm cóc/cúc tiếng Việt hơn). Cóc có một dạng chữ Nôm dùng cốc 谷
làm thành phần hài thanh (Tam Thiên Tự, Ngũ Thiên Tự …); chữ Nôm cóc 𧋉
(chữ Hán hiếm, Unicode 272C9) trong vốn từ Hán cổ có nghĩa là con ve
sầu, ong đất … không dính líu ǵ đến con cóc của phương Nam. Chỉ Nam
Ngọc Âm Giải Nghĩa/CNNAGN5 c̣n ghi nhận rằng
Thiềm thừ bồ cóc thanh hay
Quảng hàn cung vắng sánh bày Hằng Nga
…
Không phải ngẫu nhiên mà vực 蜮 hay 魊 và quắc 蟈 (lâu quắc 螻蟈) là biệt
danh của loài cóc nhái: âm quắc hay *kwơk (cuoc/quoc) liên hệ trực tiếp
đến hoặc 或 và môi hóa cho ra dạng vực (biên hiệu 8874, TVGT). Các dạng
này có thể là kí âm của cúc/cóc chỉ con cóc của phương Nam – so sánh
tương quan cục cuộc, thục thuộc, thục chuộc, nhục nhuốt …
Trên mặt trống đồng Đông Sơn (nhóm C) có 4 khối tượng h́nh con cóc, hay
có lúc 6 con: h́nh dưới – Trống đồng loại Heger II, trưng bày tại Bảo
Tàng lịch sử Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam và cóc trên mặt trống Tân Long
(Phú Thọ) trích từ trang http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Noi-tim-thay-trong-dong-Heger-II-lon-nhat-Viet-Nam/20411767/503/
Văn hóa dân gian c̣n để lại bao nhiêu truyền thuyết về loài cóc, cũng
như không ai mà không biết đến các câu như dễ như bắt cóc, cóc nghiến
răng (cóc mài răng, ư nói là dấu hiệu trời sắp mưa), rằm tháng bảy cóc
nhảy lom-som, cóc đi guốc khỉ đeo hoa … hay
Con cóc là cậu ông trời
Hễ ai đánh nó th́ trời đánh cho
…v.v…
3. Chữ dửu/dậu 蜏 là ruồi
3.1 Chữ hiếm dửu/dậu 蜏 (Unicode 870F) có tần số dùng là 8 trên
258852642. Giọng BK bây giờ là yǒu so với giọng Quảng Đông jau5 , Hẹ ju3
ju5 zu3 ziu6 … Một dạng âm cổ phục nguyên của dửu/dậu 蜏 là *lu? (ngạc
cứng hóa thành *ju hay dữu/dậu). Chữ Nôm dùng lỗi 耒 hay 磊 làm thành phần
HT chỉ ruồi. Do đó, ta có thể thành lập quan hệ giữa dửu/dậu và ruồi, có
thể dạng cổ *lu? là một dạng kí âm của ruồi (tiếng Việt, Mường Bi) so
với rôi/ruai (Môn)6, ruy (Khme), rôi (Hrê), ruai (Bru), rooy (Co),
rôai/rôi (Sơđăng), roi (Rơngao. Gié Triêng, Palaung, Wa, Besisi), rhua(y
(Mnông),ruwey (Brâu), r-hai (Kơho), rơwei (Chơro), rhươi (Stiêng),
rul/ruôi (Sakai), rhuai (Biat) …v.v… Ta cũng không nên ngạc nhiên v́ dửu
(một loại bướm ngài) có thể là ruồi v́ chi ruồi rất lớn (hơn 240,000
loài kể cả muỗi), cũng như khả năng dùng lẫn lộn thời xưa khi không có
tiêu chuẩn rơ ràng phân biệt các loài côn trùng hai cánh như danh pháp
khoa học hiện nay: Bộ Diptera/có hai cánh, Lớp Insecta …
蠶蛾 (tàm nga, bướm ngài) – trích trang http://baike.baidu.com/view/350233.htm
Trích các tài liệu cổ của TQ (tự điển Khang Hy chép lại) về chữ
dửu/dậu/tú 蜏
【 唐韻】 與久切, 音酉。【 玉篇】 朝生暮死蟲也, 生水上, 狀如蠶蛾。 一名孳母。 又餘救切, 音柚。【 集韻】 息救切, 音秀。 義同
【Đường Vận】 dữ cửu thiết,âm dậu。 【Ngọc Thiên】 triêu sinh mộ tử trùng
dă,sinh thủy thượng,trạng như tàm nga。Nhất danh tư mẫu。Hựu dư cứu
thiết,âm dữu。 【Tập Vận】 tức cứu thiết,âm tú。Nghĩa đồng.
3.2 Thành phần HT của dửu/dậu là tú 秀 (nụ, nở bông) hiện diện trong chữ
dửu 莠 (cỏ vực, có hại) đọc như là dửu 蜏 (dữ cửu thiết/ĐV) mà tiếng Việt
c̣n dùng dữ (hung dữ); thí dụ như dửu ngôn 莠言 (lời nói ác độc), lương
dửu bất tề 良莠不齊 (người lành kẻ ác không giống nhau/không ngang nhau
được). Một dạng chữ Nôm cổ dùng dữ 與 để chỉ dữ (hung) so với dạng dùng
trữ 佇 sau này (phản ánh khuynh hướng ngạc cứng hóa tr- > j- và xát hóa
cao độ j- > z- như giọng Bắc VN hiện nay). Dữ c̣n có các dạng rư, ru như
trong cách dùng vậy rư, thế ru? Nay thông dụng chữ dư 歟 (Hán Việt Tự
Điển, Thiều Chửu)
3.3 Dụ 誘 cũng đọc như dậu, hàm ư khuyến dụ, dẫn dụ
【 唐韻】 與久切 【 集韻】【 韻會】 以九切 【 正韻】 雲九切, 音酉
【Đường Vận】 dữ cửu thiết 【Tập Vận】 【Vận Hội】 dĩ cửu thiết 【Chính Vận】
vân cửu thiết,âm dậu
Dụ tương ứng với dỗ, rủ (rê), rù (quến) – so với một dạng chữ Nôm của rủ
dùng dũ 愈 làm thành phần HT. Ngoài ra, âm dậu HV 酉 c̣n liên hệ đến rượu
tiếng Việt, đây là dạng âm cổ hơn c̣n duy tŕ trong tiếng Việt mà một số
học giả7 gọi là âm cổ (tiền) Hán Việt: 【 釋名】 酒, 酉也 【Thích Danh】 tửu,dậu
dă; tửu (rượu) là âm Hán trung cổ nhập vào tiếng Việt từ thời Đường
Tống.
Tóm lại, ta có cơ sở để thành lập tương quan dửu/dậu và ruồi, cho thấy
vết tích của ngôn ngữ phương Nam trong vốn từ Hán cổ. Tiếng Hán hiện đại
dùng dăng 蠅 (dăng/nhăng > nhặng) để chỉ ruồi. Trong Nhật Dụng Thường
Đàm, Phạm Đ́nh Hổ (1768-1839) ghi Thanh Dăng là cái nhặng, so với ruồi
lẳng (Taberd/1838), tiếng Mường Bi c̣n dùng lằng chỉ ruồi nhặng xanh –
lằng/dằng là loại ruồi xanh (mouche verte, Gustave Hue/1937). CNNAGN ghi
lại các loài ruồi như sau
Thanh Nhăng cái nhặng ném theo đuôi kỳ
Hắc Nhăng cái ruồi đen ś
Doanh Nhăng bọ chó xua đi lại về
…
4. Quặc là vọc/dọc/dộc/giộc (con khỉ)
4.1 Quặc 蠼 là khỉ cái (hay 玃 – xem 4.2)
【 集韻】 厥縛切, 音矍。【 類篇】 獸名。 母猴也
【Tập Vận】 quyết phược/phọc thiết,âm quắc。 【Loại Thiên】 thú danh。Mẫu hầu
dă
Quặc giọng BK bây giờ là qú, so với giọng Quảng Đông keoi4 fok3 (fok3
gần với âm vọc tiếng Việt), tần số dùng chữ này là 1973 trên 430747376.
Tuy nhiên, quặc c̣n chỉ một loài động vật (côn trùng) khác hẳn với loài
khỉ: ‘Quặc sưu 蠼螋 một thứ sâu ở nơi ẩm thấp, ḿnh đen chân vàng chạy rất
nhanh, sáu chân, đầu đuôi tẽ ra, thấy người đến gần th́ phun dăi độc ra
để bảo hộ ḿnh’ (Hán Việt Tự Điển, Thiều Chửu), hay là loài thú h́nh
giống con rồng (theo Vi Chiêu 韋昭 204-273 SCN). Điều này phản ánh khả
năng quặc là một tiếng nước ngoài (phương Nam) đă nhập vào tiếng Hán và
tạo ra sự lẫn lộn như trên. Nếu đọc quặc theo giọng Nam VN (wặc) và so
với tiếng Mường Bi woc (vọc, con khỉ, ông dộc), Thái วอก wôk, Chrau
yôk/giôc, Bahna yôk, Rengao doc … ta có thể phục nguyên một dạng âm cổ
của vọc/dọc là *uok (*uok > *wak > wok – vọc – dọc). Một dạng chữ Nôm
dùng bộ khuyển hợp với chữ dục 育(thành phần HT) để chỉ con dộc/dọc
(Taberd/1838, Đại Nam Quốc Âm Tự Vị/1895). Văn hóa dân gian c̣n để lại
các câu nói như nhăn nhó như con dộc, có khỉ dộc, làm khỉ dộc ǵ được!
…v.v… Loài vọc vẫn c̣n hiện diện ở Việt Nam8, tuy rất hiếm – h́nh dưới
trích từ trang http://dantri.com.vn/c36/s20-417982/mot-nguoi-dan-giao-nop-vooc-chan-nau-quy-hiem.htm ((thông
tin trên báo chí 25/8/2010)
Chú vọc chân nâu quư hiếm đang được chăm sóc tại Hạt kiểm lâm khu
bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà
4.2 Quặc/quắc 玃 hay 貜 𤣓 là chữ hiếm (Unicode 7383) với tần số dùng là
15 trên 171894734. Giọng BK bây giờ là jué so với giọng Quảng Đông fok3
gwok3 (fok3 gần với âm vọc dọc tiếng Việt):
【 集韻】 厥縛切, 音矍 – 【 廣韻】 大猿也
[Tập Vận] quyết phược/phọc thiết, âm quắc – [Quảng Vận] đại viên dă (để
ư con khỉ lớn so với khỉ cái)
Loài khỉ lớn (vượn) này đă từng ‘mang tiếng’ từ thời Nhĩ Nhă, theo tài
liệu này th́ 玃父善顧攫持人也 (quặc phụ thiện cố quặc tŕ nhân dă).
4.3 Quắc/quặc 貜 là chữ hiếm (Unicode 8C9C) với tần số dùng 30 trên
237243358 cũng có nghĩa là con khỉ lớn hay loài hươu có đuôi trắng, chân
ngựa, tay người và bốn sừng (Quảng Nhă) … Giọng BK bây giờ là jué yuè
(để ư dạng ngạc cứng hóa yuè, so với dọc tiếng Việt), giọng Quảng Đông
là fok3 gwok3. Cách cách đọc trung cổ của quắc là 【 唐韻】【 集韻】 王縛切 ĐV, TV
vương phọc thiết (ĐV, TV – so với âm vọc), TV c̣n ghi thêm cách đọc 厥縛切,
音矍 quyết phọc thiết, âm quắc. Ngọc Thiên/NT ghi nhận về loài này là【 玉篇】
貜狙, 獸名 NT quắc thư , thú danh; trong định nghĩa này của NT, thư 狙 là
loài vượn rất xảo quyệt).
Tóm lại, các âm HV quắc/quặc có thể là kí âm của *uok hay wặc, vọc (con
khỉ) từng hiện diện trong thư tịch Hán cổ, nhưng không phù hợp với hệ
thống âm thanh của Hán tộc (các nhóm lănh đạo) nên vô t́nh hay cố ư đă
bị đào thải dần và trở nên các từ hiếm hay phạm trù nghĩa đă thay đổi
phần nào. Đây là các từ có gốc phương Nam phản ánh rơ nét qua tiếng
Việt, đóng góp không nhỏ vào vốn từ Hán và làm quá tŕnh giao lưu trở
nên phong phú; thời Tiên Tần: khuynh hướng tổng quát là ảnh hưởng tiếng
Việt (chiều ảnh hưởng) Hán, nhưng từ thời Hán …Đường, Tống đến nay:
tiếng Hán Việt. Vấn đề trở nên rất phức tạp khi các từ Hán cổ mang
nhiều nghĩa lẫn lộn, nhiều khi tô đậm huyền thoại địa phương (Hán hóa)
theo chiều dầy lịch sử và thời gian, nên ta phải cẩn thận gạn lọc chúng
từ các thư tịch TQ cổ đại.
5. Chữ hạm 䖔 chỉ loài hổ (hồm, hùm, hờm)
Chữ hạm 䖔 (Unicode 4594) rất hiếm, từng chỉ loài hổ (trắng), giọng BK là
hàn, kăn so với giọng Quảng Đông là ham2 – theo TVGT biên hiệu 3103
䖔,[ 呼濫切 ], 䖑屬。 從虎去聲。 臣鉉等曰: 去非聲。 未詳
䖔,[hô lạm thiết ],mịch thuộc。Tùng hổ khứ thanh。Thần huyễn đẳng viết:khứ
phi thanh。Vị tường
(trong định nghĩa trên, mịch 䖑, ḿ BK là loài hổ trắng)
Tới thời Ngọc Thiên, Tập Vận … th́ nghĩa loài hổ (trắng) nguyên thủy
không c̣n nữa, chỉ c̣n một nghĩa liên hệ là tiếng gầm của hổ, hổ giận
lên (gầm gừ)
【 集韻】 戸感切, 音頷。 虎聲。 又呼濫切, 音㺖。 虎怒也
【Tập Vận】 hộ cảm thiết,âm hạm。Hổ thanh。 Hựu hô lạm thiết,âm hàm。Hổ nộ dă
(㺖 có thể đọc là hàm, hạm, hảm, cảm, ảm, sám, lạm …)
Hùm (hồm theo tự điển Việt Bồ La/1651) có một dạng chữ Nôm viết bằng bộ
khuyển hợp với hàm 含, chỉ loài cọp hay hổ, thanh phù hàm phù hợp với
hàm/hạm chỉ loài hổ của TVGT. Hùm thường dùng làm danh từ chung để tạo
ra các cụm danh từ hùm beo, hùm gấu, hùm tinh9 … Hờm tướng ám chỉ tướng
dữ như cọp và ăn như hạm hàm ư ăn nhiều như cọp: các dạng biến âm hùm,
hồm, hờm, hạm nghĩa là cọp chỉ hiện diện trong tiếng Việt. TVGT có các
từ chỉ hổ đen như biên hiệu 3114 𧈜 , 黑虎也 đằng/đồng , hắc hổ dă – cũng
như biên hiệu 3104 虪 (thúc, Nhĩ Nhă cũng ghi nghĩa này); Hổ trắng như
biên hiệu 3102 䖑 (mịch, hay 𧇻 theo Ngọc Thiên). Các dạng này có thể là
những tên gọi loài hổ đen và trắng đến từ các phương ngữ (nguồn gốc khác
nhau). Ngay cả con hổ, Phương Ngôn từng ghi nhận các địa phương có những
danh từ gọi hổ khác nhau:
第八: 虎, 陳魏宋楚之間或謂之李父, 江淮南楚之間謂之李耳, 或謂之於䖘。 自關東西或謂之伯都 Đệ bát: hổ,Trần Ngụy
Tống Sở chi gian hoặc vị chi lư phụ,Giang Hoài Nam Sở chi gian vị chi lư
nhĩ,hoặc vị chi ư đồ。Tự Quan Đông Tây hoặc vị chi bá đô
Trong 540 bộ thủ, TVGT có bộ hổ đứng riêng biệt sau bộ hô (vằn con hổ),
bộ ngan 虤 (hổ gầm, giận lên); biên hiệu 3100 ghi hổ là vua sơn (lâm):
山獸之君 sơn thú chi quân; tức là có 3 bộ thủ liên hệ đến hổ10. So với chi
tiết về loài hổ trong CNNAGN
Hùm kia vốn hiệu Sơn Quân
Lại có nhân hổ khá gần khá quen
…
6. Kết luận (cho phần 2)
Trong giới hạn và mục đích của một bài viết phổ thông, tương quan cổ đại
giữa các từ dự (vui, dối) voi, cúc/cóc, dửu/dậu ruồi, quặc
vọc/dọc/dộc/giộc, hạm hùm/hờm biểu lộ khá rơ nét một lớp từ Hán gốc
phương Nam (đặc biệt là tiếng Việt cổ). Chỉ có nguồn gốc đến từ phương
Nam mới có thể giải thích thỏa đáng được các dạng biến âm của chúng, các
cách dùng tiếng Việt qua địa danh/ca dao/tục ngữ và khuynh hướng đào
thải các từ này hay nghĩa cổ hơn trong vốn từ Hán. Đây là một đề tài rất
rộng và rất mới, đáng được tra cứu thêm để xác định lớp từ này qua thư
tịch Hán cổ cùng các ngôn ngữ trong vùng ĐNA.
7. Phụ chú và phê b́nh thêm
Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo
APA hay MLA v́ bao gồm các phê b́nh thêm về đề tài, tài liệu và tác giả
để người đọc có thể tra cứu thêm. Người viết đă thảo luận một phần của
bài viết này với GS TS Nguyễn Ngọc San (qua sự giới thiệu của anh Trần
Trọng Dương) nhân khi về Hà Nội tham dự hội thảo quốc tế Việt Nam Học kỳ
3 (12/2008). Một điểm nên nhắc lại ở đây là ta phải cẩn thận khi các
ngôn ngữ thành lập từ mới (như tên động vật) dựa vào âm thanh chúng phát
ra (tượng thanh), thành ra có khả năng trùng hợp ngẫu nhiên chứ không
phải là liên hệ họ hàng – tham khảo bài viết http://doremon360.blogspot.com/2009/07/bai-17-p4-nam-mao.html
1) Nguyễn Cung Thông/Trần Ngọc Giang (2011) “Tản mạn về từ Hán Việt –
Các từ Hán-Nhật-Hán-Việt so với Hán-Nhật-Nhật-Việt (phần 1)” – xem chi
tiết trên mạng http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=2103:tn-mn-v-t-han-vit-cac-t-han-nht-han-vit-so-vi-han-nht-nht-vit-phn-1&catid=71:ngon-ng-hc&Itemid=107
hayhttp://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=15385&LOAIID=29&LOAIFID=5&TGID=2198 …v.v…
Bạn đọc có thể tham khảo thêm về từ Việt-Hán-Hán-Việt qua các loạt bài
“Nguồn gốc Việt (Nam) của tên 12 con giáp” (25 bài viết), “Bụt hay Phật?”
(4 bài) và “Ta nói tiếng Việt mà ta không biết” (1 bài) trên mạng (cùng
một tác giả)http://www.ngonnguhoc.org/index.php?option=com_content&view=article&id=663:ta-noi-ting-vit-ma-ta-khong-bit&catid=29:bai-nghien-cuu&Itemid=39 hayhttp://www.khoahoc.net/baivo/nguyencungthong/240811-noitiengvietmakhongbiet.htm …v.v…
2) Lê Quư Đôn “Vân Đài Loại Ngữ” Trần Văn Giáp biên dịch và khảo thích,
Cao Xuân Huy hiệu đính và giới thiệu, Trần Văn Khang làm sách dẫn – NXB
Văn Hóa Thông Tin (Hà Nội, 2006).
3) Vương Lực 王力 (1958) “Hán ngữ sử luận văn tập”, Bắc Kinh. Vương Lực
(1900–1986) là nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của TQ, tác giả của nhiều tài
liệu nghiên cứu giá trị về tiếng Hán cổ như 漢語史稿 Hán Ngữ Sử Cảo …v.v…
Ông từng học tiếng Việt ở trường Viễn Đông Bác Cổ (1939-1940).
4) cho tới thời nhà Nguyễn, tượng binh vẫn c̣n để lại vết tích qua đội
voi 38 con (voi đực có ngà dài) ở Lạc Thiện (thuộc tỉnh Đắc Lắc) của vua
Bảo Đại.
5) “Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa” Trần Xuân Ngọc Lan phiên âm và chú giải
– NXB Khoa Học Xă Hội (Hà Nội, 1985). Một tài liệu quan trọng về tiếng
Việt trung cổ và ảnh hưởng của chữ Hán trong văn hóa tôn giáo của dân
tộc.
6) Hồ Lê (1992) “Từ Nam Á trong tiếng Việt” – bài đăng trong cuốn “Tiếng
Việt và các ngôn ngữ dân tộc phía Nam” NXB Khoa Học Xă Hội – Hà Nội.
7) Lư Lạc Nghị, Jim Waters (1998) “T́m về cội nguồn chữ Hán” NXB Thế
Giới, Hà Nội.
8) Một số thông tin cho thấy loài khỉ (vọc) vẫn c̣n sinh sống trong
trạng thái tự nhiên trong rừng VN: ‘… Tại cánh rừng này, chúng tôi đă
gặp đàn vọc chà vá chân xám hơn 30 con ở trạng thái hoàn toàn tự nhiên.
Thế nhưng, bốn bề rừng bị đốn hạ, đốt sạch, đàn vọc bị cô lập hoàn toàn,
sinh cảnh bị phá vỡ, chúng có thể dễ dàng rơi vào tay thợ săn, hoặc tự
tuyệt chủng…’ trích từ trang báo (đăng ngày 3/7/2009).
http://laodong.com.vn/Home/Su-that-ve-viec-tan-sat-rung-o-Nui-Thanh/20097/145622.laodong
9) hùm tinh là phiên nôm của chữ tràng 𤟔 (Unicode 247D4, chữ hiếm/dị
thể của 悵) trong Tam Thiên Tự – đây có thể là nguồn gốc của chữ chằn (nghĩa
là hổ/hùm) trong tiếng Việt mà một số tác giả cho là rắn (truyện cổ tích
Thạch Sanh chém chằn, chằn ăn trăn quấn, bà chằn …). Thành phần HT tràng
長 (trường) cho ra các biến âm chăng (trương 張), chằng > chằn (tinh) –
chữ Nôm ghi bằng bộ khuyển hợp với chữ chân 眞 HT (Taberd/1838, Đại Nam
Quốc Âm Tự Vị/1895). Đây là một đề tài thú vị cần tra cứu thêm nhưng
không nằm trong phạm vi bài này.
10) Nhiều danh từ riêng chỉ hổ trắng, hổ đen trong TVGT và Phương Ngôn
gợi ư là vào đầu công nguyên, số cọp đă hiện diện ở ĐNA không phải là
hiếm. Hiện nay, nhất là sau bao nhiêu thời kỳ chiến tranh tàn khốc ở
ĐNA, ta khó t́m được một con hổ nào khi vào rừng núi để t́m kiếm chúng –
xem thêm chi tiết trang http://www.vast.ac.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1176%3Aloai-h-vit-nam&catid=37%3Atin-khcn-trong-nc-&Itemid=34&lang=vi (đăng
ngày 12/9/2011).
Post ngày:
10/19/17
|