Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Phố Hiến
(Hưng Yên)

Rất nhiều người Việt Nam biết câu "Thứ nhất kinh kỳ, thứ nh́ Phố Hiến". Kinh kỳ là thủ đô Hà Nội ngày nay. Phố Hiến nay là thị xă Hưng Yên của tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội gần 60 km.

Từ Hà Nội đi theo đường số 5, đến phố Nối, rẽ theo đường 39A qua những cánh đồng ngô lúa, những rặng nhăn um tùm là đến Phố Hiến.

phohien.gif (20524 bytes)

phohien.gif (20524 bytes)

Từ thế kỷ 13, Phố Hiến đă là một thương cảng. Thế kỷ 15 trở đi những tàu buôn của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Anh, Pháp đă cập bến Phố Hiến.

Nhưng v́ sông Hồng ngày càng lùi xa, Phố Hiến nhường dần vị trí thương cảng cho Hải Pḥng, mà giữ lại cho ḿnh những giá trị văn hoá lâu đời. Phố Hiến ngày nay c̣n ǵn giữ được một quần thể kiến trúc cổ gồm 60 di tích lịch sử, 100 bia kư và nhiều đền chùa. Phố Hiến có một đặc sản nổi tiếng cả nước là nhăn lồng (gọi là nhăn lồng v́ cây nhăn rất nhiều quả, người ta phải làm lồng bảo vệ cho chùm quả để chim chóc không ăn được). Nhăn lồng cùi dày, vỏ mỏng, hạt nhỏ, ăn ngọt mát như chè đường. Xưa kia nhăn lồng Phố Hiến đă được chọn để tiến vua. Cây nhăn tổ có từ thế kỷ thứ 16, nay vẫn xum xuê cành lá.

Đến thăm Phố Hiến, bạn không nên quên vào chợ Phố Hiến, một chợ quê hoàn toàn yên ả như mặt nước hồ bán nguyệt ở trung tâm Phố Hiến.

 

Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nh́ phố Hiến
(Nguyễn Bắc)

Đă có thời phố Hiến là thương cảng, trung tâm thương mại lớn nhất của Đàng Ngoài. Ngày nay, phố Hiến là một phần thị xă Hưng Yên với hàng trăm di tích đang cần được bảo tồn, tu bổ.

Năm 1673, con tàu mang tên Groll do Karl Hartsink chỉ huy đến phố Hiến mang theo số tiền 200.000 gulden (tiền Hà Lan thời đó) để "tạo quan hệ và xây dựng thương điếm" được ghi nhận là con tàu đầu tiên của Hà Lan đến Đàng Ngoài. Karl Hartsink cũng trở thành giám đốc đầu tiên của thương điếm trong thời gian 1637-1640. Ngoài tàu Groll, trong bốn năm K. Hartsink làm giám đốc thương điếm c̣n có bảy chuyến hàng khác qua lại buôn bán. Người Hà Lan buôn bán với Đàng Ngoài chủ yếu trao đổi bạc lấy tơ sống hoặc tơ đă dệt, quế, sa nhân và đưa sang Nhật tiêu thụ. Việc buôn bán giữa các thương nhân được thực hiện tại các thương điếm (hiệu buôn). Thương điếm được xây dựng như những khu quân sự, có hào bao quanh với lính bảo vệ, ngay sát bến thuyền nhưng lại xa khu dân cư.

Sau người Hà Lan, người Anh cũng đến phố Hiến và dựng lên các thương điếm, hoạt động trong thời gian 1672-1770. Tài liệu lưu trữ của Công ty Đông Ấn (Anh) ghi lại, chỉ riêng từ năm 1672 đến năm 1677 đă có 41 lần tàu nước ngoài đến và đi từ phố Hiến.

Hàng nhập khẩu gồm đủ loại, trong đó có một số hàng xa xỉ phẩm cho vua chúa, vũ khí và vật liệu chế thuốc súng, đồng, vàng bạc, thuốc Bắc và hàng dệt Trung Quốc. Hàng xuất gồm một số sản phẩm tự nhiên, chủ yếu là hương liệu, tơ sống, hàng dệt bằng tơ, đồ gốm sứ, đồ gỗ sơn..., nhiều nhất là tơ tằm. Hàng nhập khẩu được chuyển về Thăng Long bằng đường sông và tỏa đi các nơi.

Buôn bán phát triển, tàu thuyền tấp nập từ phố Hiến về Thăng Long cùng với số thương nhân nước ngoài ngày một nhiều tại kinh thành. Có lẽ lo ngại trước sự ảnh hưởng của người nước ngoài tại kinh thành, đầu thế kỷ 18, Chúa Trịnh đă chủ trương ngăn cấm việc ra vào tự do của ngoại kiều. Năm 1717, Chúa Trịnh Cương quy định những người Hoa mới sang bằng đường thủy phải cư trú ở Lai Triều (thị xă Hưng Yên ngày nay). Quy định này đă tạo một "làn sóng" người Hoa đến phố Hiến làm ăn sinh sống, góp phần tạo điều kiện cho phố Hiến trở thành thương cảng sầm uất nhất của Đàng Ngoài thời đó.

Người Hoa đến phố Hiến chủ yếu từ các tỉnh miền Nam Trung Quốc, đông nhất là Phúc Kiến và cả những người đang buôn bán tại Vân Đồn.

Thương nhân người Hoa đă nhanh chóng ḥa nhập vào cộng đồng người Việt, lập ra các phố Bắc Ḥa Thượng, Bắc Ḥa Trung, Bắc Ḥa Hạ, Đông Đô, Quảng Hội để giữ ǵn bản sắc văn hóa và bảo vệ nhau trong kinh doanh. Tại phố Hiến, người Hoa chủ yếu làm nghề y, bán thuốc Bắc, vải vóc, mật và mua tơ lụa để buôn bán với người Nhật. Cộng đồng người Hoa lúc đông nhất đến làm ăn sinh sống ở phố Hiến vào khoảng 1.000 người.

Người Nhật cũng đến buôn bán khá sớm và khá đông, chỉ sau người Hoa. Những tên phố như Bắc Ḥa, Nam Ḥa là chứng tích ba cộng đồng người Hoa, Nhật, Việt cùng sinh sống. (Bắc là người Trung Quốc, Ḥa là người Nhật). Việc buôn bán của người Nhật được tổ chức chặt chẽ, được cấp giấy thông hành đặc biệt, có dấu son gọi là chu ấn trạng. Số lái buôn người Thái, Mă Lai không nhiều và không để lại dấu ấn ǵ đặc biệt.


Nguyễn Bắc

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/19/17