| |
|
-
VÀI NÉT VỀ CÔNG TR̀NH CHỮ VIỆT
CỔ CỦA GIÁO SƯ LÊ TRỌNG KHÁNH
-
-
-
Ngày
11.6.2009 tại trụ sở Trung tâm Văn hóa người cao tuổi Việt Nam, Giáo
sư Lê Trọng Khánh đă thuyết tŕnh về những cứ liệu khoa học mới nhất,
chứng minh cho sự tồn tại và phát triển của chữ Việt cổ.
-
Đă có
nhiều công tŕnh của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, mỗi
người đều t́m cho ḿnh một con đường để đi đến cái đích chung. Với
giáo sư Lê Trọng Khánh, là một nhà khoa học, nên giáo sư t́m cho
ḿnh con đường rất riêng, đó là: Ngoài thông qua các thư tịch cổ
trong và ngoài nước, th́ chủ yếu là thông qua những căn cứ khoa học
đă được kiểm chứng, trong một hệ thống phát triển từ thấp lên cao,
mang tính bản địa đặc thù và nhất quán. Cụ thể: Từ những đồ gốm, đồ
đồng Đông Sơn, đến những văn tự “thắt gút” của người Chăm Hrê ở
Nghĩa B́nh, những h́nh đồ họa, dần dần phát triển thành ngôn ngữ
viết hoàn chỉnh ở bậc cao. Cũng chính v́ có phương pháp nghiên cứu
có hệ thống và khoa học như vậy, nên cho đến lúc này, giáo sư là
người duy nhất chứng minh được sự liên hệ của chữ viết trên đá cổ ở
Sa Pa và Đông Sơn, giải mă thành công văn tự trên đá cổ ở Sa Pa,
từng gây ra bao cuộc tranh luận làm đau đầu bao giới nghiên cứu
trong và ngoài nước. Thành công này của giáo sư Lê Trọng Khánh, với
phương pháp luận không thể phủ nhận, được giới nghiên cứu trong và
ngoài nước đánh giá rất cao.
-
Sự nghiệp
nghiên cứu chữ Việt cổ của giáo sư Lê Trọng Khánh có thể chia làm
hai giai đoạn: Từ năm 1958 đến năm 1986 và từ 1986 đến nay. Nếu như
ở giai đoạn đầu là giai đoạn t́m những chứng cứ và con đường đi, th́
ở giai đoạn sau là sự khẳng định phương pháp nghiên cứu một cách
khoa học biện chứng. Chính v́ vậy ở giai đoạn này giáo sư có những
bước tiến quan trọng, chính xác trong sự nghiệp nghiên cứu của ḿnh.
-
Qua các
hiện vật khảo cổ được phát hiện ở nhiều nơi trên lănh thổ Việt Nam,
giáo sư có được phát hiện vô cùng quan trọng: “Hệ thống chữ viết ấy
xác định quá tŕnh ra đời có nguồn gốc sâu xa từ những yếu tố tiền
văn tự. Với thời gian dài tiến triển thành hệ thống chữ viết h́nh vẽ
phát triển cao, được khắc trên đá ở Sa Pa, vào giai đoạn văn hóa
đồng thau phát triển – G̣ Mun. Trên cơ sở đó chuyển lên loại h́nh
chữ viết cao hơn. Và cũng chính ngay bản thân hệ thống chữ viết cao
đó, cũng có cứ liệu vững chắc để thấy sự đi lên của nó, từ thấp đến
giai đoạn hoàn chỉnh của chữ viết ghi âm Đông Sơn – chữ viết có
nguồn gốc riêng, sớm nhất ở Đông Nam Á”. Theo giáo sư: “Sự phát hiện
chữ viết góp phần hiểu sâu hơn văn hóa Đông Sơn. Nền văn minh đó,
tất nhiên không giống các nền văn minh cổ khác đă ra đời ở các ḍng
sông lớn trên thế giới như sông Nil, Lưỡng Hà và Ấn Hà” và: “Văn
minh Đông Sơn đă tỏa ảnh hưởng ra ngoài và chữ viết của người Việt
cổ làm cơ sở cho các hệ chữ viết c̣n lại sau này”. “Chữ viết của
người Việt cổ đă được định h́nh và phát triển trên địa bàn rất rộng
vào các thế kỷ trước công nguyên. Nó phân bố rộng hơn phạm vi thống
trị của Tần – Hán ở các nước phía nam và Đông Nam Á… Thời khởi nghĩa
của Hai Bà Trưng, chữ Hán c̣n rất hạn chế; chữ Việt cổ vẫn là công
cụ thông tin và truyền lệnh sắc sảo, góp phần tích cực cho thắng lợi
trên phạm vi 65 thành (huyện) – bao gồm Lưỡng – Việt, Hải Nam đến
Nhật Nam?”.
-
Để giải
mă được chữ khắc trên đá cổ Sa Pa, giáo sư t́m thấy sợi dây liên hệ
“Từ một ŕu lưỡi xéo có khắc hai h́nh người trên thuyền, h́nh chó
chặn hai con nai. H́nh người có tính chất sơ đồ hóa cao, tương tự
với chữ viết h́nh vẽ trên đă Sa Pa. Đây là bằng cứ mối liên hệ nguồn
gốc từ chữ khắc đá tới chữ viết trên đồ đồng Đông Sơn. H́nh khắc này
không nhằm trang trí mà chứa đựng một ư tưởng sâu sắc. Người và
thuyền chỉ sự hoạt động sông, biển. Chó và nai là hiện tượng của núi
rừng. Những h́nh khắc này mang tính lưỡng phân:
-
Sông, biển (nước)
- núi, rừng (đất)
-
Chó - Người
-
Lưỡng phân có xu
thế tất yếu tiến lên lưỡng hợp:
-
Đất + Nước = Tổ
Quốc.
-
Chó + người phối
hợp bao vây nai.
-
H́nh khắc
này là một bản chữ viết có nội dung: Vũ khí trong tay chiến binh
chống kẻ thù, như h́nh tượng người và chó bao vây nai”. Theo giáo sư
: “Bản viết trên ŕu chiến trở thành “điều lệnh chiến đấu”. Điều này
từ Đông Sơn trở thành truyền thống xuyên suốt cuộc hành tŕnh của
dân tộc chống giặc ngoại xâm, biểu hiện thành hai chữ “Sát Thát”
khắc trên tay người chiến binh nhà Trần chống giặc Nguyên”. Khi giải
mă những h́nh khắc trên đá cổ Sa Pa, giáo sư có một kết luận quan
trọng: “Các h́nh khắc trên đá ở Sa Pa không thuộc một thời kỳ, mà có
lịch sử lâu dài nhiều thế hệ của một cộng đồng người cư trú tại đây,
từ thời đại đá mới đến thời đại đồng thau phát triển. Những h́nh
khắc là những kư hiệu tiền văn tự và hệ thống văn tự đồ họa, ghi
chép những hoạt động lớn của xă hội lúc bấy giờ. Đây là những h́nh
ghi lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược”.
-
Cụ thể
bản thứ nhất: Trước nạn ngoại xâm (h́nh khắc dài 3,36m, cao 2,73m),
trong đó diễn tả khu vực của thủ lĩnh chiếm khu trung tâm, bên trái
và phải là cánh đồng ruộng, cư dân đông đúc, nhà kho được xây dựng
xa nhà để pḥng cháy… Ng̣ai biên cương dân cư thưa, đất đai nhỏ hẹp,
kẻ thù từ phương bắc tới. Quân ta đă tổ chức sẵn sàng chiến đấu, thế
trận đă sẵn sàng…
-
Bản thứ
hai: Quân thù bị đánh bại (bản khắc dài 4,35m, cao 3,54m): Tổng chỉ
huy thiết lập ở phía nam dăy đồi, (đầu phát những tia hào quang),
b́nh tĩnh suy nghĩ, thái độ cương quyết (tay chân dang rộng). Giặc
từ phương bắc xuống dọc theo phía đông dăy núi. Quân ta bất ngờ tiến
công vào sườn địch, địch rối loạn. Quân ta lợi dụng đêm tối, trăng
khuyết tập kích địch. Trận quyết định diễn ra tại cánh đồng đông
nam. Kẻ địch thiệt hại nặng rút chạy về hướng bắc. Quân ta đại
thắng, ḥa b́nh trở lại. Mặt trời trên cao chiếu rọi khắp nơi.
-
Giáo sư
dự đoán: “Những bản này có niên đại thuộc văn hóa G̣ Mun, khoảng
đầu thiên niên kỷ 1 trước CN, thời kỳ h́nh thành nước Văn Lang. G̣
Mun là tiền Đông Sơn, giai đoạn cực thịnh, khi đó người Việt đă từng
đánh bại quân xâm lược từ phương Bắc rất mạnh. Phải chăng những bản
chữ viết h́nh vẽ Sa Pa đă phản ánh cuộc chống ngọai xâm của Dóng (giặc
Ân là tên gọi chung những kẻ xâm lược phía Bắc, trước Tần – Hán?).
Chữ viết h́nh vẽ Sa Pa đă vượt qua giai đoạn vẽ hiện thực nguyên
thủy và đă tiến tới chữ biểu ư đầu tiên. V́ vậy có thể coi là là
thuộc loại h́nh chữ viết h́nh vẽ biểu ư ( pic to – idéogramme)… Trên
các bản khắc Sa Pa có h́nh mái nhà cong như trên trống đồng Đông Sơn
loại 1. Từ bản khắc Sa Pa đến trống đồng Đông Sơn là một tuyến phát
triển từ thấp đến cao. Sơ đồ h́nh người Sa Pa tương đồng với người
trên lưỡi ŕu, lưỡi xéo Đông Sơn. Như vậy cũng rơ ràng có một xu
hướng phát triển chữ viết h́nh vẽ tiến lên giai đoạn cao hơn – giai
đoạn chữ viết ghi âm Đông Sơn”.
-
Theo
giáo sư, chỉ có một tảng đá ở Sa Pa có chữ viết. Theo yêu cầu của
giáo sư, người viết bài này sẽ viết thành một bài riêng. C̣n trong
bài này chỉ xin được nói khái lược rằng, đó là lời dặn của Tổ tiên:
Ông cha đă có công dựng nước, các thế hệ sau phải có trách nhiệm giữ
ǵn và xây dựng đất nước !
-
Công
tŕnh nghiên cứu bao năm trời của giáo sư Lê Trọng Khánh vô cùng
quan trọng, góp phần không nhỏ vào việc khẳng định nền văn minh từng
phát triển rất sớm của dân tộc ta, mà bao năm bị kẻ thù t́m mọi cách
tàn sát, hủy diệt, vẫn có một sức sống mănh liệt và trường tồn, làm
nên bản sắc văn hóa đặc thù của một dân tộc mang trong ḿnh ḍng máu
Lạc Hồng. Năm nay giáo sư đă 85 tuổi, nhưng khi nói về chữ Việt cổ,
về nền văn minh Đông Sơn, về lịch sử hào hùng dân tộc, giáo sư như
trẻ lại, ánh mắt ngời lên ngọn lửa t́nh yêu và trách nhiệm với cội
nguồn văn hóa dân tộc.
-
Trần Vân Hạc
|
|