|
Hà
Nam thời tiền sử và sơ sử
|
Lễ hội trên Sông Châu |
Cách đây 225 triệu năm toàn bộ vùng đất của Hà Nam, Nam Định, Thái
Bình và Ninh Bình còn nằm sâu dưới đáy biển. Cuối kỷ Jurat hay đầu kỷ
Bạch phấn, một vận động tạo sơn đã tạo nên vùng đá vôi của 3 tỉnh Hà
Nam,
Nam Định và Ninh Bình hiện
nay. Đa số các núi đá phân bố dọc hữu ngạn sông Đáy, có rất ít ngọn nằm
ở tả ngạn.
Khoảng 70 triệu năm trước đây, chế độ biển kết thúc, thay thế là một
quá trình bồi tụ để hình thành đồng bằng cổ. Phù sa mới và việc hình
thành đồng bằng trên cơ sở tạo nên vùng đất thấp là trầm tích trẻ nhất
châu thổ Bắc bộ. Hà
Nam là vùng đất được bồi đắp
bởi phù sa của sông Hồng, sông Đáy và thu nhận đất đai bị bào mòn từ
vùng núi cao trôi xuống. Ngoài những ngọn núi, Hà
Nam còn được bao bọc bởi
những con sông. Đó là sông Hồng ở phía Đông, sông Đáy ở phía Tây, sông
Nhuệ ở phía Bắc, sông Ninh ở phía Nam và nhiều con sông khác chảy trong
tỉnh. Chính những điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng đất này các đặc
trưng về văn hóa lịch sử của một khu vực giao thoa hay vùng đệm kết nối
văn hóa từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam và chính những đặc điểm này
đã hình thành nên tính cách của người Hà Nam trong suốt chiều dài lịch
sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
|
Khai quật mộ thuyền |
Theo kết quả khảo cổ thì người nguyên thuỷ đã xuất hiện ở Hà Nam trên
dưới 1 vạn năm vào buổi đầu thời kỳ đồ đá mới và đồ gốm thuộc nền văn
hóa Hoà Bình, văn hóa Bắc Sơn. Cũng có thể do sự bùng nổ dân số từ sơ
thời kỳ đại kim khí nên bắt đầu đã có cư dân xuống trồng lúa nước ở vùng
chiêm trũng. Họ được xem như những người tiên phong khai thác châu thổ
Bắc bộ.
|