Chùa Hương Tích

Chùa Hương Tích ở tỉnh Hà Tĩnh toạ lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc. Theo truyền thuyết, chùa là nơi thờ công chúa Diệu Thiện con vua Trang Vương nước Sở,

Chùa tọa lạc trên đỉnh núi Hồng Lĩnh thuộc xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh là một ngôi chùa có từ thế kỷ 13 [1] Có một chùa Hương không phải ở Hà Tây Chùa Hương Tích. Tuy nhiên, chùa ban đầu đã bị hỏa hoạn làm cháy trụi vào năm 1885. Kiến trúc chùa hiện này được Đào Tấn cho xây vào năm 1901. Năm 2003, chùa được trùng tu. Hội chùa diễn ra vào ngày 18 tháng 2 âm lịch. Cứ 3 năm lại tổ chức hội lớn một lần. Chùa thờ Phật Quan Âm và có cả một am thờ Mẫu.

Chùa Hương Tích ở Hà Tây thật ra chỉ là một "phiên bản" đầy ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Tây từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ.

Vậy vì sao lại có thêm một chùa Hương "phiên bản" ở phía Bắc? Câu trả lời là vào thời Lê - Trịnh, các vua Lê - chúa Trịnh phần lớn có quê ở xứ Thanh (xem Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái) nên các phi tần, mỹ nữ đa số được chọn tuyển ở miền Hoan Châu. Hằng năm các cung phi, cung nữ Thanh - Nghệ thường trẩy hội chùa Hương trên núi Hồng Lĩnh vào ngày 18-2 âm lịch bằng đường thủy qua cửa Hội Thống (gần Cửa Lò bây giờ). Mỗi lần những "người đẹp" đi xa như vậy khiến chúa Trịnh rất phân vân (tuy đã bố trí lính vệ phục dịch dọc đường), do đó chúa Trịnh mới gọi một vị hòa thượng xác định địa điểm ở miền rừng núi Hà Sơn Bình để xây chùa Hương Tích thứ hai mà thờ vọng để các "người đẹp" đi trẩy hội gần hơn (theo dẫn giải của ông Bùi Văn Nguyên, nguyên tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian VN). Như vậy nhờ "sáng kiến" của chúa Trịnh mà Việt Nam có hai chùa Hương Tích.

Trong thơ văn

Chùa Hương Tích ở Hồng Lĩnh từng được nhắc đến trong bài "Nhớ chùa Hương" của Thái Thuận. :Bỗng nhớ chùa Hương Tích

Khe suối đá gập ghềnh
Dấu Quan Âm ẩn náu
Am Thánh Mẫu tu hành
Biết gì ngoài mây rũ
Muôn thuở tiếng Châu Hoan

hay trong thơ của Nguyễn Thiếp (Thái Kim Đỉnh dịch): :Hương Tích ngôi chùa đời Trần

Dựng trên ngọn núi đẹp nhất Ngàn Hống
Am cũ còn lưu lại đá trắng
Nền Trang vương xưa chỉ những thông xanh