Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

NGÔI CHÙA VIỆT NAM
HT. THÍCH THIỆN SIÊU


Ngày xưa, một nhà nho tên là Lê Quát, học tṛ của Chu Văn An, đă từng thắc mắc về đạo Phật rằng: “Đạo  Phật chỉ đem điều họa phúc mà lay  động ḷng người, sao mà sâu xa bền chắc đến như vậy. Trong từ kinh thành, ngoài đến thôn phủ, đường cùng ngơ hẻm, không hiểu mà theo, không thề mà tin, hễ nơi nào có người ở là nơi ấy có chùa Phật. Bỏ đi th́ làm lại, hư đi th́ sửa lại”. Nếu hiểu đúng th́ không phải chỉ có hai chữ họa phúc mà động ḷng người được. Kinh nói họa phúc là cốt nói hành động thiện ác, bởi v́ hành động thiện gây ra phúc, hành động ác gây ra họa. Nói hành động thiện ác là cốt nói mê ngộ, nghĩa là, nếu giác ngộ th́ thiện mà mê lầm th́ ác. Nhưng nói mê ngộ cũng cốt nói về tâm, bởi v́ mê là do tâm mà ngộ cũng do tâm. Do vậy mà Đức Phật chú trọng giác ngộ tâm. Khi tâm được giác ngộ th́ hành động mới sáng suốt, mà hành động sáng suốt th́ cuộc đời sẽ được an vui. V́ vậy lời dạy đó càng ngày càng thấm thía vào trong ḷng người, lay động ḷng người hướng về với Phật. Khi đă hướng về với Phật th́ dựng chùa để thờ Phật, để mỗi ngày thấy Phật trên bàn thờ, nhờ đó mà khắc họa đậm nét h́nh ảnh Phật trong tâm. Cho nên khi nào chúng ta thấy được Phật trong tâm th́ lúc bấy giờ chúng ta sẽ thấy Phật trên bàn một cách đúng đắn. Nếu không như thế th́ như trong kinh Kim Cang, Đức Phật đă nói: “Nếu lấy sắc thấy Ta, lấy âm thanh cầu Ta, người đó hành tà đạo, không thể thấy Như Lai”. Cho nên khi nào thấy tâm th́ mới thấy Phật được một cách đầy đủ viên măn. V́ vậy mới dựng chùa thờ Phật.

Theo ḍng lịch sử lâu đời của Việt Nam th́ Phật giáo được truyền vào
đất nước chúng ta được biết một cách rơ ràng nhất là vào thời Sĩ Nhiếp, thời đó đă có một số ngôi chùa ở tại Luy Lâu, sau đó có Thiền sư Đồ Lê đến đây tu tập, rồi từ đó các chùa Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện được xây dựng. Cũng được biết chùa Khai Quốc do triều Lư Nam Đế xây dựng mà bây giờ được gọi là chùa Trấn Quốc, hiện ở tại Hồ Tây – Hà Nội. Về sau các chùa trong các đời Lư, đời Trần tiếp tục mọc lên rất nhiều cũng là để đáp ứng lại ḷng tin tưởng của người con Phật. Ngôi chùa đă lan tràn khắp nơi khắp xứ, sống một cách khiêm tốn, không ngạo nghễ khoe khoang, cùng với mọi người dân đồng lao cộng khổ và ngôi chùa đă trở thành h́nh tượng thân thương, nó đi vào ḷng người và nó cũng đă đi vào ca dao, tục ngữ:

- Con chùa vua nước
- Đất vua chùa làng
- Ăn mày cửa Phật
- Chùa rách Phật vàng.
- Sống ở nhà già ở chùa
- Trẻ vui nhà già vui chùa
- Trốn chúa ở chùa
- Lên chùa thấy Phật muốn tu
- Ba cô đội gạo lên chùa
- Nhiều săi không ai đóng cửa chùa
- Gần chùa gọi Bụt bằng anh
- Xa chùa trống vắng, gần chùa inh tai.

Hoặc:
- Chùa làng dựng ở xóm côi,
Sớm khuya hai buổi nghe hồi chuông ngân
- Con ai đem bỏ chùa này
Nam mô Di Phật, con thầy thầy nuôi.
- Bao giờ cạn lạch Đồng Nai,
Nát chùa Thiên Mụ mới phai lời nguyề n .
- Biển Đông sóng dợn cát đùa,
Sánh đôi không đặng lên chùa anh tu.
- B́nh Lục có núi Con Bùa,
Trông sang Đạm Thủy có chùa Ngọc Thanh.
- Bên chợ Đông Ba tiêng gà eo éc,
Bên chùa Thọ Lục, tiếng trống sang canh.
Giữa sông Hương gợn sóng khuynh thành,
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngửa nghiêng.
- Ba phen tàu hổi cả ba,
Phen này hổi nữa lên chùa đi tu.
- Lên chùa thấy phật muốn tu,
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền,
- Đầu làng có một cây đa,
Cuối làng cây thị, đàng xa ngôi chùa.
Dù ai đi sớm về trưa ,
Xin anh nghỉ bóng cây dừa nhà em.
- Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ,
Xem chùa Thê Húc, xem đền Ngọc Sơn,
Đài nghiên Bút Tháp chưa ṃn,
Hỡi ai xây dựng nên non nước này
 

Chùa là cái ǵ gần nhất với tâm thức người dân cho nên biểu tượng đó sẽ khiến cho người ta vin vào để nói những cái ǵ người ta muốn nói. Nhưng đó là nói về người ở chùa mà không phải là nói về chùa. Câu sau đây mới thực sự nói về chùa:

- Rủ nhau xuống bể ṃ cua,
Lên non bẻ củi, vào chùa nghe kinh.

Xuống bể ṃ cua, lên non bẻ củi là nói dân ta gắn liền với non, với nước và đồng thời cũng gắn liền với chùa. Gắn liền với non với nước là để nuôn sống thân. Gắn liền với chùa là để nuôi sống tinh thần: Đến chùa nghe kinh.

Trong thơ văn Việt Nam hiện đại, có một nhà thơ cũng có bài thơ diễn
tả cảnh chùa rất thấu t́nh đạt ư, thâm thú vô cùng:

Quê tôi có gió bốn mùa,
Có trăng giữa tháng có chùa quanh năm.
Chuông hôm gió sớm trăng Rằm,
Chỉ thanh đạm thế âm thầm thế thôi.
Mai này tôi bỏ quê tôi,
Bỏ trăng bỏ gió chao ôi bỏ chùa”.

Nhà thơ trên đây đă nói lên cái tâm t́nh của người dân Việt Nam chúng ta đối với chùa. Chùa là cái hồn của dân tộc, vừa thân thương gần gũi, vừa t́nh cảm sâu lắng, dàn trải trong ḷng mọi người như máu với thịt, như hơi thở và bữa ăn hàng ngày . V́ thế khi Phật giáo truyền vào nước ta th́ liền được mọi người dân chấp nhận và chùa càng trở nên yêu dấu hơn:

Làng tôi nhỏ bé xinh xinh,
Chung quanh có lũy tre xanh rườm rà,
Trong làng san sát nóc nhà,
Đ́nh làng lọp ngói có vài cây cau,
Chùa làng rêu phủ mái nâu
Dân làng thờ cúng để cầu b́nh an”.
(Ca dao Việt Nam)

Chùa c̣n là nơi dạy thuật làm người, thuật luyện tâm : Nhất thiết duy tâm tạo.

Ngày xưa có một nhà hiền triết tên là Socrate thời cồ Hy Lạp. Một hôm đi trên đường ở thành A-ten thấy một chàng thanh niên đi ngược chiều trở lại, chàng ta đang hân hoan tự măn với cái mũ, vớỉ bộ áo quần, với đôi giày mới bảnh bao của ḿnh, nhà hiền triết lấy gậy chặn lại. Khi bị chặn lại, chàng thanh niên trong ḷng đầy tự măn hỏi rằng:

- Ông muốn mua cái mũ này sao?
- Không, tôi không muốn mua mũ.
- Hay là ông muốn mua bộ áo quần này?
- Không, tôi cũng không muốn mua bộ áo quần.
- Hay ông ưa mua đôi giày này? 
- Không, tôi cũng chẳng muốn đôi giày.  
- Vậy th́ ông muốn ǵ mà chặn tôi lạí?
- Tôi muốn anh chỉ cho tôi chỗ nào dạy cách học làm người?

Nếu như mất tư cách làm người, th́ cái mũ đó không thể gọi cái mũ đội trên đầu người! Cái áo đó cũng không phải là cái áo mặc vào người và đôi giày kia cũng chẳng phải giày để đi vào người. Cho nên phải học cách làm người cho ra người mới là cách cơ bản cho tất cả mọi thứ. Khi cách làm người c̣n th́ mọi sự tốt đẹp c̣n, khi cách làm người không c̣n th́ mọi sự tốt đẹp chỉ là sự tốt đẹp bên ngoài.

Do đó, chuyện làm chùa chúng ta phải ư thức rơ ràng là làm thế nào để sự đi chùa và ngôi chùa đó luôn luôn ấp ủ ḷng từ bi, yêu thương, và ngôi chùa là nơi phát huy được trí tuệ sáng suốt, gilúp ích cho đời sống của chúng sinh, của mọi người mỗi ngày mỗi thăng hoa, mỗi ngày mỗi xa dần chỗ chỗ tối tăm đau khổ mà bước lên cảnh an lạc giải thoát. Làm chùa như thế tức nhiên ai cũng đồng t́nh hết, và tôi tin chắc rằng ngôi chùa như thế sẽ là nơi luôn có những hàng Phật tử, những bậc cao quí, thành phần trí thức đến chùa để học hỏi tiến tu. Cũng như trước đây trong thời Bắc thuộc, các ngôi chùa của chúng ta chính là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước. Thời kỳ Bắc thuộc, nước ta chưa có sự học, đến triều đạl nhà Lư mới mở khoa thi Tam trường. Vậy th́ trong các thời kỳ ấy, các nhà trí thức của đất nước của chúng ta học ở đâu? Phần nhiều đều dựa vào chùa. Thành thử ngôi chùa nó đă đóng góp công lao với đất nước rất lâu xa trong lịch sử, một sự đóng góp thật thật sự, không có một hậu ư ǵ khác, nghĩa là muốn ḥa ḿnh cùng vinh cùng nhục với đất nước với toàn dân để xây dựng một đất nước an lành hạnh phúc. 

(Bài này đăng trong tuần báo Giác Ngộ 10-10-200
 

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17