|
THƯ VIẾT TỪ HÀ NỘI
Trần Vân Hạc
Nguyễn Lê
Kính gửi Ban
biên tập Tuần báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
Chúng tôi ở
xa, đọc báo Văn nghệ TPHCM không đều. Tuy nhiên gần đây qua một số bài
có tính khảo cứu về lịch sử và văn hóa, chúng tôi rất tâm đắc. Thực t́nh
không biết người viết chuyên sâu tới mức nào nhưng bài viết dựa trên
những căn cứ lịch sử hiển nhiên, có tâm, có t́nh, thuyết phục và được
nhiều bạn đọc hoan nghênh.
Một tờ báo
Văn lại viết những vấn đề về Sử không phải là một việc làm tréo ngoe v́
người viết văn được trang bị những kiến thức Sử và Triết càng sâu th́
ng̣i bút càng vững vàng chín chắn. Trong khi nhiều báo chuyên đề Văn hóa
xă hội và Lịch sử nếu không làm ngơ th́ lại có những bài viết mập mờ lẫn
lộn trắng đen, thậm chí trái chiều lịch sử nên những bài của quư báo là
rất cần thiết. Phải chăng, bảo vệ sự chân thực lịch sử là trách nhiệm
công dân, nhất là với người cầm bút.
Nhân bài viết về chữ Quốc ngữ với người sáng lập ra nó của bạn Trí Nhân,
chúng tôi xin được bổ xung một số tư liệu để các bạn đọc hiểu rơ hơn về
truyền thống văn hóa Đại Việt ta.
Thực ra người Việt từ xa xưa đă có chữ viết riêng, trước khi có chữ Hán
hàng ngàn năm và hoàn toàn khác chữ Hán. Chữ Việt cổ là thứ chữ tượng
thanh, ghép những chữ cái thành từ. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học của
ta lâu nay như: Trương Vĩnh Kư, Vương Duy Trinh, Hà Văn Tấn, Lê Huy
Nghiệm, Trần Trọng Thêm, Lê Trọng Khánh, Phạm Ngọc Liễn… đă có những
khám phá và c̣n tiếp tục ḍ t́m. Những nhà ngôn ngữ học Pháp, Anh, Mỹ,
Tiệp và nhất là Trung Hoa Từ: Lục Lưu, Hứa Thân, Trịnh Tiểu… đều khẳng
định người Việt ta đă có chữ viết riêng từ rất sớm.
Năm 1855, Tri châu Phạm Thận Duật ở Tây Bắc t́m thấy một bộ chữ lạ có
cấu trúc gần giống với chữ Mường cổ. Gần đây, nhóm nghiên cứu Chữ Việt
cổ và nền giáo dục thời Hùng Vương do nhà văn Khánh Hoài – Đỗ Văn Xuyền
chủ tŕ, cho rằng ngữ tự này có thể là biến thể của chữ Khoa đẩu, hay
c̣n gọi là Hỏa tự đă được ghi trong cổ sử, nghĩa là nó có từ thời vua
Hùng. Bộ chữ ấy c̣n lưu lại trong nền văn hóa tiền Việt – Mường. Kết hợp
với bộ môn Khảo cổ học, người ta thấy trên các mặt trống đồng và nhiều
di vật cổ xưa khác khai quật ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ và rải rác ở phía
nam Trung Quốc, có một dạng kư hiệu giống nhau, như h́nh con ṇng nọc và
phát hiện ra đó chính là tự dạng để ghi lại những âm thanh cấu thành từ
ngữ. Đó chính là chữ Việt cổ. Bộ chữ ấy dùng để ghi tiếng nói của người
Việt từ xưa lắm, xa trước Công nguyên nhiều. Nó tồn tại song hành cùng
ngôn ngữ Việt, thích ứng với đặc điểm ngôn ngữ Việt. Các nhà nghiên cứu
đă mă hóa được các tự dạng đó và đă giải mă được các kư tự Việt cổ. Từ
đó bật ra được tiếng nói của tổ tiên thời tiền sử… Đời vua Nghiêu, để
giữ ḥa hiếu giữa hai nước, người Việt đă đem Thần Quy ngàn năm tuổi
tặng, trên mai có khắc chữ Khoa đẩu, chép việc từ thời khai thiên lập
địa, nội dung như sau: Kể từ trời Nam mở vận, ḍng họ đầu tiên trong
nước là Hồng Bàng. Bậc quân vương thụ mệnh trời đầu tiên là Kinh Dương
Vương – là hậu duệ của Thần nông. Kinh Dương Vương vốn được cha là Đế
Minh phong làm chủ Nam Việt, kết duyên cùng Long nữ Hồng Đăng Ngàn – con
gái Động Đ́nh Quân, sinh ra Lạc Long Quân, húy là Sùng Lăm. Lạc Long
Quân lấy con gái Đế Lai là nàng Âu Cơ, sinh ra trăm con từ một bọc trứng,
ấy là thủy tổ của Bách Việt vậy. (Ngọc phả Liệt phả liệt vị Đại vương –
La Nội, Hà Nội; Ngọc phả đền Tứ Lạc Long quân chi tử – Lập Thạch, Vĩnh
Phúc; sách Tân lĩnh nam chích quái của Vũ Quỳnh)… Nhờ biết giải mă các
kư tự cổ đó, người ta phát hiện ra một điều thú vị: Những từ vô lư (Suấy
= suối; Săo le = song le; Đàng lăo = Đàng trong; Thần Nơu = Thần nông;
Lạc Lăo Cuôn = Lạc Long quân… ) trong chữ Quốc ngữ buổi đầu (có trong từ
điển và các văn bản khác) đă sử dụng lối cấu trúc của chữ Khoa đẩu và
thay vỏ La-tinh vào. Nó c̣n giúp các nhà nghiên cứu hiện nay có thể đọc
được dễ dàng những trang sách chữ Quốc ngữ có tuổi hàng mấy trăm năm,
nay chỉ c̣n lưu giữ rải rác trong dân và trong các thư viện ở Lisbon,
Rhoma, Paris…
Chữ viết đóng góp phần quyết định vào nền văn minh của một dân tộc. Hệ
thống giáo dục ở nước ta đă phát triển ngay từ thời Hùng Vương, An Dương
Vương, thời Triệu, thời Hai Bà Trưng… ở khắp vùng Giao Chỉ, Cửu Chân cũ.
Người Lạc Việt đă làm nên nền văn minh Đông sơn, có ảnh hưởng rất lớn
đối với các dân tộc khác trước công nguyên và chữ Việt cổ có một không
gian phân bố vô cùng rộng lớn (Lê Trọng Khánh).
Tiếc rằng tổ tiên ta chịu một quá tŕnh lâu dài đô hộ với âm mưu huỷ
diệt nền văn minh bản địa và quyết liệt đồng hoá dân tộc của các nước
lớn ngoại bang. Chữ viết là đối tượng bị huỷ diệt trước nhất bởi nó phản
ánh tư tưởng, tâm hồn của một dân tộc.
Thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ dùng chữ Hán để bức tử, tuyệt diệt bộ
chữ Khoa đẩu của người Việt cổ. Sách sử truyền rằng Sỹ Nhiếp đă mang chữ
Hán về khai hoá cho dân tộc Nam man hay là việc đó nằm trong chủ tâm
thâm trầm độc địa của quốc gia xâm lược?! Đời này qua đời nọ, con chữ
ngoại lai được tôn lên vị trí chính thống, dùng măi dần quen đi, th́
đồng thời con chữ truyền thống của dân tộc cũng bị lăng quên và ch́m dần
vào dĩ văng! Chữ Khoa đẩu do không được phổ biến nên bị đóng băng, dần
không phát triển kịp theo những biến âm trong tiếng nói của người Việt
qua từng thời kỳ phát triển, mặc dù nó vẫn âm thầm tồn tại trong giao
tiếp dân gian. Tuy nhiên, sức sống của người Việt vô cùng mạnh mẽ. Với
khát vọng độc lập tự do luôn thôi thúc, từ chữ Hán tượng h́nh, người
Việt chế tác ra thứ chữ Nôm cho riêng ḿnh và chỉ qua mấy thế kỷ, chữ
Nôm đă có những thành tựu rực rỡ, làm nên nền văn hoá Việt Nam cận đại
với bản sắc riêng.
Đến thời thuộc Pháp, một lần nữa, chữ viết của người Việt – chữ Nôm, lại
bị bức tử! Một bộ chữ mới gọi là Quốc ngữ ra đời. Theo các nhà nghiên
cứu ngôn ngữ Việt th́ sự ra đời của chữ Quốc ngữ có những đặc thù riêng.
Phải chăng, chữ Việt cổ cùng trên cơ sở với chữ La-tinh tượng thanh, đă
mau chóng được các linh mục đồng thời là những nhà ngôn ngữ học không
chủ ư người phương tây tiếp nhận, sáng chế ra một dạng chữ đơn giản và
dễ phổ cập là chữ Quốc ngữ ta dùng hiện nay. Tuy nhiên, để h́nh thành bộ
chữ mới này, mấy ông tây dù học thức, thông thái đến đâu cũng không thể
thâm nhập sâu vào đời sống dân dă để làm nên những quyển từ điển dày dặn
công phu với những từ ngữ dân gian khá phong phú, kể cả những lời chửi
tục mà chỉ được dùng với những người thân cận trong trạng thái t́nh cảm
thất thường. Tất nhiên họ phải có những người bản địa cộng tác đắc lực.
Theo Roland Jacques – nhà nghiên cứu ngôn ngữ học người Pháp, th́ số
người Việt góp công trong sự phát minh ra chữ Quốc ngữ lúc sơ khai gồm
hai nhóm: Nhóm thứ nhất thuộc giới có học, là những thầy đồ, thầy tu
thuộc nhiều tông phái Phật, Khổng, Lăo, Trang…, quan lại, sỹ tử… hiểu
nhiều tiếng mẹ đẻ, am tường nền văn hóa dân tộc. Nhóm thứ hai gồm các
phiên dịch là các thanh niên giáo dân biết tiếng Bồ-đào, La-tinh giúp
các giáo sỹ đi truyền đạo. Tất nhiên, số người Việt này phải hơn gấp
nhiều lần so với các nhà truyền giáo tây phương. Điều hiển nhiên là
trước khi có cuốn từ điển Việt-Bồ-La của giám mục Alexandre de Rhodes
th́ đă có những giám mục Bồ-đào-nha đến đây sớm hơn, hướng dẫn A.Rhodes
và để lại những công tŕnh ngôn ngữ cụ thể, như Francisco de Pina, Gaspa
de Amaral, Antonio Barbosa. Chính Giám mục A.Rhodes thừa nhận đă sử dụng
công khó của hai ông (G.Amaral với cuốn từ điển Việt-Bồ và A.Barbosa với
cuốn từ điển Bồ-Việt) và thêm vào đó phần tiếng La-tinh. Cho nên R.
Jacques đề nghị: Cần thiết phải đặt đúng vị trí việc làm của cá nhân
Alexandre de Rhodes trong một công tŕnh tập thể mà ông chỉ là một trong
số nghệ nhân cư yếu, trong đó người Bồ-đào-nha và những người cạnh tranh
ngang hàng Việt Nam của họ đă giữ vai tṛ hàng đầu. Vậy là đă rơ, việc
làm của Alexandre de Rhodes, nên được coi như có phần đóng góp cải tiến
chứ không thể vinh danh đơn phương là người khai sáng ra chữ Quốc ngữ
ngày nay.
Việc cải tiến và đưa chữ Quốc ngữ vào đời sống của người Việt là cả một
quá tŕnh dài không đơn giản. Ư đồ hủy diệt một nền văn minh lâu đời của
một dân tộc ở phương Đông không dễ được thực hiện. Trước hết nó gặp sự
bất hợp tác của người bản địa là lẽ đương nhiên. Chữ Quốc ngữ ra đời vào
giữa thế kỷ XVII, hầu như chỉ lưu hành trong giáo hội Cơ đốc, để các
linh mục tây phương tiếp cận với người bản xứ. Nửa sau thế kỷ XIX, khi
người Pháp hoàn thành công cuộc b́nh định Việt Nam, họ có ư định dùng
chữ Quốc ngữ thay cho chữ Hán-Nôm th́ ngay trong giới cầm quyền thuộc
địa cũng có những phản ứng gay gắt. Họ đă hai lần tổ chức hội thảo nhưng
vấn đề vẫn chưa được khai thông. Chính Toàn quyền Pasquier, đứng ở góc
độ văn hóa, đưa ra lời khuyến cáo: “Các tác phẩm văn học Việt Nam, dù
đậm nét dân gian hay có giá trị đỉnh cao của Nho học – một kho tàng văn
hóa độc đáo, phi thường, nếu ta làm mất đi trong quên lăng, thử hỏi đó
có là trọng tội không?… Ta không nên phá hoại bất cứ thứ ǵ trong ṭa
lâu đài văn hóa cổ xưa này… Nếu với sự độ lượng khoan dung, nước Pháp sẽ
có thể được tôn trọng hơn, được qúy mến hơn khi họ biết đánh giá, biết
nâng niu trân trọng những tài năng, những tác phẩm của người dân An Nam
tại Đông Dương, biết cúi xuống thấp hơn một chút khi chào, cười với một
ông thầy Đồ, chấp nhận mà không chút miệt thị, trên quan điểm thoáng mở
có chọn lọc, trung thực, những thành tựu phát triển trí tuệ của họ”. Đến
đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa lập một Ban cải tiến chữ quốc ngữ
gồm nhiều học giả người Pháp và người Việt. Chữ Quốc ngữ được cởi trói
và các thể loại văn học mới lần lượt ra đời nhưng vẫn không nhận được sự
hưởng ứng mặn mà trong giới nho sỹ và giới b́nh dân.
Phải đến khi nhân dân ta giành được quyền làm chủ vận mệnh quốc gia th́
ư thức cần được khai thông trí tuệ mới trỗi dậy mạnh mẽ. Lời Cụ Hồ nói
cả nước đồng t́nh: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu! Yếu th́ đói nghèo
và mất nước! Đói nghèo – Dốt nát và Kẻ xâm lăng đều là giặc! Sự thật đó
hiển nhiên nhưng mấy ai đă nhận ra? Và diệt nó tới cùng không dễ! Chữ
Quốc ngữ được mạnh dạn cải tiến trên cơ sở tiếng Việt là thứ tiếng thống
nhất trong cả nước nên việc phổ cập rất nhanh. Sau khi đuổi được giặc
Pháp, năm 1960, Hội nghị cải tiến chữ Quốc ngữ lại được tổ chức tại Hà
Nội. Chữ Quốc ngữ được nâng cấp, phát triển toàn diện, đáp ứng được
trong mọi lĩnh vực của đời sống xă hội từ sinh hoạt, t́nh cảm, trí tuệ,
tâm linh tới các bộ môn khoa học xă hội và tự nhiên hiện đại rất phức
tạp, là ngôn ngữ chính thống giảng dạy trong các trường từ mầm non đến
đại học.
Song, hăy nh́n vào thành tựu của văn hóa Quốc ngữ và văn hóa chữ Nôm mà
suy ngẫm. Một thứ th́ dễ dụng và một thứ th́ thâm trầm. Một đàng mở ḷng
ra đón gió bốn phương. Một đàng kín đáo khép ḿnh biền ngẫu. Nhà Quốc
ngữ tiên phong Nguyễn Văn Vĩnh từng nói: Kể những sách của những bậc tài
nôm nước Nam để lại mà làm nền cho quốc văn th́ thực hiếm, nhưng tuy
hiếm mà thực là qúy, thực là hay. Như văn Kim-Vân-Kiều mà đem vào kho
tàng văn chương thế giới kể cũng xứng, chớ không đến nỗi để người An Nam
ḿnh phải hổ thẹn rằng nước không có văn. Cho đến hôm nay, văn chương
Quốc ngữ đủ loại và nhiều nhưng đă có sách nào hay, qúy sánh ngang bằng
bậc cha ông? Nh́n vào các tác phẩm văn chương đang được người ta tung
hứng mà ḷng những thẹn với ḷng! Có ai kịp suy nghĩ lại lời cảnh báo
như là tiên tri của ông Pasquier ngày ấy: Hăy t́m cách thích nghi, ḥa
nhập, chứ không phải hủy hoại, sao cho trong một thế kỷ tới người Pháp
sẽ không phải chuốc lấy những lời trách cứ nặng nề rằng: Dưới chế độ tập
quyền nghiệt ngă, những bản sắc đặc thù của một đất nước xa xôi đă bị
tàn phá ! Chúng ta khỏi phải làm một việc như đă làm đối với Provence
là: Vực dậy một nền văn học chết! Trong khi lại có người gọi là trí
thức, mang ḍng máu Lạc-Hồng, tri ân người theo ngoa ngôn của mấy ông
thầy ḍng: Khi cho Việt Nam các mẫu tự la-tinh, Alexandre de Rhodes đă
đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ! Cần biết rằng trên thế giới này có
nhiều loại kư tự. Theo ḍng tượng thanh như: La-tinh, Slavơ… Theo ḍng
tượng h́nh như: Ai-cập, Hán… Mỗi vùng miền có những đặc thù riêng về địa
lư, lịch sử, kinh tế, văn hóa và chính trị. Đánh giá nền văn minh và tốc
độ phát triển của một dân tộc không ai chỉ dựa vào kư tự.
Chúng tôi cùng nghĩ như bạn Trí Nhân: Cái xác chữ chẳng là ǵ. Cái thần
của chữ mới làm nên văn hóa. Cái thần ấy gọi là hồn nước, tiềm ẩn trong
tâm thức mỗi người dân Đại Việt.
Nhiệm vụ của những người cầm bút chân chính là dựng dậy tinh thần Đại
Việt.
Những ngày
thu tháng Tám 2009
(Đă đăng trên Tuần báo văn nghệ TP. HCM số 16 ngày 20.8.2009 |