Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Đền Đô

Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" Đ́nh Bảng, cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đ́nh Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh ngày nay) nên c̣n gọi là đền Cổ Pháp.

Đền thờ 8 vị vua nhà Lư nên c̣n có tên là đền Lư Bát Đế. Đó là: Lư Công Uẩn tức Lư Thái Tổ (1009-1028); Lư Thái Tông (1028-1054); Lư Thánh Tông (1054-1072); Lư Nhân Tông (1072-1128); Lư Thần Tông (1128-1138); Lư Anh Tông (1138-1175); Lư Cao Tông (1175-1210) và Lư Huệ Tông (1210-1224).

Từ xa xưa, Cổ Pháp được liệt vào làng "tam cổ": "Thứ nhất Cổ Bi, thứ nh́ Cổ Loa, thứ ba Cổ Pháp". Đất Cổ Pháp là nơi thắng địa bậc nhất Kinh Bắc, vượng khí, linh thiêng. Làng Cổ Pháp là nơi phát tích của triều đ́nh nhà Lư, kéo dài hơn 200 năm.

Sử sách ghi lại, năm 1010, sau khi lên ngôi hoàng đế, Lư Công Uẩn trở về thăm quê nhà Cổ Pháp. Người thăm hỏi thần dân, ban tiền lụa cho các bậc kỳ lăo, yết lăng thái hậu và đo mươi dặm đất làm cấm địa thuộc Sơn Lăng (Thọ lăng Thiên Đức, nơi yên nghỉ của các vị vua triều Lư ngày nay). Đền Đô được xây dựng từ ngày ấy.

Từ xa xưa, đền Đô luôn được các đời vua coi là khu "Sơn Lăng cấm địa", liên tục được tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Th́n (1605), đền Đô được xây dựng lại ngay trên đất tôn miếu cũ và khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lư.

Trong thời kỳ bị tạm chiếm, giặc Pháp đă phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, giặc Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền Đô. Đến năm 1989, đền Đô đă được khởi công xây dựng lại, theo đúng h́nh dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đă phác thảo, căn cứ vào dấu tích c̣n lại và các tài liệu lưu trữ.

Đền Đô rộng 31.250 m2, với trên 20 hạng mục công tŕnh, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Khu vực nội thành có kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc". Tường gạch bao quanh cao 13 m, rộng 1 m, 2 bên xây gạch, giữa đổ đất. Trung tâm của đền Đô là khu chính điện trang nghiêm, với các nét chạm khắc tinh xảo. Tại đây có điện thờ vua Lư Thái Tổ quanh năm nghi ngút khói hương.

Nh́n lên tường, phía bên trái điện thờ, chúng ta có thể đọc "Chiếu dời đô" của vua Lư Thái Tổ với đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị v́ của 8 đời vua nhà Lư. Phía bên phải là bài thơ hào hùng nổi tiếng của Lư Thường Kiệt: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư...”. Phía sau ngôi chính điện là nhà hậu cung, nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lư. Mỗi người một vẻ, trang trọng, oai nghiêm. Trong nội thất c̣n có nhà chuyển bồng, kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía Đông đền có nhà bia, nơi đặt “Cổ Pháp Điện Tạo Bi (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dày 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Th́n (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn văn bia, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền Đô và ghi công đức của các vị vua triều Lư.

Khu ngoại thất đền Đô gồm nhà vuông, kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong, nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lư Chiêu Hoàng, c̣n gọi là đền Rồng). Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chi và vơ chi.

Trước đây, đền Đô c̣n có nhà phương đ́nh, nhà thủy đ́nh. Nhà thủy đ́nh đền Đô từng được Ngân hàng Đông Dương xưa chọn là h́nh ảnh in trên "giấy năm đồng vàng"...

Trong khi hướng dẫn du khách tham quan, các cụ trong Ban Quản lư di tích đền Đô kể lại, không phải chỉ một lần, vào những ngày giỗ các vị vua Lư, trên nóc đền Đô thường xuất hiện 8 đám mây trắng xếp thành một dải nối tiếp nhau. Đám mây hiện hữu khoảng mươi, mười lăm phút rồi mới tản ra. Những người dự lễ xôn xao bàn tán. Các cụ bảo, đó là linh hồn 8 vị vua Lư hiện về. Lại nữa, vào đúng ngày Lễ hội đền Đô năm 2003 (15-3 âm lịch - ngày Lư Công Uẩn đăng quang), những người dự lễ hội tại đây đă chứng kiến một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ: Một dải mây h́nh rồng vàng từ phía Thăng Long - Hà Nội bay về đứng lên nóc đền Đô một lúc rồi tản ra, đúng lúc dân làng Đ́nh Bảng bắt đầu lễ rước "Linh bài Lư Thái Tổ và Chiếu dời đô ra Thăng Long" theo nghi lễ cổ truyền... Những câu chuyện và h́nh ảnh ấy được ghi chép, chụp ảnh và lưu lại trong những tài liệu về đền Đô. Các nhà khoa học giải thích, đó chỉ là sự trùng hợp kỳ lạ của thiên nhiên. Nhưng với người dân Đ́nh Bảng, điều đó có nghĩa là các vị vua nhà Lư vẫn luôn hiện diện đâu đó trên mảnh đất quê nhà.

(Theo Kiến Thức Ngày Nay)

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17